Đề tài Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009 của các tỉnh , thành phố ở Việt Nam

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng từ năm 2005 là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. Kể từ khi công bố, chỉ số PCI đã trở thành một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam dựa trên cảm nhận của khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ số PCI năm 2009 đánh dấu năm thứ 5 xây dựng và công bố báo cáo, cũng là một mốc đặc biệt quan trọng. Do tình trạng suy thoái toàn cầu , tâm lý lạc quan của doanh nghiệp đã giảm so với những năm trước.Chỉ 65% doanh nghiệp tư nhân tại Việt nam dự định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong hai năm tới, so với 78%năm 2008 và 77% năm 2007.Trong bối cảnh này, vai trò điều hành kinh tế của chính quyền trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quyết định của doanh nghiệp.Đồng thời việc đảm bảo các chính sách và quy định rõ ràng, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong tương lai.

pdf19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009 của các tỉnh , thành phố ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ************** BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ LƯỢNG ĐỀ TÀI: Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009 của các tỉnh , thành phố ở Việt Nam GVHD : TS. Phạm Cảnh Huy Nhóm SVTH : Hoàng Thị Bảy Nguyễn Trung Thành Nguyễn Thị Cẩm Lang Lại Minh Vương Lớp : KTNL-K52 Hà Nội 22/ 11/2010 Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 1 MỤC LỤC A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................. 2 B. NỘI DUNG................................................................................................ 3 I.Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3 II.Định nghĩa vấn đề ................................................................................. 3 1.Biến phụ thuộc : chỉ số PCI 2009 của 34 tỉnh,thành phố .................... 3 2.Biến độc lập : ....................................................................................... 3 III.Thu thập dữ liệu .................................................................................. 5 IV.Thiết kế mô hình .................................................................................. 5 V.Ước lượng mô hình, kiểm định và phân tích ...................................... 6 1.Ước lượng ............................................................................................ 6 2.Kiểm định............................................................................................. 7 3.Loại bỏ biến có hệ số không có ý nghĩa .............................................. 8 VI.Thảo luận kết quả. ............................................................................... 9 VII.Gợi ý các chính sách để nâng cao chỉ số PCI ................................ 10 C. PHỤ LỤC ................................................................................................. 12 I.Danh sách các biến ............................................................................... 12 II.Bảng biểu ............................................................................................. 12 1.Bảng1 ................................................................................................. 12 2.Bảng 2 ................................................................................................ 13 3.Bảng 3 ................................................................................................ 15 4.Bảng 4 ................................................................................................ 15 5.Bảng 5 ................................................................................................ 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 18 Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 2 A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng từ năm 2005 là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. Kể từ khi công bố, chỉ số PCI đã trở thành một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam dựa trên cảm nhận của khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ số PCI năm 2009 đánh dấu năm thứ 5 xây dựng và công bố báo cáo, cũng là một mốc đặc biệt quan trọng. Do tình trạng suy thoái toàn cầu , tâm lý lạc quan của doanh nghiệp đã giảm so với những năm trước.Chỉ 65% doanh nghiệp tư nhân tại Việt nam dự định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong hai năm tới, so với 78%năm 2008 và 77% năm 2007.Trong bối cảnh này, vai trò điều hành kinh tế của chính quyền trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quyết định của doanh nghiệp.Đồng thời việc đảm bảo các chính sách và quy định rõ ràng, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong tương lai. Chỉ số PCI 2009 là một công cụ định hướng tốt giúp các chính quyền địa phương khắc phục điểm yếu, và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 3 B. NỘI DUNG I.Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của PCI là phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý của Việt Nam.Vì vậy việc xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số PCI là rất cần thiết. Mỗi một yếu tố lại có mức ảnh hưởng khác nhau tới chỉ số PCI thông qua việc chúng ta xem xét các tham số hồi quy. Và để xác định được các tham số hồi quy này ta tiến hành xây dựng mô hình hồi quy. Chỉ số PCI 2009 được đánh giá dựa trên 9 chỉ số thành phần :chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chi phí không chính thức, tính năng động, chất lượng đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp,thiết chế pháp lý. Từ việc xây dựng được mô hình hồi quy chúng ta sẽ có thể ước lượng, kiểm định, dự báo các thành phần ảnh hưởng đến chỉ số PCI, giúp cho địa phương thấy được điểm yếu của mình để từ đó có định hướng khắc phục.Có thể kết luận rằng, các tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển doanh nghiệp dân doanh và thịnh vượng hơn về kinh tế, điều này sẽ được thấy rõ hơn qua việc xây dựng mô hình giải thích tác động của các yếu tố đến chỉ số PCI dưới đây. II.Định nghĩa vấn đề 1.Biến phụ thuộc : chỉ số PCI 2009 của 34 tỉnh,thành phố 2.Biến độc lập : + Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất + Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 4 + Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh + Đào tạo lao động + Thiết chế pháp lý a.Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt : việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không. b.Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạchcủa tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp. c.Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách của trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. d.Đào tạo lao động Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. e.Thiết chế pháp lý Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 5 Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống toà án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương. III.Thu thập dữ liệu Qua tìm hiểu trang nhóm đã có số liệu về chỉ số PCI( 2009) của 63 tỉnh,thành phố ở Việt Nam cũng như 9 chỉ số thành phần tác động đến chỉ số PCI .Sau đó nhóm đã lấy ra 34 tỉnh,thành phố và 5 chỉ số thành phần tác động đến chỉ số PCI (Bảng 1) để tiến hành hồi quy, ước lượng, kiểm định. Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với sự hỗ trợ của các phần mềm:Word, Excel, PowerPoint, Eviews để hoàn thành đề tài. IV.Thiết kế mô hình Mô hình hồi quy tổng thể mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc PCI và các biến giải thích có dạng: Yi = 1 + 2 *TCDDi+ 3 *TMBi + 4 *TNDi + 5 *DTLDi + 6 *TCPLi+ui Trong đó: Y:biến phụ thuộc TCDD: Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất TMB : Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin TND: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh DTLD : Đào tạo lao động TCPL : Thiết chế pháp lý 1 : hệ số chặn. Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 6 2 , 3 , 4 , 5 , 6 : Hệ số góc ứng với các biến độc lập: TCDD, TMB, TND, DTLD, TCPL. ui: sai số ngẫu nhiên. Mô hình hồi quy mẫu có dạng: iY  = 1ˆ + 2ˆ *TCDDi + 3ˆ *TMBi + 4ˆ *TNDi + 5ˆ *DTLDi+ 6ˆ *TCPLi+ei Trong đó:  1 ,  2 ,  3 , 4ˆ , 5ˆ , 6ˆ lµ c¸c •íc l•îng cña 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 ei: phần dư của hồi quy mẫu V.Ước lượng mô hình, kiểm định và phân tích 1.Ước lượng a.Ước lượng mô hình hồi quy Sử dụng phần mềm Eviews ta ước lượng mô hình trên bằng phương pháp OLS ta có kết quả ở bảng 2 Hàm hồi quy mẫu nhận được có dạng: iY  =12.197+0.884*TCDDi+1.783*TMBi+1.502*TNDi+3.474*DTLDi+1.193*TCPLi Từ kết quả ước lượng nhận được ta thấy khi tăng các các chỉ số về TCDD, TMB, TND, DTLD, TCPL thì điểm số PCI cũng tăng. Cụ thể là: +  2 = 0.884 cho biết khi chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 0.884 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. +  3 = 1.783 cho biết khi chỉ số tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 1.783 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 7 + 4ˆ = 1.502 cho biết khi chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 1.502 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. + 5ˆ = 3.474 cho biết khi chỉ số đào tạo lao động tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 3.474 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. + 6ˆ = 1.193 cho biết khi chỉ số thiết chế pháp lý tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 1.193 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. b.Ước lượng khoảng tin cậy đối với các tham số Theo kết quả bảng 2 (sử dụng Excel).Với mức ý nghĩa 5% thì khoảng tin cậy tương ứng với các tham số của mô hình là: + 2 có khoảng tin cậy là ( 0.262 ; 1.505) + 3 có khoảng tin cậy là ( 1.207 ; 2.360 ) + 4 có khoảng tin cậy là ( 0.991 ; 2.014 ) + 5 có khoảng tin cậy là ( 2.689 ; 4.260 ) + 6 có khoảng tin cậy là ( -0.091 ; 2.478 ) 2.Kiểm định a.Kiểm định giả thiết với các tham số +Kiểm định cặp giả thuyết sau : Ho : 2 = 0. H1 : 2 ≠ 0. Với mức ý nghĩa 5% ,ở bảng 2 ta thấy giá trị p-value =0.007<0.05 => Bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1 .Vậy với mức ý nghĩa 5% yếu tố về tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất có ảnh hưởng đến chỉ số PCI Tương tự ta lần lượt kiểm định các cặp giả thuyết khác Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 8 Ho : j = 0. H1 : j ≠ 0. (j= 3  6) Các yếu tố về tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; đào tạo lao động có ảnh hưởng đến chỉ số PCI .Yếu tố về thiết chế pháp lý có p-value = 0.067 > 0.05 không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%. +Kiểm định ý nghĩa của mô hình bằng kiểm định F Giả thuyết: Ho : 2 = 3 = 4 = 5 = 6 H1 : có ít nhất một trong những giá trị j bằng 0 Từ bảng 2 ta có PF =0.000Bác bỏ Ho, chấp nhận H1 Vậy với mức ý nghĩa 5% mô hình trên có ý nghĩa b.Kiểm định các khuyết tật + Đa cộng tuyến Ở bảng 3 ta xét các hệ số tương quan giữa các biến độc lập thì hệ số tương quan lớn nhất giữa 2 biến độc lập : TMB và TND là 0.567 < 2R =0.977 =>Mô hình không có đa cộng tuyến +Phương sai sai số thay đổi Tiến hành kiểm định White bằng Eviews Ta xét cặp giả thuyết: Ho: Mô hình không có phương sai sai số thay đổi. H1 :Mô hình có phương sai sai số thay đổi. Từ kết quả bảng 4 ta thấy p-value =0.051 > 0.05 =>không bác bỏ Ho hay không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình ở mức ý nghĩa 5%. 3.Loại bỏ biến có hệ số không có ý nghĩa Theo nhận xét ở trên thì hệ số cho TCPL không có ý nghĩa.Ta loại bỏ biến TCPL ra khỏi mô hình và sau đó đi thực hiện hồi quy với những biến còn lại (kết quả thu được trong bảng 5). Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 9 Kiểm định ý nghĩa của mô hình mới (Bảng 5) bằng kiểm định F ta thấy PF =0.00< 0.05 , do đó ta có thể kết luận mô hình trên là có ý nghĩa. Với R2 = 0.949 ta có thể kết luận rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích được 94.9% sự thay đổi của chỉ số PCI . Mô hình tối ưu sau khi thực hiện hồi quy là: iY  =17.664+0.741*TCDD+1.762*TMB+1.702*TND+3.544*DTLD Nhận xét: +  2 = 0.741 cho biết khi chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 0.741 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. +  3 = 1.762 cho biết khi chỉ số tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 1.762 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. + 4ˆ = 1.702 cho biết khi chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 1.702 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. + 5ˆ = 3.544 cho biết khi chỉ số đào tạo lao động tăng lên một đơn vị ở mức trung bình thì chỉ số PCI tăng 3.544 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. VI.Thảo luận kết quả. Qua phân tích mô hình hồi quy ta thấy hai chỉ số thành phần quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế tư nhân là tính minh bạch và đào tạo lao động.Theo kết quả điều tra hai chỉ số này chiếm trọng số cao (20%) trong chỉ số PCI năm 2009 Chỉ số về thiết chế pháp lý có trọng số khá thấp (<5%).Rất ít tỉnh được điểm cao về chỉ số này dẫn tới sự khác biệt giữa các tỉnh không lớn ,và do vậy không tác động lớn đến kết quả phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 10 VII.Gợi ý các chính sách để nâng cao chỉ số PCI Cải thiện PCI cần một quá trình lâu dài và thường xuyên. Trước mắt, sẽ tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến nội dung PCI tới các cơ quan hành chính Nhà nước từ các sở, ban ngành, địa phương. Phối hợp với VCCI để cung cấp, làm rõ và tư vấn các cách thức cải thiện chỉ số PCI của tỉnh trong những năm tiếp theo. Hàng năm, tổ chức các cuộc tiếp xúc, làm việc với VCCI để nắm bắt được nhu cầu, thông tin, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp để có giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao PCI. Mời các chuyên gia trao đổi, tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho các sở ban ngành và địa phương. Một trong những vấn đề cốt lõi còn tồn tại là cải cách thủ tục hành chính. Trong thời gian ngắn, việc có thể làm ngay là yêu cầu các cơ quan hành chính trong tỉnh niêm yết công khai tất cả các thủ tục hành chính và các chính sách liên quan đến phạm vi quản lí Nhà nước của mình theo hướng mà người dân dễ dàng tiếp cận và thực hiện. Các ngành, địa phương cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung các chính sách theo hướng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tập hợp các báo cáo của VCCI liên quan đến chỉ số PCI để công bố trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng công cụ để cộng đồng doanh nghiệp, người dân có thể tham gia ý kiến trực tiếp thông qua Cổng Thông tin điện tử theo những tiêu chí tương tự như cách thức điều tra của VCCI. Về trung và dài hạn, những chỉ số cần có thời gian dài hơn để khắc phục như: Đào tạo lao động, đầu tư cho đội ngũ CBCC, trang bị công nghệ cho các cơ quan, xây dựng thiết chế pháp lí. Phân rõ nhiệm vụ cho từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 11 Điều quan trọng là từ giải pháp đến thực hiện cần sự quyết tâm cao, sự đồng thuận của các doanh nghiệp, của người dân. Theo kinh nghiệm của một số tỉnh có vị trí cao trong bảng xếp hạng PCI thì: việc thực hiện thành công những chỉ tiêu trên còn xuất phát từ việc đổi mới trong cách chỉ đạo, điều hành, bám sát thực tế để đưa ra các giải pháp phù hợp, không rập khuôn máy móc trong điều kiện tình hình có nhiều biến động, khó lường, nhất là về giá cả nguyên nhiên vật liệu, vàng, USD, xăng dầu, nhân công, thị trường xuất khẩu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng và chất lượng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Các tỉnh,thành phố nên có một ban chỉ đạo cải thiện PCI, trực thuộc UBND tỉnh hoặc Sở KHĐT để trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm quản lí, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các sở ban ngành, địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động cải thiện, nâng cao chỉ số này. Cải thiện, nâng cao PCI phải đồng thời cải thiện tất cả các chỉ số thành phần, vì tất cả các chỉ số thành phần có quan hệ tương trợ lẫn nhau, mặc dù một số chỉ số có thể về lâu dài mới cho kết quả như chỉ số đào tạo lao động, thiết chế pháp lí. Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 12 C. PHỤ LỤC I.Danh sách các biến Y:Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được tính trên thang điểm 100 TCDD: Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất TMB :Chỉ số tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin TND:Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh DTLD :Chỉ số đào tạo lao động TCPL :Chỉ số thiết chế pháp lý Các chỉ số TCDD, TMB, TND, DTLD, TCPL được tính trên thang điểm 10. II.Bảng biểu 1.Bảng1 Bảng số liệu về chỉ số PCI và các chỉ số TCDD,TMB ,TND,DTLD,TCPL (năm 2009) Tỉnh PCI 2009 Chỉ số thành phần 1 Chỉ số thành phần 2 Chỉ số thành phần 3 Chỉ số thành phần 4 Chỉ số thành phần 5 c tr ng số STT Tỉnh TCDD TMB TND DTLD TCPL 1 Hà Nội 58.18 5.2 6.1 3.45 5.6 5.26 2 Hải Phòng 57.57 4.78 6.3 2.84 5.09 4.6 3 Đà Nẵng 75.96 6.61 7.29 7.7 7.69 5.31 4 Tp.HCM 63.22 4.92 6.34 5.22 6.52 5.39 5 Nghệ An 52.56 4.97 5.72 3.32 4.41 4.59 6 Quảng Bình 55.68 6.76 5.65 2.88 4.94 4.46 7 Quảng Ngãi 52.34 6.14 5.87 3.27 4.07 5.24 8 Bình Định 65.97 7.17 6.67 6.91 5.1 5.15 9 An Giang 62.47 8.35 6.11 7.21 4.47 4.31 10 Tiền Giang 65.81 8.84 6.91 7.43 5.34 4.7 11 Trà Vinh 63.22 7.8 6.27 7.54 4.55 5.35 Bái tập nhóm môn kinh tế lượng GVHD:Phạm Cảnh Huy Nhóm SV lớp KTNL – K52 13 12 Bạc Liêu 52.04 7.37 4.69 3.33 3.98 5.06 13 Cà Mau 61.96 8.42 6.5 5.48 5.07 4.43 14 Tây Ninh 59.03 6.62 4.71 4.56 5 5.28 15 Quảng Ninh 60.81 4.76 6.32 5.9 5.2 5.41 16 Hậu Giang 64.38 7.29 6.29 8.03 4.86 5.51 17 Đồng Nai 63.16 5.05 6.8 4.91 5.33 5.37 18 Hà Nam 56.89 6.42 5.41 4.17 5.12 4.42 19 Hải Dương 58.96 6.0
Luận văn liên quan