Tinh dầu thiên nhiên hiện nay là một sản phẩm khá thông dụng trên thị trường.
Nó được ứng dụng tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược
phẩm, y học, mỹ phẩm và một số lĩnh vực khác
Hiện nay, có nhiều phương pháp để chiết rút tinh dầu từ thực vật, trong đó có
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu xuất thu
hồi tinh dầu tương đối cao. Tinh dầu Citrus được sử dụng phổ biến do nó có mùi thơm
dễ chịu, có tác dụng trị cảm, giảm stress và thanh nhiệt Quất thuộc họ Citrus nhưng
chưa có công trình nào được nghiên cứu sâu về nó, đồng thời tận dụng nguồn nguyên
liệu rẻ tiền để sản xuất tinh dầu có giá trị kinh tế cao. Được sự đồng ý của Khoa Công
Nghệ Thực Phẩm, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Duy Đô, em đã nghiên cứu và thực
hiện đề tài:“Nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ lá Quất”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy trình công nghệ thích hợp cho
việc chiết xuất tinh dầu từ lá Quất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
đồng thời đánh giá chất lượng và khả năng ứng dụng làm hương liệu của nó.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xem là cơ sở khoa học ban đầu của việc
xây dựng quy trình sản xuất tinh dầu từ lá Quất trên quy mô công nghiệp cũng như
cung cấp những dẫn liệu khoa học về thành phần hóa học và tính chất lý-hóa cơ bản
của tinh dầu lá Quất
84 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ lá Quất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ----------------------------------------------------------------------------- i
DANG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT -------------------------------------------------- ii
DANH MỤC BẢNG --------------------------------------------------------------------- ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ ---------------------------------------------- iii
LỜI MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------- 1
Chương I. TỔNG QUAN --------------------------------------------------------------- 2
1.1. Giới thiệu chung về cây Quất ---------------------------------------------------------- 2
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố -------------------------------------------------------------- 2
1.1.2. Các vùng ở Việt Nam trồng nhiều Quất ---------------------------------------- 2
1.1.3. Đặc điểm thực vật ------------------------------------------------------------------- 2
1.1.4. Công dụng của cây Quất ------------------------------------------------------------ 3
1.2. Tổng quan về tinh dầu -------------------------------------------------------------------- 4
1.2.1. Khái niệm về tinh dầu -------------------------------------------------------------- 4
1.2.2. Phân loại các thành phần có trong tinh dầu ------------------------------------ 4
1.2.3. Tính chất vật lý và hóa học chung của tinh dầu -------------------------------- 7
1.2.4. Vai trò của tinh dầu trong đời sống thực vật ----------------------------------- 7
1.2.5. Sinh tổng hợp tinh dầu trong cơ thể thực vật ---------------------------------- 10
1.2.6. Ứng dụng của tinh dầu ------------------------------------------------------------- 13
1.3. Các phương pháp sản xuất tinh dầu -------------------------------------------------- 13
1.3.1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ------------------------------------- 14
1.3.2. Các phương pháp khác ------------------------------------------------------------- 17
1.3.2.1. Phương pháp chiết ------------------------------------------------------------- 17
1.3.2.2. Phương pháp ướp -------------------------------------------------------------- 18
1.3.2.3. Phương pháp ngâm ------------------------------------------------------------ 18
1.3.2.4. Phương pháp ép ---------------------------------------------------------------- 19
1.4. Các dạng sản phẩm trong quá trình tách chiết tinh dầu -------------------------- 19
1.5. Tình hình nghiên cứu về tinh dầu họ Citrus ---------------------------------------- 20
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ----------------------------------------------- 20
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ------------------------------------------------ 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------- 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 22
2.1.1. Nguyên liệu chính ------------------------------------------------------------------ 22
2.1.2. Dụng cụ - thiết bị - hóa chất ------------------------------------------------------ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 23
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu -------------------------------------------------------------- 23
2.2.2. Phương pháp chưng cất ----------------------------------------------------------- 23
2.2.3. Dự kiến quy trình tách chiết tinh dầu từ lá Quất ----------------------------- 24
2.2.4. Bố trí thí nghiệm -------------------------------------------------------------------- 26
2.2.4.1. Thí nghiệm xác định hàm lượng NaCl bổ sung trong nước ngâm,
chiết ----------------------------------------------------------------------------------------- 26
2.2.4.2. Thí nghiệm xác định tỉ lệ nước/nguyên liệu ------------------------------ 27
2.2.4.3. Thí nghiệm xác định thời gian ngâm muối ------------------------------- 28
2.2.4.4. Thí nghiệm xác định thời gian chưng cất --------------------------------- 30
2.2.5. Phương pháp xác định hàm lượng ẩm trong nguyên liệu Quất ------------ 31
2.2.6. Phương pháp xác định các chỉ số hóa-lý và định danh các cấu tử
thành phần của tinh dầu ---------------------------------------------------------------- 31
2.2.7. Phương pháp xác định tỉ lệ khối lượng tinh dầu ----------------------------- 32
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu -------------------------------------------------------- 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ----------------------- 33
3.1. Kết quả xác định hàm lượng NaCl trong nước ngâm, chiết -------------- 33
3.2. Kết quả xác định tỉ lệ nước/nguyên liệu (v/w) thích hợp ----------------- 34
3.3. Kết quả xác định thời gian ngâm nước thích hợp --------------------------- 36
3.4. Kết quả xác định thời gian chưng cất thích hợp ----------------------------- 37
3.5. Quy trình hoàn thiện tách chiết tinh dầu từ lá Quất ------------------------------- 38
3.6. Kết quả xác định hàm lượng ẩm trong nguyên liệu lá Quất ------------- 40
3.7. Kết quả xác định tỉ lệ khối lượng tinh dầu ----------------------------------------- 41
3.8. Kết quả đánh giá tính chất cảm quan và xác định các chỉ số lý- hóa của sản
phẩm -------------------------------------------------------------------------------------------- 41
3.8.1. Mô tả tính chất cảm quan sản phẩm -------------------------------------------- 41
3.8.2. Kết quả xác định các chỉ số hóa- lý của sản phẩm --------------------- 42
3.9. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu ------------------------------- 43
3.10. Tính toán sơ bộ giá thành sản phẩm trong phòng thí nghiệm ----------------- 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -------------------------------------------------------- 47
1. Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------- 47
2. Kiến nghị ----------------------------------------------------------------------------------- 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------- 48
-i-
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Khoa Công Nghệ
Thực Phẩm đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về lĩnh
vực công nghệ thực phẩm – là hành trang giúp em trở thành kỉ sư làm việc trong lĩnh
vực công nghệ thực phẩm.
Em vô cùng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô phụ trách Bộ môn
Hóa, phòng thí nghiệm Hóa Cơ bản.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thị Huệ An, TS. Vũ Duy Đô đã tận tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài NCKH và thầy Vũ Duy Đô trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Qua đây, em cũng gởi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị - chuyên viên ở
Trung tâm Phân tích thí nghiệm thực hành, Đường số 2 Nguyễn Văn Thủ, Q.1, TP. Hồ
Chí Minh.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè em đã luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp
nhiều ý kiến quý báu, giúp em hoàn thiện tốt hơn đề tài tốt nghiệp này.
Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
PHAN ANH QUỐC
-ii-
DANG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
GC Gas chromatography Sắc ký khí
GC-MS Gas chromatography-Spectroscopy Sắc ký khí ghép khối phổ
Min Minute Phút
v/w Volume/weight Thể tích/khối lượng
w/v Weight/volume Khối lượng/thể tích
IA Acide Index Chỉ số acide
IS Saponification Index Chỉ số xà phòng
IE Esters Index Chỉ số este
DANH MỤC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 3.1. Kết quả xác định hàm lượng ẩm trong nguyên liệu lá Quất. 40
Bảng 3.2. Tỉ lệ khối lượng tinh dầu tách chiết từ lá Quất. 41
Bảng 3.3. Bảng mô tả tính chất cảm quan của tinh dầu lá Quất. 41
Bảng 3.4. Kết quả xác định các chỉ số hóa lí của tinh dầu lá Quất. 42
Bảng 3.5. Kết quả phân tích GC/MS của tinh dầu lá Quất. 43
Bảng 3.6. Ước tính chi phí nguyên vật liệu để tách tinh dầu từ 100kg lá
Quất.
46
-iii-
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH TRANG
Hình 1.1. Hình ảnh cây Quất. 3
Hình 1.2. Hình hoa Quất. 3
Hình 1.3. Cấu trúc phân tử isopren và bộ khung cơ bản của các terpenoid 4
Hình 1.4. Công thức hóa học của một số hợp chất thường có trong tinh dầu. 6
Hình 1.5. Hình ảnh sự tập trung của tinh dầu trong lá. 12
Hình 1.6. Thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển. 14
Hình 2.1. Lá Quất. 22
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình dự kiến tách chiết tinh dầu từ lá Quất. 25
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ nuối bổ sung trong nước
ngâm, chiết.
26
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ nước bổ sung. 28
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian ngâm nguyên liệu. 29
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian chưng cất. 30
Hình 3.5. Quy trình hoàn thiện tách chiết tinh dầu từ lá Quất. 38
ĐỒ THỊ TRANG
Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ nước/lá Quất đến thể tích và tỉ lệ khối
lượng tinh dầu lá thu được.
33
Đồ thị 3.2. Thể tích và tỉ lệ khối lượng tinh dầu lá thu được khi dùng
muối ở các nồng độ khác nhau.
34
Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của thời gian ngâm nước đến thể tích và tỉ lệ khối
lượng tinh dầu lá thu được.
36
Đồ thị 3.4. Tỉ lệ khối lượng tinh dầu lá thu được trong các thời gian
chưng cất khác nhau.
37
-1-
LỜI MỞ ĐẦU
Tinh dầu thiên nhiên hiện nay là một sản phẩm khá thông dụng trên thị trường.
Nó được ứng dụng tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược
phẩm, y học, mỹ phẩm và một số lĩnh vực khác
Hiện nay, có nhiều phương pháp để chiết rút tinh dầu từ thực vật, trong đó có
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu xuất thu
hồi tinh dầu tương đối cao. Tinh dầu Citrus được sử dụng phổ biến do nó có mùi thơm
dễ chịu, có tác dụng trị cảm, giảm stress và thanh nhiệtQuất thuộc họ Citrus nhưng
chưa có công trình nào được nghiên cứu sâu về nó, đồng thời tận dụng nguồn nguyên
liệu rẻ tiền để sản xuất tinh dầu có giá trị kinh tế cao. Được sự đồng ý của Khoa Công
Nghệ Thực Phẩm, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Duy Đô, em đã nghiên cứu và thực
hiện đề tài:“Nghiên cứu tách chiết tinh dầu từ lá Quất”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy trình công nghệ thích hợp cho
việc chiết xuất tinh dầu từ lá Quất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
đồng thời đánh giá chất lượng và khả năng ứng dụng làm hương liệu của nó.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể xem là cơ sở khoa học ban đầu của việc
xây dựng quy trình sản xuất tinh dầu từ lá Quất trên quy mô công nghiệp cũng như
cung cấp những dẫn liệu khoa học về thành phần hóa học và tính chất lý-hóa cơ bản
của tinh dầu lá Quất.
Do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế cũng như khó khăn về
điều kiện thực nghiệm, nguồn kinh phí eo hẹp nên mặc dù đã rất cố gắng song đề tài
này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của quý thầy cô cũng
như sự góp ý kiến từ các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
PHAN ANH QUỐC
-2-
Chương I. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về cây Quất [19]
Quất ở Miền Nam Việt Nam gọi là tắc, danh pháp hai phần: Citrus japonica
(Japonica) là một giống Kim Quất, và là giống hay được trồng nhất trong các giống
Kim Quất.
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố [19]
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và chủ yếu được trồng trong chậu
để làm cảnh trong dịp tết cổ truyền của một số nước Châu Á như: Việt Nam, Trung
Quốc, Nhật Bản
1.1.2. Các vùng ở Việt Nam trồng nhiều Quất
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên thích hợp cho cây Quất phát triển.
Cây Quất được trồng với mục đích là làm cây cảnh trong ngày Tết cổ truyền của VIệt
Nam. Nó tượng trưng cho sự no ấm, đầy đủ, thịnh vượng nên được nhiều người mua về
làm cảnh trong những ngày Tết.
Có thể nói cây Quất được trồng phổ biến khắp cả nước..Chẳng hạn:
- Các tỉnh ở phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Quãng
Ninh
- Các tỉnh miền Nam Trung Bộ: Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên
- Các tỉnh ở Tây Nam Bộ: TP.Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang
1.1.3. Đặc điểm thực vật [18]
- Cây gỗ nhỏ, phân cành nhiều,có thể tạo dáng dễ dàng.
- Lá đơn, hình tròn hay ovan, nhẵn bóng, hình nêm ở gốc, có thu hẹp hay lõm ở
đỉnh nguyên.
- Thân hình tròn, thường không có gai, hoa mọc đơn hay mọc chùm, màu trắng,
nhị hoa nhiều dính nhau ở gốc và ngắn hơn cảnh hoa.
- Quả hình cầu hay hình trứng, có thể lõm ở đáy quả. Quả có màu xanh khi còn
non và màu vàng sáng khi chín. Quả có 3-7 múi có 2-3 hạt, hạt đa phôi hay đơn phôi.
-3-
- Rễ cọc nếu được gieo từ hạt; rễ chùm nếu được chiết hay giâm. Rễ quất
thường ăn nông.
1.1.4. Công dụng của cây Quất [17]
Quất là cây cảnh có dáng đẹp, tán lá xanh thẩm, quả màu vàng da cam sáng rực,
nên được nhiều người ưa chuộng trong ngày Tết.
Không những vậy, sau khi chơi Tết xong các bộ phận của cây Quất còn có tác
dụng chữa bệnh rất hữu ích. Sau đây là các công dụng của cây Quất.
- Hoa Quất: Có tính ôn, vị cay, ngọt, đắng, có tác dụng lưu thông khí huyết.
- Trái Quất: Theo đông y trái quất có vị chua ngọt tính ấm vào hai kinh tỳ và vị
có tác dụng xúc tiến chức năng tiêu hóa chống đầy tức, dùng chữa các chứng ho do
phong hàn, vùng thượng vị đầy tức, đau dạ dày, bụng chướng nổi hòn cục, nôn mửa,
chán ăn, phụ nữ sau khi sinh bị đau bụng, giải độc, giải rượu
- Hạt Quất: Có vị chua cay tính bình, dung chữa các bệnh về mắt, viêm họng,
tiêu hạch
- Lá Quất: Có vị đắng tính lạnh, vào các kinh, can tỳ và phế có tác dụng điều
hòa cải thiện chức năng gan, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tiêu hạch
- Rễ Quất: Có vị chua cay tính ấm có tác dụng chữa đau dạ dày nôn ra thức ăn,
nấc nghẹn, mụn nhọt
Hình 1.1. Cây Quất Hình 1.2. Hoa Quất
-4-
1.2. Tổng quan về tinh dầu [2 ,5, 8, 14, 15]
1.2.1. Khái niệm về tinh dầu
Tinh dầu là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ
(như hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu, nhựa cây) hay động vật (túi tinh dầu). Tinh
dầu có trong các nguồn nguyên liệu trên với nồng độ rất khác nhau, có thể thay đổi từ
phần triệu đến phần trăm. Khối lượng phân tử của các hợp chất có trong tinh dầu vào
khoảng 300 amu. Khác với các loại dầu không bay hơi (glycerid, acid béo), tinh dầu
tương đối dễ bay hơi.
Đa số thành phần chính của các loại tinh dầu đều là các hợp chất terpenoid được
cấu tạo từ các đơn vị isopren (C5H8) nối với nhau theo quy tắc “đầu nối với đuôi”.
Terpenoid đơn giản nhất được cấu tạo từ 2 đơn vị isopren được gọi là monoterpenoid.
Nếu có nhiều hơn 2 đơn vị isopren thì được gọi là sesquiterpenoid (ứng với 3 đơn vị
isopren), diterpenoid (ứng với 4 đơn vị isopren), triterpenoid (ứng với 6 đơn vị
isopren...).
b) Bộ khung terpenoid cơ bản a) Phân tử isopren
Hình 1.3. Cấu trúc phân tử isopren và bộ khung cơ bản của các terpenoid
1.2.2. Phân loại các thành phần có trong tinh dầu
Thành phần tinh dầu được phân loại theo các cách sau:
1.2.2.1. Phân loại theo hàm lượng [5]
Theo cách phân loại này các thành phần trong tinh dầu được chia thành 3 nhóm:
-5-
- Thành phần chính: là thành phần có hàm lượng trên 1%. Thành phần chính
là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá chất lượng tinh dầu.
- Thành phần phụ: là thành phần có hàm lượng từ 0,1-1%.
- Thành phần vết: là thành phần có hàm lượng không quá 0,1% trong toàn bộ
tinh dầu.
1.2.2.2. Phân loại theo tính chất vật lý [8]
Tinh dầu của mỗi loài thực vật là một hỗn hợp bao gồm hàng trăm hợp chất
thuộc các nhóm hữu cơ khác nhau.
Các hợp chất có trong tinh dầu thường được phân thành hai nhóm chính:
- Nhóm thành phần dễ bay hơi: chiếm tới 90 – 95% tổng lượng tinh dầu.
- Nhóm còn lại: gồm các hợp chất ít bay hơi chỉ chiếm 1 – 10%.
Tỷ lệ các thành phần riêng lẻ có thể thay đổi rất lớn tùy theo giống cây trồng,
điều kiện canh tác, mùa vụ và các bộ phận khác nhau của cây tuy nhiên số lượng của
các thành phần là không thay đổi trong phạm vi loài.
1.2.2.3. Phân loại theo bản chất hóa học [14]
Có nhiều cách phân loại tinh dầu theo bản chất hóa học sau đây là các cách phân
loại.
Các hợp chất trong tinh dầu được chia thành các nhóm:
- Monoterpen mạch hở (ví dụ: myrcen, ocimen).
- Monoterpen mạch vòng (ví dụ: p-cymen, pinen, sabinen).
- Monoterpen mạch hở bị oxy hóa (như farnesol, linalool, neral).
- Monoterpen mạch vòng bị oxy hóa (như terpineol, geraniol).
- Sesquiterpen mạch hở (ví dụ: farnesen).
- Sesquiterpen mạch vòng (ví dụ: copaen, humulen).
- Sesquiterpen mạch hở bị oxy hóa (như nerolidol).
- Sesquiterpen mạch vòng bị oxy hóa (như nootkaton, spathulenol).
- Các hợp chất thơm (ví dụ: indol).
- Các hydrocarbon mạch dài (như tetradecanal, dodecanal).
-6-
Hình 1.4. Công thức hóa học của một số hợp chất thường có trong tinh dầu
-7-
1.2.3. Tính chất vật lý và hóa học chung của tinh dầu [5, 14]
1.2.3.1. Tính chất vật lý
Để xác định tính chất vật lý của tinh dầu, thông thường người ta tiến hành xác
định các chỉ số như tỷ trọng, chiết suất, tỷ lệ hòa tan trong cồn 900 ở 250C, nhiệt độ sôi,
năng suất quay cực, màu sắc.
Hầu hết tỷ trọng của các loại tinh dầu thường nhỏ hơn 1, do vậy chúng thường
nhẹ hơn nước. Tuy nhiên, cũng có một vài tinh dầu có khối lượng riêng lớn hơn nước
(như tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương).
Tinh dầu không tan hoặc rất ít tan trong nước nhưng chúng hòa tan tốt trong đa
số các dung môi hữu cơ như eter, cồn...
Mặc dù thành phần hóa học của mỗi loại tinh dầu là khác nhau, nhưng nhìn
chung chúng có nhiệt độ sôi khoảng 1000C – 2000C, dễ bay hơi và có mùi thơm.
Về màu sắc, tinh dầu thường không màu hoặc có màu vàng nhạt. Một số ít tinh
dầu có màu (ví dụ: tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nâu sẫm) là
do sự có mặt của các hợp chất có màu được lôi kéo theo tinh dầu trong quá trình chiết
xuất (ví dụ: màu xanh do có chlorophyll, màu vàng do có carotenoid,). Còn mùi và
vị của tinh dầu chủ yếu gây ra do các cấu tử bị oxy hóa.
1.2.3.2. Tính chất hóa học
Các thành phần trong tinh dầu là các hợp chất terpenoid (tức các hydrocarbon
không no) nên chúng dễ bị thủy phân (nhất là ở nhiệt độ cao) và bị phân hủy bởi ánh
sáng thành các hợp chất khác. Vì vậy, người ta thường bảo quản tinh dầu trong những
lọ sẫm màu, có miệng nhỏ và đậy nút kỹ.
1.2.4. Vai trò của tinh dầu trong đời sống thực vật [16]
Vấn đề về vai trò của tinh dầu trong đời sống của cây đã được đề cập tới trong
rất nhiều công trình nghiên cứu. Theo quan niệm được trình bày trong các công trình
khác nhau, vai trò của tinh dầu được quy tụ trong các nội dung sau đây:
Theo Ph. X. Tanaxienco, 1985:
- Bảo vệ cây khỏi các tác động của sâu bệnh.
-8-
- Che phủ các vết thương ở cây gỗ.
- Ngăn chặn các bệnh do nấm.
- Biến đổi sức căng bề mặt của nước trong cây, thúc đẩy sự vận chuyển
nước, tăng hiệu quả của các phản ứng enzym.
Theo Charabot cho rằng tinh dầu đóng vai trò như các chất dự trữ trong cây, nó
có khả năng vận chuyển đến các phần khác nhau của cây, tại đây tinh dầu được sử
dụng như một nguồn năng lượng hay tạo thành các sản phẩm mới có cấu trúc gần với
nó.
Theo quan điểm của Tschirch (1925) trong đời sống của cây, tinh dầu giữ vai trò
quan trọng (tuy nhiên, theo tác giả chưa thể biết rõ đó là vai trò gì) và vì vậy không nên
xếp tinh dầu vào nhóm các chất tiết một cách tuyệt đối. Khác với Charabot, Tschirch
cho rằng đôi khi tinh dầu được “lưu giữ lại” trong các bể chứa tinh dầu và không tham
gia vào các phản ứng tiếp theo.
Theo Coxtrisep X. P. (1937) cho rằng tinh dầu có thể được xếp vào 2 nhóm
chức năng:
- Nhóm các tinh dầu có chức năng sinh lý được cây sử dụng trong quá trình sinh
trưởng.
- Nhóm các tinh dầu không có chức năng sinh lý, không được cây sử dụng,
chúng đơn thuần chỉ là các chất tiết của cơ thể và được tích lũy trong các bể chứa tinh
dầu.
Như vậy, theo quan điểm này, các thành phần của tinh dầu được tích lũy trong
tuyến tiết không có vai trò sinh lý trong hoạt động sống của cây. Trong khi đó theo
quan điểm thông thường, tinh dầu thực vật chính là sản phẩm của quá trình t