TÓM TẮT
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một đông hơn, giảm tải
cho các bệnh viện, hàng loạt các phòng khám tư nhân được thành lập nhằm giải quyết
phần nào sức ép cho ngành y tế. Tuy nhiên, phần lớn các phòng khám này chưa có hệ
thống xử lý nước thải hoặc nước thải chỉ được xử lý sơ bộ, không đạt tiêu chuẩn đã và
đang gây tác động ô nhiễm nguồn nước rất nhiều do có chứa nhiều vi trùng gây bệnh
và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
thu thập mẫu nước thải từ một số phòng khám trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
nhằm phân tích, xác định đặc tính cơ bản. Kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu được
khảo sát đều vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể BOD5 từ 69-295 mg/l; COD từ 103-442
mg/l; Nitrat từ 41-75 mg/l; Coliform từ 5000-28.000 MPN/100 ml. Trên cơ sở đó, hệ
thống xử lý nước thải y tế với công suất tối đa 100 l/ngày với tiêu chí nhỏ gọn, không
tạo mùi hôi và tính tự động cao đã được thiết kế.
84 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, thiết kế mô hình hệ thống xử lý nước thải y tế cho các phòng khám tư nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CHO CÁC
PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN
Mã số: CS 2013-30
Chủ nhiệm đề tài: TS.Hồ Kỳ Quang Minh
Tp. Hồ Chí Minh, 09/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI Y TẾ QUY MÔ NHỎ CHO CÁC PHÒNG
KHÁM TƯ NHÂN
Mã số: CS2013-30
Xác nhận của chủ tịch hội đồng
nghiệm thu đề tài
PGS. TS. Võ Quang Mai
Chủ nhiệm đề tài
TS.Hồ Kỳ Quang Minh
Tp. Hồ Chí Minh, 09/2014
i
TÓM TẮT
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một đông hơn, giảm tải
cho các bệnh viện, hàng loạt các phòng khám tư nhân được thành lập nhằm giải quyết
phần nào sức ép cho ngành y tế. Tuy nhiên, phần lớn các phòng khám này chưa có hệ
thống xử lý nước thải hoặc nước thải chỉ được xử lý sơ bộ, không đạt tiêu chuẩn đã và
đang gây tác động ô nhiễm nguồn nước rất nhiều do có chứa nhiều vi trùng gây bệnh
và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
thu thập mẫu nước thải từ một số phòng khám trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
nhằm phân tích, xác định đặc tính cơ bản. Kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu được
khảo sát đều vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể BOD5 từ 69-295 mg/l; COD từ 103-442
mg/l; Nitrat từ 41-75 mg/l; Coliform từ 5000-28.000 MPN/100 ml. Trên cơ sở đó, hệ
thống xử lý nước thải y tế với công suất tối đa 100 l/ngày với tiêu chí nhỏ gọn, không
tạo mùi hôi và tính tự động cao đã được thiết kế.
ii
ABTRACT
Currently, there are many small private clinics in Hochiminh City. However, the waste
water from most of these clinics’s activities still has not been treated with any suitable
treatment system. Untreated waste water from healthcare activities contains a lot of
pollutants such as pathogenic microorganisms and excess pharmaceuticals. Therefore,
the medical waste that potentially could transmit an infectious disease is
termed infectious waste. In this study, we collected waste water from some kinds of
private clinics and analyzed to determine the specifications. The results showed that
most of samples are not match to the prescribed discharge standards and comply with
the legal regulations. Particularly, BOD5 was 69-295 mg/l; COD was 103-442 mg/l;
Nitrat was 41-75 mg/l; Coliform was 5000-28.000 MPN/100 ml. Based on this result,
the waste water treatment system was designed with 100 l/day capacity, small size and
completely automatic.
iii
MỤC LỤC
Tóm tắt ............................................................................................................................ i
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. v
Danh mục hình .............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................ vii
Mở đầu ............................................................................................................................ 1
Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
Mục tiêu đề tài ................................................................................................................. 2
Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 2
Ý nghĩa đề tài ................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ
LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ ......................................................................... 4
Nguồn gốc phát sinh nước thải ...................................................................................... 4
Thành phần và tính chất nước thải y tế của phòng khám ............................................... 4
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ ...................... 5
Phương pháp cơ học ....................................................................................................... 5
Phương pháp hóa học và hóa – lý .................................................................................. 6
Phương pháp sinh học .................................................................................................... 6
Một số phương pháp xử lý nước thải y tế đang được áp dụng ...................................... 7
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP CHUNG ................................................................................... 17
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM NHỎ ........ 17
2.2.1. Vật liệu ............................................................................................................... 17
2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải y tế .......................... 19
iv
2.2.3. Kết quả phân tích ............................................................................................... 21
2.2.4. Đánh giá kết quả ................................................................................................. 26
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC
THẢI Y TẾ CHO PHÒNG KHÁM NHỎ (50 – 100 LÍT/NGÀY-ĐÊM) ................... 27
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ........................................... 27
CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ................................................................ 28
Phương án 1 .................................................................................................................. 28
Phương án 2 31
3.2.3. Phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ 33
3.3. TÍNH TOÁN, THẾT KẾ MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ CHO PHÒNG
KHÁM NHỎ ................................................................................................................ 34
3.3.1. Tính toán lưu lượng ............................................................................................ 34
3.3.2. Tính toán các công trình chính ........................................................................... 35
3.3.3. Tính toán các công trình phụ .............................................................................. 56
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 58
TÀI LIỆU TH M HẢ
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT : Bộ Y tế
KCN : Khu công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
BCKBCMT : Bản cam kết vảo vệ môi trường
BOD5 : Nhu cầu oxy hóa sinh học trong 5 ngày
BTVT : Thuốc bảo vệ thực vật
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
COD : Nhu cầu oxy hóa hóa học
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
QCVN 08:2008 : Quy chuẩn Việt Nam về nước mặt
TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam
TCMT : Tiêu chuẩn môi trường
TNMT : Tài nguyên môi trường
QLTHLVS : Quản lý tổng hợp lưu vực sông
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
WHO : World heath organization– Tổ chức Y tế thế giới
WQI : Water quality index- Chỉ số chất lượng nước
QCVN
01:2009/BYT
: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn
uống ban hành năm 2009
ODA : Official Development Assistance – là một hình thức
vốn đầu tư nước ngoài
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
vi
Ụ
H nh 1: Hình 3.1. Sơ đồ qui trình xử lý nước thải y tế phòng khám phương án 1
H nh 2: Hình 3.2. Sơ đồ qui trình xử lý nước thải y tế phòng khám phương án 2
vii
Ụ
Bảng 2.1. Bảng thống kê mẫu thu thập được
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải y tế
Bảng 2.3. Chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa Biên Hòa, Đồng Nai
Bảng 2.4. Chất lượng nước thải Bệnh viện phụ sản Mê Kông, TP.HCM
Bảng 2.5. Chất lượng nước thải phòng khám đa khoa Tâm n, TP.HCM
Bảng 2.6. Chất lượng nước thải phòng khám đa khoa nh Bảo, TP.HCM
Bảng 2.7. Chất lượng nước thải Phòng khám đa khoa Việt Mỹ TP.HCM
Bảng 2.8. Chất lượng nước thải Hệ thống phòng khám nha EXM, TP.HCM
Bảng 2.9. Chất lượng nước thải Phòng khám nha khoa Tâm Đức, Biên Hòa, Đồng Nai
Bảng 2.10. Chất lượng nước thải Phòng khám nha khoa Sài Gòn, Biên Hòa, Đồng Nai
1
MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thì nhu cầu cuộc sống của người dân
cũng ngày được nâng cao. Trong đó, việc đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất cũng như về
mặt sức khỏe là một nhu cầu hết sức quan trọng trong mỗi con người. Chính vì vậy,
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một đông hơn, khiến cho các bênh viện
lớn quá tải. để giảm tải cho các bệnh viện thì hàng loạt các phòng khám tư nhân được
thành lập nhằm giải quyết phần nào sức ép cho ngành y tế là điều cần thiết.
Điều đáng lo ngại nhất là phần lớn các phòng khám này chưa có hệ thống xử lý
nước thải hoặc nước thải chỉ được xử lý sơ bộ, không đạt tiêu chuẩn đã và đang gây
tác động ô nhiễm nguồn nước rất nhiều. Khác với nước thải công nghiệp, nước thải
nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải y tế có chứa nhiều vi trùng gây bệnh và
thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Các vi trùng gây bệnh có thể tồn tại trong một thời
gian nhất định ngoài môi trường, khi có cơ hội nó sẽ phát triển trên một vật chủ khác
và đó chính là hiện tượng lây lan các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, các chất kháng sinh
và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và
có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi
trường nước thải, làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật nói chung.
Điều đáng nói ở đây là nước thải từ các phòng khám đa khoa (nhỏ) rất ít, việc
đầu tư hệ thống xử lý nước thải khá tốn kém, nên các chủ phòng khám cũng khó khăn
về mặt tài chính trong quá tr nh đầu tư. Từ những nhu cầu thiết thực trên, việc
“Nghiên cứu thiết kế mô hình hệ thống xử lý nước thải y tế cho các phòng khám tư
nhân” với công suất nhỏ gọn là rất cần thiết. Nhằm tìm ra giải pháp xử lý thích hợp xử
lý hiệu quả nước thải y tế, đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường,
góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2
B. MỤC TIÊU CỦ ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế cho các phòng khám đạt tiêu chuẩn Việt
Nam trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tính chất nước thải y tế.
- Đề xuất qui trình xử lý nước thải y tế.
- Đề xuất mô hình thiết kế hệ thống xử lý.
C. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Chỉ thiết kế bản vẽ
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế của phòng khám nhỏ 5-100 lít/ngày-đêm.
D. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu mẫu nước thải ở một số bệnh viện và phòng khám.
- Phân tích, đánh giá đặc tính nước thải y tế.
- Đề xuất các phương án xử lý
- Tính toán thiết kế mô hình xử lý nước thải cho các phòng khám nhỏ công suất
5-100 lít/ngày-đêm..
E. Ý NGHĨ CỦ ĐỀ TÀI
Ý nghĩa về mặt kinh tế
- Góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho những phòng khám chưa có hệ thống
xử lý nước thải đạt chuẩn.
- Giảm sự ô nhiễm môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
3
Ý nghĩa về mặt xã hội
- Giảm thiểu tác động đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân ở khu vực triển khai dự án.
- Góp phần nâng cao năng lực và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên khoa Khoa học Môi trường, trường ĐH Sài Gòn.
4
ƯƠ 1
TỔNG QUAN VỀ ƯỚC TH I Y TẾ VÀ
P ƯƠ P P XỬ LÝ ƯỚC TH I Y TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ ƯỚC TH I Y TẾ
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải
Nước thải y tế phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh:
+ Nước thải từ phòng điều trị, từ phòng X – quang, các phòng xét nghiệm (phòng
mổ, phòng huyết học truyền máu), từ việc lau rửa phòng mổ. Nước thải này được coi là
nước thải nguy hại vì có chứa các tác nhân truyền nhiễm.
+ Nước thải nha khoa bao gồm các bệnh phẩm từ hoạt động cạo vôi răng,
nhổ răng, máu, dịch từ hoạt động điều trị nhu chu, chữa các bệnh về răng miệng nên
đa số nhiễm vi khuẩn rất cao.
+ Nước thải nhiễm phóng xạ từ buồng chụp X – quang và khu tráng rửa
phim: Việc sử dụng tia X trong chuẩn đoán h nh ảnh bằng thiết bị chụp X – quang
không trực tiếp tạo ra nước thải nhiễm phóng xạ. Quá trình rửa tráng phim sau khi
chụp là nguồn chính nước thải nhiễm phóng xạ. Nước thải từ quá trình tráng rửa phim
không chỉ nhiễm xạ mà còn chứa hàm lượng kim loại nặng cao. Nước thải này không
được quản lý sẽ là nguồn gây tác động trực tiếp đến các khu vực xung quanh.
- Nước thải từ hoạt động vệ sinh phòng làm việc và các trang thiết bị.
- Nước từ hoạt động giặt giũ
1.1.2. Thành phần và tính chất nước thải y tế của phòng khám.
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải y tế gây ra là:
- Các chất hữu cơ : trong nước thải có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa
5
tan phát sinh từ hoạt động của con người như ăn uống, vệ sinh, hay từ quá trình
phân rã tự nhiên của các chất hữu cơ trong các bệnh phầm
- Thành phần vô cơ: thành phần vô cơ có trong các dung dịch thuốc dùng trong
điều trị và sinh hoạt như độ kiềm, clorua, các kim loại nặng, Nitơ, Photpho, Lưu
huỳnh, các chất độc
- Các chất rắn lơ lửng.
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu
hóa, bại liệt, các kí sinh trùng, amip, nấm,
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh.
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị.
Về tính chất th nước thải y tế gần giống với nước thải sinh hoạt nhưng xét về
độc tính thì loại nước này độc hại hơn nước thải sinh hoạt gấp nhiều lần. Trong nước
thải y tế có chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh. Các vi sinh vật gây bệnh có
trong nước thải được ra ngoài, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ không bị tiêu
diệt mà còn sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn và càng trở nên khó tiêu diệt hơn.
Nước thải từ khu vực điều trị, khu vực giặt, khu vệ sinh có chỉ số Coliform
thường cao hơn nước thải sinh hoạt, ngoài ra còn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy
hiểm như tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, lao, gan trứng giun sán, nấm mốc, rong rêu
tảoNước thải này có tính chất đặc biệt nguy hại nếu không có phương án xử lý triệt
để. hi đưa ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh hưởng đến nước
ngầm trong khu vực. Gây mất vệ sinh và làm giảm chất lượng môi trường khu vực nội
bộ phòng khám.
1.2. TỔNG QUAN VỀ P ƯƠ P P XỬ LÝ ƯỚC TH I Y TẾ
1.2.1. Phương pháp cơ học
Quá trình xử lý cơ học còn gọi là quá trình tiền xử lý thường được áp dụng ở
6
giai đoạn đầu của qui trình xử lý. Xử lý cơ học nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa
tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể
lắng cát, bể lắng, bể lọc, bể điều hòa
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hòa
tan có trong nước thải và giảm nhu cầu oxy sinh hóa (B D) đến 30%. Để tăng hiệu
suất của các công trình xử lý cơ học có thể sử dụng biện pháp làm thoáng sơ bộ
Hiệu quả xử lý có thể lên tới 75% tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và 40 – 50% BOD.
1.2.2. Phương pháp hóa học và hóa – lý
Phương pháp hóa học và hóa – lý chủ yếu được ứng dụng để xử lý nước thải
công nghiệp.
Các phương pháp xử lý hóa học và hóa – lý gồm: trung hòa – kết tủa cặn, oxy
hóa khử, keo tụ bằng phèn nhôm, phèn sắt, tuyển nổi, hấp phu, trao đổi ion,
1.2.3. Phương pháp sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường là giai đoạn xử lý bậc hai
sau xử lý cơ học hoặc sau xử lý hóa học. Cơ sở của phương pháp sinh học là dựa vào
khả năng oxy hóa và phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải của vi sinh vật
(VSV) trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.
Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có: hồ sinh vật, hồ
sinh học với thực vật nước (lục bình, lau, sậy, tảo,), cánh đồng tưới, cánh đồng lọc,
bãi lọc cây trồng, đất ngập nước,
Các công trình xử lý trong điều kiện nhân tạo gồm có:
- Với quá trình vi sinh vật hiếu khí lơ lửng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước
thải ở trạng thái lơ lửng:
+ Bể bùn hoạt tính (aeroten).
7
+ Mương oxy hóa.
+ Bể bùn hoạt tính mẻ (SBR).
+ Hồ sinh học thổi khí
- Với quá trình vi sinh vật hiếu khí dính bám với các giá thể (vật liệu lọc dính
bám) oxy hóa các chất hữu cơ với sự tham gia của màng sinh học dính bám tại giá thể
gồm:
+ Các loại bể lọc sinh học: bể lọc sinh học nhỏ giọt, bể lọc sinh học cao tải, tháp
lọc sinh học.
+ Bể tiếp xúc sinh học quay (RBC).
- Ngoài ra còn ứng dụng quá trình VSV kỵ khí lơ lửng để xử lý nước thải có hàm
lượng chất hữu cơ cao như bể U SB và cũng ứng dụng quá trình VSV kỵ khí dính
bám như các loại bể lọc sinh học kỵ khí.
1.2.4. Một số phương pháp xử lý nước thải y tế đang được áp dụng
Một hệ thống xử lý nước thải y tế phải đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:
- Giảm nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép.
- Tiết kiệm diện tích đất xây dựng: Công tr nh được xây dựng bằng bê tông cốt
thép toàn khối, lắp đặt sẵn bằng thép hoặc vật liệu composit chịu được tác động cơ học.
Việc xây dựng hợp khối các công tr nh tạo điều kiện dề vận hành cũng như thu mùi để
xử lý, bảo đảm cảnh quan trong khu vực BV và khu dân cư. Đối với công tr nh xây
dựng bằng bê tông cốt thép, nhiệt độ nước thải trong đó được ổn định, đảm bảo tốt cho
các quá tr nh xử lý sinh học diễn ra. Các công tr nh cũng được thiết kê đảm bảo chế độ
tự chảy và hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng máy bơm và các thiết bị cấp thoát nước
khác.
- Có khả năng đầu tư
Một số phương pháp xử lý nước thải y tế tiêu biểu đang được áp dụng:
8
- Ao hồ sinh học.
- Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank .
- Công nghệ sinh học nhỏ giọt- Biofilter
- Công nghệ xử lý nước (XLNT) thải y tế theo nguyên lý hợp khối.
- Công nghệ xử lý nước thải y tế theo mô hình DEWATS.
1.2.4.1. Ao hồ sinh học
Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch của
nước, chủ yếu là vi sinh vật và các thủy sinh khác, các chất nhiễm bẩn bị phân hủy
thành các chất khí và nước. Dựa vào đặc tính tồn tại và tuần hoàn của vi sinh vật và cơ
chế xử lý mà người ta chia thành 3 loại hồ: hồ kỵ khí, hồ tùy tiện và hồ hiếu khí.
a. Hồ kỵ khí
Dùng để lắng và phân hủy cặn lắng bằng phương pháp sinh hóa tự nhiên dựa
trên cơ sở sống và hoạt động của vi sinh kỵ khí. Loại hồ này thường dùng để xử lý
nước thải công nghiệp ô nhiễm nặng, ít dùng để xử lý nước thải sinh hoạt vì nó gây
mùi khó chịu. Hồ kỵ khí phải đặt cách xa nhà ở và xí nghiệp thực phẩm 1,5-2km. Để
duy tr điều kiện kỵ khí và giữ ấm cho hồ trong mùa đông thì chiều sâu hồ phải lớn,
thường là 2,4-3,6m.
Hồ có 2 ngăn làm việc để dự phòng khi xả bùn trong hồ. Cửa xả nước vào hồ
phải đặt ch m, đảm bảo việc phân bố cặn lắng đồng đều trong hồ. Cửa tháo nước ra
khỏi hồ phải thiết kế theo kiểu thu nước bề mặt và có ngăn để bùn không thoát ra cùng
với nước.
b. Hồ tùy tiện
Là một loại hồ thường gặp trong tự nhiên, nó được sử dụng rộng rãi nhất trong
các hồ sinh học. Trong hồ này xảy ra 2 quá trình song song: quá trình oxy hóa hiếu khí
9
chất hữu cơ và quá tr nh phân hủy metan cặn lắng. Xét theo chiều sâu của hồ có thể
chia ra 3 vùng: lớp trên là vùng hiếu khí, lớp giữa là vùng trung gian, còn lớp dưới là
vùng kỵ khí.
Nguồn oxy cần thiết cho quá tr