Công cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam ở những năm đầu thập kỷ trước đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội cho đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực là chủ yếu, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chúng ta đã vươn lên và trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản. Thu nhập và đời sống của người dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể, đặc biệt ở nông thôn. Đóng góp vào thành quả to lớn trên không thể không kể đến các chính sách về ruộng đất của Đảng và Nhà nước đã ban hành trong quá trình đổi mới vừa qua.
Quá trình chuyển quyền sử dụng ruộng đất tập thể từ hợp tác xã sang cho các hộ nông dân cá thể với thời hạn sử dụng lâu dài đã tạo điều kiện cơ bản để tái thiết lập một nền nông nghiệp gia đình hiệu quả hơn. Luật đất đai năm 1993 đã thực hiện phương châm công bằng xã hội chủ yếu bằng cách chia đều ruộng đất tính trên một khẩu cho các gia đình. Như vậy mỗi hộ nông dân đều có phần trên những mảnh ruộng xấu, ruộng tốt, ruộng xa cũng như ruộng gần. Cuộc cải cách ruộng đất này đã có tác dụng lớn trong việc khai thác nguồn lực (lao động sẵn có ở nông thôn), khuyến khích nông dân sản xuất, tăng cường an ninh lương thực đặc biệt đối những vùng có bình quân ruộng đất trên đầu người thấp như vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Tuy nhiên, sự phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như trên cũng thể hiện những hạn chế, nó gây nên tình trạng manh mún ruộng đất ở nông thôn. Khái niệm manh mún ruộng đất trong nông nghiệp được hiểu trên 2 khía cạnh : Một là, sự manh mún về ô thửa đối với một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ), một hộ có nhiều mảnh ruộng với kích thước/một mảnh thường tương đối nhỏ. Hai là, sự manh mún thể hiện về quy mô đất đai trên một đơn vị sản xuất, diện tích ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác. Cả 2 kiểu manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các quy trình kỹ thuật đồng nhất của một loại hình canh tác nào đó trong sản xuất. Ngoài ra tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quy hoạch, quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
ở Việt nam, tình trạng manh mún ruộng đất diễn ra khá phổ biến đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nơi mật độ dân số rất cao đạt trên 1100 người/km2 (năm 2001). Để giải quyết tình trạng manh mún ruộng đất yêu cầu phải giải quyết được cả 2 kiểu manh mún ruộng đất đề cập ở trên. Tuy nhiên, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất do tăng quy mô đất đai đối với một đơn vị sản xuất (hộ nông dân) là một giải pháp tương đối phức tạp nó liên quan đến nhiều vấn đề như khả năng rút lao động ra khỏi nông nghiệp, chiến lược phát triển nông nghiệp ở mỗi vùng, vấn đề thể chế ruộng đất.Vì vậy, có thể khắc phục được tình trạng manh mún về ô thửa bằng cách dồn điền đổi thửa mà một số địa phương đã và đang làm.
134 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện KHKTNN Việt nam Bộ NN và PTNT
Bộ Môn hệ thống nông nghiệp Trung tâm thông tin
===================== ==================
Báo cáo tổng kết đề Tài
Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng
Chủ nhiệm đề tài: TS.Đào thế Anh
Cơ quan chủ trì: Bộ môn hệ thống nông nghiệp (ASD)
Viện KHKTNN Việt nam (VASI)
Hà nội, tháng 8/2004
Mục lục
Phần I: Tổng quan 5
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 5
1.2 nghiên cứu trong và ngoài nước 8
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. 8
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 13
Phần II: Mục đích và phương pháp nghiên cứu 23
2.1 Mục đích nghiên cứu 23
2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 23
2.1.2 Câu hỏi nghiên cứu chính 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1 Phương pháp điều tra định tính các tác nhân với các phiếu điều tra mở 24
2.2.2 Phương pháp hội thảo chuyên gia (Expert meetings) 25
2.2.3 Phương pháp đánh giá tác động KTXH của việc thực hiện DĐĐT. 27
2.2.4 Cách chọn các mô hình DĐĐT để nghiên cứu. 28
Phần III: Kết quả nghiên cứu 30
3.1 Giới thiệu các mô hình nghiên cứu 30
3.1.1 Các mô hình DĐĐT được chọn để nghiên cứu 30
3.1.2 Tính đại diện của các mô hình nghiên cứu 33
3.2 Thực trạng manh mún ruộng đất 34
3.2.1 Manh mún ruộng đất ở Đồng bằng sông Hồng 34
3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún: 37
3.2.3 Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất 39
3.3 Các phương thức DĐĐT đã được thực hiện 40
3.3.1 Các mô hình do địa phương chủ động triển khai (tự nguyện) 40
3.3.2 Các mô hình do chính quyền địa phương tổ chức 44
3.4 Kết quả giảm số thửa sau khi thực hiện DĐĐT 67
3.4.1 Mục tiêu giảm số thửa 67
3.4.2 Và kết quả đạt được ở các mô hình nghiên cứu 68
3.5 Đánh giá các tác động của DĐĐT 70
3.5.1 Mục đích và nội dung đánh giá 70
3.5.2 Phân tích các mục tiêu thực hiện DĐĐT 71
3.5.3 Vai trò của QHSD đất và Quota cho phép CĐMĐSD đất NN 75
3.5.4 Tác động của DĐĐT đến sự thay đổi hệ thống ruộng đất trong các vùng 76
3.5.5 ảnh hưởng của DĐĐT đến sự phát triển của các hệ thống canh tác 84
3.5.6 Tác động của DĐĐT đến các HTSXNN và kinh tế hộ nông dân 91
3.5.7 DĐĐT thúc đẩy sự phân hoá kinh tế trong các kiểu nông hộ 96
3.5.8 DĐĐT thúc đẩy sự trao đổi và phân hoá ruộng đất giữa các kiểu hộ 102
3.6 Những hiệu quả tác động khác của DĐĐT đến sự phát triển NT 112
3.6.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn 112
3.6.2 Mối quan hệ giữa chính quyền và nông dân 113
Phần IV: Thuận lợi khó khăn và những bài học kinh nghiệm 114
4.1 Các yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của DĐĐT 114
4.2 Các khó khăn và thuận lợi khi triển khai 114
4.2.1 Khó khăn chung đối với các địa phương 114
4.2.2 Khó khăn đối với tác nhân tham gia DĐĐT ở các cấp. 114
4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra 69
Phần v: Kết luận và kiến nghị 114
5.1 Kết luận 114
5.2 Kiến nghị Error! Bookmark not defined.
Mục lục bảng:
Bảng 1. Một số chỉ tiêu phát triển về nông nghiệp ở ĐBSH. 15
Bảng 2. Quy mô đất và thu nhập từ trồng lúa ở 2 đồng bằng lớn ở Việt nam 18
Bảng 3. Một số đặc điểm chính của các mô hình nghiên cứu 33
Bảng 4. Quy mô và sự thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ (%) 34
Bảng 5. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước. 35
Bảng 6. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH 36
Bảng 7. Tình trạng manh mún ruộng đất của các mô hình trước DĐĐT 36
Bảng 8. Thu nhập của xã Nam cường sau 2 năm chuyển đổi 43
Bảng 9. Dự kiến 2 phương pháp chia đất 48
Bảng 10. Những thắc mắc của người dân và quan điểm của Đảng và chính quyền 57
Bảng 11. Những hạn chế khi chia đất năm 1993 theo nghị định 64/CP 58
Bảng 12. Kinh phí sử dụng của các mô hình 65
Bảng 13. Phân chia các khoản chi phí (%tổng chi phí hoạt động DĐĐT) 66
Bảng 14. Một số kết quả chính sau DĐĐT ở các mô hình 68
Bảng 15. Chiến lược và mục tiêu chính sách DĐĐT ở các địa phương 72
Bảng 16. Mục tiêu của DĐĐT theo đánh giá của các tác nhân 74
Bảng 17. Diện tích đất nông nghiệp trước và sau DĐĐT 77
Bảng 18. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau dồn điền đổi thửa 78
Bảng 19. Tỷ lệ đất công điền sau DĐĐT ở các xã 80
Bảng 20. Đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các điểm điều tra 86
Bảng 21. Diện tích lúa bình quân/khẩu tại các xã trước và sau DĐĐT 88
Bảng 22. Mức chi phí trên 1 sào lúa giữa trước và sau DĐĐT ở Mỹ thọ 88
Bảng 23. ảnh hưởng của DĐĐT đến đầu tư sản suất lúa ở Ngũ kiên 89
Bảng 24. So sánh chi phí và HQSX Ngô giữa Ngũ kiên và Vân xuân 90
Bảng 25. Sự thay đổi cơ cấu ruộng đất của các kiểu hộ ở Thanh xá 92
Bảng 26. Sự thay đổi cơ cấu ruộng đất giữa các kiểu hộ ở Mỹ thọ, Hà nam 92
Bảng 27. Đầu tư và thu nhập/sào của cây vải thiều trong các kiểu hộ 94
Bảng 28. Diện tích và thu nhập từ vườn của accs kiểu hộ ở xã Thanh Xá 94
Bảng 29. Mức đầu tư và thu nhập từ nuôi tôm ở xã Nam cường, Thái Bình 95
Bảng 30. Sự thay đổi của cơ cấu thu nhập trước và sau DĐĐT 96
Bảng 31. Mức tăng thu nhập của các kiểu hộ ở các xã 99
Bảng 32. Tình hình trao đổi ruộng đất ở Mỹ thọ trước và sau DĐĐT 103
Bảng 33. Tình hình trao đổi ruộng đất của các nông hộ 104
Bảng 34. ý kiến đánh giá của nông dân về DĐĐT (trường hợp Quốc tuấn)
Bảng 35. Các khó khăn của các nhóm tác nhân trong DĐĐT 114
“Khái niệm DĐĐT (Group of land, trong tiếng Anh và Remenbrement des teres, trong tiếng Pháp) là việc tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành các mảnh ruộng nhỏ. Có 2 cơ chế chủ yếu để thực hiên DĐĐT, Một là để cho thị trường ruộng đất, và các nhân tố phi tập trung tham gia vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế nay vận hành tốt hơn. Hai là thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại ruộng đất, thực hiện các quy hoạch có chủ định. Theo cách này, các địa phương đều xác định là DĐĐT sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối với ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện quá trình này có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nông dân hưởng lợi khác nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã hội khác nhau”
Những Người thực hiện :
1. Lê Đức Thịnh Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, Viện KHKTNN VN
2. Đinh Đức Tuấn Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, Viện KHKTNN VN
3. An Đăng Quyển Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, Viện KHKTNN VN
4. Lê Sơn Thành Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, Viện KHKTNN VN
5. Bạch Trung Hưng Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, Viện KHKTNN VN
Các chữ viết tắt trong báo cáo:
CĐCCCT
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
CCCT
Cơ cấu cây trồng
Cây VĐ
Cây vụ đông
DĐĐT
Dồn điền đổi thửa
Đất CT
Đất canh tác
HQKT
Hiệu quả kinh tế
NTTS
Nuôi trồng thuỷ sản
ND
Nông dân
Cây AQ
Cây ăn quả
TB
Trung bình
ĐDH
Đa dạng hóa
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
Phần I: Tổng quan
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Công cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam ở những năm đầu thập kỷ trước đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội cho đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực là chủ yếu, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chúng ta đã vươn lên và trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản... Thu nhập và đời sống của người dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể, đặc biệt ở nông thôn... Đóng góp vào thành quả to lớn trên không thể không kể đến các chính sách về ruộng đất của Đảng và Nhà nước đã ban hành trong quá trình đổi mới vừa qua.
Quá trình chuyển quyền sử dụng ruộng đất tập thể từ hợp tác xã sang cho các hộ nông dân cá thể với thời hạn sử dụng lâu dài đã tạo điều kiện cơ bản để tái thiết lập một nền nông nghiệp gia đình hiệu quả hơn. Luật đất đai năm 1993 đã thực hiện phương châm công bằng xã hội chủ yếu bằng cách chia đều ruộng đất tính trên một khẩu cho các gia đình. Như vậy mỗi hộ nông dân đều có phần trên những mảnh ruộng xấu, ruộng tốt, ruộng xa cũng như ruộng gần. Cuộc cải cách ruộng đất này đã có tác dụng lớn trong việc khai thác nguồn lực (lao động sẵn có ở nông thôn), khuyến khích nông dân sản xuất, tăng cường an ninh lương thực đặc biệt đối những vùng có bình quân ruộng đất trên đầu người thấp như vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Tuy nhiên, sự phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như trên cũng thể hiện những hạn chế, nó gây nên tình trạng manh mún ruộng đất ở nông thôn. Khái niệm manh mún ruộng đất trong nông nghiệp được hiểu trên 2 khía cạnh : Một là, sự manh mún về ô thửa đối với một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ), một hộ có nhiều mảnh ruộng với kích thước/một mảnh thường tương đối nhỏ. Hai là, sự manh mún thể hiện về quy mô đất đai trên một đơn vị sản xuất, diện tích ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác. Cả 2 kiểu manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các quy trình kỹ thuật đồng nhất của một loại hình canh tác nào đó trong sản xuất. Ngoài ra tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quy hoạch, quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
ở Việt nam, tình trạng manh mún ruộng đất diễn ra khá phổ biến đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nơi mật độ dân số rất cao đạt trên 1100 người/km2 (năm 2001). Để giải quyết tình trạng manh mún ruộng đất yêu cầu phải giải quyết được cả 2 kiểu manh mún ruộng đất đề cập ở trên. Tuy nhiên, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất do tăng quy mô đất đai đối với một đơn vị sản xuất (hộ nông dân) là một giải pháp tương đối phức tạp nó liên quan đến nhiều vấn đề như khả năng rút lao động ra khỏi nông nghiệp, chiến lược phát triển nông nghiệp ở mỗi vùng, vấn đề thể chế ruộng đất...Vì vậy, có thể khắc phục được tình trạng manh mún về ô thửa bằng cách dồn điền đổi thửa mà một số địa phương đã và đang làm.
Khái niệm dồn điền đổi thửa, trên thực tế xuất hiện ngay từ khi thực hiện việc chia ruộng đất cho nông dân theo tinh thần Nghị định 64 CP của chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 1993. Huyện Hải hậu (Nam định) là một trong những huyện ý thức được những nhược điểm của sự manh mún về ô thửa nên đã thực hiện việc đánh giá ruộng đất, quy gọn các vùng trước khi chia ruộng cho các nông hộ. Nên mỗi hộ trung bình chỉ có từ 3 đến 5 mảnh. Một số nơi khác như ở Chương mỹ (Hà tây), Văn giang (Hưng yên), từ những năm 1997 đến 1998 nông dân đã tự bàn bạc để quy vùng đổi ruộng cho nhau nhằm tăng kích thước các ô thửa (trồng một số cây trồng hàng hoá như cây ăn quả, rau...). Vài ba năm gần đây, phong trào dồn điền đổi thửa phát triển rộng rãi ở ĐBSH. Một số tỉnh đã triển khai làm thử, thậm chí đã ra nghị quyết và chính sách riêng (ví dụ như tỉnh Hưng yên, Thái Bình...) để triển khai việc dồn điền đổi thửa giữa các hộ nông dân.
Tuy nhiên, việc dồn điền đổi thửa đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ, nhưng cũng có những địa phương đã thất bại khi triển khai. Điều này đã xảy ra ngay trong một huyện cũng có xã thành công và xã không thành công, thậm chí trong cùng một xã có những làng thực hiện được còn làng khác lại không. Mặt khác, mức độ thành công ở các địa phương cũng khác nhau. một số nơi tình trạng manh mún về ô thửa cơ bản đã được giải quyết. Số mảnh ruộng trung bình/hộ đã giảm từ 10 mảnh xuống còn 2 đến 3 mảnh. Diện tích một mảnh tăng gấp đôi, gấp 3, nhưng có những nơi số mảnh/hộ hầu như thay đổi không đáng kể sau khi đã thực hiện dồn điền đổi thửa. Lại có nơi công việc thực hiện diễn ra nhanh chóng chỉ trong một vài tháng thậm chí vài tuần, nhưng có nơi diễn ra cả năm đã gây nên sự tốn kém. Vậy tại sao lại có hiện tượng trên?
Sự bất cập trên có thể do nhiều nguyên nhân nhưng theo chúng tôi là: (1) Việc dồn điền đổi thửa đã không tính đến nhu cầu thực tế của nông dân, nhiều nơi còn chủ quan nặng về hình thức. Không phải bất cứ sản xuất cây trồng nào cũng cần phải dồn ruộng giống nhau, quy mô mảnh ruộng chuyển sang trồng vải khác với quy mô mảnh ruộng từ lúa chuyển sang trồng rau... Tóm lại là chúng ta còn thiếu những nghiên cứu thực tiễn. (2) Vấn đề ruộng đất là vấn đề phức tạp không đơn giản chỉ làm thế nào để tăng được hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Các mối quan hệ ruộng đất không phải đơn giản chỉ là mối quan hệ giữa con người với ruộng đất mà nó là mối quan hệ của con người với con người thông qua vấn đề ruộng đất. Vì thế một chính sách về ruộng đất luôn phải tính đến những vấn xã hội, tính đến sự phức tạp của những trò chơi của các tác nhân khác nhau trong nông thôn. (3) Việc thực hiện còn thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng cả về con người và phương tiện hỗ trợ. Thực tế cho thấy có thể chỉ vì một sự thiếu rõ ràng, thiếu dân chủ sẽ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc làm cản trở công việc. Không thể vì một lí do nào đó mà sự dân chủ trong bàn bạc thảo luận của những người dân lại không được tôn trọng, cần phát huy tối đa sáng kiến người dân. Cần phê phán cách suy nghĩ phiến diện cho rằng chỉ cần một mô hình, một cách làm duy nhất là có thể thực hiện được công tác dồn điền đổi thửa. Hay cũng cần phê phán cách nghĩ đơn giản là vấn đề dồn điền đổi thửa chỉ giới hạn trong lí do về kinh tế mà quên đi những tác động về mặt xã hội. Cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết lại các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phương ở đồng bằng sông Hồng đã thực hiện việc dồn điền đổi thửa. Điều này cho phép chúng ta đưa ra những khuyến cáo hữu ích cho các địa phương khác thực hiện.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi khẳng định một lần nữa quan điểm thống nhất về sự cần thiết nghiên cứu đối với đề tài “Nghiên cứu thực tiễn dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng”
1.2 nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
Khái niệm ruộng đất manh mún trong nông nghiệp cần được hiểu trên 2 khía cạnh: Một là, sự manh mún về mặt ô thửa trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ của các mảnh ruộng này không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Hai là, sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác. Cả 2 kiểu manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là khả năng cơ giới hoá và thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp kém hiệu quả. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quy hoạch sản xuất và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai... Vì thế mà người ta luôn tìm cách để khắc phục tình trạng này.
Tuy nhiên, tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi và nhiều nước khác nhau trên thế giới và cả ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún cũng rất đa dạng: Nó có thể là do đặc điểm về mặt phân bố địa lí, do sức ép gia tăng dân số... nhưng cũng có thể có nguyên nhân về mặt xã hội như tính chất tiểu nông của nền sản xuất còn kém phát triển, đặc diểm tâm lí của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội, hoặc sự quản lí lỏng lẻo kém hiệu quả cuả công tác địa chính... Muốn giải quyết triệt để tình trạng này đòi hỏi phải có những hiểu biết cụ thể về các nguyên nhân của vấn đề này.
Châu á nói chung và vùng Đông - Nam á nói riêng trong đó có Việt nam là nơi có tình trạng ruộng đất khá manh mún. ở Đài loan sau năm 1949 dân số đã tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra. Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch đã thực hiện cải cách ruộng đất theo ngyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân. Điêù này đã tạo điều kiện cho ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, trên hòn đảo này đã có đến 679 ngàn trang trại với quy mô là 1.29 ha/một trang trại. Đến năm 1991 số trang trại đã lên đến 823 256 trang trại và quy mô chỉ còn 1,08 ha/trang trại. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang gia đình nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... Nhưng do đặc điểm của người Đài loan là coi ruộng đất là tiêu trí để đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường ruộng đất nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ mặc dù đã có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp. Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài loan công bố Luật phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phuơng thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, có nghĩa là nhà nước công nhận sự chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ khác nhưng chủ ruộng cũ vẫn được thừa nhận quyền sở hữu. ước tính đã có tới trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô sản xuất các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp. Nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất.
Đồng bằng Java của Inđônêsia cũng là nơi có tình trạng manh mún về ruộng đất. Mật độ dân số của đồng bằng này thậm trí còn cao hơn cả ĐBSH của chúng ta. Năm 1963, số trang trại có quy mô ruộng đất nhỏ hơn 0.5 ha chiếm đến trên 52% trong tổng số 7.9 triệu nông hộ ở đây, trang trại có từ 0.5 đến 1.0 ha chiếm 27%, loại trang trại có 4 đến 5 ha chỉ có 0.4%. Trong khi đó 40% số trang trại là người đi thuê chứ không phải là chủ đất (JL Maurer, 1986). Tình trạng này đã ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của cuôc cách mạng xanh thời đó. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Hayami và Kikuchi năm1981 cho thấy rằng: ở Inđônêsia nói riêng và Đông Nam á nói chung có sự gia tăng về áp lực dân số trên ruộng đất, nhưng sự phân cực giữa các loại nông hộ ít xảy ra, các trang trại quy mô lớn đến hàng chục hecta xuất hiện chỉ là cá biệt, mặc dù số nông dân không có ruộng đất vẫn tăng lên. Và như vậy ruộng đất vẫn không tập trung được vào một số trang trại lớn và chỉ trao đổi giữa các chủ nhỏ. Thậm chí người ta còn thấy quy mô ruộng đi thuê ở tất cả các nhóm hộ đều giảm xuống. Giá ruộng đất (địa tô) thì vẫn tăng lên, nhưng lãi từ việc đầu tư thêm lao động lại giảm xuống. Điều này làm thay đổi một loạt các thể chế ở nông thôn, chủ yếu là sự gia tăng của số hộ cho thuê đất. Như vậy thị trường ruộng đất đã không vận hành hoàn toàn theo logic về mặt kinh tế.
ở khía cạnh khác đồng bằng Chao phraya của Thái lan có sức ép về dân số thấp hơn. Quá trình phân nhỏ ruộng đất tuy chưa đến mức quá manh mún nhưng nó lại có một nguyên nhân khác đó chính là việc xây dựng siêu đô thị Băng kok. Một sự phát triển theo chiều thuận là công nghiệp sẽ rút bớt lao động nông thôn ra thành thị làm cho quy mô ruộng đất nông nghiêp tăng lên. Tuy nhiên ở Chao phraya lại khác, cách đây khoảng 120 năm vùng này dân cư vẫn còn thưa thớt, cả vùng có đến 2 triệu ha đất nhưng dân cư chỉ có khoảng trên 300 ngàn người. Nhưng sự bắt đầu xây dựng đô thị khổng lồ Băng kok kể từ vài chục năm gần đây đã làm cho dân số vùng tăng nhanh bình quân 3% năm. Đất nông nghiệp mất đi trung bình 1%năm kể từ năm 1970 trở lại đây. Các trang trại bị chia nhỏ giảm dần về quy mô ruộng đất. Trung bình một hộ năm 1950 có 4.8 ha đến năm 1963 còn 4.5 ha, năm 1978 là 4.1 ha và 15 năm sau, năm 1993, chỉ còn 3.5 ha. Sự giảm quy mô trung bình ruộng đất ở Thái lan một phần nữa còn được giải thích bởi sự chia đều ruộng đất cho con cái thừa kế và sự chậm tiến bộ về mặt công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Giai đoạn 20 năm từ 1955 đến 1975 là giai đoạn giá nông sản (lúa) khá thấp, công nghệ sản xuất “bão hoà” (Molle và Srijant, 2000) không khuyến khích được tập trung ruộng đất. Trên thực tế, giá nông sản thấp và sự bần cùng hoá nông dân luôn