Lý do chọn đềtài:
Kinh tếthếgiới đang trải qua những bước phát triển mới, hình thức thanh toán
điện tửđang ngày càng được ưa chuộng. Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với hệ
thống thanh toán điện tửtrong khoảng mười năm trởlại đây. Nhưng có sựkhông đồng
nhất giữa hệthống thanh toán điện tửcủa Việt Nam và thếgiới. Đặc biệt là sựxuất
hiện của trang thanh toán trung gian Nganluong.vn đã mởra bước ngoặt mới cho sự
phát triển này. Chính vì những lý do trên chúng em quyết định chọn đềtài: Nghiên
cứu thực trạng hệthống thanh toán điện tửViệt Nam và kiến nghịgiải pháp phát triển
trang web Nganluong.vn.
o Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hệthống thanh toán điện tửViệt Nam so với thếgiới
Tìm ra những khó khăn mà cổng thanh toán trực tuyến Nganluong.vn đang gặp
phải
Đềra một sốgiải pháp phát triển hệthống thanh toán điện tửViệt Nam nói
chung và trang web Nganluong.vn nói riêng.
o Phương pháp nghiên cứu
Phân tích định tính, phân tích định lượng, Phân tích dữliệu, tìm kiếm thông tin
o Nội dung nghiên cứu
Các khái niệm và thực trang hệthống thanh toán không sửdụng tiền mặt trên
thếgiới và tại Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệthống thanh toán không sửdụng tiền mặt tại Việt
Nam và phân tích một trường hợp cụthểnganluong.vn.
Đềra các kiến nghịvà biện pháp đểphát triển cho trang web nganluong.vn nói
riêng và hệthống thanh toán không sửdụng tiền mặt của Việt Nam nói chung.
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3056 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam và kiến nghị giải pháp phát triển trang Web nganluong.vn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”
TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG WEB
NGANLUONG.VN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
o Lý do chọn đề tài:
Kinh tế thế giới đang trải qua những bước phát triển mới, hình thức thanh toán
điện tử đang ngày càng được ưa chuộng. Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với hệ
thống thanh toán điện tử trong khoảng mười năm trở lại đây. Nhưng có sự không đồng
nhất giữa hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt là sự xuất
hiện của trang thanh toán trung gian Nganluong.vn đã mở ra bước ngoặt mới cho sự
phát triển này. Chính vì những lý do trên chúng em quyết định chọn đề tài: Nghiên
cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam và kiến nghị giải pháp phát triển
trang web Nganluong.vn.
o Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam so với thế giới
Tìm ra những khó khăn mà cổng thanh toán trực tuyến Nganluong.vn đang gặp
phải
Đề ra một số giải pháp phát triển hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam nói
chung và trang web Nganluong.vn nói riêng.
o Phương pháp nghiên cứu
Phân tích định tính, phân tích định lượng, Phân tích dữ liệu, tìm kiếm thông tin
o Nội dung nghiên cứu
Các khái niệm và thực trang hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt trên
thế giới và tại Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Việt
Nam và phân tích một trường hợp cụ thể nganluong.vn.
Đề ra các kiến nghị và biện pháp để phát triển cho trang web nganluong.vn nói
riêng và hệ thống thanh toán không sử dụng tiền mặt của Việt Nam nói chung.
o Đóng góp của đề tài
Đề tài giúp chúng ta thấy được những hạn chế của hệ thống thanh toán điện tử
của Việt Nam để từ đó bắt đầu thay đổi và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn
ii
Bên cạnh đó chúng ta sẽ thấy được nhưng ưu điểm của hệ thống thanh toán
điện tử, và ứng dụng nó trong giao dịch hàng ngày của mình nhằm mang lai hiệu quả
cao nhất.
Trang Nganluong.vn sẽ biết được nguyên nhân mình chưa được mọi người
chon làm phương tiện thanh toán trung gian để từ đó hoạch định những chiến lược phù
hợp với nhu cầu, mong muốn, tâm lý của khách hàng để ngày một phát triển rông rãi
hơn.
o Hướng phát triển của đề tài
Sẽ thực hiện khảo sát ý kiến của một số khách hàng đang sữ dụng
Nganluong.vn và cả những khách hàng chưa từng sử dụng để từ đó có những thông tin
cụ thể giả quyết vấn đề tốt hơn.
Nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử
để cho người dân thấy rằng việc sử dụng thanh toán điện tử là an toàn và được pháp
luật bảo vệ.
iii
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................... i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ............ 1
1. Khái niệm ............................................................................................................................... 1
1.1. Các hệ thống thanh toán điện tử. ................................................................................... 1
1.1.1. Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng ................................ 1
1.1.2. Hệ thống thanh toán điện tử đa ngân hàng............................................................. 1
1.1.3. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT ......................................... 1
1.1.4. Hệ thống ngân hàng điện tử và dịch vụ E-Banking ................................................... 2
1.2. Đặc điểm của hệ thống thanh toán điện tử:.................................................................... 3
1.3. Ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử ..................................................................... 3
1.3.1. Ưu điểm: ................................................................................................................ 3
1.3.1.1. Đối với thương mại điện tử: ................................................................................ 3
1.3.1.2. Đối với ngân hàng: .............................................................................................. 4
1.3.1.3. Đối với khách hàng: ............................................................................................ 6
1.3.2. - Nhược điểm: ........................................................................................................ 6
2. Các phương tiên thanh toán trong thương mại điện tử .......................................................... 7
2.1. Thẻ thanh toán ............................................................................................................... 7
2.1.1. Đặc điểm của thẻ thanh toán .................................................................................. 7
2.1.2. Phân loại thẻ thanh toán ........................................................................................ 8
2.1.3. Các dịch vụ thanh toán bằng thẻ ............................................................................. 9
2.2. Séc điện tử: .................................................................................................................... 9
2.3. Ví tiền điện tử: ............................................................................................................. 10
3. Một số mô hình TTĐT:.......................................................................................................... 11
3.1. Thanh toán bằng thẻ tín dụng ...................................................................................... 11
3.2. Thanh toán bằng thẻ truyền thống offline. ................................................................... 12
3.3. Thanh toán theo dạng đặt hàng qua thư (Mail-Order) .................................................. 12
3.4. Thanh toán trực tuyến .................................................................................................. 12
3.5. Cổng thanh toán điện tử: ............................................................................................. 15
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ................................................... 16
1. Pháp .................................................................................................................................... 16
iv
2. Mỹ ....................................................................................................................................... 18
3. Trung Quốc .......................................................................................................................... 20
4. Việt Nam .............................................................................................................................. 23
4.1. Đánh giá chung:............................................................................................................ 23
4.2. Thực trạng:................................................................................................................... 25
4.2.1. Tình hình phát triển thẻ thanh toán từ năm 2004 - 2010: ...................................... 25
4.2.1.1. Năm 2004: ........................................................................................................ 25
4.2.1.2. Năm 2005: ........................................................................................................ 26
4.2.1.3. Năm 2006: ........................................................................................................ 27
4.2.1.4. Năm 2007 ......................................................................................................... 28
4.2.1.5. Năm 2008 ......................................................................................................... 31
4.2.1.6. Năm 2009 ......................................................................................................... 31
4.2.1.7. Năm 2010 ......................................................................................................... 32
4.2.2. Tình hình phát triển thanh toán thông qua check: ................................................. 33
4.2.2.1. Nguyên nhân việc thanh toán bằng séc không phổ biến tại Việt Nam: ............... 35
4.2.3. Tình hình phát triển thanh toán thông qua ví điện tử: ........................................... 36
4.2.4. Tình hình phát triển thanh toán thông qua cổng thanh toán điện tử: .................... 38
4.2.4.1. Cổng thanh toán Nganluong.vn ......................................................................... 38
4.2.4.2. Cổng thanh toán VNmart.vn ............................................................................. 40
4.2.4.3. Cổng thanh toán Payoo.vn ................................................................................ 41
4.2.4.4. Cổng thanh toán OnePay .................................................................................. 41
4.2.4.5. Cổng thanh toán Baokim.vn .............................................................................. 42
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THANH TOÁN
ĐIỆN TỬ TẠI VIÊT NAM .................................................................................... 43
1. Môi trường xã hội ................................................................................................................ 43
2. Thói quen sử dụng tiền mặt ................................................................................................. 45
3. Vấn đề an toàn khi sử dụng thanh toán trực tuyến............................................................... 45
4. Cơ sở nhân lực ..................................................................................................................... 47
5. Cơ sở công nghệ .................................................................................................................. 48
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU WEBSITE TRUNG GIAN THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ THÀNH CÔNG TẠI NƯỚC NGOÀI (PAYPAL) VÀ VIỆT NAM
(NGANLUONG.VN), ĐỀ RA CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO
NGANLUONG.VN ................................................................................................. 50
1. Sự phát triển của Paypal ...................................................................................................... 50
v
2. Ngân lượng .......................................................................................................................... 52
3. Sự hợp tác của Paypal và Nganluong.vn ............................................................................... 53
4. Hướng đi cho Nganluong.vn ................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 57
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm
Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là việc thanh toán tiền qua thông điệp
điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt.
Theo cách hiểu như trên, thanh toán điện tử (TTĐT) là hệ thống thanh toán dựa
trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc thanh toán được thực hiện qua máy tính và
mạng máy tính, nối mạng với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán. Việc chuyển
những chứng từ bằng giấy thành những “chứng từ điện tử” đã làm cho khoảng cách
giữa các đơn vị thành viên được thu hẹp lại như trong cùng một ngân hàng, giúp cho
quá trình thanh toán nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chu chuyển vốn của khách
hàng và nền kinh tế.
1.1. Các hệ thống thanh toán điện tử.
1.1.1. Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng
Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng (hệ thống thanh
toán điện tử nội bộ) là nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán cho các khách hàng trong
cùng hệ thống, chuyển vốn giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng, do đó, không
làm thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng. Việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh
toán được thực hiện thông qua mạng máy tính trong nội bộ ngân hàng.
1.1.2. Hệ thống thanh toán điện tử đa ngân hàng
Thanh toán điện tử đa ngân hàng là hệ thống thanh toán giữa hai hay nhiều
ngân hàng thương mại (NHTM) hay chi nhánh NHTM trong và ngoài hệ thống, trên
cùng địa bàn hoặc khác địa bàn. Hệ thống này được thể hiện dưới hai hình thức: thanh
toán song biên giữa hai ngân hàng thương mại và thanh toán điện tử liên ngân hàng.
1.1.3. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT
SWIFT là từ viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication. Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại
2
Brucxen. Tổ chức này hoạt động không vì lợi nhuận, cung cấp cho các Ngân hàng
thành viên một mạng riêng để chuyển giao dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Mục đích
hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn,
nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng. Mọi thông tin của
SWIFT đều được mã hoá mà chỉ những người có phận sự mới nắm được.
1.1.4. Hệ thống ngân hàng điện tử và dịch vụ E-Banking
Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại,
mạng không dây và các phương tiện điện tử khác. Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại
dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường
mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết
hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ
truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối
mới.
Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một
kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu
sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và thuận
tiện. Sau rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện
tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau đây:
ngân hàng tại nhà (home-banking); Internet-banking; ngân hàng tự động qua điện
thoại (Phone-banking, mobile banking); ngân hàng qua mạng không dây (Wireless-
banking).
Internet Banking: Là kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho
khách hàng.Ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần với 1 máy tính có kết nối với internet thì khách
hàng có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hoặc thực
hiện được những dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp.
Home Banking: Cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển
khoản, gửi lệnh thanh toán tại nhà, văn phòng công ty, đi công tác …hay bất kỳ nơi
đâu mà có thể kết nối được với Internet mà không cần phải đến ngân hàng.
3
Phone Banking: Dịch vụ này mang đến cho khách hàng những tiện ích mọi lúc,
mọi nơi có dùng điện thoại cố định hoặc di động để có thể nghe được các thông tin về
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hay thông tin về giao dịch trên tài khoản của mình thông
qua hệ thống trả lời tự động 24/24.
Mobile Banking: Là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn
dịch vụ có liên kết với ngân hàng, chuyển khoản, kiểm tra thông tin số dư, liệt kê giao
dịch tài khoản, thông tin về tỷ giá, lãi suất… thông qua đặc điểm, chứng năng sử dụng
của điện thoại di động.
1.2. Đặc điểm của hệ thống thanh toán điện tử:
Khả năng có thể chấp nhận được: Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của
việc thanh toán phải được công nhận rộng hơn, môi trường pháp l í đầy đủ, đảm bảo
quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng ở các ngân hàng
cũng như tại các tổ chức thanh toán phải đồng bộ.
An toàn và bảo mật: Do các dịch vụ thực hiện trên mạng Internet được cung
cấp toàn cầu nên cần đảm bảo khả năng chống lại sự tấn công để tìm kiếm hay điều
chỉnh thông tin mật, thông tin cá nhân, các thông điệp được gửi đi.
Khả năng có thể hoán đổi: Tiền số có thể chuyển thành tiền mặt hay chuyển từ
quỹ tiền điện tử về tài khoản cá nhân hoặc từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử,
séc thật. Tiền số bằng ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ
giá tốt nhất.
Hiệu quả, tiện lợi, dễ sử dụng: Chi phí cho mỗi giao dịch rất nhỏ, đặc biệt với
những giao dịch giá trị thấp.
Tính linh hoạt, hợp nhất và tin cậy: Cung cấp nhiều phương thức thanh toán
tiện lợi cho mọi đối tượng với giao diện thống nhất theo từng ứng dụng và tránh
những sai sót không đáng có.
1.3. Ưu và nhược điểm của thanh toán điện tử
1.3.1. Ưu điểm:
1.3.1.1. Đối với thương mại điện tử:
4
v Hoàn thiện phát triển thương mại điện tử:
Xét trên nhiều phương diện, thanh toán điện tử là nền tảng của các hệ thống
thương mại điện tử. Sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng
khác cung cấp trên internet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này. Do vậy,
việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử, để thương
mại điện tử được theo đúng nghĩa của nó – các giao dịch hoàn toàn qua mạng, người
mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhân của mình để mua hàng, các doanh nghiệp
có những hệ thống xử lí tiền số tự động. Một khi thanh toán trong thương mại điện tử
an toàn, tiện lợi, viêc phát triển thương mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu
với dân số đông đảo và không ngừng tăng lên của mạng Internet.
v Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa:
Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu
thông tiền tệ và hàng hóa. Người bán có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do
đó có thể yên tâm tiến hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư,
tiếp tục sản xuất, nhanh, an toàn….Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán
nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so
với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói
quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
v Hiện đại hóa hệ thống thanh toán:
Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa,
không chỉ thõa mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua
hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí
giao dịch bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn. Tiền số hóa không chiếm
một không gian hữu hình nào mà có thể chuyển một nửa vòng trái đất chỉ trong chớp
mắt bằng thời gian của anh sang. Đây sẽ là một cơ cấu tiền tệ mới, một mạng tài chính
hiện đại gắn liền với mạng Internet.
1.3.1.2. Đối với ngân hàng:
v Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh:
Giảm chi phí văn phòng do thời gian tác nghiệp được rút ngắn, chuẩn hóa các
thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lí chứng từ.
5
Giảm chi phí nhân viên: một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24/24 giờ và
tương đương một chi nhánh ngân hàng truyền thống.
Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: thông qua Internet/web ngân
hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới (internet banking) và thu hút thêm nhiều
khách hàng giao dịch thường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
Mở rộng thị trường thông qua Internet: thay vì mở nhiều chi nhánh ở các nước
khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Inetrnet banking để mở rộng phạm vi cung cấp
dịch vụ.
v Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm:
“Ngân hàng điện tử” với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho phép tiến
hành những giao dịch bán lẻ với tốc độ cao và liên tục. Các ngân hàng có thể cung cấp
thêm các dịch vụ mới cho khách hàng như “ phone banking”, “ home banking”,
“Internet banking”, chuyển, rút tiền, thanh toán tự động….
v Nâng cao năng