1. Lí do nghiên cứu.
Chính sách nhà nước đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế nói chung và lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích số lượng lớn doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất và chế biến lâm sản phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nói riêng đã và đang tiếp tục vận hành theo sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường và ngành hàng lâm sản xuất khẩu đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Trong khi đó Việt Nam đã bắt đầu quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA và đang trong lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hội nhập khu vực và thế giới đem lại nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế trong nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm cho các sản phẩm của Việt Nam có thể tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm lâm sản của Việt Nam có cơ hội thâm nhập các thị trường như Nhật Bản, Châu Âu hoặc các thị trường mới như Mỹ một cách mạnh mẽ với việc rỡ bỏ các rào cản thương mại và các thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì việc hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho nền kinh tế nói chung và ngành chế biến lâm sản xuất khẩu nói riêng. Các sản phẩm lâm sản của Việt Nam phải tuân thủ một cách chặt chẽ các các quy định về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn môi trường do các nước tiêu thụ quy định, phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu đồ gỗ mạnh trong khu vực. Trong khi ngành chế biến lâm sản xuất khẩu của chúng ta còn bộc lộ nhiều khó khăn chưa giải quyết được như khó khăn về nguồn nguyên liệu, về thông tin thị trường quốc tế, về công nghệ và vấn đề thương hiệu.v.v.
Do những khó khăn trên nên ngành chế biến lâm sản xuất khẩu của Việt Nam mặc dù được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh hơn các nước khác trong khu vực nhưng thị phần của hàng lâm sản xuất khẩu nước ta tới các thị trường còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Thị trường lâm sản xuất khẩu vẫn đang được coi là một thị trường giàu tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được, nếu như chúng ta khắc phục được những khó khăn trên thì kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này có khả năng tăng mạnh hơn nữa trong tương lai.
Để khắc phục những khó khăn trên thì việc hoạch định chính sách tạo sự phát triển chiến lược cho ngành là hết sức quan trọng và cần thiết, điều này sẽ tạo sự phát triển cân đối, ổn định và bền vững cho ngành chế biến lâm sản xuất khẩu trong tương lai. Do yêu cầu cấp thiết của quá trình xây dựng chiến lược phát triển cho ngành đòi hỏi những thông thông tin cập nhật, chính xác về thị trường và sản xuất của từ các doanh nghiệp nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á"
2. Câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu: thực tiễn vấn đề nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi như sau:
- Tình hình thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á hiện nay như thế nào.
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu nói chung và Công ty Bắc Á nói riêng.
- Nhu cầu thị trường xuất khẩu ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu của Công ty Bắc Á.
Mục tiêu nghiên cứu: Những câu hỏi trên đặt ra cho người nghiên cứu rất nhiều mục tiêu cần thực hiện, nhưng do tính ứng dụng thực tiễn của khoá luận nên tôi chỉ tập trung vào ba mục tiêu chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng thị trường và sản xuất chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu của Công ty Bắc Á.
- Phân tích vai trò ảnh hưởng của các chính sách hiện hành tới tình hình thị trường và sản xuất của Công ty Bắc Á hiện nay và trong tương lai.
- Đề xuất được các ý kiến khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng lâm sản xuất khẩu.
3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
- Thị trường xuất khẩu lâm sản của Công ty Bắc Á trong những năm gần đây.
- Tình hình sản xuất chế biến lâm sản của Công ty.
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu và rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan tới ngành hàng lâm sản xuất khẩu.
- Thực trạng thị trường và tình hình sản xuất chế biến lâm sản của Công ty.
- Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đang triển khai trong thực tiễn đến thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu của Công ty.
- Đề xuất khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển thị trường và sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu, kế thừa tài liệu.
+ Sử dụng các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các tạp chí và các thông tin báo cáo của các bộ, các ngành.
+ Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các khoá luận có liên quan.
+ Sử dụng các báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Điều tra khảo sát thực tế để thu thập thông tin, số liệu về tình hình thị trường và sản xuất của Công ty.
- Sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế để tổng hợp và phân tích các số liệu thông tin thu thập được.
- Sử dụng phương pháp phân tích chính sách để đánh giá tác động của các chính sách.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và những người có kinh nghiệm.
5.Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Thu thập số liệu liên quan trong 3 năm từ 2002 - 2004.
77 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại công ty Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do nghiên cứu.
Chính sách nhà nước đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế nói chung và lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích số lượng lớn doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất và chế biến lâm sản phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nói riêng đã và đang tiếp tục vận hành theo sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường và ngành hàng lâm sản xuất khẩu đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Trong khi đó Việt Nam đã bắt đầu quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA và đang trong lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hội nhập khu vực và thế giới đem lại nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế trong nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm cho các sản phẩm của Việt Nam có thể tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm lâm sản của Việt Nam có cơ hội thâm nhập các thị trường như Nhật Bản, Châu Âu hoặc các thị trường mới như Mỹ một cách mạnh mẽ với việc rỡ bỏ các rào cản thương mại và các thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì việc hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho nền kinh tế nói chung và ngành chế biến lâm sản xuất khẩu nói riêng. Các sản phẩm lâm sản của Việt Nam phải tuân thủ một cách chặt chẽ các các quy định về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn môi trường do các nước tiêu thụ quy định, phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu đồ gỗ mạnh trong khu vực. Trong khi ngành chế biến lâm sản xuất khẩu của chúng ta còn bộc lộ nhiều khó khăn chưa giải quyết được như khó khăn về nguồn nguyên liệu, về thông tin thị trường quốc tế, về công nghệ và vấn đề thương hiệu..v.v.
Do những khó khăn trên nên ngành chế biến lâm sản xuất khẩu của Việt Nam mặc dù được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh hơn các nước khác trong khu vực nhưng thị phần của hàng lâm sản xuất khẩu nước ta tới các thị trường còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Thị trường lâm sản xuất khẩu vẫn đang được coi là một thị trường giàu tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được, nếu như chúng ta khắc phục được những khó khăn trên thì kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này có khả năng tăng mạnh hơn nữa trong tương lai.
Để khắc phục những khó khăn trên thì việc hoạch định chính sách tạo sự phát triển chiến lược cho ngành là hết sức quan trọng và cần thiết, điều này sẽ tạo sự phát triển cân đối, ổn định và bền vững cho ngành chế biến lâm sản xuất khẩu trong tương lai. Do yêu cầu cấp thiết của quá trình xây dựng chiến lược phát triển cho ngành đòi hỏi những thông thông tin cập nhật, chính xác về thị trường và sản xuất của từ các doanh nghiệp nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á"
2. Câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu: thực tiễn vấn đề nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi như sau:
- Tình hình thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á hiện nay như thế nào.
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu nói chung và Công ty Bắc Á nói riêng.
- Nhu cầu thị trường xuất khẩu ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu của Công ty Bắc Á.
Mục tiêu nghiên cứu: Những câu hỏi trên đặt ra cho người nghiên cứu rất nhiều mục tiêu cần thực hiện, nhưng do tính ứng dụng thực tiễn của khoá luận nên tôi chỉ tập trung vào ba mục tiêu chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng thị trường và sản xuất chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu của Công ty Bắc Á.
- Phân tích vai trò ảnh hưởng của các chính sách hiện hành tới tình hình thị trường và sản xuất của Công ty Bắc Á hiện nay và trong tương lai.
- Đề xuất được các ý kiến khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng lâm sản xuất khẩu.
3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Thị trường xuất khẩu lâm sản của Công ty Bắc Á trong những năm gần đây.
- Tình hình sản xuất chế biến lâm sản của Công ty.
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu và rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan tới ngành hàng lâm sản xuất khẩu.
- Thực trạng thị trường và tình hình sản xuất chế biến lâm sản của Công ty.
- Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đang triển khai trong thực tiễn đến thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu của Công ty.
- Đề xuất khuyến nghị về mặt chính sách nhằm phát triển thị trường và sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu, kế thừa tài liệu.
+ Sử dụng các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các tạp chí và các thông tin báo cáo của các bộ, các ngành.
+ Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các khoá luận có liên quan.
+ Sử dụng các báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Điều tra khảo sát thực tế để thu thập thông tin, số liệu về tình hình thị trường và sản xuất của Công ty.
- Sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế để tổng hợp và phân tích các số liệu thông tin thu thập được.
- Sử dụng phương pháp phân tích chính sách để đánh giá tác động của các chính sách.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và những người có kinh nghiệm.
5.Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Thu thập số liệu liên quan trong 3 năm từ 2002 - 2004.
PHẦN II.
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN XUẤT LÂM SẢN XUẤT KHẨU.
1.THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN QUỐC TẾ.
1.1.Thị trường sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ chủ yếu vẫn là các nước phát triển như các nước Bắc Mỹ (Mỹ), Châu EU và Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản). Thị trường các nước phát triển có lợi thế cơ bản như : Nền kinh tế phát triển ổn định; sức mua của thị trường lớn và nhu cầu tăng liên tục; các thể chế về kinh doanh thương mại tương đối hoàn thiện, hệ thống phân phối tiêu thụ rộng khắp và và năng động.
Theo các chuyên gia thì khuynh hướng tiêu dùng hiện nay của các nước phát triển đang có sự thay đổi theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển. Cụ thể là, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm, nhưng phải có nhãn hiệu thể hiện sự độc đáo cảu sản phẩm với giá cả vừa phải. Cách lựa chọn những sản phẩm này ở mỗi thị trường, mỗi nước có những đặc điểm riêng biệt, không giống nhau.
Thị trường Mỹ : Các nhà nhập khẩu Mỹ cho biết, hàng năm người tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng 75 tỷ USD cho mua sắm các mặt hàng gỗ, trong đó 15 tỷ USD hàng gỗ được cung ứng từ các nhà xuất khẩu nước ngoài. Họ chỉ muốn giao dịch tập trung ở một, hai nhà cung cấp với số lượng lớn, thường sử dụng đồ gỗ có thêm những chi tiết bằng vật liệu khác như kim loại, nhựa, da, vải. Người tiêu dùng Mỹ có tính cách: không chờ đợi lâu, quyết định mua bán nhanh theo ngẫu hứng, không thích các hàng hoá đại chúng dễ bắt chước, chỉ thích các loại hàng mang vẻ độc đáo, thể hiện cá tính của người mua và coi trọng đến giá cả.
Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại Mỹ những năm gần đây không ngừng tăng, ước tính từ 1996 đến năm 2001 nhu cầu này tăng 33,6% (1996: tiêu thụ 23.622 triệu USD, năm 2001: tiêu thụ 31.552 triệu USD). Do trong nước không đáp ứng đủ nên đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ liên tục tăng, từ mức 4.988 triệu USD năm 1996 lên 10.200 triệu USD năm 2001. Nói cách khác, đồ gỗ nhập khẩu hiện chiếm 1/3 thị phần đồ gỗ tại Mỹ.
Những mặt hàng đồ gỗ được tiêu thụ chính: đồ làm từ gỗ (chiếm 44% thị phần) gồm giường ngủ, bàn ăn, đồ gỗ phòng khách, bếp; đồ gỗ nhồi (bọc) chiếm 37,8%, chủ yếu là salông, sôpha; đồ bọc nệm (mattress) chiếm 12,5%; đồ làm từ kim loại chiếm 5,8%, chủ yếu là đồ ngoài trời và nhà bếp, phòng ăn.
Vào năm 1996, Canada là nước dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ, đến năm 2001 Trung Quốc đã nhảy lên vị trí thứ nhất với thị phần 33%, tiếp theo là Canada (18%), Ý (11%), Mexico (7%), Đài Loan (5%). Sản phẩm từ Trung Quốc gồm đồ bằng gỗ và kim loại, của Canada là bằng gỗ và của Ý chủ yếu là loại gỗ bọc da, nệm…
Trong nửa cuối năm 2004 thị phần đồ gỗ nhập khẩu của Mỹ đã có sự thay đổi đáng kể sau khi Bộ thương mại Hoa kỳ điều tra và kết luận Chính phủ Trung Quốc đã tài trợ gần 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ và áp dụng mức thuế chống bán phá giá với các sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc từ ngày 1/5/2004. Mức thuế chống bán phá giá từ 4,9% đến 198% đã làm cho giá của các mặt hàng đồ gỗ Trung Quốc nhập vào Mỹ tăng một cách đáng kể, điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều đơn hàng lớn chuyển từ Trung Quốc sang các nước Châu Á khác đặc biệt là các nước Đông Nam Á nơi có nguồn nhân công rẻ và có ưu thế hơn về giá cả.
Thị trường Châu Âu. Ngành công nghiệp đồ gỗ tại EU là một trong những ngành sản xuất lớn nhất (tổng trị giá 82 tỉ euro năm 2000, tương đương 73 tỉ USD) và chiếm ½ sản lượng đồ gỗ thế giới. Trong đó, Ðức chiếm 27% tổng sản lượng, tiếp theo là Ý, Pháp và Anh. Toàn EU có khoảng 90.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong đó 80.000 cơ sở có dưới 20 nhân công/cơ sở. Những thị trường tiêu thụ đồ gỗ chính là Ðức (32 tỉ euro), Ý (11,3 tỉ euro), Pháp (11,2 tỉ euro), Anh, Tây Ban Nha… Thấp nhất là thị trường Bỉ (2,5 tỉ euro/năm).
Ðồ gỗ được xem là mặt hàng lâu bền, và 70% người dân EU mua đồ gỗ là để thay cho đồ cũ. Sức mua đồ gỗ phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình, và theo tỉ lệ 1,5 ( khi thu nhập tăng 1 thì nhu cầu mua đồ gỗ tăng 1,5 lần). Ngoài ra sức mua này còn phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở, quảng cáo tiếp thị.
Ðồ gỗ EU xuất khẩu tăng trưởng 18% năm 2000 (đạt 9,3 tỉ euro), tuy nhiên nhập khẩu đồ gỗ năm 2000 lên đến 12,3 tỉ USD, tăng nhanh so mức 9,9 tỉ USD năm 1998 và chiếm gần một nửa nhập khẩu đồ gỗ thế giới. Trong đó, đồ làm từ gỗ chiếm gần ½. Ba Lan là nước dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ vào EU (1,3 tỉ USD năm 2000), chiếm 20% tổng nhập khẩu. Tiếp theo là Indonesia (555 triệu USD), Trung Quốc (348 triệu USD, gấp đôi mức 1998), Malaysia (219 triệu USD, tăng 70% so 1998)….
Trong những năm gần đây, khi chất lượng sản phẩm đồ gỗ của các nước Châu Á được nậng cao thì thị phần của ngành sản xuất đồ gỗ ở Châu Âu bị thu hẹp do giá thành sản xuất cao, thị phần đồ gỗ nội thất Châu Âu gần như đang bỏ ngỏ cho hàng nhập khẩu.
Nhìn chung, các nước Ðông Âu và Châu Á chiếm thị phần lớn nhất tại EU. Ðồ gỗ nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng dành cho phòng ngủ và các lĩnh vực khác, trừ đồ gỗ nhà bếp vốn là thế mạnh của các cơ sở tại EU. Ðồ làm từ gỗ cao su chiếm 70% tổng lượng nhập khẩu do có kết cấu mịn, màu sáng, dễ nhuộm màu và xử lý để giống như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ anh đào… Ngoài ra gỗ cao su còn đáp ứng được các quy định về môi trường nghiêm nhặt của Châu Âu.
Những yếu tố mà người tiêu dùng EU quan tâm nhất là chất lượng, tính bền, công năng và tiện lợi. Ngoài ra đồ gỗ làm từ gỗ sồi, gỗ thích, gỗ tếch (giá tị) và các loại gỗ màu đen khác cũng được chuộng do khuynh hướng hoài cổ của người tiêu dùng.
Hiện nay mặt hàng đồ gỗ chưa được EU bảo hộ, nên các yêu cầu về mặt hàng này chưa quá khắt khe, đặc biệt là vấn đề thuế theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập. Song EU cũng đòi hỏi các nước xuất khẩu phải trình Chứng chỉ rừng bền vững (FSC), nhằm thúc đẩy thị trường đồ mộc của các nước trong cộng đồng EU sản xuất từ những vùng nguyên liệu đã được cấp FSC.
Thị trường Nhật Bản. Nhật Bản từ nhiều năm nay là thị trường "ăn hàng" khá lớn của các nước xuất khẩu hàng gỗ chế biến và thủ công mỹ nghệ. Theo Jetro (Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản), nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Nhật đang gia tăng, năm 1998 Nhật nhập khẩu trên 306.000 tấn đồ gỗ trị giá 138 tỷ yên đến năm 2002 con số đã tăng lên gấp đôi. Nếu nói đến đồ nội thất (bao gồm gỗ, mây, kim loại và khác) thì lượng nhập khẩu của Nhật gần 630.000 tấn trị giá gần 300 tỷ yên vào năm 1998, tăng lên trên 1,1 triệu tấn với trị giá gần 380 tỷ yên vào năm 2002.
Người Nhật giờ đây đang chuyển lựa chọn hàng cao cấp của Châu Âu sang hàng trung bình với giá cả cạnh tranh của khu vực Châu Á, vì vậy hàng đồ gỗ vào Nhật phần lớn xuất phát từ Châu Á. Trên 90% lượng đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản có xuất xứ từ các nước trong khu vực này. Trung Quốc là nước xuất khẩu vào Nhật nhiều nhất và chiếm đến 32,2% thị phần đồ gỗ của quốc gia này; kế đến là Thái Lan 17,4%, Malaysia 9,2%, Indonesia 8,2% và Việt Nam đứng thứ năm với 7,3%. Trong thời gian tới, thị phần đồ gỗ xuất khẩu Trung Quốc tại thị trường Nhật chắc chắn sẽ tăng do đồ gỗ Trung Quốc bị áp thuế phá giá tại thị trường Mỹ đang có xu hướng quay sang thị trường Nhật.
Hiện nay nguồn cung từ các doanh nghiệp Nhật chỉ đáp ứng khoảng 43% nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và không còn giữ được vai trò chính đối với thị trường đồ gỗ. Do sở thích người tiêu dùng thay đổi cùng với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu đã khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗ bản địa phải thu hẹp dần sản xuất, vốn chỉ tạo ra sản phẩm kém cạnh tranh do chi phí lao động cao hơn.
Trung Quốc: Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang là một hiện tượng mới, một đối tác lớn trên thị trường lâm sản thế giới. Các sản phẩm gỗ của Trung Quốc có sức cạnh tranh lớn do chất lượng tốt, giá bán rẻ, phù hợp với thị hiếu khách hàng và được đánh giá là thân thiện với môi trường. Hiện nay sản lượng ván gỗ nhân tạo của Trung Quốc đạt khoảng 21 triệu m3, đứng thứ hai trên thế giới. Sản lượng ván sợi MDF đạt 5,3 triệu m3 năm 2001 đang dẫn đầu thế giới. Ngành sản xuất giấy và bìa các tông cũng chỉ đứng sau Mỹ, với sản lượng đạt được năm 2001 là 32 triệu tấn. Trong khi đó ngành công nghiệp đồ gỗ đang giữ mức tăng trưởng hàng năm là 15%. Nhiều xí nghiệp chế biến gỗ tư nhân đã nhập lại với nhau và trở thành lực lượng chủ đạo trong ngành công nghiệp rừng Trung Quốc do ưu thế cạnh tranh lớn.
1.2.Thị trường nguyên liệu thế giới.
Trong những năm gần đây, nguồn cung cấp gỗ nhiệt đới cho thị trường thế giới là khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Myanmar), Amazon (Brazil, Peru), Châu Phi (Ghana, Gabon, Congo, Liberia và cộng hoà Trung Phi) và nguồn cung cấp gỗ ôn đới là chủ yếu là Nga, Canada, vv...
Tình hình xuất nhập khẩu gỗ tròn, gỗ hộp trên thế giới những năm vừa qua có những biến quan trọng. Trong khi các nước xuất khẩu chủ yếu như Mỹ, Malaysia đang có xu hướng giảm xuất khẩu các mặt hàng này thì những nước đang khôi phục lại nền kinh tế sau một thời gian dài trì trệ như Liên bang Nga lại có xu hướng tăng lượng xuất khẩu hàng năm nên một cách rõ rệt. Giá trị xuất khẩu gỗ của Liên bang Nga đã tăng từ 945,296 triệu USD năm 1996 lên 1.338,269 triệu USD năm 2000.
Về nhập khẩu, Nhật Bản và Hàn Quốc đang dần dần giảm lượng nhập khẩu xuống. Nếu như năm 1996, giá trị nhập khẩu gỗ tròn và gỗ hộp của Nhật Bản lên tới gần 4,5 tỷ USD thì tới năm 2000 giá trị nhập khẩu chỉ còn khoảng 2,3 tỷ, tức là giảm khoảng gần một nửa. Ngược lại, Trung Quốc là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao lại có xu thế tăng nhanh lượng gỗ nhập khẩu. Trong thời gian từ 1996 đến 2000, giá trị nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 457,78 triệu USD lên 1.655,64 triệu USD, tức là khoảng 3.6 lần. Hàng năm, Trung Quốc vẫn phải nhập một khối lượng lớn gỗ tròn (24,3 triệu m3 năm 2002), gỗ xẻ (5.4 triệu m3 năm 2002) và ván nhân tạo (636 nghìn m3 năm 2002).
Diện tích rừng được cấp chứng chỉ trên thế giới đã tăng đáng kể trong những năm qua, chủ yếu do các hệ thống của Forestry Stewardship Council (FSC), Pan European Forest Certification (PEFS), Sustainable Forestry Initiatve ở Mỹ và Canadian Standards Asociation (CAS) chi phối. Tiềm năng cung cấp lâm sản có chứng chỉ (CFPs) cũng tăng đồng thời với diện tích được cấp chứng chỉ và được ước tính vào khoảng 234 triệu m3/năm. Thị trường CFPs chủ yếu là ở Tây Âu, đặc biệt là Anh, Đức và Hà Lan, và Mỹ. Hiện tại thị phần theo hệ thống chứng chỉ của FSC là 23%, đứng sau PEFC (34%) và SFI(26%).
Về mặt địa lý, hơn 90% tổng diện tích rừng có chứng chỉ nằm ở Bắc bán cầu trong đó một nửa ở tại Châu Âu và 41% ở Bắc Mỹ. Các nước đang phát triển chỉ chiếm không quá 10% tổng diện tích có chứng chỉ chủ yếu do FSC cấp, trong đó Brazil có diện tích lớn nhất (1,12 triệu ha, trong đó 61% là rừng trồng), Bolivia có 0,9 triệu ha và Nam Phi có toàn bộ 0,81 triệu ha được cấp chứng chỉ là rừng trồng. Riêng Công gô có 1,15 triệu ha do Keurhout cấp chứng chỉ. Sự thay đổi nhanh chóng này chỉ diễn ra trong vòng 2 năm sau khi Châu Âu và Bắc Mỹ áp dụng các hệ thống chứng chỉ rừng mới, làm cho tỷ trọng của các nước đang phát triển đã giảm từ 70% năm 1996 xuống mức như hiện nay.
Các nước cung cấp lâm sản có chứng chỉ quan trọng nhất hiện nay là các nước Bắc Âu (Thụy điển, Phần lan), Tây Âu (Ý, Áo, Anh, Đức), Baltic, Canada và Châu Á. Thị trường về lâm sản có chứng chỉ lại chủ yếu tập trung ở các nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ), Nhật. Bản và Mỹ.
1.3.Chi phí sản xuất.
Năm 2004 cũng đánh dấu sự gia tăng về giá gỗ nguyên liệu mà nguyên nhân chủ yếu là do: Giá dầu mỏ làm cho cước phí vận tải tăng lên đáng kể, phí bảo hiểm tăng, sự biến động của những đồng tiền mạnh (USD, Yên), sự thay đổi trong chính sách của những nước xuất khẩu nguyên liệu và chi phí cấp chứng chỉ rừng cũng làm giá gỗ tăng.
Chi phí sản xuất trong ngành chế biến lâm sản vì vậy đều tăng lên do tác động của các yếu tố kể trên (Hình 1). Điều này xảy ra ngay cả ở các nước sản xuất đồ gỗ chính như Mỹ, Ý, Đức, Nhật, Anh, Canada và Pháp.
Hình 1. Chỉ số giá thành sản xuất đồ gỗ của EU năm 2004
Nguồn: ITTO (2004).
2. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC.
2.1.Thị trường xuất khẩu đồ gỗ.
Kim ngạch xuất khẩu: Những năm gần đây, hoạt động lâm sản xuất khẩu lâm ở Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ. Đầu thập kỷ 90, khi Nhà nước có chính sách đóng cửa rừng nhằm kiên quyết hạn chế tình trạng khai thác quá mức rừng tự nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản có bị ảnh hưởng. Kể từ năm 1996 trở lại đây, xuất khẩu lâm sản nhanh chóng được phục hồi và tăng trưởng khá (khoảng 10-15%/năm) và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2004. Hiện nước ta đứng thứ tư về xuất khẩu đồ gỗ trong khu vực Ðông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thailand). Mặt hàng đồ gỗ gia dụng như Bộ Thương mại cho biết, đã thâm nhập thị trường 120 nước, vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu. Hàng đồ gỗ nước ta có sức cạnh tranh cao, do giá thành rẻ.
Nguồn: Tổng cục hải quan, 2002 và Tạp chí thương mại
Qua biểu đồ cho thấy trong vòng 8 năm từ năm 1996 đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của nước ta đã tăng gần 7 lần, tốc độ tăng trưởng của ngành đặc biệt tăng nhanh trong những năm gần đây. Kim ngạch của ngành năm 2002 tăng 28%, năm 2003 tăng 32% và đến năm 2004 mức tăng đã lên tới 112% với doanh số vượt mức 1 tỷ mà kế hoạch đặt ra.
Về chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu: Trước đây sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ), ngày nay đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt... xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị tăng thêm về công nghệ và lao động. Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là các loại bàn ghế ngoài trời bằng gỗ cứng và đồ nội thất bằng gỗ mềm.
Về quy cách, kiểu dáng sản phẩm: Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi đến tay người tiêu dùng chủ yếu mang tên hiệu của nhà nhập khẩu, kể cả thiết kế, mẫu mã, quy cách và chủng loại vật liệu do nhà nhập khẩu chỉ định cung cấp. Rất ít sản phẩm mang thương hiệu gốc của Việt Nam. Việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mang tính gia công do đó mặc dù sản lượng tăng nhưng lợi nhuận từ việc sản xuất và xuất khẩu còn ở mức hạn chế.
Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu đã có sự chuyển biến mạnh từ thị trường trung chuyển là chủ yếu sang thị trường tiêu dùng là chủ chính, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam từ chỗ chỉ xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc.... để các nước này tái xuất khẩu sang các thị trường khác. Đến nay một số các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường đến tay người tiêu dùng.
Nhìn ở tầm trung và dài hạn, đồ gỗ xuất khẩu nước ta triển vọng phát triển nhanh và ổn định vì thị phần đồ gỗ xuấ