Đề tài Nghiên cứu tình hình canh tác và tiêu thụ lúa của nông hộ tại xã Yang Tao, huyện Lak, tỉnh DakLak

Việt Nam là một nước có nền kinh tế còn phụ thuộc vào nông nghiệp.Hiện nay,có 80% dân cư tập trung đa số ở nông thôn và chiếm hơn 70% lực lượng lao động toàn xã hội làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Do đó, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đặc biệt mục tiêu quan trọng hàng đầu việc giải quyết vấn đề về lương thực, trong đó lúa là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của con người. Trong điều kiện hiện nay, lúa gạo cung cấp cho con người 80% calo trong khẩu phần ăn. Lúa gạo còn cung cấp một phần cho việc phát triển chăn nuôi, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm như: Chế biến rượu, chế biến bánh, kẹo. Lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập quốc dân (Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan). Nước ta có nhiều tiềm năng về khí hậu, đất đai, lao động thích hợp cho sản xuất lúa nước. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây, đất sản xuất bị thu hẹp do sự bùng nổ về dân số diễn ra trên toàn cầu, làm cho dân số tăng nhanh, nhu cầu về xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi khác cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển về kinh tế, nền công nghiệp cũng phát triển mạnh, đất nông nghiệp bị chuyển sang đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy cũng tăng lên nhiều.

doc36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình canh tác và tiêu thụ lúa của nông hộ tại xã Yang Tao, huyện Lak, tỉnh DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CANH TÁC VÀ TIÊU THỤ LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ YANG TAO, HUYỆN LAK, TỈNH DAKLAK Người thực hiện : Nguyễn Thành Trung Ngành : Kinh tế nông lâm Khóa : 2008-2012 Đắk Lắk, tháng 11 năm 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CANH TÁC VÀ TIÊU THỤ LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ YANG TAO, HUYỆN LAK, TỈNH DAKLAK Người hướng dẫn : Ao Xuân Hòa Người thực hiện : Nguyễn Thành Trung Ngành : Kinh tế nông lâm Khóa : 2008-2012 Đắk Lắk, tháng 11 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này tôi xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Tây Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập. Thầy Ao Xuân Hòa là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tập. Các cô, các chú cán bộ xã đang công tác tại UBND xã Yang Tao đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong công tác thu thập số liệu phục vụ cho bài báo cáo này. Gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Đăk Lăk, tháng 11 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thành Trung MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT 2 ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Địa điểm nghiên cứu 3 1.3.2.Thời gian nghiên cứu 3 1.3.3.Phạm vi về nội dung 3 PHẦN THỨ HAI 4 CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1. Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 4 2.1.1. Sản xuất 4 2.1.2. Tiêu thụ 4 2.1.3 .Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ 4 2.1.4 Khái niệm hiệu quả kinh tế 4 2.1.5. Khái niệm kinh tế nông nghiệp. 5 2.1.6. Đặc điểm của cây lúa. 5 2.1.7.Giá trị kinh tế của lúa gạo 6 2.1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa 7 2.2.Phương pháp nghiên cứu 8 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 8 2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 9 2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 9 PHẦN THỨ BA 11 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 11 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 11 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 14 3.2. Kết quả nghiên cứu 20 3.2.2. Thực trạng canh tác và tiêu thụ lúa của các nông hộ 24 3.2.3. Một số kiến nghị 29 PHẦN IV 31 KẾT LUẬN 31 PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nền kinh tế còn phụ thuộc vào nông nghiệp.Hiện nay,có 80% dân cư tập trung đa số ở nông thôn và chiếm hơn 70% lực lượng lao động toàn xã hội làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Do đó, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đặc biệt mục tiêu quan trọng hàng đầu việc giải quyết vấn đề về lương thực, trong đó lúa là cây lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của con người. Trong điều kiện hiện nay, lúa gạo cung cấp cho con người 80% calo trong khẩu phần ăn. Lúa gạo còn cung cấp một phần cho việc phát triển chăn nuôi, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm như: Chế biến rượu, chế biến bánh, kẹo... Lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu góp phần tăng thu nhập quốc dân (Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan). Nước ta có nhiều tiềm năng về khí hậu, đất đai, lao động thích hợp cho sản xuất lúa nước. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây, đất sản xuất bị thu hẹp do sự bùng nổ về dân số diễn ra trên toàn cầu, làm cho dân số tăng nhanh, nhu cầu về xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi khác cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển về kinh tế, nền công nghiệp cũng phát triển mạnh, đất nông nghiệp bị chuyển sang đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy cũng tăng lên nhiều. Vì vậy vấn đề an ninh lương thực quốc gia được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là ở miền núi cao nguyên. Việc mở rộng diện tích trồng lúa cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa phục vụ nhu cầu tại chỗ cũng hết sức quan trọng. Tại xã Yang Tao , huyện Lak, tỉnh Đăk Lăk được xem là một xã có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn chủ yếu là cây lúa, ngô nhưng đa số người dân là dân tộc tại chổ, trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chưa áp dụng một cách triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng cho phù hợp, kỹ thuật thâm canh còn lặc hậu, còn làm theo kinh nghiệm đơn giản... Do đó, năng xuất lúa chưa cao, chưa khai thác được hết tiềm năng của các giống lúa. Vì vậy việc điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao năng xuất và hiệu quả kinh tế trên một diện tích sản xuất lúa ở địa phương góp phần thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo tại địa phương và trong cả nước. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình canh tác và tiêu thụ lúa của nông hộ tại xã Yang Tao, huyện Lak, tỉnh DakLak” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa tại xã Yang Tao . - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ lúa tại xã Yang Tao. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Địa điểm nghiên cứu Tại xã Yang Tao, huyệnLak, tỉnh Dak Lak 1.3.2.Thời gian nghiên cứu - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2011. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp là năm 2010. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/10/2011 đến ngày 15/11/2011. 1.3.3.Phạm vi về nội dung - Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của các nông hộ điều tra - Các khó khăn và thuận lợi của các hộ trồng lúa - Đưa ra một số kiến nghị để giải quyết các khó khăn PHẦN THỨ HAI CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm và lý thuyết cơ bản 2.1.1. Sản xuất Sản xuất là việc sử dụng nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn lực vật chất và tài chính trở thành của cải và dịch vụ. 2.1.2. Tiêu thụ Tiêu thụ là thực hiện việc đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và phải tạo ra lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ sẽ quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại của quá tình sản xuất. 2.1.3 .Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ Nông hộ là các hộ có phương tiện sống dựa trên ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất, nằm trong kinh tế lớn về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia vào thị trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao.(Ellis-1988) Kinh tế hộ là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn.Sự phát triển của kinh tế nông hộ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung. Do đó cần phải quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế hộ một cách bền vững, từng bước xoá đói giảm nghèo, khắc phục đưa nền kinh tế nông thôn phát triển mạnh xứng đáng với tiềm năng sẵn có. 2.1.4 Khái niệm hiệu quả kinh tế Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế : Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra Quan điểm thứ ba cho rằng HQKT biểu hiện ở quan hệ tỉ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung Cả 3 quan điểm trên đều chưa phản ánh hết bản chất HQKT Quan điểm thứ nhất chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuysmaf chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có lợi nhuận như nhau. Quan điểm thứ hai chỉ tập trung vòa tỉ số kết quả và chi phí chưa đầy đủ, nó là số tương đối và chưa phân tích được sự tác động của yếu tố nguồn lực. Quan điểm thứ ba chỉ quan tâm tới kết quả và chi phí bổ sung nên chua toàn diện vì kết quả được là hệ quả của chi phí có sẵn và chi phí bổ sung. Như vậy HQKT có thể được hiểu như sau: HQKT là một kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phep chia các yếu tố đại diện cho chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố nguồn lực và phương thức quản lý. 2.1.5. Khái niệm kinh tế nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, biểu hiện bằng hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, những hình thức tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế. 2.1.6. Đặc điểm của cây lúa. Lúa là cây họ hoà thảo, thuộc lớp hành, một mầm Liliopsida, lớp hành Lilidae, bộ lúa poales hay Gramineae, chi Oryra. Có nhiều ý kiến khác nhau về phân loại lúa, có tác giả chia làm 23 loại, có người chia làm 18-19 loại... phân bổ ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay các giống trồng phổ biến trên thế giới là 2 loài phụ: Loài Oryza Sativa được thuần dưỡng ở Châu Á, nên được gọi là lúa trồng Châu Á. Cây lúa Oryza Glaberina được thuần dưỡng ở Châu Phi nên được gọi là lúa trồng Châu Phi. Hai cây lúa này có đặc điẻm khác nhau về hình thái. Cây lúa trồng Châu Á có mặt lá và vỏ giá, có lông tơ, lá còn có những lông tơ cứng ở hai rìa bên, thìa lìa dài, ngọn thìa lìa trẻ đôi và hai đầu trẻ đều nhọn. Cây lúa trồng Châu Phi có mặt lá và vỏ chấu không giáo, lá láng trơn, thìa lìa lá rất ngắn, đỉnh tròn hoặc thắp cụt, bông lúa có thể có gié phụ. Hiện nay, tất cả các loại lúa trồng đều xuất phát từ Oryza Sativa.L. 2.1.7.Giá trị kinh tế của lúa gạo Giá trị dinh dưỡng: Gạo là thức ăn nhiều dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn. Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%) Hàm lượng Lọai hạt  Tinh bột  Protein  Lipit  Xenluloza  Tro  Nước   Lúa  62,4  7,9  2,2  9,9  5,7  11,9   Lúa mì  63,8  16,8  2,0  2,0  1,8  13,6   Ngô  92,2  10,6  4,3  2,0  1,4  12,5   Cao lương  71,7  12,7  3,2  1,5  1,6  9,9   Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia Giá trị sử dụng: Ngoài cơm ra, gạo để dùng chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy men, cơm mẻ... người ta không thể kể hết công dụng của nó. Cám hay nói đúng hơn là lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất khoáng, chất béo, vitamin, nhất là vitamin nhóm B nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị bệnh phù thũng; cám còn là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm, trích lấy dầu ăn...Trấu ngoài làm công dụng chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm... Giá trị thương mại: Trên thị trường, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lượng cao hơn rất nhiều so với loại ngũ cốc khác đem về nguồn thu lớn cho quốc gia. 2.1.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa 2.1.8.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa: - Điều kiện sinh học,kỹ thuật: Giống là yếu tổ trực tiếp quyết định năng suất và sản lượng của cây lúa. Nếu giống tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có năng suất cao kết hợp việc chăm sóc hợp lý thì sẽ nâng cao sản lượng của lúa. Nhằm nâng cao sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cũng như phát triển quy trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm… - Điều kiện tự nhiên: Trong những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là đất đai, các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đám giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy đất đai được xem xét trước nhưng mức độ ảnh hưởng của nó không mang tính quyết định bằng khí hậu thông qua các thông số như độ ẩm, lượng mưa bình quan, ánh sáng, điều phải được phân tích đánh giá. Ngoài đát đai và khí hậu ra còn phải kể đến nguồn nước hoặc khả năng đưa nước từ nơi khác mà vùng sản xuất chúng ta xem xét. - Điều kiện kinh tế, xã hội: Đặc điểm dân cư, trình độ cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa. Giá cả cũng là nhân tố tác động đến người nông dân sản xuất, chi phí cho sản xuất: khi chi phí lên quá cao mà người nông dân không có vốn để đầu tư cho sản xuất cũng buộc họ phải thu hẹp qui mô sản xuất. Khi thu hẹp qui mô thì họ sẽ có vốn để đầu tư cho chất lượng nông sản. 2.1.8.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ - Kênh tiêu thụ:hệ thống thu mua nông sản bao gồm các công ty thu mua nông sản, các đại lý, các điểm thu mua nhỏ lẻ, tư thương…hệ thống thu mua phát triển sẽ giúp cho việc tiêu thụ nông sản diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Đảm bảo giá bán cho người nông dân. Tham gia vào thị trướng nông sản thế giới thông qua các công ty xuất nhập khẩu sẽ tăng nhanh lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, thúc đẩy sản xuất, nâng cao lợi nhuận và thu nhập cho người nông dân. - Phương thức tiêu thụ: cũng quyết định đến việc tiêu thụ nông sản, nông sản bán thô,chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế sẽ ảnh hưởng đến giá bán, cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển. Nông sản đã qua chế biến sẽ nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu về chất lượng của thị trường thì việc tiêu thụ sẽ nhanh chóng, và lợi nhuận sẽ cao hơn. 2.2.Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Báo cáo của UBND xã Yang Tao về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH- ANQP tử năm 2007 đến năm 2011. - Số liệu thứ cấp: Điều tra phỏng vấn các nông hộ ở 2 buôn đại diện của xã là buôn Drung, buôn Bhôk - Phân tổ theo thành phần dân tộc (dân tộc bản địa, Kinh…) - Phân tổ theo thôn, buôn - Phân tổ theo mức sống (khá, trung bình, nghèo) * Tiêu chí phân loại theo thu nhập: Dựa vào mức sống thực tế của người dân địa phương và mức sinh hoạt của họ, tôi phân thành các nhóm hộ theo tiêu chí: Bảng 2. Tiêu chí phân loại hộ Tiêu chí  Thu nhập (đ/người/năm)   Khá  Trên 7.200.000   Trung bình  4.800.000-7.200.000   Nghèo  Dưới 4.800.000   Nguồn: Phòng lao động thương binh xã hội 2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở các phương pháp thống kên như điều tra, thu thập, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, đồng thời phân tích tài liệu qua phân tích mức độ của hiện tượng, tình hình biến động và mối liên hệ ảnh hưởng đến nhau giữa các hiện tượng. Phương pháp so sánh: + Thông qua một số chỉ tiêu tổng hợp số tuyệt đối : Là chỉ tiêu phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng kinh tế, xã hội trong điều kiện thời gian cụ thể, + Số tương đối: Là chỉ tiêu phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số chỉ tiêu. + Số bình quân: Số bình quân trong kinh tế là chỉ tiêu phản ánh mức độ điển hình và sự tương quan số lượng giữa các trị số chỉ tiêu thống kê. -Công cụ xử lý số liệu: Đề tài sử dụng phần mềm Microsoft Excel. 2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.3.1.Chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sản xuất - Số nhân khẩu BQ / hộ - Số lao động bình quân/ hộ - Diện tích lúa BQ/ hộ - Mức vay BQ/ hộ - Mức trang bị công cụ sản xuất BQ/ hộ 2.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất - Năng suất lúa hộ(tấn/ha)= sản lượng/diện tích - Năng suất BQ/ hộ - Tổng thu =giá bán* số lượng lúa - Chỉ tiêu đánh giá tiêu thụ: + Sản lượng sản phẩm hàng hóa + Số lượng các cơ sở thu mua nông sản + Doanh thu = sản lượng * giá + Lợi nhuận = doanh thu – chi phí PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Biểu đồ 3.1: Lược đồ tự nhiên xã Yang Tao, huyện Lăk  Nguồn: UBND xã Yang Tao Vị trí địa lý Yang Tao là một xã thuộc vùng ba, nằm ở đầu cữa ngõ phía bắc của huyện. Cách trung tâm huyện Lăk khoảng 9 km, đường quốc lộ 27 chạy qua xã chiều dài khoảng 6 km. Xã cách trung tâm thành phố khoảng 43 km. Vị trí khá thuận tiện cho việc giao thông hàng hóa vầ phát triển kinh tế. Với diện tích tự nhiên 6870 ha, dân số toàn xã là 1763 hộ với 7779 khẩu. có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp: huyện Krông Bông. Phía Tây giáp: xã Dak Liêng Phía Nam giáp: xã Bông Krang Phía Bắc giáp: huyện Krông Ana * Địa hình: Xã Yang Tao có hai dạng địa hình chính: Địa hình thấp trũng và núi cao, độ cao thấp dần từ Đông bắc sang Tây nam với độ dốc trung bình từ 4 – 60c. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất. Có suối Đăk Pok dài khoảng 6 km chảy ngang qua địa bàn xã. * Khí hậu: Theo thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đăk Lăk xã Yang Tao, là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống khí đoàn: + Khí đoàn Tây nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 + Khí đoàn Đông bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. + Chế độ khí hậu mang đậm đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. - Nhiệt độ trung bình năm: 25,50C - Độ ẩm trung bình năm: 81% - Lượng mưa phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, các tháng còn lại là mùa khô. - Lượng mua trung bình năm: 1614,4mm * Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Theo tài liệu bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp thành lập năm 1978, các loại đất trên địa bàn xã được phân bổ như sau: Tổng diện tích tự nhiên: 6870 ha * Tổng diện tích đất nông nghiệp: 5085,79 ha - Đất sản xuất nông nghiệp: 1711,41 ha + Đất trồng lúa: 804,46 ha + Đất trồng cây hàng năm khác: 878,95 ha + Đất trồng cây lâu năm: 19,00 ha - Đất lâm nghiệp: 3370,97 ha + Đất rừng sản xuất: 814,00 ha + Đất rừng đặc dụng: 2556,97 - Đất nuôi trồng thủy sản: 3,41 ha * Đất phi nông nghiệp: 397,85 ha + Đất ở: 42,37 ha + Đất chuyên dùng: 103,68 ha + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 29,69 ha + Đất song, suối: 221,84 ha * Đất chưa sử dụng: 1386,36 ha + Đất bằng chưa sử dụng: 24,19 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng: 1362,17 ha Tài nguyên nước + Nguồn nước ngầm: cho đến nay vẫn chưa được khảo sát. Tuy nhiên qua 1 số giếng của người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá phong phú + Nguồn nước mặt: phân bố tương đối đều từ đông sang tây, suối Đăk Pok chảy qua địa bàn xã dài hơn 6 Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa hình bằng phẳng thấp ven hồ Lăk đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi dào. Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp nguồn nước cho nhu cầu nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên vào mùa khô ở đây thoát nước rất nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên rừng: Diện tích đất rừng năm 2010 còn 3370,97 ha, chiếm 49,07 % diện tích tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo đã khai thác hết cây lớn. Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào chặt phá rừng làm nương rẫy, một số diện tích rừng bị khai thác quá mức nhưng không được khoanh nuôi bảo vệ nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. * Thủy văn, nguồn nước Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đây cao nhất thường gấp 50 lần, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2. Do vậy tình trạng ngập úng cục bộ vẫn thường xuyên diễn ra, gây khó khăn cho sản xuất. Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9, 10. Mùa cạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau. 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội * Điều kiện kinh tế : Là xã thuần nông chiếm trên 95% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, còn lại có thu nhập từ thương mai dịch vụ và công nhân viên chức, thu nhập bình quân 6.000.000đ/người/năm. * Điều kiện xã hội Cơ sở hạ tầng : Giao thông: Trên địa bàn xã có đường quốc lộ đi qua dài 6 km mặt đường trải nhựa rộng 8 m, nền đường rộng 10 m, hành lang an toàn 25 m, đây là tuyến giao thông chính nối xã Yang Tao với thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Lâm Đồ
Luận văn liên quan