Trong thời gian gần đây nước ta có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt
nhưng đáng chú ý nh ất là nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp phát
triển đ ã đẩy nhanh quá trình đô th ị hóa . Đô th ị hoá nhanh, công nghiệp
phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá s ự tăng trư ởng của một đ ất
nước, làm cho đ ời sống kinh tế đ ất n ước có những khởi sắc. Tuy vậy nó
c ũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đ ối với môi tr ường nhất là môi
trường đô th ị hiện nay. C ùng với đà phát triển của đô th ị rác thải đô th ị
c ũng t ăng rất nhanh, khó kiểm soát.
Thị xã Từ Sơn mới phát triển lên từ thị trấn, vùng đ ất Kinh Bắc nổi
ti ếng với những làn quan họ Bắc Ninh, môi tr ường trong lành đ ã mang
lại một vẻ đ ẹp và mang lại cho đ ất nước Việt Nam một di sản văn hoá
phi vật thể. Nh ưng chính quá trình phát tri ển chung của đất n ước thị xã
T ừ Sơn c ũng không là một ngoại lệ, có tác đ ộng xấu ảnh h ưởng đến môi
trường do rác thải sinh hoạt. Rác thải đ ã ảnh h ưởng đ ến môi tr ường thị
xã rất nhiều, ảnh h ưởng đến sức khoẻ con người và nét đẹp văn hoá của
người dân n ơi đây. Vì v ậy cần phải có các biện pháp quy ho ạch rác h ữu
hiệu không chỉ riêng cho thị xã Từ S ơn mà c òn đóng góp vào công tác
quy ho ạch rác th ải chung cho toàn tỉnh Bắc Ninh.
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cưu tổng quan về môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CƯU TỔNG QUAN VỀ MÔI
TRƯỜNG
2
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................. 4
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 5
1.1. Chất thải ................................................................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm về chất thải đô thị ........................................................................................ 5
1.1.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị .............................................................................. 5
a. Cơ cấu và quy trình quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị ................................................... 5
b. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quy hoạch chất thải rắn ở một số
đô thị nói chung ở Việt Nam ................................................................................................... 6
Hình1.2. Sơ đồ các bên tham gia vào quy hoạch rác thải sinh hoạt ở một số đô thị nói
chung ở Việt Nam ........................................................................................................................... 7
1.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam ..................................... 7
1.2.1. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị trên Thế giới ....................................................... 7
Lượng thu gom chất thải rắn trên thế giới năm 2004 ................................................................. 8
Các hướng sử dụng chất thải đô thị .......................................................................................... 10
1.2.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam ....................................................... 10
Chương II: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 15
2.3.1 Phương pháp kế thừa số liệu ....................................................................................... 15
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp ........................................................................ 15
Chương III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..... 16
3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................................... 16
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................... 16
3.1.2. Khí hậu ......................................................................................................................... 17
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................................... 18
Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 21
4.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt thị xã Từ Sơn ...................................................................... 21
4.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của thị xã ............................................................ 21
Hình 4.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của thị xã Từ Sơn ......................................... 21
4.1.2. Biến động rác thải sinh hoạt của thị xã ...................................................................... 21
Biểu đồ . Khối lượng rác thải trong 06 tháng cuối năm 2009.................................................. 22
4.2. Những ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường thị xã ...................................... 23
4.2.1. Đối với môi trường không khí .................................................................................... 23
3
4.2.2. Đối với môi trường đất ................................................................................................ 23
4.2.3. Đối với môi trường nước ............................................................................................ 24
*Nhận xét: ..................................................................................................................................... 24
4.3 Lập bản quy hoạch bãi chôn lấp rác thải tại thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh .......................... 24
4.3.1 Đánh giá tác động môi trường từ bãi chôn lấp ........................................................... 24
4.3.2 . Các hạng mục công trình trong quy hoạch bãi chôn lấp .......................................... 25
4.3.3 Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp ......................................................................................... 27
4.3.4 Thiết kế Quy hoạch ...................................................................................................... 28
Chương V. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ................................................................ 30
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 30
5.2. TỒN TẠI ............................................................................................................................. 30
5.3 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 31
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây nước ta có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt
nhưng đáng chú ý nhất là nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp phát
triển đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Đô thị hoá nhanh, công nghiệp
phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất
nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó
cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi
trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị rác thải đô thị
cũng tăng rất nhanh, khó kiểm soát.
Thị xã Từ Sơn mới phát triển lên từ thị trấn, vùng đất Kinh Bắc nổi
tiếng với những làn quan họ Bắc Ninh, môi trường trong lành đã mang
lại một vẻ đẹp và mang lại cho đất nước Việt Nam một di sản văn hoá
phi vật thể. Nhưng chính quá trình phát triển chung của đất nước thị xã
Từ Sơn cũng không là một ngoại lệ, có tác động xấu ảnh hưởng đến môi
trường do rác thải sinh hoạt. Rác thải đã ảnh hưởng đến môi trường thị
xã rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và nét đẹp văn hoá của
người dân nơi đây. Vì vậy cần phải có các biện pháp quy hoạch rác hữu
hiệu không chỉ riêng cho thị xã Từ Sơn mà còn đóng góp vào công tác
quy hoạch rác thải chung cho toàn tỉnh Bắc Ninh.
5
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Chất thải
1.1.1. Khái niệm về chất thải đô thị
Chất thải đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà
con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được
bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô
thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách
nhiệm thu gom và tiêu hủy. Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc
trưng sau: Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị và thành phố có trách nhiệm thu dọn.
Theo Nghị Định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09 tháng 04 năm 2007: Chất thải
rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác.
1.1.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị
a. Cơ cấu và quy trình quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị
Quy hoạch chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường
sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quy hoạch chất thải
rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả. Một cách tổng quát, các
hợp phần chức năng của một hệ thống quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt được
minh hoạ ở hình sau:
6
b. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quy hoạch chất thải
rắn ở một số đô thị nói chung ở Việt Nam
Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược bảo
vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất luật lệ
chính sách quản lý môi trường quốc gia.
Bộ Khoa học và Công
nghệ
Bộ xây dựng
Sở GTCC Sở khoa học công nghệ
và,môi trường
UBND thành phố
Công ty môi trường đô thị UBND cấp dưới
Chất thải rắn
Thu gom ,vận chuyển,
Xử lý , tiêu huỷ
Quy tắc, quy chế
loại bỏ chất thải
Chiến lược
đề xuất luật
pháp loại bỏ
chất thải
Quy Trình
Quy Hoạch
Điều kiện
môi trường
Mục tiêu MT
Đánh giá: điều kiện mt, tác động mt, phương án
Vấn đề TNMT Thiết kế QH Quản lý
Thực hiện, giám sát
Quy trình quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị
7
Hình1.2. Sơ đồ các bên tham gia vào quy hoạch rác thải sinh hoạt ở một số
đô thị nói chung ở Việt Nam
Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất
thải.
Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, Sở
Khoa học công nghệ và Môi trường và Sở Giao thông công chính thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh các chiến lược
chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc
xây dựng các quy tắc, quy chế, cụ thể trong việc bảo vệ môi trường thành phố.
Cơ quan công ty môi trường và đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ
xử lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường theo nhiệm vụ của Sở Giao thông
công chính giao.
1.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị trên Thế giới
Chất thải cần được quy hoạch theo hệ thống không chỉ ở một đô thị hay một
quốc gia đơn lẻ mà cần được toàn cầu hóa. Hiện nay trên thế giới việc quy hoạch
chất thải nói chung và quy hoạch chất thải rắn nói riêng đã và đang được quan
tâm nhằm giải quyết một cách hiệu quả vấn đề chất thải, đảm bảo hiệu quả kinh
tế, xã hội và môi trường. Theo thống kê lượng thu gom chất thải rắn tại một số
nước trên thế giới năm 2004 tại bảng 3 như sau:
8
Lượng thu gom chất thải rắn trên thế giới năm 2004
Tên
Khối lượng chất thải rắn được
thu gom (triệu tấn)
Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát
triển (OECD)
620
Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS (trừ
các nước ở biển Ban tích)
65
Châu Á (trừ các nứơc OECD) 300
Trung Mỹ 30
Nam Mỹ 86
Bắc Phi và Trung Đông 50
Châu Phi cận Sahara 53
Tổng số 1204
(Nguồn: Khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2005).
Chất thải được thu gom trên thế giới dao động trong khoảng 2,5 đến 4 tỷ tấn
(không kể chất thải tháo rỡ và xây dựng, khai thác mỏ và nông thôn). Năm 2004,
tổng chất thải rắn đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2 tỷ tấn
(chỉ tính ở các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, các đô
thị mới nổi và các nước đang phát triển).
Thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt biến động lớn giữa các đô thị
khác nhau. Do vậy hoạt động quy hoạch rác thải là công việc phức tạp và có đặc
điểm khác nhau ở những đô thị khác nhau.
9
Bảng So sánh hoạt động quy hoạch rác thải giữa các nước có mức thu nhập
bình quân trên đầu người khác nhau
Các nước có thu
nhập thấp
Các nước thu
nhập trung bình
Các nước có
thu nhập cao
GDP
(USD/người/nă
m)
20.000
Chất thải đô thị
(kg/người/năm)
150 – 250 250 – 550 350 – 750
Tỷ lệ thu gom % 95
Các Qui định về
chất thải
- Không có chiến
lược môi trường quốc
gia.
- Các qui định hầu
như không có.
- Không có số liệu
thống kê.
- Chiến lược môi
trường quốc gia.
- Có cơ quan môi
trường.
- Luật môi trường.
- Một vài số liệu
thống kê.
- Chiến lược môi
trường quốc gia.
- Cơ quan môi
trường quốc gia.
- Qui định chặt
chẽ và cụ thể.
- Nhiều số liệu
thống kê.
Xử lý chất thải
- Điểm chứa chất thải
bất hợp pháp >50%.
- Tái chế không chính
thức từ 5% - 15%.
- Bãi chôn lấp
>90%, bắt đầu thu
gom có chọn lọc.
- Tái chế có tổ
chức 5%.
- Thu gom có
chọn lọc, Thiêu
đốt, tái chế
>20%.
(Theo Cơ quan dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2005).
10
Các hướng sử dụng chất thải đô thị
1.2.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhưng cùng với đó là
lượng rác thải cũng gia tăng. Mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh
từ các nguồn khác nhau ở Việt Nam. Trong đó, khoảng hơn 80% (khoảng 12,8
triệu tấn/năm) là chất thải từ các hộ gia đình, các nhà hàng, các khu chợ, khu
kinh doanh, còn lại là chất thải công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm.
Rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh ở các khu đô thị, nơi dân số chỉ chiếm
24% dân số cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm
(gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước). Trung bình mỗi người dân đô
thị Việt Nam thải 0,7 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu
Vải vụn, cao su,
da thuộc,giẻ
rách ....
Xà bần, sành sứ,
chất trơ, ....
Chất hữu cơ dễ
phân huỷ, ....
Tái chế
Thiêu đốt
Chôn lấp
Chôn, đốt
hoặc tái chế
biến phân
Rác thải đô thị
Giấy, kim loại,
nhựa dẻo, ....
11
người ở nông thôn. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các khu đô thị Việt
Nam được trình bày trong bảng sau:
Bảng Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các khu đô thị Việt Nam
đầu năm 2007
STT Loại đô thị Lượng CTRSH bình
quân trên đầu người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000
2 Loại I 0,96 1.885 688.025
3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045
4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370
5 Loại IV 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương)
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát
sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ
có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
từ tất cả các đô thị.
Với lượng rác thải phát sinh ngày một tăng, rác đã và đang đặt ra những yêu
cầu rất cấp bách đối với công tác quản lý rác để đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở
Việt Nam, công tác quy hoạch rác thải sinh hoạt chủ yếu là do các công ty môi
trường đô thị của địa phương đảm nhận. Mặc dù trong những năm gần đây hoạt
động của các công ty đã có nhiều tiến bộ đáng kể, phương thức đã có nhiều cải
12
tiến nhưng vấn đề rác thải sinh hoạt đô thị vẫn là vấn đề đáng lo ngại đối với môi
trường của chúng ta hiện nay. Nói chung, công tác quy hoạch bao gồm các hoạt
động thu gom, vận chuyển, xử lý và các vấn đề về quy hoạch (gồm chính sách,
thể chế, tài chính và ngân sách).
a. Xử lý rác thải sinh hoạt
+ Hoạt động thu gom:
Ở Việt Nam hiện nay có 2 hình thức thu gom chủ yếu:
- Thu gom, quét rác trên đường phố chính: Do các công nhân quét dọn của
công ty môi trường đô thị đảm nhận. Họ sẽ quét đoạn đường được phân công,
sau đó tập kết rác tại khu vực được quy định.
- Thu gom rác từ các khu phố, nhà dân, khu tập thể. Do các UBND phường
quản lý. Người dân đổ rác phát sinh của gia đình mình tại điểm quy định. Vào
những khoảng thời gian quy định, sẽ có những công nhân thu gom đến thu gom
bằng xe đẩy tay, đưa ra các điểm tập kết, để xe ép của công ty đến chở đi.
Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70%
yêu cầu thực tế. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt trung bình cả nước chỉ tăng từ
65% lên 71% trong giai đoạn 2000 đến 2003.
Hiện nay chính phủ đã khuyến khích các công ty tư nhân, chính quyền địa
phương… tổ chức hoạt động quản lý dựa trên sự hợp tác của cộng đồng. Khi có
sự tham gia từ phía cộng đồng công tác quản lý sẽ trở nên có hiệu quả hơn. Cụ
thể là kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tuyên truyền rộng rãi cho
nhân dân đồng thời có chỉ tiêu thu rõ ràng cho nhân viên, huy động được nguồn
vốn đầu tư từ xã hội cho công tac giữ gìn vệ sinh môi trường. Từ đó góp phần
nân cao ý thức bảo vệ môi trường cho từng người dân. Góp phận nâng cao chất
lượng môi trường.
13
+ Hoạt động vận chuyển:
Công tác vận chuyển rác thải chủ yếu là do xe vận chuyển chuyên dụng của
các công ty môi trường địa phương đảm nhận. Nhìn chung hoạt động vận chuyển
là thu gom rác từ các xe đẩy tay tại các điểm tập kết trên các tuyến phố chính sau
đó vận chuyển đến bãi chôn lấp bằng các xe chuyên dụng.
+ Hoạt động xử lý:
Ở Việt Nam phương pháp chôn lấp được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp
này đơn giản, đỡ tốn kém nhưng không hợp vệ sinh, quá trình phân huỷ các hợp
chất hữu cơ tại các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ gây một số nguy hại tới
môi trường như cháy nổ, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí và tạo
ra một số vật chủ trung gian gây bệnh cho người và gia súc như các loại côn
trùng, động vật gặm nhấm…
+ Tái chế, tái sử dụng:
Hoạt động tái sử dụng, tái chế ở nước ta có tiềm năng trở thành một trong
những biện pháp giảm thiểu rác thải và chi phí xử lý nếu được quản lý theo hệ
thống và có qui định phù hợp.
Chế biến phân hữu cơ (compost) cũng là một hình thức tái chế rất hữu hiệu
đối với các chất thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ lớn. Chính vì thế mà
phương pháp này có thể góp phần quản lý hiệu quả hơn chất thải sinh hoạt. Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chế biến phân compost chưa được
phổ biến rộng rãi như chưa chú ý đến các nguyên liệu đầu vào dẫn đến chất
lượng kém, tiếp thị sản phẩm chưa tốt… Hiện ở nước ta chỉ có khoảng 9% các
đô thị (từ thị xã trở lên) có nhà máy chế biến phân hữu cơ từ chất thải rắn sinh
hoạt. Hiện tại ở Việt Nam đang có một số công nghệ điển hình như công nghệ
Tây Ban Nha tại Cầu Diễn, Hà Nội, công nghệ Việt Nam-Trung Quốc tại Việt
14
Trì, công nghệ Pháp-Tây Ban Nha tại Nam Định, công nghệ DANO tại Hóc
Môn, TP. HCM... Điển hình là công nghệ SERAPHIN và công nghệ AN SINH-
ASC.
b. Vấn đề quy hoạch rác thải
Đến nay Chính phủ đã ban hành các khung hành lang pháp lý nhằm điều
chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường cho phù hợp với sự phát triển của đất
nước và các hoạt động quản lý chất thải nói riêng như: Luật bảo vệ môi trường
năm 2005, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể về quản lý chất thải rắn như tỷ lệ thu gom chất
thải rắn sinh hoạt đạt 90%, Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải
rắn do chính phủ ban hành, Quyết Định số 152/1999/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020…
15
Chương II: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Góp phần bảo vệ môi trường đô thị Tỉnh Bắc Ninh
- Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần bảo vệ môi trường thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
+ Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu tăng cường quy hoạch rác thải sinh
hoạt khu vực thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng rác thải sinh hoạt khu vực thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
- Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường thị xã và đời sống, sức
khỏe người dân khu vực
- Lập bản quy hoạch bãi chôn lấp rác thải tại xã Từ Sơn - Bắc Ninh
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp kế thừa số liệu
- Thu thập qua các tài liệu sách báo, Internet, tham khảo thêm các chuyên đề
đã nghiên cứu có từ trước.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
Sau khi tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu đã điều tra kết hợp với tài liệu tham
khảo liên quan chúng tôi đưa ra kết qu