1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ đề về truyền dẫn tỷ giá hối đoái luôn được các tác giả trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu, bởi vì tầm quan trọng của chúng trong quá trình ổn định và phát
triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn gần đây, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới, với dấu mốc quan trọng là việc gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế
Giới (WTO) vào năm 2007, cùng với một trong những mục tiêu chính sách hàng đầu
được đề ra đó là kiểm soát lạm phát (cụ thể là ở mức mục tiêu 4% trong năm 2017).
Bên cạnh đó, biến động tỷ giá luôn được các nhà điều hành chính sách quan tâm, nhất
là trong giai đoạn sắp tới khi nền kinh tế thế giới tiềm ẩn những thay đổi lớn ảnh hưởng
đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, việc hiểu biết về truyền dẫn tỷ giá (đặc biệt là vấn đề
truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát) thật sự rất quan trọng trong việc quản lý chính sách tỷ
giá cũng như chính sách tiền tệ một cách phù hợp trong hiện tại và cả trong tương lai
(Ball, 1999; Zorzi và cộng sự, 2007; Shitani và cộng sự, 2013). Trong khuôn khổ các
mô hình vĩ mô mới về nền kinh tế mở, mức độ truyền dẫn tỷ giá vào các mức giá nội
địa là một trong các nhân tố chủ đạo đánh giá mức độ của hiệu ứng lan tỏa quốc tế của
chính sách tiền tệ (Shitani và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, khi hiểu về tác động của
các thay đổi trong tỷ giá lên các mức giá có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách
phán đoán và thiết kế chính sách tiền tệ phù hợp nhằm phản ứng lại với các thay đổi
trong tỷ giá (Zorzi và cộng sự, 2007). Do đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm với các cách tiếp cận đa dạng khác nhau tại Việt Nam về chủ đề truyền dẫn tỷ
giá. Chính vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu về chủ đề này, và cụ thể hơn là nghiên
cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam
195 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả
Trần Văn Hùng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................... 4
1.3. Tổng quan phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 5
1.4. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................. 5
1.5. Kết cấu nghiên cứu ........................................................................................... 7
CHƢƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ
TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ............................................................................ 9
2.1. Lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) ........................................... 9
2.1.1. Khái niệm về truyền dẫn tỷ giá ............................................................. 9
2.1.2. Cơ chế truyền dẫn ................................................................................ 10
2.1.3. Mô hình định giá so le theo sức mạnh thị trƣờng.............................. 13
2.1.4. Mô hình Mark up ................................................................................. 15
2.1.5. Mối quan hệ giữa thay đổi trong tỷ giá và truyền dẫn tỷ giá ........... 17
2.2. Lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi
suất .......................................................................................................................... 18
2.2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát dƣới các điều kiện cân
bằng quốc tế (International Parity Conditions) ................................................ 18
2.2.2. Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái ...................................... 23
2.2.3. Mối quan hệ giữa lỗ hổng sản lƣợng và lạm phát ............................. 24
2.3. Bằng chứng thực nghiệm về các kết quả nghiên cứu trƣớc đây ................ 25
2.3.1. Truyền dẫn tuyến tính ......................................................................... 25
2.3.2. Truyền dẫn phi tuyến ........................................................................... 33
2.3.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nƣớc ngoài .................................... 33
2.3.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở trong nƣớc .................................... 37
2.4. Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 38
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU .............................. 40
3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 40
3.2. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ................................................................................. 41
3.2.1. Mô hình VAR ........................................................................................ 41
3.2.2. Mô hình TVAR ..................................................................................... 42
3.3. Dữ liệu .............................................................................................................. 45
3.4. Các bƣớc trong quy trình nghiên cứu .......................................................... 55
3.5. Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 64
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 65
4.1. Ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp TVAR với ngƣỡng lạm phát...................... 65
4.2. Ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp TVAR với ngƣỡng thay đổi tỷ giá ............ 83
4.3. Kết luận chƣơng 4 ........................................................................................... 98
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 100
5.1. Tóm lƣợc các kết quả nghiên cứu chính ..................................................... 100
5.2. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................... 101
5.3. Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ............................................................. 101
5.4. Khuyến nghị chính sách ............................................................................... 102
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
Phụ Lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VAR Vector Autoregression Mô Hình Vectơ Tự Hồi Quy
VECM Vector Error Correction Model Mô Hình Vectơ Hiệu Chỉnh Sai Số
TVAR Threshold Vector Autoregression Mô Hình Vectơ Tự Hồi Quy
Ngưỡng
TVECM Threshold Vector Error Correction
Model
Mô Hình Vectơ Hiệu Chỉnh Sai Số
Ngưỡng
TAR Threshold Autoregression Mô Hình Tự Hồi Quy Ngưỡng
STAR Smooth Transition Threshold
Autoregression
Mô Hình Tự Hồi Quy Ngưỡng
Chuyển Tiếp Trơn
ESTAR Exponential Smooth Transition
Threshold Autoregression
Mô Hình Tự Hồi Quy Ngưỡng
Chuyển Tiếp Trơn Dạng Hàm Mũ
DLSTAR Double Logistic Smooth Transition
Threshold Autoregression
Mô Hình Tự Hồi Quy Ngưỡng
Chuyển Tiếp Trơn Dạng Hàm Logit
Kép
GMM Generalized Method of Moments Phương Pháp Moment Tổng Quát
WTO World Trade Organization Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
OECD Organisation for Economic Co-
operation and Development
Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển
Kinh Tế
UNDP United Nations Development
Programme
Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp
Quốc
IFS International Financial Statistics Tổ Chức Thống Kê tài Chính Quốc
Tế
SBV State Bank of Vietnam Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
GSO General Statistics Office of Vietnam Tổng Cục Thống Kê Việt Nam
WB World Bank Ngân Hàng Thế Giới
BIS Bank of International Settlements Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế
ERPT Exchange Rate Pass-Through Truyền Dẫn Tỷ Giá Hối Đoái
IRP Interest Rate Parity Ngang Giá Lãi Suất
UIP Uncovered Interest Rate Parity Ngang Giá Lãi Suất Không Phòng
Ngừa
CIA Covered Interest Arbitrage Kinh Doanh Chênh Lệch Lãi Suất
Có Phòng Ngừa
PPP Purchasing Power Parity Ngang Giá Sức Mua
PPI Producer Price Index Chỉ Số Giá Sản Xuất
RPI Retail Price Index Chỉ Số Giá Bán Lẻ
Id GDP Deflator Chỉ Số Giảm Phát GDP
CPI Consumer Price Index Chỉ Số Giá Tiêu Dùng
GAP Output Gap Lỗ Hổng Sản Lượng
RFI Refinancing Interest Rate Lãi Suất Tái Cấp Vốn
NEER Nominal Effective Exchange Rate Tỷ Giá Danh Nghĩa Có Hiệu Lực Đa
Phương
Inflation Inflation Tỷ Lệ Lạm Phát
LCP Local Currency Pricing Định Giá Bằng Đồng Nội Tệ
PCP Producer Currency Pricing Định Giá Bằng Đồng Tiền Của Nhà
Sản Xuất
ADF Augmented Dickey-Fuller Test Kiểm Định Dickey-Fuller Mở Rộng
PP Phillips–Perron Test Kiểm Định Phillips–Perron
KPSS Kwiatkowski-Phillips-Schmidt-Shin
Test
Kiểm Định Kwiatkowski-Phillips-
Schmidt-Shin
AIC Akaike Information Criterion Tiêu Chuẩn Thông Tin Akaike
SC Schwarz Information Criterion Tiêu Chuẩn Thông Tin Schwarz
HQ Hannan-Quinn Information Criterion Tiêu Chuẩn Thông Tin Hannan-
Quinn
FPE Final Prediction Error Tiêu Chuẩn Sai Số Dự Báo Cuối
Cùng
LR Sequential modified LR test statistic Tiêu Chuẩn Thống Kê Kiểm Định
LR điều chỉnh theo tuần tự
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung
3.1 Tỷ trọng thương mại của 20 quốc gia dùng trong tính toán NEER
3.2 Các biến nghiên cứu
4.1 Kết quả kiểm định tính dừng cho giai đoạn 2002-2015
4.2 Kết quả xác định độ trễ tối ưu cho giai đoạn 2002-2015
4.3 Kết quả kiểm định tính phi tuyến cho giai đoạn 2002-2015 – ngưỡng lạm phát
4.4 Xác định độ trễ của biến ngưỡng giai đoạn 2002-2015 - ngưỡng lạm phát
4.5 Kết quả ước lượng cho giai đoạn 2002-2015 bằng TVAR với ngưỡng lạm phát
4.6 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 1 giai đoạn 2002-2015 bằng TVAR
với ngưỡng lạm phát
4.7 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 2 giai đoạn 2002-2015 bằng TVAR
với ngưỡng lạm phát
4.8 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 3 giai đoạn 2002-2015 bằng TVAR
với ngưỡng lạm phát
4.9 Kết quả kiểm định tính phi tuyến cho giai đoạn 2002-2015 – ngưỡng thay đổi
tỷ giá
4.10 Xác định độ trễ của biến ngưỡng giai đoạn 2002-2015 - ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.11 Kết quả ước lượng cho giai đoạn 2002-2015 bằng TVAR với ngưỡng thay đổi
tỷ giá
4.12 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 1 giai đoạn 2002-2015 bằng TVAR
với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.13 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 2 giai đoạn 2002-2015 bằng TVAR
với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.14 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 3 giai đoạn 2002-2015 bằng TVAR
với ngưỡng thay đổi tỷ giá
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình Nội dung
2.1 Cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá nội địa dựa theo nghiên cứu của Hüfner và
Schröder (2003)
3.1 Quy trình nghiên cứu
3.2 NEER theo tháng trong giai đoạn 2002-2015
3.3 Thay đổi NEER (%) theo tháng trong giai đoạn 2002-2015
3.4 CPI theo tháng trong giai đoạn 2002-2015
3.5 Tỷ lệ lạm phát hàng tháng (%) trong giai đoạn 2002-2015
3.6 Sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng trong giai đoạn 2002-2015
3.7 Lỗ hổng sản lượng trong giai đoạn 2002-2015
3.8 Lãi suất tái cấp vốn trong giai đoạn 2002-2015
4.1 Tỷ giá hối đoái và lạm phát trong giai đoạn 2002-2015
4.2 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 1 giai đoạn 2002–2015 bằng TVAR
với ngưỡng lạm phát
4.3 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 2 giai đoạn 2002–2015 bằng TVAR
với ngưỡng lạm phát
4.4 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 3 giai đoạn 2002–2015 bằng TVAR
với ngưỡng lạm phát
4.5 Kết quả phản ứng xung trong trạng thái 1 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng lạm phát
4.6 Kết quả phản ứng xung trong trạng thái 2 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng lạm phát
4.7 Kết quả phản ứng xung trong trạng thái 3 giai đoạn 2002– 2015 bằng
TVAR với ngưỡng lạm phát
4.8 Kết quả phân rã phương sai trong trạng thái 1 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng lạm phát
4.9 Kết quả phân rã phương sai trong trạng thái 2 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng lạm phát
4.10 Kết quả phân rã phương sai trong trạng thái 3 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng lạm phát
4.11 Thay đổi tỷ giá và lạm phát trong giai đoạn 2002-2015
4.12 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 1 giai đoạn 2002–2015 bằng TVAR
với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.13 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 2 giai đoạn 2002–2015 bằng TVAR
với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.14 Hệ số truyền dẫn tỷ giá trong trạng thái 3 giai đoạn 2002–2015 bằng TVAR
với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.15 Kết quả phản ứng xung trong trạng thái 1 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.16 Kết quả phản ứng xung trong trạng thái 2 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.17 Kết quả phản ứng xung trong trạng thái 3 giai đoạn 2002– 2015 bằng
TVAR với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.18 Kết quả phân rã phương sai trong trạng thái 1 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.19 Kết quả phân rã phương sai trong trạng thái 2 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng thay đổi tỷ giá
4.20 Kết quả phân rã phương sai trong trạng thái 3 giai đoạn 2002–2015 bằng
TVAR với ngưỡng thay đổi tỷ giá
1
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xem xét truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam
bằng việc sử dụng mô hình phi tuyến vectơ tự hồi quy ngưỡng TVAR, với dữ liệu hàng
tháng từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 12 năm 2015. Tác giả sử dụng ngưỡng lạm phát
và ngưỡng thay đổi tỷ giá khi thực hiện nghiên cứu với mô hình phi tuyến này. Khi sử
dụng lạm phát làm biến ngưỡng, nghiên cứu chỉ ra 2 giá trị ngưỡng lạm phát là
0.0765%/tháng và 0.4004%/tháng. Kết quả nghiên cứu với ngưỡng lạm phát chỉ ra rằng
tác động truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát có ý nghĩa thống kê khi lạm phát vượt trên
mức 0.4004%/tháng. Khi sử dụng thay đổi tỷ giá làm biến ngưỡng, nghiên cứu chỉ ra 2
giá trị ngưỡng thay đổi tỷ giá là -0.1657%/tháng và 0.8162%/tháng. Kết quả nghiên
cứu với ngưỡng thay đổi tỷ giá chỉ ra rằng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát có ý nghĩa
thống kê khi thay đổi tỷ giá dưới mức -0.1657%/tháng và khi thay đổi tỷ giá vượt trên
mức 0.8162%/tháng.
Từ Khóa: Truyền dẫn tỷ giá, lạm phát, vectơ tự hồi quy ngưỡng, ngưỡng lạm phát,
ngưỡng thay đổi tỷ giá.
2
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ đề về truyền dẫn tỷ giá hối đoái luôn được các tác giả trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu, bởi vì tầm quan trọng của chúng trong quá trình ổn định và phát
triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn gần đây, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới, với dấu mốc quan trọng là việc gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế
Giới (WTO) vào năm 2007, cùng với một trong những mục tiêu chính sách hàng đầu
được đề ra đó là kiểm soát lạm phát (cụ thể là ở mức mục tiêu 4% trong năm 2017).
Bên cạnh đó, biến động tỷ giá luôn được các nhà điều hành chính sách quan tâm, nhất
là trong giai đoạn sắp tới khi nền kinh tế thế giới tiềm ẩn những thay đổi lớn ảnh hưởng
đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, việc hiểu biết về truyền dẫn tỷ giá (đặc biệt là vấn đề
truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát) thật sự rất quan trọng trong việc quản lý chính sách tỷ
giá cũng như chính sách tiền tệ một cách phù hợp trong hiện tại và cả trong tương lai
(Ball, 1999; Zorzi và cộng sự, 2007; Shitani và cộng sự, 2013). Trong khuôn khổ các
mô hình vĩ mô mới về nền kinh tế mở, mức độ truyền dẫn tỷ giá vào các mức giá nội
địa là một trong các nhân tố chủ đạo đánh giá mức độ của hiệu ứng lan tỏa quốc tế của
chính sách tiền tệ (Shitani và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, khi hiểu về tác động của
các thay đổi trong tỷ giá lên các mức giá có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách
phán đoán và thiết kế chính sách tiền tệ phù hợp nhằm phản ứng lại với các thay đổi
trong tỷ giá (Zorzi và cộng sự, 2007). Do đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm với các cách tiếp cận đa dạng khác nhau tại Việt Nam về chủ đề truyền dẫn tỷ
giá. Chính vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu về chủ đề này, và cụ thể hơn là nghiên
cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam.
Tác giả đã lược khảo các nghiên cứu trước đây về chủ đề này và nhận thấy rằng
các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam chỉ tập trung
3
vào việc xem xét mối quan hệ tuyến tính với một số mô hình kinh tế lượng thông dụng.
Cụ thể hơn, các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn tỷ giá đã tập trung vào việc sử
dụng 3 kỹ thuật kinh tế lượng bao gồm hồi quy phương trình đơn nhất, mô hình vectơ
tự hồi quy (VAR), và mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Tuy nhiên, thông qua
các mô hình lý thuyết (mô hình định giá so le theo sức mạnh thị trường và mô hình
Mark up) và các bằng chứng thực nghiệm trước đây (điển hình như Devereux và
Yetman, 2010), tác giả nhận thấy rằng truyền dẫn tỷ giá đến các mức giá nội địa có thể
là phi tuyến. Chính vì sự hiện diện của tính phi tuyến trong truyền dẫn tỷ giá cho nên
các kỹ thuật kinh tế lượng tuyến tính có lẽ đưa ra các kết quả ước lượng truyền dẫn tỷ
giá không chính xác. Chính vì vậy, tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng phi tuyến
trong nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam.
Thông qua việc lược khảo các mô hình kinh tế lượng phi tuyến, tác giả nhận thấy
mô hình vectơ tự hồi quy ngưỡng (TVAR) có nhiều điểm thuận lợi hơn trong nghiên
cứu và mô hình này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Aleem và Lahiani
(2014). Vì vậy, trong luận án này, tác giả sử dụng mô hình TVAR ứng dụng trong
nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam.
Luận án của tác giả đề cập 2 vấn đề sau mà rất khác biệt so với các nghiên cứu
trước đây tại Việt Nam.
Thứ nhất, môi trường lạm phát có tác động đến phản ứng của các tác nhân kinh tế
đối với một cú sốc tỷ giá. Trong thực tế, các tác nhân kinh tế sẽ thay đổi kỳ vọng lạm
phát nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn một ngưỡng nhất định nào đó. Điều này là bởi vì khi
nền kinh tế có lạm phát cao, các công ty nhận thấy rằng khi chi phí sản xuất gia tăng
vượt quá một ngưỡng nhất định nào đó thì đều trở nên dai dẳng hơn. Do đó, trong một
môi trường lạm phát cao, họ sẽ điều chỉnh giá thường xuyên hơn để duy trì biên lợi
nhuận và làm gia tăng chi phí thực đơn. Aleem và Lahiani (2014) cho rằng các mức giá
nội địa có lẽ sẽ không phản ứng với các cú sốc tỷ giá trong một môi trường lạm phát
thấp và ổn định, nhưng các mức giá nội địa sẽ phản ứng với các cú sốc tỷ giá nếu lạm
4
phát vượt trên một ngưỡng nhất định nào đó. Điều này là đúng ngay cả trong trường
hợp cú sốc tỷ giá là như nhau giữa môi trường lạm phát thấp và ổn định với môi trường
lạm phát vượt trên một ngưỡng nhất định nào đó. Tóm lại, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, truyền dẫn tỷ giá vào các mức giá nội địa sẽ cao hơn trong suốt giai
đoạn lạm phát cao so với trong giai đoạn lạm phát thấp. Từ đó, tác giả nhận thấy có
một sự khác biệt đáng kể giữa truyền dẫn tỷ giá trong môi trường lạm phát cao và trong
môi trường lạm phát thấp.
Thứ hai, mối quan hệ giữa thay đổi tỷ giá và truyền dẫn tỷ giá phản ánh sự đánh
đổi trong chiến lược chính yếu của nhà xuất khẩu để ổn định khối lượng xuất khẩu hay
lợi nhuận biên. Mức độ truyền dẫn tỷ giá càng thấp khi những nhà xuất khẩu thay đổi
biên lợi nhuận để nắm giữ hay gia tăng thị phần trong môi trường thay đổi tỷ giá cao.
Tuy nhiên, khi những nhà xuất khẩu muốn ổn định biên lợi nhuận thì lúc này mức độ
truyền dẫn tỷ giá cao.
Qua đó, tác giả nhận thấy thật sự rất cần thiết để nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến
lạm phát tại Việt Nam bằng phương pháp kinh tế lượng phi tuyến TVAR với ngưỡng
lạm phát và ngưỡng thay đổi trong tỷ giá. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về truyền
dẫn tỷ giá phi tuyến, nhưng tại Việt Nam hiện nay số lượng nghiên cứu truyền dẫn tỷ
giá phi tuyến là rất hạn chế. Chính vì vậy, tác giả thực hiện luận án với đề tài “Nghiên
cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu chính là: Xác
định mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam bằng việc vận dụng
mô hình phi tuyến TVAR.
Từ mục tiêu nghiên cứu đã được xác định ở trên, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên
cứu sau đây:
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam trong các trạng thái
lạm phát khác nhau có khác nhau không?
5
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam trong các trạng thái
thay đổi tỷ giá khác nhau có khác nhau không?
1.3. Tổng quan phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau trước đây, đặc biệt là
nghiên cứu của Aleem và Lahiani (2014), và sử dụng 4 biến nghiên cứu bao gồm chỉ số
giá tiêu dùng (CPI), lỗ hổng sản lượng (GAP), tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực
đa phương (NEER), và lãi suất tái cấp vốn (RFI) để nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối
đoái đến lạm phát tại Việt Nam.
Đầu tiên, tác giả thực hiện kiểm định tính dừng và lựa chọn độ trễ tối ưu
bằng mô hình VAR để làm cơ sở cho việc thực hiện ước lượng bằng mô
hình TVAR.
Thứ hai, tác giả thực hiện kiểm định tính phi tuyến cho mô hình TVAR
so với mô hình tuyến tính VAR, cũng như xác định giá trị ngưỡng trong
mô hình TVAR.
Thứ ba, tác giả thực hiện ước lượng bằng mô hình TVAR với ngưỡng
lạm phát và ngưỡng thay đổi tỷ giá, trong đó các ngưỡng được tự xác
định trong khi thực hiện hồi quy trên phần mềm, và phân tích kết quả