Đề tài Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục đại học, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp giáo dục đại học: + Lê Đức Ngọc (2005): Giáo dục đại học: phương pháp dạy và học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả dựa trên kinh nghiệm về phương pháp dạy và học của một số nước trên thế giới và của bản thân đã đưa ra các phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. + Nguyễn Quang Huỳnh (2006): Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy- học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận trong dạy- học ở các bậc giáo dục chuyên nghiệp như cao đẳng, đại học, từ đó đưa ra một số phương pháp chung giáo dục đối với bậc học này. - Từ năm 1991, với việc Đảng ta khẳng định vị trí, vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã đi sâu nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục nói riêng đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. + GS. Nguyễn Lân trong cuốn “Hồ Chí Minh- nhà giáo dục vĩ đại” (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990) tập hợp những chỉ thị, những lá thư, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vấn đề như: đấu tranh chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp; tác dụng và nhiệm vụ của giáo dục; việc diệt giặc dốt; giáo dục thiếu nhi; giáo dục thanh niên; giáo dục cán bộ + Kỷ yếu Hội thảo khoa học- Thực tiễn nhân kỷ niệm 35 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục Việt Nam (15/10/1968- 25/10/2003) “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục”- do Bảo tàng Hồ Chí Minh và đại học sư phạm Hà Nội phối hợp tổ chức, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2005. Kỷ yếu đã tập hợp nhiều bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học như: GS viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Đình Hòe, GS. TS Phạm Minh Hạc, GS Đinh Xuân Lâm, PGS Lê Mậu Hãn, GS Phan Ngọc Liên .v.v. Đặc biệt, bài viết của ThS Ngyễn Thanh Minh đề cập đến tư tưởng và phương pháp giáo dục của thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (tr 144- 154).

pdf96 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------o0o------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phƣơng pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần tƣ tƣởng Hồ Chí Minh Chủ nhiệm đề tài: Ngô Thị Huyền Trang Hà Nội, năm 2017 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1 1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 1.4. Đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài ......................................................................... 3 CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ......... 4 2.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................................... 4 2.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................... 6 2.3. Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục ................... 10 2.4. Hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục ................................ 20 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ..................................... 40 3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 40 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu ................................................................................................................................. 41 3.3. Vị trí, tầm quan trọng của học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ............................................................................................... 41 3.4. Thực trạng việc giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học hiện nay ................................................................................................. 44 CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀO GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ....................................................................................................................................... 57 4.1. Một số định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong dạy và học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay ................................................................... 57 4.2. Các giải pháp cụ thể vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục vào dạy và học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh ......................................................... 62 4.3. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .................... 87 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 90 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, không thể tách rời của cách mạng Việt Nam. Với triết lý đã trở thành niềm tin sâu sắc “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã lên án “chính sách ngu dân” và “nền giáo dục nô lệ” của chính quyền thực dân áp dụng ở Việt Nam. Năm 1930, trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Người đã nêu khẩu hiệu “thực hành giáo dục toàn dân”, để ai cũng có được hưởng nền giáo dục dân chủ mới. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền giáo dục Việt Nam mới. Người đã xác định đúng vai trò quan trọng của giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển đất nước. Người đã xây dựng chương trình giáo dục thực sự khoa học, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa “đức” và “tài”. Đáng chú ý là Người đã đưa nền giáo dục Việt Nam mới đi theo phương pháp giáo dục mới: Lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội, nhằm mục đích đào tạo nên những công dân hữu ích cho đất nước. Hồ Chí minh không chỉ là vị lãnh tụ của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Người còn là nhà chỉ đạo thực tiễn giáo dục nước nhà, là nhà sư phạm tài năng với mẫu mực trong sáng của một nhân cách vô cùng cao đẹp và những cử chỉ giáo dục hết sức nhân đạo, hết lòng vì người học. Di sản tư tưởng và thực tiễn chỉ đạo giáo dục của Người là kim chỉ nam cho việc thực hiện chiến lược giáo dục, phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Khẳng định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền giáo dục thấm nhuần tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát huy tiềm năng con người Việt Nam. Một trong những giá trị văn hóa của dân tộc mà chúng ta cần phải kế thừa và phát huy về giáo dục, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và phương pháp giáo dục nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, từ năm học 2003- 2004, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương 2 trình học bắt buộc của sinh viên các trường đại học và cao đẳng trong cả nước, cho đến nay đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức đối với tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như vận dụng những tư tưởng của Người trong học tập và công tác. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó quan trọng nhất là hạn chế trong phương pháp giảng dạy và học tập học phần này. Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng chính những phương pháp giáo dục mà Người đã đề ra vào giảng dạy và học tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh”. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: Đề tài nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn phương pháp giáo dục theo quan điểm Hồ Chí Minh, từ đố đề xuất những giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. - Đề tài có những nhiệm vụ sau: + Xác định nguyên tắc xây dựng phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh; làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về những phương pháp giáo dục cụ thể; khẳng định giá trị của phương pháp giáo dục theo quan điểm Hồ Chí Minh đối với giáo dục Việt Nam hiện nay. + Làm rõ sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. + Chỉ ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp để vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về phương giáo dục cho giảng dạy và học tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu + Các quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục được thể hiện qua các bài nói, bài viết của Người đã được đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập. + Quá trình đổi mới phương pháp dạy và học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phạm vi nghiên cứu: 3 + Trong đề tài này, tác giả không nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống, đầy đủ và sâu sắc hơn quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục. + Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng phương pháp giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2016, 2017. 1.4. Đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài Đề tài có những đóng góp mới như sau: - Nghiên cứu sâu sắc hơn và có hệ thống hơn quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục so với các công trình khoa học trước đó. - Từ việc nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục, đề tài đề xuất những giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học học phần tư tưởng Hồ Chí Minh. Với đóng góp mới đó, đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn: - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục đã và đang được giới nghiên cứu tìm hiểu, tranh luận. - Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần vào việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy các mộn khoa học khác như: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. 4 CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 2.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài - Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục đại học, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp giáo dục đại học: + Lê Đức Ngọc (2005): Giáo dục đại học: phương pháp dạy và học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả dựa trên kinh nghiệm về phương pháp dạy và học của một số nước trên thế giới và của bản thân đã đưa ra các phương pháp dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. + Nguyễn Quang Huỳnh (2006): Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy- học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận trong dạy- học ở các bậc giáo dục chuyên nghiệp như cao đẳng, đại học, từ đó đưa ra một số phương pháp chung giáo dục đối với bậc học này. - Từ năm 1991, với việc Đảng ta khẳng định vị trí, vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, giới nghiên cứu trong và ngoài nước đã đi sâu nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục nói riêng đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. + GS. Nguyễn Lân trong cuốn “Hồ Chí Minh- nhà giáo dục vĩ đại” (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990) tập hợp những chỉ thị, những lá thư, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vấn đề như: đấu tranh chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp; tác dụng và nhiệm vụ của giáo dục; việc diệt giặc dốt; giáo dục thiếu nhi; giáo dục thanh niên; giáo dục cán bộ + Kỷ yếu Hội thảo khoa học- Thực tiễn nhân kỷ niệm 35 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục Việt Nam (15/10/1968- 25/10/2003) “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục”- do Bảo tàng Hồ Chí Minh và đại học sư phạm Hà Nội phối hợp tổ chức, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2005. Kỷ yếu đã tập hợp nhiều bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học như: GS viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Đình Hòe, GS. TS Phạm Minh Hạc, GS Đinh Xuân Lâm, PGS Lê Mậu Hãn, GS Phan Ngọc Liên .v.v. Đặc biệt, bài viết của ThS Ngyễn Thanh Minh đề cập đến tư tưởng và phương pháp giáo dục của thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (tr 144- 154). 5 + PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ (2008), “Hồ Chí Minh về giáo dục- toàn thư”, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, đã tập hợp những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến mọi lĩnh vực của công tác giáo dục, bao gồm: Giáo dục trong nhà trường cho thế hệ trẻ- từ xác định mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục đến những quan điểm lớn về xây dựng một nền giáo dục cách mạng, tiên tiến; giáo dục mọi công dân trên các lĩnh vực công tác, trong các tổ chức xã hội, đoàn thể khác nhau. + Đặng Quốc Bảo (2009), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập tới những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục, xây dựng nền giáo dục làm phát triển những năng lực sẵn có của học sinh Việt Nam, kế hoạch giáo dục gắn liền với kế hoạch kinh tế, giáo dục lòng nhân ái, phẩm cách con người Việt Nam. Tác giả cũng bàn về con đường, phương pháp và tấm gương lớn về tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Hoàng Anh (chủ biên- 2013) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học Việt Nam hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia. Cuốn sách đã phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, khẳng định tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay. + Bên cạnh những cuốn sách chuyên khảo đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục cũng được các luận văn, luận án nghiên cứu. Chẳng hạn như Luận văn Thạc sỹ triết học năm 2010: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đọan hiện nay”, tác giả Hoàng Thị Tuyết Thanh trình bày một cách có hệ thống và khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục .v.v. + Các công trình công bố trên các tạp chí khoa học có: Vũ Ngọc Hải, “Hệ thống giáo dục quốc dân hướng tới xây dựng xã hôi học tập suốt đời ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục, số 63- 2003; Võ Văn Lộc, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong học tập”, Tạp chí Giáo dục, số 57- 2003. Bàn về phương pháp giảng dạy học phần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong 6 các trường đại học, cao đẳng”. Các bài viết trong Kỷ yếu hội thảo đã đề cập đến những yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế; Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng; Phương án biên soạn chương trình, giáo trình dùng cho đào tạo chuyên ngành lý luận chính trị trong đó có học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhìn chung, những công trình trên, tác giả đã nêu lên một cách tổng quát về Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục và phương pháp giáo dục, đã cho tác giả đề tài có cách nhìn toàn diện hơn về tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, từ đó bắt đầu đi vào nghiên cứu sâu hơn quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục. Thông qua các công trình nghiên cứu, khảo sát đã cung cấp cho tác giả một khối lượng tư liệu phong phú và quý giá. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về một lĩnh vực cụ thể của giáo dục là phương pháp giáo dục và đặc biệt là vận dụng tư tưởng đó vào quá trình giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh thì tác giả chưa thấy một công trình nào thực hiện ở mức độ một đề tài khoa học. Kế thừa những thành quả mà các nhà khoa học đã đạt được, chúng tôi đi vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục, làm rõ những luận cứ khoa học để từ đó rút ra ý nghĩa đối với việc giảng dạy và học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học nước ta hiện nay. 2.2. Các khái niệm cơ bản 2.2.1. Giáo dục Giáo dục là một trong những lĩnh vực không thể thiếu của đời sống xã hội. Sự phát triển của nền giáo dục phản ánh trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nó tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế- xã hội của từng nước. Nhiều quốc gia trên thế giới coi phát triển giáo dục là chiến lược ưu tiên hàng đầu nhằm xây dựng đội ngũ lao động có trình độ tri thức phục vụ cho sự phát triển đất nước. Theo Từ điển Tiếng Việt, giáo dục được hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra1. Các nhà giáo dục học quan niệm: Giáo dục là “quá trình tác động có mục đích, có hệ thống, liên tục của nhà sư phạm đến toàn bộ 1 Trung tâm Từ điển học (2008): Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 492 7 cuộc sống của học sinh để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách”1. Từ đó có thể thấy: Giáo dục là quá trình hai mặt: Mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận của người được giáo dục. Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả ngoài xã hội với những hình thức đa dạng và phương pháp phong phú. Giáo dục là quá trình có mục đích và xuất phát từ những yêu cầu của xã hội, từ mong muốn của các nhà giáo dục dẫn dắt thế hệ trẻ vươn tới chuẩn mực văn hóa đạo đức xã hội phù hợp với truyền thống dân tộc và thời đại, tức là giáo dục có vai trò định hướng giá trị xã hội. Giáo dục là quá trình lâu dài, cần được thực hiện suốt đời và ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo dục luôn gắn với những đối tượng cụ thể do mỗi đối tượng có đặc điểm, thói quen và trình độ nhận thức khác nhau. giáo dục chịu ảnh hưởng của môi trường chính trị, xã hội, trình độ kinh tế, văn hóa, tập quán, thói quen của dân tộc, địa phương, gia đình, nhà trường, đoàn thể xã hội. Giáo dục gắn liền với tự giáo dục. Giáo dục chỉ có hiệu quả khi mỗi người tự ý thức được mục đích cuộc sống và tích cực hoạt động vì cuộc sống của mình. Giáo dục có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, chủ yếu thông qua hoạt động dạy học. Giáo dục gắn liền với cuộc sống lao động sáng tạo, thông qua hoạt động, giao lưu xã hội của con người nên giáo dục cũng được thực hiện bằng con đường lao động, thông qua lao động để hình thành kỹ năng hoạt động sáng tạo. 2.2.2. Phương pháp và phương pháp giáo dục Trong đời sống, các hoạt động của con người đều mang tính mục đích. Để đạt được mục đích, con người cần có sự định hướng và điều chỉnh hoạt động của mình. Cách thức giúp con người định hướng và điều chỉnh hoạt động để đạt được một mục đích nhất định, đó là phương pháp. Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định. Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội, hay đó là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó2. Phương pháp do con người tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng, do đó, nó mang tính chủ quan. Song, sự lựa chọn, tìm kiếm và sử dụng phương pháp của con người phải xuất phát từ cơ sở khách quan, tức là phương pháp không có mục đích tự thân mà bao giờ 1 Phạm Viết Vượng (2007): Giáo dục học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 123 2 Trung tâm Từ điển học (2008): Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 983 8 cũng nhằm tác động vào những đối tượng, khách thể nhất định nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác, phương pháp còn mang tính khách quan, vì nó gắn với đối tượng, khách thể mà con người muốn tác động bằng hoạt động của mình (cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn). Con người muốn tìm ra được phương pháp đúng đắn, thích hợp để tác động vào đối tượng một cách có hiệu quả thì cần phải hiểu rõ đối tượng, khách thể cần tác động với những quy luật khách quan quy định sự tồn tại và vận động của nó. Điều đó có nghĩa là để có một phương pháp đúng đắn, khoa học thì cần có sự phù hợp giữa hai mặt chủ quan và khách quan khi tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng phương pháp. Phương pháp không đúng đắn, không khoa học khi nó được xác định không căn cứ trên những cơ sở thực tế khách quan, lựa chọn một cách duy ý chí và sử dụng một cách tùy tiện. Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Phương pháp là toàn bộ nhữ
Luận văn liên quan