Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc sinh sống, đa dân tộc, đồng thời cũng đa bản sắc dân tộc , mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, nhưng do sự giao thoa, tiếp xúc giữa các nền văn hoá, mà các dân tộc này có những phong tục, tập quán giống nhau. Trong đó có tục lệ ăn trầu, một phong tục văn hoá truyền thống của người Việt, không chỉ dân tộc kinh ăn trầu mà ở một số dân tộc khác cũng ăn trầu, mà còn dùng trầu cau vào các nghi lễ lớn như cưới xin, cúng gia tiên, đám ma, ngày lễ tết có lẽ trầu cau là một thứ mà không thể thiếu được trong văn hoá cổ truyền của dân tộc ta. Mặc dù ngày nay, một số nghi thức đã mất dần đi, thêm vào đó là những nét văn hoá hiện đại, tục lệ ăn trầu bắt nguồn từ sự tích trầu cau được trích trong Lĩnh Nam chích quái, mà Trần Thế Pháp đã nêu ra. Gắn liền với tục ăn trầu là những hiện tượng văn hoá phong phú mà người xưa thường làm. Qua tục ăn trầu ta có thể hiểu thêm về nếp sống, một nếp cảm nghĩ, mối quan hệ tình cảm giữa những người lao động cùng những ước mơ lành mạnh của họ bắt nguồn từ xa xưa. Ngày nay, số người ăn trầu ngày càng ít dần, tục ăn trầu sẽ không còn trong xã hội tương lai, nhưng những giá trị tinh thần chân chính biểu hiện qua tục ăn trầu thì vẫn tồn tại. Tất cả những vốn quý đó cần được nghiên cứu và sử dụng nhằm phát huy cao độ những di sản văn hoá quá khứ để góp phần cải tạo và xây dựng nếp văn hoá mới ở nước ta. Vì vậy em đã chọn đề tài trên.
Đây là một đề tài mà nhiều nhà sử học hay các nhà văn hoá đã nghiên cứu và tìm tòi. Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt để hiểu được một phần trong phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt.
-Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt, em đi sâu và tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong văn hóa cổ truyền của người Việt. Từ đó hiểu thêm bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
30 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10222 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc sinh sống, đa dân tộc, đồng thời cũng đa bản sắc dân tộc , mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, nhưng do sự giao thoa, tiếp xúc giữa các nền văn hoá, mà các dân tộc này có những phong tục, tập quán giống nhau. Trong đó có tục lệ ăn trầu, một phong tục văn hoá truyền thống của người Việt, không chỉ dân tộc kinh ăn trầu mà ở một số dân tộc khác cũng ăn trầu, mà còn dùng trầu cau vào các nghi lễ lớn như cưới xin, cúng gia tiên, đám ma, ngày lễ tết… có lẽ trầu cau là một thứ mà không thể thiếu được trong văn hoá cổ truyền của dân tộc ta. Mặc dù ngày nay, một số nghi thức đã mất dần đi, thêm vào đó là những nét văn hoá hiện đại, tục lệ ăn trầu bắt nguồn từ sự tích trầu cau được trích trong Lĩnh Nam chích quái, mà Trần Thế Pháp đã nêu ra. Gắn liền với tục ăn trầu là những hiện tượng văn hoá phong phú mà người xưa thường làm. Qua tục ăn trầu ta có thể hiểu thêm về nếp sống, một nếp cảm nghĩ, mối quan hệ tình cảm giữa những người lao động cùng những ước mơ lành mạnh của họ bắt nguồn từ xa xưa. Ngày nay, số người ăn trầu ngày càng ít dần, tục ăn trầu sẽ không còn trong xã hội tương lai, nhưng những giá trị tinh thần chân chính biểu hiện qua tục ăn trầu thì vẫn tồn tại. Tất cả những vốn quý đó cần được nghiên cứu và sử dụng nhằm phát huy cao độ những di sản văn hoá quá khứ để góp phần cải tạo và xây dựng nếp văn hoá mới ở nước ta. Vì vậy em đã chọn đề tài trên.
Đây là một đề tài mà nhiều nhà sử học hay các nhà văn hoá đã nghiên cứu và tìm tòi. Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt để hiểu được một phần trong phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt.
-Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt, em đi sâu và tìm hiểu tục lệ ăn trầu trong văn hóa cổ truyền của người Việt. Từ đó hiểu thêm bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
I. NGUỒN GỐC TỤC LỆ ĂN TRẦU.
Có từ sự tích trầu cau, có 2 anh em sinh đôi là Tân và Lang, do một hiểu lầm với người chị dâu là Lưu Liên nên người em là Lang đã bỏ đi đến một dòng suối vì sầu não, cô đơn mà thác, biến thành phiến đá vôi.
-Tục ăn trầu có từ rất sớm, nhưng chưa biết từ thời điểm nào. Phải đợi đến tận cuối thế kỷ XV, sách Lĩnh Nam chính quái của Trần Thế Pháp ra đời, nó mới được ghi chép thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mang nhiều ý nghĩa thâm thuý.
Sau khi đọc sự tích trầu cau trong Lĩnh Nam Chích Quái, ta nhận thấy một truyện được ghi chép lại không những có kết cấu chặt chẽ, lại phối hợp được cả những yếu tố hiện thực lẫn huyền ảo một cách khéo léo à như thế tác giả của nó đã khiến một câu truyện vụn vặt, còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một truyện cổ tích có đầu đuôi, vừa lý thú hấp dẫn, vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thuý.
+ Ở giai đoạn đầu truyện có tính hiện thực với dấu vết hiện đại, với những tên tuổi rõ ràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp lý, tự nhiên. Ở giai đoạn cuối, truyện trở nên huyễn hoặc hai anh em họ Cao và vợ người anh vì không hiểu nhau nên đã tự chia lìa chỉ đến khi cả ba người cùng chết đi và chết bên nhau, người anh hoá cây cau, người em hoá phiến đá, vợ người anh hoá cây trầu không, họ mới có được sự cảm thông hoàn toàn, từ nay họ sẽ mãi mãi gắn bó bên nhau và kết hợp làm một qua miếng trầu tình nghĩa , một dòng nước đỏ tươi như máu được tiết ra, tượng trưng cho tình gia đình muôn đời thiêng liêng, bền chặt.
Trần Thế Pháp, cũng như các tác giả đời Lê khác, khi viết lại sự tích trầu cau nói riêng, dàn dựng lại những truyện huyền thoại dân gian trong Lĩnh Nam Chích Quái nói chung, hiển nhiên đã có hậu ý đề cao những giá trị cũ của dân tộc với mục đích phổ biến để giáo dục con em theo tinh thần 24 điều dụ của Lê Thánh Tông. Có lẽ bắt đầu từ đấy (cuối thế kỷ XV) các truyện cổ tích, thần thoại nói chung, truyện trầu cau nói riêng mới được truyền bá rộng rãi trong toàn quốc.
Riêng trong sự tích Trầu cau, các tác giả muốn giải thích cho mọi người rằng, dân tộc ta đã có một đời sống văn hoá khá cao ngay từ xưa từ thời Hùng Vương kia (Theo Đại việt sử lược, vào khoảng thế kỷ VII trước Tây lịch). Ngay từ thuở đó, xã hội Việt Nam có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết thương quý nhau, trên kính dưới nhường, vợ chồng lấy nhau vì tình, vì nghĩa, và người đàn bà đã biết chọn đời chung thuỷ son sắt với chồng… Không phải đợi đến khi bọn phong kiến Trung Hoa sang đô hộ nước ta, giáo hoá ta, dân ta mới biết thế nào là hiếu đễ, thế nào là biết nghĩa.
Vì sự tích Trầu cau có ý nghĩa sâu sắc như vậy nên tục ăn trầu của dân ta đã được thăng hoa, trở thành một mỹ tục mang tính chất đặc thù của một nền văn minh cổ Đông Nam Á.
Mỹ tục ăn trầu này đã gắn liền với những sinh hoạt văn hoá, từ đời sống vật chất, đến đời sống tinh thần của dân tộc ta. Ngày nay, qua nhiều sách vở và các tài liệu khảo cổ, người ta được biết trầu cau là hai loại cây đã xuất hiện rất lâu đời ở các vùng Trung Ấn, Đông Nam Á và một số quần đảo trên Thai Bình Dương; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hoà Bình, hạt cau đã được tìm thấy trên dưới một vạn năm. Tại các nơi đây đã có nhiều dân tộc có tục ăn trầu như các dân tộc thiểu số xưa ở miền Nam nước Trung Hoa (kể từ lưu vực sông Dương Tử trở xuống), tức người Trung hoa miền nam ngày nay, các dân tộc Thái Lan, Miến Điện, các dân tộc Việt - Mên - Lào, kể cả các dân tộc thiểu số như người Thái, Nùng, Mường, Dao, Thượng… trên bán đảo Đông Dương, cùng các dân tộc trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân; và ở Ấn Độ cũng có nhiều nơi dân chúng có tục ăn trầu.
Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau, cũng như các loại lá, rễ, quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa hay trị bệnh. Quả thực, ăn trầu đã giúp cho cơ thể được ấm nóng, chống lạnh, chống sơn lam thuỷ khí; ăn trầu lại sạch miệng, răng lợi và xương cốt được bồi dưỡng, vững mạnh.
Như Giáo sư Trần Quốc Vượng đã nói:
Trầu cau là một loại đặc biệt, không thuộc đồ ăn, đồ uống, cũng không thuộc đồ hút, với mọi gia đình người Việt chúng ta, Trầu cau cũng thân thuộc như cơm ăn, nước uống, như bát chè xanh, như điều thuốc lào”.
Trầu có trong miệng, mỗi miếng trầu gồm một miếng cau khô hoặc tươi, một miếng lá trầu không quét vôi, một miếng vỏ cây chát (cây chay, cây vỏ đỏ) ăn trầu có vị cay thơm, nó trừ được mùi hôi trong mồm, các chất trong lá trầu, hạt cau và vôi có tác dụng làm chắc chân răng. Mùa đông giá rét, ở những người làm nông nghiệp đó họ thường phải lội xuống nước, làm việc không ngơi nghỉ, nhai trầu làm cho người ấm lên, đỡ được phần giá buốt.
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm tục ăn trầu nó tiềm ẩn một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau:
+ Cây cạu vườn cao là biểu tượng của trời (dương).
+ Vôi - chất đá là biểu tượng của đất (âm)
+ Dây trầu mọc lên từ đất quân quýt lấy thân cây biểu tượng cho vũ trụ trung gian hoà hợp. Sự tổng hợp biện chứng của âm dương tam tài ấy tạo nên một kết hợp hết sức hài hoà. Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ… Tất cả tạo nên một chất kích thích, làm cho thơm mồm, đỏ môi và khuôn mặt người ăn bừng bong như say rượu. Ăn trầu có nhai mà không nốt, nó mang một tính cách linh hoạt khó thấy - không thuộc loại ăn, mà cũng không thuộc loại uống, cũng không thuộc loại hút”.
Chính vì vậy trầu cau đã trở thành một thứ không thể thiếu trong sinh hoạt tinh thần của người Việt.
II. TRỒNGTRẦU CAU:
Cây cau thẳng tắp, cây trầu không mềm mại trên mảnh vườn nho nhỏ của mỗi gia đình người Việt xưa kia, chúng là những thứ cây quý giá, thể hiện một lối sống thanh bình, yên ả, một cuộc sống định canh, định cư thuộc nền nông nghiệp lú nước. Trong xã hội Âu Lạc nền văm minh nông nghiệp khá phát triển cho nên “nhà nào cũng có vườn trồng cau và trầu không. Có lẽ từ đó trở đi việc trồng cau ngày càng phổ biến cùng với nghề làm vườn, có thể nói trong các gia đình người Việt xưa, đặc biệt là ở nông thôn, trầu cau là một thứ không thể thiếu được, mà nếu thiếu nó gia đình người Việt cảm thấy thiếu và trống vắng một cái gì đó. Vì vậy ta có thể nói trồng trầu cau là một tục lệ của cư dân ngày “xưa”. Nói từ “xưa” có nghĩa là trồng trầu cau nó chỉ là tục lệ xưa mà thôi, còn ngày nay, tục trồng trầu cau không còn nữa, mà nó chỉ tồn tại trong một số gia đình ở nông thôn.
Tục trồng trầu cau mặc dù không còn mấy tồn tại trong xã hội đại Việt này nay. Vậy tại sao nói lại không còn mấy tồn tại như trước kia nữa, có lẽ do con người ngày nay đã quên mất thói quen ăn trầu mà xưa kia người ta gọi đó là nhu cầu cần thiết, rồi các phong tục ct xưa kia cũng mất dần, xã hội biến đổi nó mất dần bản sắc dân tộc, nhưng đồng thời, nó lại bổ sung thêm những cái mới, mang màu sắc hiện đại, văn minh, tiến bộ.
Việc trồng trầu cau ngày nay không còn mang sắc thái thể hiện phong tục ăn trầu của người Việt nữa mà nó tồn tại vì kinh tế, như vườn trầu ở Hoóc Môn - Bà Điểm, nó đã đi vào lịch sử dân tộc gắn lion với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, nay nó đã trở thành mục đích kinh tế, trồng trầu cau để đem lại lợi nhuận.
Xưa kia trầu cau đã trở thành sản phẩm trao đổi giữa các vùng, ở chợ đồng bằng, trung du, miền núi sản phẩm cau tươi, cau khô, lá trầu không, vỏ chay, rễ quạch, chúng là những món hàng phổ biến ở các chợ cả nông thôn và miền núi, chúng kết hợp lại với nhau cho một màu sắc thắm tươi, đủ hương vị cuộc đời.
Ở phố, người thượng lưu mới có đất trồng cau, nhưng không nhiều người chơi cảnh để nuôi dưỡng tâm hồn, để níu giữ chút duyên quê, để thể hiện cốt cách. “sống thẳng như cau, sống thơm như quế”. Thậm chí có người còn “chơi” cau Ta lẫn với cau Nhật (lùn)ư, câu sâm banh “bụng phệ”. Buồng cau, khay trầu chỉ còn là chút lễ nghĩa tượng trưng trong ngày cưới hỏi. Trái cau được dán têm cánh phượng màu đỏ, hồng lấp lánh, cách điệu, song không còn “thay chủ” gửi gắm những thông điệp, ý nghĩa sâu xa như ngày xưa.
Dẫu vậy, các miền quê ở Quảng Nam, vẫn còn xanh mướt những vườn cau ngút thẳng. Cây cau được trồng rộ khắp nơi, vừa phục vụ ăn trầu, lễ lạt, vừa xuất khẩu sang nước ngoài, và chuyển sang dịch vụ cây. Việc gìn giữ và khôi phục nét văn hoá Trầu cau không phải quá khó với vùng quê này.
Cây cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu hiện của sự thái bình. Trong Nam có 18 thôn vườn trầu, tổng diện tích hàng trăm câu số vuông. Ngoài Bắc, dọc các thôn xóm ven sông Hồng, ngày xưa tới đâu mà chẳng nghe câu hát:
“Ru con con ngủ cho rồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh”.
Và ở miền Trung, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng cau và văng vẳng đâu đây câu hát:
“Bồng em mà bỏ vô nôi.
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mau cau Bát Nhị, mua trầu Hội An”.
III. TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT:
1. Cách ăn trầu của người Việt.
1.1. Cấu tạo miếng trầu.
Cho đến cách mạng tháng Tám, tục ăn trầu vẫn còn phổ biến ởnong thôn và thành thị. Thành phần mỗi một miếng trầu thường có: là trầu có quệt vôi, một miếng cau, một miếng vỏ chay. Nếu không co vỏ chay người ta chỉ ăn trầu quệt vôi với cau tươi hoặc cau khô. Không phải ngay từ đầu người Việt đã ăn trầu có cả vỏ chay. Nghiên cứu so ánh truyện Trầu - Cau - vôi của người Việt và truyện Bơ-lô Đu-lơ của người Ca-tu (Tây Nguyên) chúng ta có thể nêu lên một giả thuyết có ý nghĩa về thành phần miếng trầu của người Việt. Các dị bản về truyện Trầu - cau - vôi của người Việt đều thống nhất một chi tiết: ba nhân vật tượng trưng cho ba yếu tố: cau trầu, vôi; và từ thời xưa vua Hùng người Việt ăn trầu quệt vôi với cau. Sách Quế hải ngu hành chí cho biết thêm: “Người Việt thích ăn trầu, ding bạc và thiếc làm các hộp nhỏ, một cái đựng vôi, cái đựng dây hay lá trầu; và một cái đựng cau. Theo truyện Bơ-lô Đu-lơ của người Ca-tu thì từ xa xưa miếng trầu của người Ca-tu đã gồm có : cau, trầu, vôi, vỏ chay. So sánh truyện của hai dân tộc ta có thể nghĩ rằng cách ăn trầu kèm thêm vỏ chay của người Việt bắt nguồn từ ảnh hưởng qua lại giữa người Việt và cư dân Môn - Khơme cổ đại. Cho đến nay, theo đồng bào nghiện trầu, ăn trầu thiếu vỏ chay vị đậm kém đi nhiều lắm. Nếu không có vỏ chay, người ta tìm một thứ rễ cây khác để thay thế, đó là rễ cây quạch, ăn riêng thì có vị chát nhưng ăn cùng với trầu quệt vôi và cau thì miếng trầu đậm đà thêm lên và màu đỏ cốt trầu cũng thắm hơn. Câu tục ngữ “trầu không rễ như rể nằm nhà ngoài” chính nhằm khẳng định vị ngon đậm của miếng trầu có thêm rễ cây quạch hoặc voe chay, chứng tò người Việt dã tự giác làm tăng vị đạm cho miếng trầu trong quá trình giao lưu văn hoá với các dân tộc khác
1.2. Bổ cau:
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm 6 mời anh xơi trầu.
Quả cau to có thểbổ làm 6miếng, mỗi khẩu trầu ding 1/6 quả cau, quảnhỏ hơn, bổ tư. Ở Nam bộ, quả cau to người ta thường bổ làm 8 miêng, quả cau được dóc vỏ xanh, tiện bỏ chũm rồi mới bổ ra thành miếng. Dao bổ cau phỉ chọn dao sắc miếng cau mới đẹp do đó ngôn ngữ Việt có từ “dao cau” để chỉdao sắc và lion dó là sự hình thành mỹ từ pháp “mắt sắc như dao cau”.
Mùa cau là mùa nắng hanh, người Việt phơi cau để dành ding quanh năm. Quả cau cũng được bổ thành miếng đem phơi. Trong lúc phơi phải biết dữ cho hạt khỏi long. Miếng cau có đẹp là miếng cau còn nguyên hạt không bị long ra khỏi miếng cau, gọi là cau đậu. Cau đậu là loại cau quí, vì khi miếng cau đã khô hạt dễ long, muốn có cau đâu lúc phơi cau cần phải công phu.
Cắt vỏ chay hoặc rễ quạch. Vỏ chay được cắt thành miếng mỏng hình vồ hoặc hình chữ nhật, khi ding mới đem cây vỏ ra cắt để miếng vỏ khỏi khô.
Nhiều loại dụng cụ được tạo nên gắn liền với tục ăn trầu.
-Âu đồng hình tròn có nắp đậy kín ding đựng lá trầu chưa têm, để giữ cho lá trầu được tươi lâu. Đồng có khi được thay bằng thiếc.
Bình vôi và chìa vôi là loại dụng cụ phổ biến của mọi gia đình. Bình đựng vôi đã tôi, chia vôi cắm ngay trong bình, dài như chiếc đũa, một đầu nhọn, vừa để quệt vôi vừa để têm trầu, ởnong thôn, con dao vôi ding để rọc lá trầu, và quệt vôi têm trầu là dụng cụ thông dụng (hình)
Bình vôi cũng ding để đựng vôi đã tôi. Ống vôi nhỏ có thể bỏ túi, dặt trên cơi, mang đi mang lại thuận tiện, không như bình vôi để cố định một nơi. Thường thường, ống vôi được làm bằng thiếc. Nhà giầu xưa kia ding ống vôi bạc chạm trổ tinh vi.
Khăn trầu, túi trầu là những đồ dùng phổ biến của đồng bào ở nông thôn từ xưa cho đến Cách mạng tháng Tám, dùng để đựng những miếng trầu đã têm, những miếng cau, miếng vỏ, ống vôi. Trong nhân dân lao động, những đồ dùng này được may bằng vải hoặc lụa theo kiểu giản dị. Khăn trầu, túi trầu củấcc cô gái được giữ gìn cẩn then. Đối với tầng lớp quí tộc, khăn trầu thường bằng lụa, nhiễu quí, túi trầu bằng gốm, đoạn là những hàng hiếm, đắt tiền.
Tráp trầu, cơi trầu, hộp đựng trầu bằng gỗ được làm ra từ lâu đời. Nghề khảm phát triển, những tráp trầu, hộp trầu khảm gắn xà cừ do bàn tay khéo léo của những người thợ cả tạo nên tiêu biểu cho trình độ tinh xảo của nghề thủ công dân gian. Những tráp trầu, hộp trầu sơn mài là sản phẩm độc đáo và quí hơn.
Người Việt đã tổ chức chu đáo việc ăn trầu, gắn liền tục ăn trầu, một nếp sống văn hoá cao và một trình độ thẩm mỹ tinh tế hình thành qua các thời kỳ lịch sử.
Tục ăn trầu của người Hà Nội.
Người Hà Nội vốn nổi tiếng sành ăn, sành mặc, Hà Nội là nơi chắt lọc những tinh hoa, nét đẹp của mọi miền để tạo nên nét đẹp cho riêng mình. Nét đẹp của Hà Nội thể hiện ngay cả trong tục dùng trầu - một phong tục mà theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương dung nước (qua sự tích Trầu cau mà người Việt Nam hầu như ai cũng biết.
Trước kia, người Hà Nội từ 13 tuổi trở lên là biết ăn trầu. Theo sứ giả nhà Nguyễn vào đời Trần, ở Thăng Long, 61 phố phường đều trồng rất nhiều cau và trầu không. Người Hà Nội trước đây có dâu:
“Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phố, mua trầu chợ Dinh.”
Chợ Cầu, chợ Quán là các chợ lẻ, chợ phụ dọc đường, Nam phố là tên cũ của phố Hàng Bè bây giờ, nơi xưa bán rất nhiều cau tươi, cau khô. Chợ Dinh gần dinh quan phủ Phụng thiên (quãng phố Phủ Doãn và ngõ Huyện bây giờ). Ngày nay, người Hà Nội ít ăn trầu hơn trước nên không còn những phố bán trầu mà tập trung phần lớn ở những chợ một số ít được đem bán rong. Người Hà Nội rất công phu trong cách chọn trầu. Cau ngon phải là cau bánh tẻ, không già, không non, vừa tới hạt (nửa màu nửa hạt). Người sành ăn thường kén mua cau Đông ở tỉnh Hải Hưng (cũ) . Từ tháng 8 có thêm cau miền Nam nhưng người ta ít ăn vì loại cau này nhiều hạt không ngon. Mua tràu phải chọn lá hơi ánh vàng, nhỏ, dày, tươi. Ngày trứơc có trầu không làng Chả ngon nổi tiếng vì lá nhỏ, vừa thơm vừa cay, để có được lá trầu như vậy, người làng Chả ngày đó trồng cũng rất công phu, dàn trầu không phải được trồng trên đất trồng gong. Ngày nay người Hà Nội ăn trầu Hưng Yên, vào dịp lễ hỏi người ta mua trầu Tây Sơn vì lá to đẹp. Người ăn sành trầu chọn vôi xứ Đoài - Sơn Tây
Bộ đồ ăn trầu của người Hà Nội gồm có: cơi đựng trầubằng đồng hoặc quả trầu sơn khảm xà cừ, ống vôi chạm bạc, ống nhổ bằng đồng thau dung quết trầu. Những cụ già ăn trầu còn có thêm cối giã trầu bằng đồng chạm trổ khá tinh vi chỉ bỏ vừa miếng trầu, miếng cau, vỏ để giã. Dao bổ cau phải sắc để bổ cau cho đẹp và hạt không bị vỡ. Cũng chỉ là “Quả cau nho nhỏ, lá trầu xanh” nhưng cách ăn trầu của người Hà Nội rất duyên dáng, họ ăn trầu không những làm đỏ môi, răng đen mà còn tạo nét môi cắn chỉ rất đẹp. Người ta không cho cả cau, trầu và rễ vào cùng một lúc mà ăng từng thứ một. Cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là rễ quệt thêm một ít vôi, khi ăn người ta thường lấy tay quệt ngang miệng, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ.
Ngày nay, ở Hà Nội hầu như chỉ những người trên 60 tuồi mới ăn trầu cho nên Hà Nội không còn cảnh mời trầu như A.de Rovodes - một người Phap nói về việc ăn trầu của người Thăng Long thế kỷ XII: “Họ có tục đem theo một vài túi con đầy trầu cau đeo ở thắt lung, họ để mở trong khi qua lại phố phường để mời bạn bè. Khi gặp họ bắt đầu chào hỏi nhau, rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn”. Tuy nhiên, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Ngày Rằm, mồng Một hoặc các ngày lễ Tết hoặc trong những dịp lễ ăn hỏi, cưới xin của các gia đình Việt Nam vẫn không thể thiếu miếng trầu quả cau trên bàn thờ tổ tiên.
Trầu cau chỉ là một thứ nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng lại có nhiều ý nghĩa trên lĩnh vực y học, tâm lý học xã hội… dùng trầu cau còn là một truyền thống văn hoá của dân tộc. Ngày nay, không mấy ai ăn trầu nhưng nét đẹp đó vẫn được gìn giữ và áp dụng trong cuộc sống của người dân.
2. Văn hoá người Việt được thể hiện qua cách têm trầu.
Têm trầu được người Việt tiến hành: Lá trầu đã rửa sạch được dọc ra làm đôi (nếu như lá trầu to), hoặc chỉ dọc bớt cọng già, sau đó để cuốn lại. Rọc xong quệt vôi lên trên lá trầu, dùng tay cuốn lại, rồi ghim chặt bằng cọng trầu, miếng trầu đều đặn như chiếc kén xinh xinh. Từ lúc dọc lá trầu đến khi làm nên những miếng trầu gọi là têm trầu: têm trầu phải đạt 2 yêucầu: vừa vôi và đẹp mắt.
Qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu để phán đoán phong cách, tính nết cũng như nếp sống của con người. Chính vì lẽ đó, khi đi xem mặt nàng dâu tương lai, nhà trai đòi bằng đựơc cô gái ra têm trầu, trước là để xem mặt cô dâu, sau làđể xem cử chỉ têm trầu của cô gái mà phán đoán tính nết. Miếng trầu têm vụng là người không khéo tay; miếng trầu nhỏ miếng, cau to là người không biết tính toán làm ăn; miếng trầu quệt nhiều vôi là người hoang phí không biết lo xa.
Việc “têm” miếng trầu, nhìn miếng trầu được têm thì người thưởng thức còn đánh giá được sự khéo tay của người têm trầu (ở cái dáng đẹp hay xấu, ở nếp gấp, ở cánh trầu…). Chàng hoàng tử trong truyện cổ Tấm Cám nhờ nhìn vào miếng trầu được têm khéo léo mà nhận ra được vợ mình. Trần Quốc Vượng viết: “Ăn miếng trầu, càng biết được “tính nết” người têm nó. Giản dị hay cầu kỳ. Đậm đà hay nhạt nhẽo. Do chất lượng và số lượng vôi bôi trên lá trầu. Và khi có miếng trầu “ở giữa đậm quế hai đầu thơm cay…” Vă n hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, 2002, tr.293
.
Trong dân gian, một cơi