Túi nilon ( túi ni lông ) là loại bao bì đóng gói rất phổ biến hiện nay. Nhưng 60 năm trước, chưa từng ai nghĩ rằng " việc sản xuất túi ni lông sẽ dần phổ biến hơn túi giấy". Nguyên nhân là do các công nghệ tạo hạt nhựa chưa xuất hiện cho tới những năm 1940. Và phải đợi tới năm 1950, các nhà máy sản xuất túi bao bì nhựa mới bắt đầu phát triển.
Từ vật liệu PolyEthylene (PE) quy trình sản xuất túi nilon gồm ba bước: thổi màng, in ấn và hoàn thiện. Giá bán các loại túi nilon cũng có sự khác nhau tuỳ theo quá trình sản xuất.
18 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 7002 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu túi ni lông và ứng dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
TÚI NI LÔNG VÀ ỨNG DỤNG
TÚI NI LÔNG ĐƯỢC SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO
Túi nilon ( túi ni lông ) là loại bao bì đóng gói rất phổ biến hiện nay. Nhưng 60 năm trước, chưa từng ai nghĩ rằng " việc sản xuất túi ni lông sẽ dần phổ biến hơn túi giấy". Nguyên nhân là do các công nghệ tạo hạt nhựa chưa xuất hiện cho tới những năm 1940. Và phải đợi tới năm 1950, các nhà máy sản xuất túi bao bì nhựa mới bắt đầu phát triển.
Từ vật liệu PolyEthylene (PE) quy trình sản xuất túi nilon gồm ba bước: thổi màng, in ấn và hoàn thiện. Giá bán các loại túi nilon cũng có sự khác nhau tuỳ theo quá trình sản xuất.
Vật liệu PE khi đến các công ty, nhà máy sản xuất túi nilon thường có dạng hạt ( gọi là hạt nhựa). Trước khi sản xuất, hạt nhựa PE có thể đươc gia công thêm bằng một số phụ gia để tăng thêm một số tính năng cho túi nilon. Từ đó giá túi niloncũng có khác biệt. Một vài phụ gia thường gặp :
- EPI, D2W (1-2%) để làm túi tự phân huỷ
- Chất chống bám dính ( anti-blocking) : để ngăn các lớp màng nhựa dính lại với nhau, đặc biệt nó giúp túi LDPE mỏng có thể mở ra dễ dàng hơn ( trơn, trượt 2 lớp lên nhau được ).
- UVI ( Ultraviolet) : chất chống tia cực tím, loại tia bức xạ có thể làm giảm độ bền cơ lí và làm phai màu túi nilon.
Đọc thêm : quy trình sản xuất bao bì PE trong công nghiệp
1. Thổi màng
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất túi nilon.
Hạt nhựa được đưa vào máy Đùn-Thổi, chúng được nấu chảy trong điều kiện được kiểm soát để khiến chúng nóng chảy và mèm dẻo ( khoảng 380oF) . Sau đó chúng bị ép-đùn qua một khuôn dạng ống . Khi vẫn ở nhiệt độ cao, một đầu ra của ống được cố định lại , thổi không khí vào tạo thành dạng bong bóng (cũng là để hạ nhiệt màng) và được nâng cao, kéo dài đến kích thước và độ dày mong muốn. Quá trình này được gọi là "Đùn-thổi màng " .
Khi lên cao khoảng 20 - 35 feet, màng nguội đi và được tạo thành dạng phẳng 2 lớp khi đi qua khe trục gồm 2 con lăn. Cuối cùng, nó được cuộn lại thành các cuộn màng.
2. In ấn túi nilon
Các cuộn màng được chuyển qua bộ phận máy in túi nilon. Tuỳ theo bản thiết kế maket, số màu in, số lượng túi in... mà công đoạn in túi nilon sẽ được xử lý bằng kỹ thuật in lưới, in ống đồng hay in flexo . Nếu in túi lớn sẽ thích hợp cho in ống đồng.
Đọc thêm: in túi nilon và thiết kế quảng cáo
3. Hoàn thiện và thành phẩm
Giai đoạn này gồm các bước : cắt, đánh dấu, gấp nếp, dập quai, gắn quai... tuỳ theo thiết kế của túi nilon. Túi nilon các loại thường gặp: túi t-shirt, túi die-cut, túi phẳng gắn quai, túi zipper, túi roll...
Tại các công ty, nhà máy, quy trình sản xuất túi nilon đều xác định bước quan trọng nhất là bước đầu tiên " thổi màng" - nó quyết định độ dày mỏng, độ bền cơ lí và giá thành của túi nilon
CÁC LOẠI TÚI NI LÔNG
Có 3 loại thường gặp : túi trơn , túi Die-cut, túi T-shirt ( hay còn gọi là túi shopping - túi siêu thị), túi Roll cuộn, và túi zipper
1.Túi nilon đục quai ( túi Die cut):
Túi trơn ( túi phẳng) Loại túi quai lỗ dập quả trám ( die-cut bag). Hay gặp trong các cửa hàng bán lẻ, siêu thị...
Ngoài ra có loại túi trơn phẳng, không quai, miệng bằng, mỏng. Thường gặp là các loại túi hàng chợ (đựng chè, đựng ô mai), túi đựng đá viên, túi PE trong...
2. Túi nilon hai quai ( túi T-shirt) :
Túi nilon có 2 quai ( hay túi siêu thị), giống như áo may ô vậy, nên còn được gọi là túi may ô hai quai.
Loại túi này thường được làm từ màng HDPE , túi nhiều màu để đựng hàng chợ; túi trong suốt thường đựng hàng đại lý và tạp hoá; túi xốp đen dùng để đựng rác (lót trong thùng đựng rác) in túi nilon 1 hoặc 2 mặt dùng đựng hàng trong các siêu thị và trung tâm mua sắm.
3. Túi Roll cuộn:
Túi roll thường dùng trong các gia đình, túi nilon được cuộn lại thành từng cuộn, cuộn lõi to hay nhỏ tuỳ từng loại và giá cả . Loại túi này hay gặp nhất là đựng hàng hoá tại các quầy thực phẩm trong siêu thị, trung tâm thương mại. Túi roll cũng có 2 loại : túi t-shirt 2 quai và túi miệng phẳng , cuộn lại .
4. Túi Zipper
Còn gọi là túi Zip lock, là loại túi có khoá bấm miệng - vuốt mép. Túi zipper có ưu điểm : kín khí , an toàn, đóng gói tiện lợi với khoá bấm vuốt mép. Loại túi này thường được làm bằng chất liệu PE với độ bền cơ lý tốt nên dùng để đựng háng hoá bán lẻ linh kiện điện tử - vật liệu xây dựng - vật tư y tế, hay làm bao bì đóng gói một vài mặt hàng gia dụng.
II. Phân biệt các loại túi nilon theo chất liệu sản xuất:
Theo vật liệu cấu tạo mà có thể chia làm nhiều loại túi, nhưng thường gặp các loại sau:
1. Túi nilon HDPE và LDPE
Túi nilon làm từ 2 vật liệu này đều có đặc điểm chung như : có độ trong suốt, dộ bóng mịn bề mặt, chống thấm nước, nhưng chống thẩm thấu khí kém. Ngoài ra chúng cũng có những đặc tính khác nhau:
Túi HDPE
( High Density Polyethylene) hay túi xốp :
Túi HDPE hay túi nilon giá rẻ có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình. Độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, đễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng khi cọ xát ( nên thường gọi là túi xốp ). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi nilon đựng hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ.
Đọc thêm: sự thật về túi nilon giá rẻ
Túi LDPE (Low Density Polyethylene):
Túi nhựa làm màng PE hay túi PE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi HD. Nhờ độ dẻo dai, mịn màng hơn, nên giá thành sản xuất túi cao hơn so với túi HD, nhưng chất lượng túi nilon sẽ cao cấp hơn. Túi PE thường gặp là các loại túi PE khổ lớn, dùng để đựng hàng hoá có trọng lượng tương đối, các bạn còn gặp túi PE in quảng cáo sản phẩm, túi in logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp - cửa hàng nước hoa mỹ phẩm
2- Túi PP ( Polypropylen):
Túi làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HD hay PE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn.Ngoài ra, vật liệu PP có khả năng chống thấm khí, thấm nước, nên thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá - thực phẩm
Túi OPP
Túi OPP là gì ? Loại túi ép, cấu tạo từ 2 lớp màng polypropylene , có độ co giãn cơ lý tốt, độ nét cao, chống ẩm tuyệt vời. Vì vậy túi OPP là loại túi cao cấp, độ bề, chống ẩm tốt, dùng để đựng hàng hoá đặc biệt, hoặc in túi nilon cho quảng cáo marketing. Thích hợp đóng gói các thực phẩm : bánh kẹo, trái cây khô, các loại gia vị, thảo dược, các loại hạt, hay vật tư y tế...
SO SÁNG TÚI NI LÔNG VỚI TÚI GIẤY
Khi túi ni lông ( túi nilon) và túi giấy được nhắc đến như 2 loại bao bì đóng gói phổ biến, câu hỏi này đã tạo lên nhiều cuộc tranh cãi lớn. Tưởng chừng như sự lựa chọn thật đơn giản, nhưng chúng ta đều bị bối rồi khi xét đến những khía cạnh tích cực và tiêu cực liên quan đến từng loại . Từ tính hữu dụng, khả năng tái sử dụng, giá cả đến quá trình sản xuất, có rất nhiều khía cạnh để so sánh giữa túi ni lông và túi giấy. Chúng ta hãy xem xét cách mà mỗi loại tác động tới môi trường.
Túi ni lông vs túi giấy – so sánh về việc sản xuất và các số liệu
Nhiều người nghĩ rằng túi giấy thân thiện với môi trường hơn so với túi nilon . Bởi túi giấy nó được làm từ gỗ, một nguồn tài nguyên hữu cơ có thể tái tạo, trong khi túi nhựa là từ dầu mỏ hoặc khí, đó là một nguồn tài nguyên không tái tạo, sản xuất thông qua một quá trình hóa học. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào các quá trình sản xuất của cả hai vật liệu, túi ni lông dường như thân thiện với môi trường hơn rất nhiều so với việc sản xuất túi giấy. Kết luận này được đưa ra khi so sánh kỹ các sự kiện và con số dựa trên rất nhiều nguồn dữ liệu từ các nghiên cứu khác nhau. Sau đây sẽ là một cái nhìn tổng quan khi so sánh các quá trình sản xuất :
Như bạn có thể thấy cả hai quá trình sản xuất đều sử dụng nước, nhưng chỉ cần 220 lít để sản xuất 1.000 túi nilon, trong khi phải cần tới 3800 lít nước để sản xuất túi giấy với cùng một số lượng đó. Và xét về điều kiện sử dụng năng lượng và các loại khí nhà kính được thải ra trong quá trình sản xuất, túi nilon cho thông số tốt nhất.
Để thay thế tất cả các túi ni lông được sử dụng trong Liên minh châu Âu bằng túi giấy trong một năm, bạn sẽ cần phải chặt thêm 2,2 triệu cây. Điều này cũng giống như chặt phá 110 Km 2 rừng và bạn sẽ cần sử dụng 156 tỷ lít thêm nước mỗi năm (tương đương với 60.000 hồ bơi Olympic).Như vậy, sản xuất túi nilon có giá thành rẻ hơn so với túi giấy.
Một nghiên cứu của Hệ thống bán lẻ quốc tế Carrefour Group vào năm 2005 đã so sánh các tác hại tới môi trường giữa các túi nilon và giấy. Kết luận về tổng thể, túi ni lông thân thiện môi trường hơn so với túi giấy và lợi thế của chúng rõ rệt hơn khi được tái sử dụng.
Vì sao túi ni lông thân thiện chưa được ưa chuộng ?
Quá trình tái chế: túi giấy so với túi ni lông
Quy trình tái chế không phải là một quá trình dễ dàng.
Để tái chế túi giấy, dầu tiên phải sử dụng nhiều hóa chất để tẩy trắng và phân tách các sợi. Những sợi này sau đó được làm sạch và kiểm tra để đảm bảo rằng chúng không còn chứa chất gây ô nhiễm.
Để tái chế túi ni lôngchỉ cần quá trình nóng chảy và tái sản xuất. Tại các thành phố tiên tiến, quá trình thu gom túi ni lông và tái chế được thực hiện theo một quy trình khoa học, khiến tác động của túi ni lông tới môi trường được giảm đi đáng kể. Đó là lý do tại sao rác thải từ túi ni lông không còn là mối quan ngại lớn.
TÚI NI LÔNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG THÔNG THÁI
Túi nilon ( túi ni lông ) như chúng ta đã biết, ngoài những ưu điểm và lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống, thì sự ảnh hưởng tới môi trường là điều không thể phủ nhận. Vậy làm thế nào để giảm bớt đi sức ảnh hưởng đó ? Câu trả lời , trước hết, nằm ở cách sử dụng túi nilon một cách " thông thái" từ phía người sử dụng.
Có thể làm gì với túi nilon ?
Có một điều mà tôi tin rằng chúng ta đều có thể làm được đó là tái sử dụng những chiếc túi nilon . Tại sao những chiếc túi nilon chỉ được sử dụng một lần sau khi mua sắm tại các cửa hàng rồi bị vứt ngay vào thùng rác, trong khi chúng có thể được dùng cho nhiều mục đích khác ? Việc tái sử dụng túi nilon là một biện pháp giảm thiểu rác thải và tiết kiệm chi phí hàng hàng. Nếu bạn chưa có ý tưởng nào thì dưới đây là một vài gợi ý :
Túi đựng thực phẩm thừa
Đôi khi gia đình bạn có một lượng lớn thức ăn thừa ( sau những bữa tiệc ) thì những chiếc túi nilon giá rẻ là cách để bạn bảo quản số thực phẩm đó, tránh lãng phí, để có thể dùng được cho bữa ăn tiếp theo. Sử dụng túi nilon đựng thực phẩm sẽ chiếm ít không gian của tủ lạnh hơn là sử dụng các hộp chứa.
Túi đựng rác
Đọc thêm: Lựa chọn và bố trí thùng rác gia đình
Chúng ta luôn tìm cách để tiết kiệm tiền, trong khi hầu hết chúng ta đều dễ dàng chi một khoản để mua túi lót thùng rác. Tại sao không giữ lại số tiền đó và tái sử dụng những túi nilon sau khi mua sắm ? Có thể tái sử dụng những chiếc túi nilon làm túi đựng rác gia đình, công ty hay cho chính ôtô của bạn.
Lưu trữ giấy tờ
Túi nilon có thể cách li với môi trường bên ngoài, chống ẩm thấp, bụi bẩn và côn trùng. Chúng ta hoàn toàn có thể tái sử dụng túi nilon cho mục đính lưu giữ giấy tờ thay vì phải mua sắm thùng chứa. Đó cũng là cách để bạn tiết kiệm một khoản tiền.
Đóng gói đồ đạc, giữ chúng kho ráo trong mùa mưa
Đọc thêm: Cách bọc chăn ga đệm an toàn trong mùa ẩm ướt
Trong mỗi gia đình đều có những đồ đạc chỉ sử dụng theo mùa, và bạn lại lo lắng cách cất giữ chúng an toàn trong những mùa còn lại. Lúc này, túi nilon sẽ phát huy những ưu điểm của nó. Đóng gói đồ dùng trong túi nilon để không sợ ẩm ướt, bụi bẩn hay oxy hoá...
Như một găng tay bảo bộ
Công việc dọn dẹp nhà cửa, hay làm vườn... bạn có thể tận dụng những chiếc túi nilon như một bộ găng tay bảo hộ. Nó sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, đất vườn, hay những hoá chất độc hại như thuốc diệt cỏ...
Và vẫn còn rất nhiều cách dể bạn có thể tận dụng những chiếc túi nilon sau khi mua sắm. Đó không chỉ là biện pháp giúp bạn tiết kiệm chi tiêu , mà còn góp phần giảm thiểu số lượng rác thải nilon ra môi trường.