Đề tài Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt

Chất lượng nước sông suối: - Chất lượng nước sông ở Việt Nam biến đổi theo mùa và theo vùng địa lý. Các dòng chảy trong quá trình vận động thường xuyên gây xói mòn bề mặt lòng sông, các sản phẩm bị xói mòn thường có 2 loại: một loại bị cuốn trôi theo dòng nước (cát bùn hay còn gọi là phù sa) và một loại khác bị hoà tan trong nước (chất hoà tan). Hàm lượng cát bùn và chất hoà tan trong nước biến động và thay đổi theo dòng chảy từ vùng cao xuống vùng đồng bằng, còn khi ra đến các cửa sông nước bị nhiễm mặn với mức độ và phạm vi khác nhau tuỳ theo ảnh hưởng của thuỷ triều. - Có thể nêu lên các tính chất tự nhiên đặc trung nước sông ở nước ta như sau: - Tổng lượng cát bùn do các sông đổ ra biển hàng năm khoảng 200 - 250 triệu tấn trong đó chiếm hơn 90% là cát bùn cả mùa lũ. - Mùa lũ là mùa nước sông đục, hàm lượng cát bùn lớn và biến động mạnh theo từng đợt mùa lũ, nhưng phần lớn các tháng có lượng cát bùn lớn cũng là những tháng có dòng chảy lớn nhất. - Độ đục nhỏ nhất thường xuất hiện trong các tháng mùa cạn lúc lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất. Thời gian này nước sông trong, lượng cát bùn rất nhỏ, có sông độ đục gần như bằng không. - Độ khoáng hoá: Nói chung nước sông ở Việt Nam có độ khoáng hoá thấp (? 200 mg/l) đến trung bình (500 mg/l). Độ khoáng của sông Đồng Nai 50 mg/l, của hệ thống sông Mê Công 150 mg/l, của hệ thống sông Hồng 200 mg/ l.

pdf25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tuyến nổi áp lực trong xử lý nước cấp với nguồn nước mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan