Đề tài Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. So với năm 2008, số người nghèo trên thế giới năm 2009 đã tăng trên 100 triệu người. Thủ phạm chính của tình trạng này là cuộc khủng hoảng lương thực kết hợp với suy thoái kinh tế toàn cầu. Các nước thành viên của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã cam kết đến năm 2015 giảm một nửa số người bị đói trên thế giới. Nhưng từ đó đến nay, số người bị đói trên thế giới đã tăng từ 850 triệu người lên gần một tỷ người và cứ 6 giây có một đứa trẻ bị chết đói. Theo các bản báo cáo của FAO, từ nay đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp phải tăng 70% mới có thể có đủ lương thực để nuôi 9 tỷ người trên thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Điều trớ trêu là hầu hết những người nghèo đói của thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế, hơn 60% người dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường. Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữ vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo). Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004, năm 2008 13,4% và còn 12,3% vào năm 2009. Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và trong khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. So với năm 2008, số người nghèo trên thế giới năm 2009 đã tăng trên 100 triệu người. Thủ phạm chính của tình trạng này là cuộc khủng hoảng lương thực kết hợp với suy thoái kinh tế toàn cầu. Các nước thành viên của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã cam kết đến năm 2015 giảm một nửa số người bị đói trên thế giới. Nhưng từ đó đến nay, số người bị đói trên thế giới đã tăng từ 850 triệu người lên gần một tỷ người và cứ 6 giây có một đứa trẻ bị chết đói. Theo các bản báo cáo của FAO, từ nay đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp phải tăng 70% mới có thể có đủ lương thực để nuôi 9 tỷ người trên thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Điều trớ trêu là hầu hết những người nghèo đói của thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế, hơn 60% người dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường. Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữ vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo). Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004, năm 2008 13,4% và còn 12,3% vào năm 2009. Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo. Do vậy rất dễ rơi vầo tình trạng tái nghèo khi gập những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ. Đặc biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơi có những khó khăn về mặt địa hình, kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường còn hạn chế... Hiện nay, trong tổng số những người nghèo của cả nước, có tới 85% số người nghèo tập trung ở nông thôn và 1/3 trong số đó tập trung tại khu vực miền núi. để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì vấn đề xoá đói giảm nghèo cần được ưu tiên thực hiện hàng đầu. Xoá đói giảm nghèo cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói? Trong đó, nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Từ đó đề ra được những giải pháp đúng dắn nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp người dân xoá nghèo. Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông - Bắc. Toàn huyện có 14 xã, 1 thị trấn với 172 xóm, bản gồm 16.296 hộ dân. Hiện nay 11/15 xã là xã có hoàn cảnh kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chương trình 135. Mặc dù được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư, Võ Nhai vẫn là huyện nghèo nhất của tỉnh Thái Nguyên. Võ Nhai là huyện vùng cao nên thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, chỉ đạt khoảng 2.100.000 đồng/người/năm. Năm 2006 toàn huyện có 7.237 hộ nghèo chiếm 52,4%, đến năm 2009 còn 4.079 hộ nghèo chiếm 25,03%. Do vậy xoá đói giảm nghèo của huyện Võ Nhai vẫn là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi địa phương cũng như Trung ương phải sớm tìm gia những giải pháp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới “thoát nghèo”. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ và đề xuất mộ số giải pháp thích hợp nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai. 2.1 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá được lý luận và thực tiễn về xoá đói giảm nghèo. - Đánh giá được thục trạng nghèo đói của huyện Võ Nhai. - Chỉ ra được những nguyên nhân đích thực dẫn đến nghèo đói của hộ nông dân huyện Võ Nhai. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hính sản xuất và nghèo đói của các hộ nông dân huyện Võ Nhai. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu sơ cấp năm 2009 và số liệu thứ cấp thời kỳ 2006-2009, một số số liệu năm 2010. 3.2.3 Nội dung nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và nghèo đói của hộ nông dân, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp các hộ nông dân huyện Võ Nhai xoá đói giảm nghèo. 4. Đóng góp mới của luận văn - Các giải pháp đưa ra nhằm giúp các hộ nông dân pháp triển sản xuất, tăng thêm thu nhập và xoá đói giảm nghèo được xây dựng thông qua phân tích, xá định các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, do vậy các giải pháp sẽ sát với thực tế và phù hợp với điều kiện của nhóm hộ hơn. - Ứng duụng hàm sản xuất Cobb-Douglas và phân tích sự tác động của các yếu tố tới thu nhập cho phép đưa ra các kết luận chính xác về sự tác động đó. 5. Bố cục của luận văn. Bố cục của luận văn gồm 3 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận. Phần mở đầu Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu Chương II: Thực trạng nghèo đói của huyện Võ Nhai Chương III: Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Võ Nhai. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1.1 Khái niệm về nghèo đói Trong cuộc sống hàng ngày của con người, để tồn tại được thì cần phải giải quyết được những nhu cầu thiết yếu nhất. Những nhu cầu này được chia thành hai dạng, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. - Nhu cầu về vật chất thiết yếu: ăn, ở, mặc, đi lại - Nhu cầu về tinh thần thiết yếu: Giáo dục, y tế, văn hoá và giao tiếp xã hội. Những nhu cầu này phải được đáp ứng ở một mức độ nhất định nào đó, mà người ta gọi là mức sống tối thiểu của cộng đồng. Nghĩa là nếu không đạt được đến mức này, con người không thể đảm bảo cuộc sống để phát triển một cách bình thường được. Do vậy, khi nghiên cứu đói nghèo, chúng ta phải nghiên cứu đến nhu cầu, hay còn gọi là mức sống tối thiểu của người dân. Mặt khác, nghèo đói là một khái niệm mang tính chất động, nó biến đổi tuỳ thuộc vào không gian, thời gian và xuất phát điểm của mỗi địa phương hay mỗi quốc gia. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, cũng như quan điểm nghiên cứu khac nhau mà nghèo đói được quan niệm khác nhau. Từ trước đến nay có nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra những quan điểm của mình về nghèo đói, các quan điểm này phản ánh mục tiêu nghiên cứu, cũng như phản ánh tình trạng nghèo của các nước trên thế giới. Tiêu chí chung nhất đề xác định đói nghèo vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau chung nhất là thoả mãn ở mức độ cao hay mức độ thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình dộ phát triển kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Cụ thể một số khái niệm về nghèo đói như sau: Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “ Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Tuy vậy, cũng có quan điểm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông Abapia Sen, người được giải Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và của người giầu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chon của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giầu có cơ hội lựa chon nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chon ít hơn. Quan niệm của chính người nghèo nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn. Một cuộc phỏng vấn có sự tham gia của người dân ở miền núi nói rằng: “Nghèo đói là gì ư? Là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai con tôi không biết ăn gì? Bạn nhìn nhà cửa của tôi thì biết, trong nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài trời”. Một số người ở tỉnh Hà Tĩnh thì trả lời: “Nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám bệnh...” Quan điểm nghèo đói của Việt Nam: Qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và quản lý của các Bộ đã đi đến thống nhất cần có một khái niệm riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo đói ở Việt Nam: Nghèo, là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện Đói, là tình trạng một bộ phận dận cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Các quan niệm trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: - Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. - Có mức sống thấp hơn mức sông trung bình của cộng đồng dân cư. - Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những quan niệm về nghèo đói đã trình bày ở trên, tuỳ thuộc vào những giai đoạn, những hoàn cảnh khác nhau cũng như những mục tiêu nghiên cứu khác nhau mà người ta có những cách tiếp cận khác nhau về nghèo đói. Hiện nay, có thể tiếp cận nghèo đói theo các hướng sau: - Tiếp cận về dinh dưỡng: người nghèo là những người có mức tiêu thụ Calo đạt dưới 2.100 kcalo/người/ngày. Chỉ tiêu này do Tổ chức Y tế thế giới xây dựng cho mỗi thể trạng trung bình của con người. Chỉ tiêu này áp dụng cho những nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. - Tiếp cận về thu nhập: người nghèo la những người có mức thu nhập không đảm bảo cuộc sống và chi tiêu. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài những nhu cầu về lương thực và thực phẩm ra, con người có nhiều những nhu cầu cần phải đảm bảo khác như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục... Do vậy nếu thu nhập không đảm bảo trang trải được cuộc sống về chi tiêu thì được coi là nghèo đói. - Tiếp cận về xã hội: người nghèo là những người không được tiếp cận về những dịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, pháp luật... Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dận không ngừng được nâng lên về mọi mặt. Khi đó ngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con người cần phải đáp ứng nhiều những nhu cầu khác. Đánh giá về nghèo không chỉ đơn thuần chỉ về dinh dưỡng mà phải bao gồm những yếu tố khác nữa. - Người nghèo là những người dễ bị tổn thương. Người nghèo bị tổn thương bời những rủi ro trong sản xuất và đời sống. Khả năng hồi phục sau những rủi ro của người nghèo là hạn chế hơn rất nhiều so với những người khá giả. Trên đây là một số khái niệm về nghèo đói cũng như một số hướng tiếp cận nghèo đói. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nghiên cứu cũng như phương hướng nghiên cứu khác nhau mà có cách tiếp cận cho phù hợp. Trong đề tài này, tác giả công nhận khái niệm nghèo đói của Việt Nam, đồng thời hướng tiếp cận nghèo đói đối với người dân là tiếp cận về kinh tế, có nghĩa là tiếp cận về thu nhập của người dân. 1.1.1.2 Tiêu chí đánh giá ghèo đói Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời gian. - Về không gian: Nó biến đổi theo trình độ kinh tế - xã hội của từng vùng hay từng quốc gia. - Về thời gian: Chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn và nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử, vì kinh tế xã hội phát triển thì đời sống của con người cũng được cải thiện tốt hơn, tất nhiên không phải là tất cả các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiện giống nhau, thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ mức tăng thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá hộ nghèo, ở Việt Nam phổ biến nhất hiện nay thường dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ. Theo tiêu chí này Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo theo từng giai đoạn kinh tế xã hội khác nhau, mức chuẩn nghèo này được xây dựng khác nhau cho thành thị và nông thôn sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng thời kỳ. Cụ thể, chuẩn nghèo của Bộ Lao động – thương binh và xã hội qua các thời kỳ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn Loại hộ  Địa bàn  Thu nhập bình quân/ người/ tháng qua các giai đoạn     1993-1995  1995-1997  1997-2000  2001-2005   Đói  Mọi vùng   <13 kg gạo  <13 kg gạo     - Thành thị  <13 kg gạo       - Nông thôn  < 8 kg gạo      Nghèo  Thành thị  < 20 kg gạo  < 25 kg gạo  < 25 kg gạo  150.000 đồng    Nông thôn  < 15 kg gạo       - Miền núi hải đảo   < 15 kg gạo  < 15 kg gạo  80.000 đồng    - Đồng bằng trung du   < 20 kg gạo  < 20 kg gạo  100.000 đồng   Hiện nay chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 được áp dụng theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy đinh những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: - Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng. - Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên chưa đánh giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cách quá xa sơ với chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới đưa ra với ngưỡng 1 USD/người/ngày. Do đó Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xoá đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1.2.1 Tình hình nghèo đói trên thế giới Thực trạng nghèo đói đang diễn ra rất phổ biến và gay gắt ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Từ những nước có nền kinh tế chậm phát triển, đang phát triển và phát triển. Nhưng nghèo đói tập trung nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển. Trong những năm qua tình trạng nghèo đói trên toàn thế giới đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn có khoảng 1 tỷ người nghèo đói và vẫn đang có xu hướng tăng thêm, đây chính là hệ quả không thể tránh khỏi của cuộc khủng hoảng lương thực và tài chính thế giới. Số nghèo đói trên thế giới tập trung chủ yếu tại khu vực Châu Á và Châu Phi. Số người bị thiếu đói đã tăng lên 642 triệu ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Còn ở châu Phi và Nam Sahara, con số này là 265 triệu và ở Mỹ Latinh là 53 triệu. Con số đó ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng đã lên tới 42 triệu người. Trong khi đó, nạn đói cũng bắt đầu "tăng nhiệt" ở các nước phát triển với khoảng 15 triệu người. Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Điều trớ trêu là hầu hết những người nghèo đói của thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế, hơn 60% người dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường. Khi giá lương thực giảm đi, người nông dân lại là những người bị tổn thương nhất do nông sản là những thứ họ phải bán để lấy tiền trang trải cho các khoản chi tiêu khác. Ngay như nước Mỹ, đất nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, tỷ lệ dân số Mỹ sống dưới mức nghèo khổ ngày càng tăng. Theo tính toán của Cục Thống kê Mỹ, trong năm 2008 tỷ lệ nghèo đói chính thức trong tổng số dân nước này sẽ tăng từ 12,5% lên 15,3%, tương đương 45,7 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người giảm xuống còn 50.303 USD và 9,8 triệu hộ phải sống nhờ vào thực phẩm cứu trợ. Do suy thoái, khoảng cách giàu nghèo tại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Năm 2008, những người giàu nhất, có thu nhập cao hơn 11,4 lần so với nhóm cận nghèo hoặc dưới mức nghèo khổ trong khi đó năm 2007 khoảng cách này là 11,2 lần. Như vậy, thế giới mặc dù đã thu được nhiều thành công trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giảm xung đột sắc tộc... đời sống của người dân một số khu vực đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói vẫn luôn hiện hữu trên các quốc gia. Nghèo đói không chỉ là vấn đề của các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển mà cũng là vấn đề của các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới. Điều đó cho thấy, để xoá đói giảm nghèo được thành công , không chỉ có sự nỗ lực của riêng từng quốc gia mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các quốc gia trên thê giới. 1.1.2.2 Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Ấn Độ Từ năm 1991, Ấn Độ đã mở cửa thị trường, cải cách kinh tế và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay, nghèo đói vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, làm chậm bước tiến của Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực. Biểu hiện dễ thấy nhất của nghèo đói tại Ấn Độ là thu nhập quốc dân chỉ mới đạt 820 USD/người trong năm 2006 và tính theo sức mua tương đương (PPP) mới đạt 3.800 USD/người. 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó chỉ có 56% hộ được sử dụng điện, 52% số hộ không có nhà vệ sinh, 85% số hộ được dùng nước sạch, 61% dân số biết chữ. Chỉ số về giáo dục của Ấn Độ là 0,61, trong khi đó, chỉ số này ở Dim-ba-bu-ê là 0,77, Trung Quốc là 0,8
Luận văn liên quan