Đề tài Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về quản lý nhân tài trong doanh nghiệp Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nguồn lực về con người là nguồn lực cạnh tranh có lợi thế so sánh hơn hẳn các nguồn lực khác ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp sẽ vững mạnh, có cơ hội phát triển nếu doanh nghiệp sở hữu và thu hút được đội ng lao động tài giỏi, chất lượng, năng động, nhiệt tình sáng tạo, coi sự phát triển doanh nghiệp là giá trị của công việc mình làm, là thước đo sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân. Để có được nguồn nhân lực như vậy thì vấn đề bắt buộc các doanh nghiệp phải làm và làm tốt đó là quản lý nhân tài. Cùng với sự phức tạp và thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, vai trò của quản trị nhân tài trong doanh nghiệp ngày càng được khẳng định. Nhờ có quản trị nhân tài, doanh nghiệp có thể giải quyết được bài toán về thu hút và giữ chân người tài, chủ động trong việc nuôi dưỡng tài năng phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp mình. Việc nghiên cứu tiếp cận các lý thuyết về quản lý nhân tài của các chuyên gia kinh tế, hay các lý thuyết gia về quản trị hàng đầu trên thế giới là một cơ sở giúp lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn và vận dụng những phương thức quản lý nhân tài một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu hệ thống lý luận và vận dụng lý thuyết về quản lý nhân tài ở các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ những lý luận về quản lý nhân tài, sự cần thiết phải quản lý nhân tài . Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài với mong muốn làm rõ hệ thống lý thuyết về quản lý nhân tài và vận dụng những lý thuyết này để nhận diện nhu cầu của nhân tài, xác định các hình thức quản lý nhân tài, đề xuất các chương trình quản lý nhân tài và quy trình tổ chức quản lý nhân tài hiệu quả, đồng thời cùng với nhân tài xây dựng lộ trình phát triển cá nhân để thu hút và giữ chân nhân tài. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp trong công tác quản lý nhân tài, những cơ sở đào tạo về quản trị kinh doanh nói chung và về quản trị nhân lực nói riêng và những độc giả quan tâm.

pdf64 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về quản lý nhân tài trong doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG Đề tài NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHÂN TÀI TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Liên Đơn vị công tác: Bộ môn Quản trị nhân lực DN Khoa Quản trị nhân lực Hà Nội, Năm 2017 2 TÓM LƢỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Tên đề tài: “Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về quản lý nhân tài trong doanh nghiệp Việt Nam”. 2. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Liên 3. Bộ môn: Quản trị nhân lực doanh nghiệp – Khoa Quản trị nhân lực 4. Thời gian thực hiện: từ 15/08/2016 đến 31/3/2017 5. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề tài hoàn thành nhằm hƣớng đến các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa một số lý thuyết cơ bản về về quản lý nhân tài từ đó làm cơ sở để đề xuất nghiên cứu lý thuyết về quản lý nhân tài tại bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp - Trƣờng đại học Thƣơng Mại. - Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng quản lý nhân tài tại một số doanh nghiệp điển hình. - Đề xuất một số giải pháp quản lý nhân tài trong doanh nghiệp Việt Nam. 6. Nội dung chính Đề tài đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng chính nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Thực trạng nghiên cứu và vận dụng lý thuyết về quản lý nhân tài Chương 3: Một số đề xuất về nghiên cứu lý thuyết về quản lý nhân tài tại Trường Đại học Thương Mại và áp dụng quản lý nhân tài trong doanh nghiệp Việt Nam 3 MỤC LỤC TÓM LƢỢC .......................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 1.2. Các mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 1.6. Kết cấu nội dung đề tài .................................................................................. 5 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHÂN TÀI ................................................................................. 6 2.1. Khái niệm và vai trò của quản lý nhân tài ................................................ 6 2.1.1. Khái niệm quản lý nhân tài ......................................................................... 6 2.1.2. Vai trò của quản lý nhân tài ....................................................................... 8 2.2. Thực trạng nghiên cứu lý thuyết về quản lý nhân tài .............................. 8 2.2.1. Quan điểm của W. Rothwell - Đại học Pennsylvania - Mỹ ....................... 9 2.2.2. Quan điểm của S. Guerrero – Đại học Toulouse 1 - Cộng hòa Pháp ...... 13 2.2.3. Quan điểm của Trần Kim Dung – Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh ...... 24 2.3. Thực trạng áp dụng quản lý nhân tài trong một số doanh nghiệp điển hình ..................................................................................................................... 32 2.3.1. Thực trạng chung về áp dụng quản lý nhân tài tại các doanh nghiệp Việt Nam ..................................................................................................................... 32 2.3.2. Tại Công ty Cổ phần FPT ......................................................................... 36 2.3.3. Tại Công ty TNHH Intel Products Việt Nam ............................................ 38 4 2.4. Các kết luận về thực trạng nghiên cứu lý thuyết và áp dụng quản lý nhân tài trong một số doanh nghiệp điển hình ........................................................ 39 2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân ............................................................... 39 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 42 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHÂN TÀI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI VÀ ÁP DỤNG QUẢN LÝ NHÂN TÀI TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 44 3.1. Một số đề xuất nghiên cứu lý thuyết về quản lý nhân tài tại trƣờng đại học Thƣơng Mại ....................................................................................................... 44 3.2. Một số đề xuất về quản lý nhân tài trong doanh nghiệp Việt Nam ...... 44 3.2.1. Về các phương pháp quản lý nhân tài ...................................................... 44 3.2.2. Về quy trình quản lý nhân tài .................................................................... 45 3.2.3. Đề xuất áp dụng quản lý lộ trình công danh như một công cụ quản lý nhân tài tại các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................... 50 3.3. Một số đề xuất nhằm cải thiện điều kiện vận dụng lý thuyết về quản lý nhân tài ............................................................................................................... 51 3.3.1. Từ phía cơ sở đào tạo ............................................................................... 51 3.3.2. Từ phía các doanh nghiệp và người lao động .......................................... 51 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Công việc NLĐ Ngƣời lao động 6 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Quy trình quản lý nhân tài ................................................................... 9 Sơ đồ 2.2: Các công cụ quản lý lộ trình công danh .......................................... 16 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các phƣơng thức quản lý nhân tài tại Pháp ........................................ 13 Bảng 2.2: Mẫu báo cáo tổng hợp năng lực nhân sự ............................................ 17 Bảng 2.3: Bảng đánh giá tiềm năng nhân viên ................................................... 19 Hình 3.1: Đề xuất mô hình lý thuyết về quản lý nhân tài ................................... 44 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nguồn lực về con ngƣời là nguồn lực cạnh tranh có lợi thế so sánh hơn hẳn các nguồn lực khác ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp sẽ vững mạnh, có cơ hội phát triển nếu doanh nghiệp sở hữu và thu hút đƣợc đội ng lao động tài giỏi, chất lƣợng, năng động, nhiệt tình sáng tạo, coi sự phát triển doanh nghiệp là giá trị của công việc mình làm, là thƣớc đo sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân. Để có đƣợc nguồn nhân lực nhƣ vậy thì vấn đề bắt buộc các doanh nghiệp phải làm và làm tốt đó là quản lý nhân tài. Cùng với sự phức tạp và thay đổi nhanh chóng của môi trƣờng kinh doanh, vai trò của quản trị nhân tài trong doanh nghiệp ngày càng đƣợc khẳng định. Nhờ có quản trị nhân tài, doanh nghiệp có thể giải quyết đƣợc bài toán về thu hút và giữ chân ngƣời tài, chủ động trong việc nuôi dƣỡng tài năng phục vụ cho chiến lƣợc phát triển bền vững doanh nghiệp mình. Việc nghiên cứu tiếp cận các lý thuyết về quản lý nhân tài của các chuyên gia kinh tế, hay các lý thuyết gia về quản trị hàng đầu trên thế giới là một cơ sở giúp lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn và vận dụng những phƣơng thức quản lý nhân tài một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu hệ thống lý luận và vận dụng lý thuyết về quản lý nhân tài ở các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp vẫn chƣa hiểu rõ những lý luận về quản lý nhân tài, sự cần thiết phải quản lý nhân tài ... Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài với mong muốn làm rõ hệ thống lý thuyết về quản lý nhân tài và vận dụng những lý thuyết này để nhận diện nhu cầu của nhân tài, xác định các hình thức quản lý nhân tài, đề xuất các chƣơng trình quản lý nhân tài và quy trình tổ chức quản lý nhân tài hiệu quả, đồng thời cùng với nhân tài xây dựng lộ trình phát triển cá nhân để thu hút và giữ chân nhân tài. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp trong công tác quản lý nhân tài, những cơ sở đào tạo về quản trị kinh doanh nói chung và về quản trị nhân lực nói riêng và những độc giả quan tâm. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 1.2.1. Ngoài nước 8 Một số tài liệu nghiên cứu nước ngoài liên quan đến quản lý nhân tài có thể kể đến: * Rothwell, W.J. (1994), Effective succession planning: Ensuring leadership continuity and building talent from within, NewYork: Amacon. Theo tác giả này, nhân tài là những ngƣời sở hữu năng lực cốt lõi, đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp thì sẽ đƣợc đƣa vào danh sách nhân tài cần đƣợc nuôi dƣỡng, đãi ngộ và phát triển trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thể có danh sách năng lực cần thiết riêng, đƣợc định nghĩa trong từ điển năng lực của doanh nghiệp đó. Một cá nhân có thể không đƣợc xem là nhân tài trong doanh nghiệp này, khi qua doanh nghiệp khác lại trở thành nhân tài. * Dave Ulrich (2012), HR from outside in “Six competencies for the future of human resouces”, McGraw-Hill Professional, Dave Ulrich định nghĩa nhân tài dựa trên công thức đƣợc gọi là “phƣơng trình 3C” (Talent = Competence*Commitment*Contribution / Nhân tài = Năng lực*Cam kết*Cống hiến) sau khi khảo sát, nghiên cứu trên hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó có hơn một nửa số công ty trong danh sách Fortune 500; Tác giả này cho rằng, khi đánh giá ngƣời tài không chỉ dừng lại ở 2 yếu tố: năng lực (có khả năng làm việc) và cam kết (có ý chí làm việc) mà ngƣời tài còn phải là ngƣời biết cống hiến và đƣợc ghi nhận. Trong “phƣơng trình 3C” nhƣ đã nêu trên, 3 biến đƣợc kết nối với nhau theo cấp số nhân, chứ không phải cấp số cộng. Nghĩa là, nếu một biến nào đó bị mất đi, 2 biến còn lại sẽ không thể thay thế đƣợc. Chẳng hạn, ngƣời có năng lực kém sẽ không bao giờ là “nhân tài” kể cả khi anh ta có sự cống hiến và hết mình, và ngƣợc lại. Dave Ulrich cho rằng để phát triển nhân tài thì nhà quản trị cần quan tâm nghĩ đến năng lực của ngƣời lao động, sự mong muốn làm việc của họ và tạo sự viên mãn, thăng hoa, cống hiến * St-Onge. S, Guerrero S. (2013), Gestion des carriers, Revue international de gestion, HEC Montreal. Các tác giả này cho rằng, ngày nay doanh nghiệp cần nhân lực hơn là nhân lực cần doanh nghiệp; đồng thời, những nhân lực tài năng sẽ tạo thành thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhân lực hiện nay rất linh hoạt, năng động, hiểu biết, họ có nhiều nhu cầu khác nhau và họ thƣờng chỉ gắn bó với doanh nghiệp trong ngắn hạn; Chính những điều trên khiến doanh nghiệp phải thích ứng bằng cách đề ra các phƣơng thức quản trị nhân tài hiệu quả. Cụ thể nhƣ: 9 tuyển dụng nhân lực không chỉ để tìm kiếm và lựa chọn nhân lực phù hợp mà còn trở thành hoạt động marketing nhân lực; Trƣớc kia, doanh nghiệp cung cấp những chƣơng trình đào tạo để tạo thuận lợi cho phát triển nhân lực nhƣng hiện nay, phát triển nhân lực đƣợc nuôi dƣỡng bởi sự phong phú, đa dạng của công việc, sự huấn luyện và tƣ vấn đƣợc cung cấp từ phía doanh nghiệp; Doanh nghiệp hiện nay đánh giá nhân lực theo cấp độ tài năng và thảo luận với họ về cách thức thu hút và giữ chân nhân tài;Nhân lực không đƣợc trả lƣơng ngang bằng nhau mà có sự phân biệt mức lƣơng tƣơng ứng với năng lực nổi trội của nhân viên và những nhân viên tài năng. 1.2.2. Trong nước Theo sự hiểu biết của chủ nhiệm đề tài thì chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu hệ thống lý luận và vận dụng quản lý nhân tài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay một số tác giả mới dừng lại ở việc đƣa ra quan điểm cá nhân về nhân tài và quản lý nhân tài nói chung, hoặc chỉ đƣa ra một số hình thức quản lý nhân tài đặc thù ở một vài doanh nghiệp đơn lẻ, chƣa có tính hệ thống, chƣa chỉ ra các cách thức nắm bắt nhu cầu nhân tài, hay cách thức phân loại nhân tài để từ đó lập chƣơng trình quản lý nhân tài phù hợp ... Một số nghiên cứu trong nƣớc liên quan làm cơ sở tham khảo cho đề tài nhƣ sau: * Trƣơng Thị Lan Anh, Chính sách tài năng – nhiệm vụ quan trọng của quản trị nguồn nhân lực chiến lược, Kỷ yếu 5 năm ngày nhân sự Việt Nam. Tác giả Lan Anh cho rằng, khi áp dụng quản trị nguồn nhân lực dựa trên năng lực, các nhà quản lý cần chú trọng việc định nghĩa năng lực cần thiết cho sự phát triển lâu bền và khỏe mạnh của doanh nghiệp mình, c ng nhƣ chú trong 3 chữ P: Phát hiện (tiềm năng). Phát huy (năng lực), và Phát triển (tài năng). Trong phát triển tài năng, cần chú trọng đến việc xây dựng những chính sách để quản lý tốt nhân tài trong doanh nghiệp, làm sao để vừa thu hút, vừa giữ chân nhân tài, tạo cho doanh nghiệp một năng lực cạnh tranh bền vững. * Hồ Nhƣ Hải, V Hoàng Giang, Thu hút và sử dụng nhân tài trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam, đề cập đến các khái niệm về nhân tài, quản lý nhân tài và cho rằng các doanh nhân và ngƣời làm công tác nhân sự thƣờng hƣớng đến vấn đề thu hút và sử dụng nhân tài. Quản lý nhân tài c ng cần gắn liền với hoạch định chiến lƣợc, và do đó, các tiêu 10 chí đánh giá và sử dụng nhân tài đƣợc xây dựng dựa trên các năng lực cốt lõi mà doanh nghiệp đang sử dụng hoặc hƣớng tới. Quản lý nhân tài bao gồm, nhận diện, thu hút, phát triển, động viên, thúc đẩy và gìn giữ những cá nhân có thể thành công lớn trong tổ chức. Một cách thức đƣợc dùng khá phổ biến trong quản lý nhân tài là nhận diện nhu cầu của nhân tài và cùng với họ xây dựng lộ trình phát triển cá nhân thông qua các chính sách thuyên chuyển và thăng chức. 1.3. Mục tiêu của đề tài Đề tài hoàn thành nhằm hƣớng đến các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa một số lý thuyết cơ bản về về quản lý nhân tài từ đó làm cơ sở để đề xuất nghiên cứu lý thuyết về quản lý nhân tài tại bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp - Trƣờng đại học Thƣơng Mại. - Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng quản lý nhân tài tại một số doanh nghiệp điển hình. - Đề xuất một số giải pháp quản lý nhân tài trong doanh nghiệp Việt Nam. 1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là nghiên cứu lý luận và vận dụng lý thuyết về quản lý nhân tài trong các doanh nghiệp hiện nay. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu đề tài về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về quản lý nhân tài của các tác giả có tiếng tại một số cơ sở đào tạo trong, ngoài nƣớc và nghiên cứu việc áp dụng quản lý nhân tài trong một số doanh nghiệp điển hình. - Phạm vi nghiên cứu đề tài về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2016. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu  Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Phỏng vấn: đối tƣợng phỏng vấn là các chuyên gia, các giảng viên tại một số trƣờng đại học, cơ sở đào tạo; các doanh nghiệp điển hình áp dụng quản lý nhân tài.  Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 11 Dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng thông qua một số nguồn nhƣ: các bài báo quốc tế, sách giáo khoa chuyên ngành, các đề tài nghiên cứu khoa học trong nƣớc và quốc tế liên quan đến đề tài; các kết quả nghiên cứu của các cơ quan tổ chức nhƣ: Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ƣơng, Viện nghiên cứu Thƣơng Mại, VCCI; nguồn thông tin qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng: các cơ quan báo chí, internet 1.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập đƣợc từ các tài liệu sẽ đƣợc tổng hợp, phân tích, so sánh để xử lý dữ liệu từ đó làm sáng tỏ thực trạng về lý luận và vận dụng quản lý nhân tài trong các doanh nghiệp hiện nay. 1.6. Kết cấu của đề tài Đề tài đƣợc kết cấu theo 3 chƣơng: Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ NHÂN TÀI Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT QUẢN LÝ NHÂN TÀI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI VÀ ÁP DỤNG QUẢN LÝ NHÂN TÀI TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NHÂN TÀI 2.1. Khái niệm và vai trò của quản lý nhân tài 2.1.1. Khái niệm quản lý nhân tài 2.1.1.1. Nhân tài Có thể kể tới một số quan điểm về nhân tài của một số tác giả nổi tiếng nhƣ sau: - Theo Hansen (2007), nhân tài là những nhân viên và nhà lãnh đạo cốt lõi (key) đang chèo lái con thuyền doanh nghiệp tiến lên phía trƣớc, nhân tài thƣờng chiếm số ít trong tổ chức và tài năng của họ cấu thành năng lực cốt lõi của tổ chức. - Theo William Rothwell (2005), nhân tài là những ngƣời sở hữu năng lực cốt lõi, đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp thì sẽ đƣợc đƣa vào danh sách nhân tài cần đƣợc nuôi dƣỡng, đãi ngộ và phát triển trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thể có danh sách năng lực cần thiết riêng, đƣợc định nghĩa trong từ điển năng lực của doanh nghiệp đó. Một cá nhân có thể không đƣợc xem là nhân tài trong doanh nghiệp này, khi qua doanh nghiệp khác lại trở thành nhân tài. - Dave Ulrich (2012) định nghĩa nhân tài dựa trên công thức “Nhân tài = Năng lực*Cam kết*Cống hiến”. Theo đó, tác giả cho rằng đánh giá ngƣời tài không chỉ dừng lại ở hai yếu tố: năng lực (có khả năng làm việc) và cam kết (có ý chí làm việc) mà ngƣời tài còn phải là ngƣời biết cống hiến và đƣợc ghi nhận. Trong công thức nhƣ đã nêu trên, ba yếu tố đƣợc kết nối với nhau theo cấp số nhân, chứ không phải cấp số cộng. Nghĩa là, nếu một yếu tố nào đó bị mất đi, hai yếu tố còn lại sẽ không thể thay thế đƣợc. Chẳng hạn, ngƣời có năng lực kém sẽ không bao giờ là “nhân tài” kể cả khi anh ta có sự cống hiến và hết mình, và ngƣợc lại. Dave Ulrich cho rằng khi nghĩ về nhân tài và phát triển nhân tài thì phải nghĩ đến cả cái đầu (năng lực), bàn tay và đôi chân (chịu làm) và trái tim (sự viên mãn, thăng hoa, cống hiến) vì nếu nghĩ nhân tài, theo cách truyền thống, chỉ là “ngƣời giỏi” thì không đủ và lạc hậu. Nhƣ vậy, có thể hiểu nhân tài trong doanh nghiệp là những ngƣời sở hữu năng lực cốt lõi, đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp nhƣng đồng thời phải là những ngƣời có ý chí làm việc và mong muốn cống hiến cho doanh nghiệp. 13 2.1.1.2. Quản lý nhân tài Liên quan đến định nghĩa về quản lý nhân tài hiện nay có 3 nhóm quan điểm khác nhau nhƣ sau: Quan điểm thứ nhất coi quản lý nhân tài là tổng hợp những hoạt động quản trị nhân lực (hoạch đinh, tuyển dụng, đào tạo nhân lực) hƣớng tới đối tƣợng là các chức danh quản lý (Rothwell, 1994). Các tác giả theo quan điểm này coi quản lý nhân tài nhƣ là một hoạt động đặc biệt của quản trị nhân lực. Cụ thể nhƣ: quản lý nhân tài trong hoạt động tuyển dụng hƣớng tới việc tìm kiếm và lựa chọn những nhà quản lý trong số những ứng viên giỏi nhất; Trong hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, quản lý nhân tài hƣớng tới việc xây dựng những chƣơng trình đào tạo để phát triển đội ng những ngƣời dẫn đầu. Tuy nhiên, quan điểm này hiện nay ít đƣợc các doanh nghiệp sử dụng vì không thể giới hạn nhân tài chỉ là những ngƣời làm quản lý. Quan điểm thứ hai coi quản lý nhân tài là quá trình quản trị nhân lực để đảm bảo một lực lƣợng lao động phù hợp ở mọi chức danh của doanh nghiệp (Schweyer, 2004).
Luận văn liên quan