Đề tài Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Hiện nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã đúc kết một kinh nghiệm đó là: Môi trường văn hóa trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam dù không phải không có doanh nghiệp đã và đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tại Việt Nam chưa thực sự có một doanh nghiệp nào xứng tầm khu vực, chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào làm lay động thị trường quốc tế. Ngoài lý do về trình độ quản lý, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, thì vấn đề văn hóa doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân đáng quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, các nhà quản lý cần có một cái nhìn toàn diện, một sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty mình, không thể để nó phát triển tự phát. Văn hóa doanh nghiệp là bộ mặt của bất kì một doanh nghiệp nào và là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, cũng bao gồm những giá trị về nguyên tắc xử sự và tác phong nghề nghiệp do tất cả các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên. Việc gắn văn hóa doanh nghiệp với mục đích kinh doanh có thể đem lại cho các Công ty doanh thu cao hơn so với đối thủ cạnh tranh không lưu tâm đến vấn đề này. Theo một cuộc khảo sát gần đây, sự khác nhau này có thể lên tới 200% hoặc hơn nữa. Đặc biệt đối với sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điều này là rất quan trọng. Để có được kết quả như vậy các nhà quản trị phải biết văn hóa doanh nghiệp là gì, và quyết định nó phát triển theo chiều hướng nào cũng như hướng các thành viên trong doanh nghiệp tới văn hóa định hướng đó. Tất cả sẽ được đề cập trong nội dung của bài nghiên cứu khoa học này

pdf58 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------o0o------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Chủ nhiệm đề tài: Trịnh Đức Duy Hà Nội, năm 2017 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 2 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................................... 2 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5 4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 6 5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................... 6 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu ....................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................................................................. 7 1.1. Các khái niệm có liên quan .................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm về văn hóa ....................................................................................... 7 1.1.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội ........................................ 8 1.1.3. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ............................................................... 10 1.1.4. Tác động của VHDN đối với sự phát triển của doanh nghiệp ........................ 12 1.2. Các nội dung của văn hóa doanh nghiệp ........................................................... 12 1.2.1 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp .................................................................... 12 1.2.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp .................................................... 13 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp ............................................. 18 1.3.1 Nhân tố chủ quan ............................................................................................ 18 1.3.2 Nhân tố khách quan ........................................................................................ 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................................................... 21 2.1. Khái quát văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ........................................ 21 2.1.1 Nhận diện văn hóa doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ văn hóa .................. 21 2.1.2 Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ................................ 24 2.2 Phân tích thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp thương mại điển hình ở Việt Nam hiện nay ............................... 26 2.2.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động ... 26 2.2.2 Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT .............................................................................................................. 33 2.2.3 Phân tích tực trạng văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH Thương mại Sản xuất Xuất nhập khẩu Viễn Thông A .................................................................. 37 2.3 Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ........................... 40 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................... 42 3.1. Một số định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ......... 42 3.1.1 Quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước .............. 42 3.1.2 Phương hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp ............................................. 44 3.3. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ........................ 45 3.3.1 Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp .................................. 45 3.3.2 Văn hóa thương hiệu ........................................................................................ 47 3.3.3 Nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp ............................................. 49 3.3.4 Nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong đội ngũ nhân viên ................................................................................................................... 50 3.3.5 Xây dựng văn hóa doanh nhân trong doanh nghiệp ......................................... 51 3.3.6 Chú trọng đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp ...................... 52 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1.1 Bốn loại nghi lễ trong tổ chức và tác động tiềm năng của chúng ............. 15 Hình 2.1 Địa điểm kinh doanh của cửa hàng TGDĐ ................................................ 27 Hình 2.2 – Logo Công ty Cổ phần Thế giới Di động ............................................... 28 Hình 2.3 – Đồng phục nhân viên TGDĐ .................................................................. 28 Hình 2.4 – Website Công ty Cổ phần Thế giới Di động ........................................... 30 Hình 2.5 Địa điểm bán hàng của FPT Shop .............................................................. 34 Hình 2.6 Logo FPT Shop .......................................................................................... 35 Hình 2.7 Trung tâm của Viễn thông A ...................................................................... 38 Hình 2.8 Logo của Viễn thông A ............................................................................... 38 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Hiện nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã đúc kết một kinh nghiệm đó là: Môi trường văn hóa trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam dù không phải không có doanh nghiệp đã và đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tại Việt Nam chưa thực sự có một doanh nghiệp nào xứng tầm khu vực, chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào làm lay động thị trường quốc tế. Ngoài lý do về trình độ quản lý, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, thì vấn đề văn hóa doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân đáng quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, các nhà quản lý cần có một cái nhìn toàn diện, một sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty mình, không thể để nó phát triển tự phát. Văn hóa doanh nghiệp là bộ mặt của bất kì một doanh nghiệp nào và là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, cũng bao gồm những giá trị về nguyên tắc xử sự và tác phong nghề nghiệp do tất cả các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên. Việc gắn văn hóa doanh nghiệp với mục đích kinh doanh có thể đem lại cho các Công ty doanh thu cao hơn so với đối thủ cạnh tranh không lưu tâm đến vấn đề này. Theo một cuộc khảo sát gần đây, sự khác nhau này có thể lên tới 200% hoặc hơn nữa. Đặc biệt đối với sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điều này là rất quan trọng. Để có được kết quả như vậy các nhà quản trị phải biết văn hóa doanh nghiệp là gì, và quyết định nó phát triển theo chiều hướng nào cũng như hướng các thành viên trong doanh nghiệp tới văn hóa định hướng đó. Tất cả sẽ được đề cập trong nội dung của bài nghiên cứu khoa học này Văn hóa doanh nghiệp không hiện hữu một cách thường trực, đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải ngày một ngày hai mà hiệu quả của nó cũng khó có thể đong đếm được, do vậy văn hóa doanh nghiệp không thực sự được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm một cách đúng đắn. Chúng ta cũng có thể hiểu về văn hóa doanh nghiệp theo cách đơn giản như sau: Nơi nào có nhiều người muốn 2 làm việc, nhân viên không muốn bỏ đi, nơi ấy hẳn phải có một môi trường làm việc tốt. Có nghĩa là người chủ doanh nghiệp đã biết tạo ra một môi trường có văn hóa. Tuy nhiên một điều tưởng như đơn giản nhưng theo kết quả điều tra nghiên cứu được đã cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa giữ chân được những nhân viên giỏi. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm cho thấy rõ hơn cách nhìn nhận về văn hóa doanh nghiệp, khái niệm văn hóa doanh nghiệp, vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được những cách thức xây dựng và phát triển một số nét văn hóa điển hình cho doanh nghiệp đó. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu về “Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp” với mục tiêu đã đề ra là cần thiết. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam theo các góc độ khác nhau. Qua thời gian tìm hiểu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan tôi xin đưa ra một vài công trình khoa học cụ thể sau đây . 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước  Mats Alvesson (2002), Understanding Organizational Culture, SAGE Publications Ltd Đưa ra những tư duy phê phán, cung cấp cái nhìn sâu sắc vào các lĩnh vực văn hóa tổ chức. Mats Alvesson đã làm rõ khái niệm về văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức là một phần nội dung của Văn hóa, nhận dạng và phân định các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, và mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức với các yếu tố trong hệ thống quản trị. Bên cạnh đó, các tác giả cũng sử dụng các ví dụ để phát triển và minh họa. Tài liệu này được sử dụng cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu bậc đại học và sau đại học về nghiên cứu quản lý và tổ chức nghiên cứu  Susan Cartwright, CaryL. Cooper, P. Christopher Earley, The International Handbook of Organizational Culture and Climate, Wiley Publisher Cuốn sách này có một mục đích giá trị thành công không phải chỉ dựa vào hoạt động kinh doanh mà còn phụ thuộc rất lớn vào văn hóa của tổ chức. Cuốn sách đề cập đến động lực trong văn hóa kinh doanh theo thời gian và những thành công 3 cũng như sự thất bại trong kinh doanh của các tổ chức.Cuống sách nêu bật lên giá trị to lớn của văn hóa kinh doanh qua những thành công của các doanh nghiệp khi sáp nhập hay mở rộng hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu lý thuyết về văn hóa, các yếu tố cấu thành văn hóa và bầu không khí bên trong tổ chức, mối quan hệ giữa văn hóa và hoạt động của tổ chức  Richard S. Gallagher (2002), The Soul of an Organization Understanding the Values That Drive Successful Corporate Cultures, Kaplan Business Publisher Cuốn sách nghiên cứu vai trò của văn hóa tổ chức, sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa tổ chức đến sự thành công của bạn. Trên cơ sở nghiên cứu thành công và thất bại của các doanh nghiệp lớn Vanguard, Dell Computer, Wendy, Cirque du Soleil, để khám phá một trong những yếu tố dẫn đến thành công cũng như nguyên nhân của thất bại, đó là các giá trị, đặc điểm cốt lõi và văn hóa tổ chức. Từ đó xây dựng các hồ sơ của từng doanh nghiệp làm cơ sở để xác lập các giá trị văn hóa quan trọng để thiết lập một nền văn hóa kinh doanh riêng phù hợp với từng đặc điểm của các tổ chức. Ngoài ra cuốn sách còn đề cập đến thành công hay thất bại của những thương vụ sáp nhập, mua lại, và các hình thức khác của việc mở rộng kinh doanh.  Maureen Guirdham (2005), Communicating across Cultures at Work Second Edition, Palgrave Macmillan Publisher Palgrave Macmillan Publisher nghiên cứu văn hoá ở nơi làm việc. Dựa trên căn cứ lý thuyết, cuốn sách cung cấp gợi ý thực tế về cách cá nhân có thể phát triển các kỹ năng nhận thức và giao tiếp văn hóa để cho phép hiểu rõ hơn và đánh giá cao của những người từ các nền tảng khác nhau.  Kevin Thomson (2002), The Company Culture Cookbook 70 easy-to-use recipes to create the right climate inside your business, Financial Times Prentice Hall Publisher Cuốn sách tập trung vào những chủ đề chính của sự thay đổi, văn hóa mà các tổ chức ngày nay phải đối mặt. Tổ chức lớn không phải là sản phẩm của các cá nhân vĩ đại: đó là những sản phẩm của nền văn hóa tuyệt vời. Nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể đến và đi, nhưng nền văn hóa lớn thì tồn tại. Cuốn sách The Company Culture Cookbook 70 easy-to-use recipes to create the right climate inside your business của 4 Kevin Thomson thể hiện chính xác làm thế nào để vượt qua những vấn đề bằng sức mạnh của “trái tim và tâm trí,” và tập trung vào "các hành vi thực sự” của tổ chức.  Liisa Välikangas (2010), The Resilient Organization How Adaptive Cultures Thrive Even When Strategy Fails, McGraw-Hill Publisher Khả năng phục hồi là một trong những hoạt động mà các lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với một thị trường rơi vào suy thoái. Đi đầu trong phong trào này, sáng tạo và tư vấn chiến lược của giáo sư Liisa Valikangas đã tạo ra một hệ thống từng bước của chiến lược tồn tại được chứng minh giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những hành động phục hồi doanh nghiệp ngay lập tức."Tổ chức Khả năng hồi phục" cho thấy làm thế nào để suy nghĩ lại chiến lược hiện tại của doanh nghiệp, các ví dụ thực tế của khả năng phục hồi trong hành động: làm thế nào để phục hồi nhanh hơn từ những khó khăn, làm thế nào để thử nghiệm các cơ hội mới một cách kịp thời, làm thế nào để tránh lặp lại các quyết định kinh doanh xấu, và và đó chính là cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước  Dương Thị Liễu (2012), Giáo trình Văn hoá kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Giáo trình môn học Văn hoá kinh doanh nhằm trang bị cho người học những kiến thức chung về văn hoá kinh doanh, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hoá kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.  Edgar H. Schein (2012), Văn hóa doanh nghiệp và Sự lãnh đạo, NXB Dtbooks Cuốn sách Văn hóa doanh nghiệp và Sự lãnh đạo của Edgar H. Schein sẽ lần lượt trình bày các phương pháp tiếp cận để có được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về văn hóa doanh nghiệp cùng với những hàm ý dành cho công tác lãnh đạo - được tác giả phân tích nghiên cứu và đúc kết từ những trải nghiệm thực tiễn của ông trong nhiều thập niên. Schein dùng nhiều doanh nghiệp của Hoa Kỳ và Tây Âu làm các tình huống minh họa so sánh, đối chiếu và rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời tư duy thêm những phương thức mới, hiệu quả hơn để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo tại các doanh nghiệp. 5  Nguyễn Mạnh Quân (2012), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Cuốn sách Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty trình bày một cách toàn diện vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh và văn văn hoá công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu; xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động quản lý, tổ chức, marketing và quan hệ khách hàng...  Nhiều tác giả (2007), Văn hóa kinh doanh – Những góc nhìn, NXB Trẻ Sách gồm các bài báo đã đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn từ năm 2000 đến nay của các tác giả là những nhà nghiên cứu có uy tín trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội học như: Lê Đăng Doanh, Trần Văn Thọ, Tôn Thất Thiêm, Phạm Đỗ Chí và một số chuyên gia nước ngoài khác. Nội dung các bài viết được chia thành 4 phần: Doanh nhân và tinh thần doanh nghiệp; Triết lý kinh doanh; Đạo đức kinh doanh; Văn hóa doanh nghiệp nhằm trao đổi những vấn đề và cung cấp những thông tin hữu ích về văn hóa kinh doanh hiện nay. Nhìn chung những công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa doanh nghiệp trong những năm trước cũng đã đánh giá và đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn và và hiệu quả cao cho vấn đề nghiên cứu ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu lại là một sản phẩm riêng biệt . Đây không phải là một đề tài mới, nhưng nghiên cứu về “Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp” thì đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào. Với việc đi sâu vào phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tác giả tin tưởng rằng công trình nghiên cứu này sẽ đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và hỗ trợ đắc lực vào xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp và thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở xây dựng những lý luận về văn hoá doanh nghiệp và làm rõ thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Việt nam, đưa ra những giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể cạnh tranh được trên thị trường 6 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp, thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu điển hình tại một số doanh nghiệp Thời gian: Các số liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài tập trung trong khoảng thời gian ba năm 2013, 2014, 2015 Không gian: Nghiên cứu tại một số doanh nghiệp điển hình: Công ty Cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT, Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Xuất nhập khẩu Viễn Thông A, Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp cho thấy một cái nhìn khách quan hơn về vấn đề nghiên cứu cùng mối tương quan của nó trong các vấn đề liên quan khác. Các nguồn thu thập thông tin thứ cấp thông qua tìm kiếm từ Internet, báo cáo thường niên từ năm 2014 - 2016 của FPT Shop, Viễn Thông A, Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động, các sách giáo trình và công trình nghiên cứu khoa học, luận văn cao học, tạp chí của thư viện nhà trường liên quan đến văn hóa doanh nghiệp 5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tác giả nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về nội dung văn hóa doanh nghiệp. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống từ lý thuyết tới thực tế một cách đầy đủ và sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, hình vẽ đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt