Tân Uyên là huyện nằm phía đông của tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Phía Bắc giáp với huyện Phú Giáo, phía Đông giáp với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp với Thị xã Thủ Dầu Một và phía nam giáp với huyện Thuận An.
Thời gian qua, Tân Uyên đã có những bước đổi mới trong phát triển kinh tế. Phát triển nông – lâm nghiệp ngày càng có xu hướng thu nhỏ, tập trung cho phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tăng trưởng GDP hàng năm của huyện đạt 18.54%. Giá trị xuất khẩu các ngành tăng bình quân hàng năm như sau: Công nghiệp tăng 41.17%, Nông nghiệp tăng 5.55%, Dịch vụ tăng 28.1%. Trong cơ cấu kinh tế huyện, ước tính cuối năm 2008, tỷ trọng các ngành: CN: 56.26%; NN: 18.25%; DV: 25.49%. (Theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kì thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ IX ( nhiệm kì 2005 – 2010))
Năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ra quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17/7/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Chính quyền và đảng bộ huyện Tân Uyên đặt mục tiêu phấn đấu đưa Tân Uyên trở thành một huyện công nghiệp vào năm 2020. Để phát triển trở thành huyện công nghiệp, Tân Uyên phải đối mặt với rất nhiều thách thức không chỉ phát triển kinh tế mà các vấn đề môi trường, xã hội cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Phát triển công nghiệp của huyện không dàn trải đều trên khắp địa bàn mà được tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam của huyện như xã Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, thị trấn Uyên Hưng, Tân Phước Khánh. Tuy nhiên, công nghiệp đang dần dần được mở rộng về mặt quy mô lên khu vực các xã phía Bắc như: Tân Mỹ, Tân Định, Tân Lập, Tân Thành, Hội Nghĩa.
Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp, lao động trong các ngành nghề cũng thay đổi nhanh chóng. Lao động chuyển từ nông, lâm ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng ngày một gia tăng, chủ yếu tập trung tại các xã phía Nam. Cụ thể lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản và Công nghiệp xây dựng thay đổi qua các năm như sau:
100 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7611 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. GIỚI THIỆU
Tân Uyên là huyện nằm phía đông của tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Phía Bắc giáp với huyện Phú Giáo, phía Đông giáp với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp với Thị xã Thủ Dầu Một và phía nam giáp với huyện Thuận An.
Thời gian qua, Tân Uyên đã có những bước đổi mới trong phát triển kinh tế. Phát triển nông – lâm nghiệp ngày càng có xu hướng thu nhỏ, tập trung cho phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tăng trưởng GDP hàng năm của huyện đạt 18.54%. Giá trị xuất khẩu các ngành tăng bình quân hàng năm như sau: Công nghiệp tăng 41.17%, Nông nghiệp tăng 5.55%, Dịch vụ tăng 28.1%. Trong cơ cấu kinh tế huyện, ước tính cuối năm 2008, tỷ trọng các ngành: CN: 56.26%; NN: 18.25%; DV: 25.49%. (Theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kì thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ IX ( nhiệm kì 2005 – 2010))
Năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ra quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17/7/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Chính quyền và đảng bộ huyện Tân Uyên đặt mục tiêu phấn đấu đưa Tân Uyên trở thành một huyện công nghiệp vào năm 2020. Để phát triển trở thành huyện công nghiệp, Tân Uyên phải đối mặt với rất nhiều thách thức không chỉ phát triển kinh tế mà các vấn đề môi trường, xã hội cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.
Phát triển công nghiệp của huyện không dàn trải đều trên khắp địa bàn mà được tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam của huyện như xã Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, thị trấn Uyên Hưng, Tân Phước Khánh. Tuy nhiên, công nghiệp đang dần dần được mở rộng về mặt quy mô lên khu vực các xã phía Bắc như: Tân Mỹ, Tân Định, Tân Lập, Tân Thành, Hội Nghĩa.
Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp, lao động trong các ngành nghề cũng thay đổi nhanh chóng. Lao động chuyển từ nông, lâm ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng ngày một gia tăng, chủ yếu tập trung tại các xã phía Nam. Cụ thể lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản và Công nghiệp xây dựng thay đổi qua các năm như sau:
Bảng 1.1: Lao động trong các ngành huyện Tân Uyên qua các năm
Đơn vị: Người
Năm
2001
2006
2007
2008
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
42.620
39.194
38.878
38.485
Công nghiệp xây dựng
10.201
54.254
64.423
73.731
Như vậy vấn đề quy hoạch chi tiết các khu vực công nghiệp không chỉ là vấn đề về phát triển kinh tế mà còn góp phần ổn định cư dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững trên mọi khía cạnh của huyện.
Mục tiêu của huyện là ưu tiên cho phát triển công nghiệp. Khi chuyển đổi từ một huyện nông nghiệp sang huyện phát triển công nghiệp – khu đô thị, cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề về môi trường. Về phát triển kinh tế, huyện đã có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng hiện nay huyện lại chưa có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể để vừa có thể phát triển kinh tế, xã hội vừa bảo vệ được môi trường, tạo nên sự phát triển bền vững.
Nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường là cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, cần tiến hành thực hiện “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương đến năm 2020” nhằm bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững về mọi phương diện.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định của chính phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/ NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 30/3/2010 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường
- Thông tư 231/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Thông tư 44 /2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ Tài Chính – Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bố dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.
- Quyết định 1081/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bổ sung quy định thời hạn hiệu lực thi hành Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.
- Quyết định số 8627/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 của UBND huyện Tân Uyên về việc chỉ định thầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.
- Quyết định số 8628/QĐ-UBND ngày 04/12/2008 của UBND huyện Tân Uyên về việc phê duyệt đề cương chi tiết thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.
1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.3.1. Mục tiêu chung
- Bảo đảm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên; lập kế hoạch bảo vệ môi trường huyện.
- Tạo cơ sở cho việc phối hợp quản lý và giải quyết đồng bộ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng; dự báo được xu thế biến đổi về tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Đề xuất được kế hoạch chi tiết bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện.
- Góp phần tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
1.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu văn hóa - xã hội
Mục tiêu môi trường
Vừa phát triển ktế vừa Phát triển văn hóa- xã hội
Liên kết giữa ktế và MT
Bảo vệ với bình đẳng
Phát triển bền vững
PTBV như là khối cộng đồng của các giá trị KT - VHXH và MT
1.4.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
Kế hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch môi trường là những thực thể không thể tách rời khỏi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, ngay cả khi thuật ngữ kế hoạch bảo vệ môi trường chưa ra đời người ta cũng đã quan tâm rất nhiều đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tránh xả rác thải, nước thải… Tuy nhiên, do quá trình phát triển kinh tế, xã hội đã làm xấu đi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Một số hướng tiếp cận đã được đề ra như sau:
- Kế hoạch bảo vệ môi trường phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng đời sống.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường).
- Kế hoạch bảo vệ môi trường phải được tiếp cận một cách có hệ thống, phải lường hết được các yếu tố tác động nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
- Việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường phải có sự tham vấn cộng đồng.
- Phải đưa ra được mục tiêu, kế hoạch ưu tiên và phải có căn cứ để thực thi các nhiệm vụ nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra.
- Trên cơ sở những định hướng tiếp cận đó, chúng tôi triển khai đề tài trong một chỉnh thể thống nhất và đo lường hầu hết các yếu tố ảnh hưởng có thể xảy ra.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các nội dung nghiên cứu dựa trên việc thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây nhằm rút ngắn thời gian thực hiện đề tài và giảm thiểu chi phí là phương châm chính để triển khai đề tài.
1.4.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chế độ thủy văn, hiện trạng môi trường… Phương pháp này giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian nghiên cứu. Tất cả các tài liệu thu thập được khi đi điều tra, khảo sát được xây dựng thành hệ thống dữ liệu phục vụ cho đề tài.
1.4.2.2. Khảo sát thực địa
- Điều tra qua phiếu về hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường của huyện. Phiếu điều tra này là bảng câu hỏi phỏng vấn dành cho đối tượng sống trên địa bàn.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung các thông tin về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở huyện Tân Uyên.
- Lấy mẫu và phân tích bổ sung một số thông số môi trường: mẫu nước mặt (pH, Cl-, Fe-tổng, COD, NO3-, NH3, độ đục, hợp chất PCB, Hàm lượng thuốc trừ sâu Clo hữu cơ, hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ, Coliform), mẫu nước ngầm (pH, độ cứng, độ đục, Cl-, Flo, NH3, NO3-, Fe-tổng, Asen, thủy ngân, TDS, E.Coli), mẫu nước thải đô thị (pH, COD, BOD5, SS, P-tổng, NO3-, Coliform), mẫu nước thải công nghiệp (pH, COD, BOD5, SS, P-tổng, NO3-, Coliform), mẫu không khí (bụi, độ ồn, NO2, SO2, CO, H2S), mẫu đất (asen, thủy ngân, cadimi, đồng, chì, kẽm).
1.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Nhập và xử lý số liệu điều tra phiếu, các số liệu phân tích bằng phần mềm EXCEL, SPSS: Nhập các kết quả thống kê điều tra thực hiện trên các kết quả phân tích mẫu và xử lý để đưa ra các sai số, độ tin cậy (f), độ tương quan (r) của các dãy số liệu…
- Xử lý dữ liệu đã số hóa và xây dựng bản đồ bằng phần mềm Mapinfo 8.0.
- Xử lý thống kê kết quả và xác định giá trị trung bình, khoảng tin cậy… theo tiêu chuẩn ISO 2602:1980 và xử lý thống kê, tổng hợp số liệu theo tiêu chuẩn ISO 2854:1976 có kết hợp với phương pháp chuyên gia.
1.4.2.4. Phương pháp bản đồ và GIS
Việc sử dụng GIS vào nghiên cứu đề tài cho phép thực hiện được công việc thu thập và tổng hợp dữ liệu một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Các bản đồ hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí) được xây dựng giúp cho việc đánh giá và dự báo các biến đổi môi trường được trực quan, chính xác và tổng quát hơn.
- Số hóa các lớp thông tin từ các bản đồ nền địa hình từ các bản đồ tỷ lệ 1:25.000 trong khu vực nghiên cứu thành các lớp thông tin như: đường cao độ, mạng giao thông, địa danh, mạng thủy văn, thực vật, môi trường…
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu của các lớp thông tin bằng cách nhập trực tiếp từ bàn phím và máy quét scanner. Mỗi một đối tượng địa lý đều có hai dạng dữ liệu: dữ liệu không gian (raster và vector) và dữ liệu thuộc tính. Phần mềm hỗ trợ chủ yếu là Mapinfo 8.0.
1.4.2.5. Phương pháp chuyên gia
- Dựa vào điều kiện của địa phương và kinh nghiệm của các chuyên gia đã thực hiện đề tài hoặc liên quan đến đề tài để thống nhất các quan điểm chung cho việc khai triển đề tài.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề nhằm huy động trí tuệ của nhiều người trong các lĩnh vực khác nhau (độc học, sinh thái, nông nghiệp, thổ nhưỡng, địa chất, kinh tế, thủy văn, môi trường....). Tổ chức 2 lần hội thảo cấp tỉnh; riêng các chuyên đề, tổ chức 1 hội thảo nội bộ/1chuyên đề.
1.4.2.6. Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống được tiến hành để phân tích một hệ thống cụ thể trên một tổng thể gồm nhiều bộ phận, nhiều các yếu tố thành phần có quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường xung quanh. Với phương pháp này, tiến hành theo các bước sau:
Xác định ranh giới, đường biên của hệ thống
Quan trắc, đo đạc, thu thập thông tin các yếu tố thành phần, hợp phần, sắp xếp các dữ liệu liên quan tới đối tượng nghiên cứu
Phân tích, thống kê các mối liên kết giữa các yếu tố quan trọng nhất có khả năng gây ra tác động qua lại trong hệ thống
Ứng dụng mô hình toán học của hệ thống với các mục tiêu, thể hiện cấu trúc và hoạt động chức năng của hệ thống có mối liên hệ với môi trường bên ngoài trong các mô hình.
Mô phỏng hệ thống với các điều kiện giả thiết khác nhau, phân tích mô hình ở nhiều góc cạnh khác nhau để lựa chọn được giải pháp đúng đắn cho quyết định tối ưu.
Đây là phương pháp có tính trội hơn, tổng quát hơn so với các phương pháp phân tích từng nhân tố, phân tích đánh giá khả năng chịu tải, khả năng biến động môi trường.
1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá mối quan hệ hiện trạng tài nguyên - môi trường
Xây dựng, hiệu chỉnh và số hoá bản đồ
Dự báo xu thế biến đổi môi trường
Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường
Thiết lập báo cáo tổng kết đề tài
Thông qua hội đồng khoa học huyện và triển khai vào thực tế
Điều tra, khảo sát thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường
Xử lý số liệu
Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Tân Uyên giai đoạn năm 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020
1.5.1. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại huyện Tân Uyên
1.5.1.1. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Tài nguyên đất, hiện trạng và sử dụng đất
- Tài nguyên nước, hiện trạng sử dụng và bảo vệ
- Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên lịch sử, cảnh quan du lịch
- Tài nguyên sinh học, hiện trạng khai thác và bảo vệ
- Báo cáo tình hình phát triển dân số, kinh tế, xã hội
- Báo cáo về các hoạt động sản xuất công-nông-ngư nghiệp
1.5.1.2. Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường
- Chất lượng nước mặt
- Chất lượng nước ngầm
- Vấn đề nước thải
- Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
- Vấn đề chất thải rắn, chất thải nguy hại
1.5.1.3. Lấy mẫu, phân tích bổ sung các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng số liệu
- Dựa trên báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của huyện, tổng hợp số liệu, xác định các chỉ tiêu cần bổ sung, số lượng lượng mẫu cần lấy.
- Tiến hành lấy và phân tích mẫu.
Ở huyện Tân Uyên, ngoài phát triển nông - lâm nghiệp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày một gia tăng nhanh chóng. Hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều các khu công nghiệp tập trung ở phía Nam Tân Uyên với đầy đủ các mặt hàng sản xuất như may mặc, giày da, thực phẩm,…Số lượng các loại mẫu và số đợt lấy mẫu là 2 đợt, trong đó 2/3 số lượng mẫu được lấy tập trung tại phía Nam của huyện.
Thời gian lấy mẫu 2 đợt lần lượt là: 01/2009 và 05/2009. Số lượng mỗi loại cho cả 2 lần lấy mẫu là:
- Mẫu nước mặt: 32 mẫu
- Mẫu nước ngầm: 32 mẫu
- Mẫu nước thải đô thị: 30 mẫu (lấy tập trung tại các cụm dân cư)
- Mẫu nước thải công nghiệp: 60 mẫu
- Mẫu không khí: 30 mẫu
- Mẫu đất: 40 mẫu
1.5.2. Đánh giá mối quan hệ hiện trạng tài nguyên - môi trường huyện Tân Uyên
- Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên - môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn và nguy hại huyện Tân Uyên
- Đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên – môi trường huyện Tân Uyên
- Phân tích nguyên nhân của các vấn đề môi trường:
+ Nguyên nhân từ quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển khu dân cư.
+ Nguyên nhân từ khai thác khoáng sản, tài nguyên rừng.
+ Hạ tầng cơ sở của huyện chưa giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường đang phát sinh
1.5.3. Dự báo xu thế biến đổi môi trường
- Dựa vào các số liệu đã có, tiến hành xác định các vấn đề tài nguyên và môi trường cấp bách, các vùng ô nhiễm và suy thoái trọng điểm. Từ đó, xác định mục tiêu bảo vệ môi trường của huyện Tân Uyên.
- Dựa vào kết quả thu thập được, tiến hành dự báo xu thế biến đổi tài nguyên và môi trường dưới tác động của quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
1.5.4. Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên của huyện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- Vấn đề môi trường trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Vấn đề phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường
- Vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
- Vấn đề nâng cao nhận thức môi trường
- Vấn đề tăng cường năng lực quản lý môi trường
1.5.5. Xác định, đánh giá và lựa chọn vấn đề môi trường ưu tiên cho huyện Tân Uyên
Xác định các vấn đề môi trường tại huyện Tân Uyên bao gồm các vấn đề:
- Môi trường tại các khu vực nông nghiệp nông thôn
- Môi trường nước (nước mặt và nước ngầm)
- Môi trường đô thị
- Môi trường khu vực giáp các huyện khác trong tỉnh và giáp các tỉnh khác trong khu vực.
- Môi trường du lịch sinh thái
- Môi trường liên vùng
- Thiên tai, sự cố môi trường
Từ đó, đánh giá và lựa chọn 3 vấn đề môi trường ưu tiên nhất để đề xuất 3 dự án tiền khả thi về bảo vệ môi trường cho huyện Tân Uyên trong giai đoạn 2010 – 2015 bao gồm:
- Vấn đề môi trường công nghiệp
- Vấn đề môi trường đô thị
- Vấn đề quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại
1.5.6. Đề xuất các dự án tiền khả thi về bảo vệ môi trường cho huyện Tân Uyên trong giai đoạn 2010 – 2015
- Dự án tiền khả thi về môi trường công nghiệp (quan tâm tới 3 vấn đề chính: di dời các cơ sở sản xuất gạch thủ công; vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản và kế hoạch bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất nhỏ lẻ ngoài khu công nghiệp)
- Dự án tiền khả thi về môi trường đô thị (quan tâm tới các vấn đề về nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt)
- Vấn đề quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại (rác thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, rác thải và nước thải y tế)
1.5.7. Xây dựng, hiệu chỉnh và số hóa bản đồ hiện trạng và định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường của huyện Tân Uyên
1.5.8. Lập báo cáo tổng hợp
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới địa lý hành chính
Huyện Tân Uyên nằm phía Đông tỉnh Bình Dương, có Sông Bé và sông Đồng Nai là ranh Huyện đồng thời cũng là ranh tỉnh Bỉnh Dương và tỉnh đồng Nai.
Tọa độ địa lý:
106o 46' – 106o 55'50” kinh độ Đông
10 o19'5” – 11o 20' 2” vĩ độ Bắc
Hướng Bắc : giáp huyện Phú Giáo- lấy Sông Bé làm ranh một phần.
Hướng Tây giáp huyện Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một
Hướng Tây Nam giáp huyện Dĩ An
Hướng Nam và Đông là sông Đồng Nai và sông Bé, ranh giới với huyện Vĩnh Cửu, thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai. Sông Đồng Nai là ranh giới phía Đông Nam, Sông Bé là ranh giới phía chính Đông, Hoà Trò An, cách ranh phía đông hơn 1 km.
Huyện Tân Uyên có 22 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 20 xã, với diện tích tự nhiên là 61.344 ha. Dân số năm 2008 khoảng 169.309 người. Mật độ dân số đạt 276 người/km2 (thấp hơn mật độ chung toàn tỉnh - 410 người/km2).(Niên giám thống kê năm 2008 – cục thống kê Bình Dương)
Huyện Tân Uyên thuộc vùng Nam Bình Dương–vùng kinh tế phát triển của tỉnh Bình Dương. Tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu và Bình Dương. Vùng này là khu vực năng động, dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước đóng góp 50% sản lượng công nghiệp cả nước, có khả năng cung cấp 10 tỷ Kwh/năm điện năng, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có nhiều tài nguyên như dầu khí Bà Rịa–Vũng Tàu, rừng Tây Nguyên, nước ở sông Sài Gòn, Đồng Nai và các hồ Trị An, Dầu Tiếng với nguồn cung cấp nước dồi dào và điện năng lớn. Đó là điều kiện để phát triển công nghiệp và đô thị với quy mô lớn và hiện nay Tân Uyên đã là một trong những huyện tập trung số lượng không nhỏ các khu, cụm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vùng Nam Bình Dương có 7 khu công nghiệp đang hoạt động: Việt Nam–Singapore, Việt Hương, Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đông A, Tân Đông Hiệp và Bình Đường. Đa số đều tập trung ở Thuận An, Dĩ An và Thủ Dầu Một; Tạo nên một khu vực sôi động thu hút đầu tư, lao động từ các nơi khác tới. Huyện Tân Uyên nằm sát khu vực trên, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Tân Uyên chính là “sân sau” của vùng công nghiệp Nam Bình Dương nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm nói chung, nhất là của hành lang kinh tế Thủ Dầu Một–Biên Hòa với ảnh hưởng mạnh mẽ của Tp. Hồ Chí Minh. Huyện cần phải cung ứng các nhu cầu cấp thiết tại chỗ cho các khu công nghiệp kề bên như: nguồn lao động, chỗ ở công nhân, thực phẩm tươi sống và đất dự trữ phát triển công nghiệ