Đề tài Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Xuyên Á

Hiện nay, hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ về kinh tế giữa các quốc gia cũng ngày càng được thắt chặt với nhau hơn. Với nền kinh tế hiện nay, lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ từ những thay đổi của môi trường kinh tế. Cuối năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO).Do đó, các NHTM cũng đang vươn lên tự hoàn thiện mình để đáp ứng với các thông lệ quốc tế, từng bước tiến sâu vào cơ chế thị trường, hòa nhập với các hoạt động tài chính quốc tế. Ngân hàng TM là một tổ chức tài chính trung gian làm nhiệm vụ luân chuyển và điều phối vốn cho nền kinh tế. Ta có thể thấy rằng, vốn là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện các hoạt động kinh tế. Do đó huy động nguồn vốn là một nghiệp vụ rất quan trọng ở các ngân hàng TM và nó có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong thực tế, nguồn vốn nhàn rỗi vẫn còn tập trung đa số ở bộ phận dân cư và vẫn chưa được khai thác hết. Mặt khác, các tổ chức, doanh nghiệp lại đang thiếu nguồn vốn để phát triển sản xuất. Vậy bằng cách nào có thể luân chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu? Đó chính là nhiệm vụ của các Ngân hàng TM. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng tại các ngân hàng và tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á cũng không ngoại lệ. Tuy mới được thành lập không lâu, nhưng bằng nhiều nỗ lực Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á cũng đang từng bước vươn lên khẳng định mình và đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư để đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 12 và các khu vực lân cận.

doc58 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Xuyên Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài: Hiện nay, hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ về kinh tế giữa các quốc gia cũng ngày càng được thắt chặt với nhau hơn. Với nền kinh tế hiện nay, lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ từ những thay đổi của môi trường kinh tế. Cuối năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO).Do đó, các NHTM cũng đang vươn lên tự hoàn thiện mình để đáp ứng với các thông lệ quốc tế, từng bước tiến sâu vào cơ chế thị trường, hòa nhập với các hoạt động tài chính quốc tế. Ngân hàng TM là một tổ chức tài chính trung gian làm nhiệm vụ luân chuyển và điều phối vốn cho nền kinh tế. Ta có thể thấy rằng, vốn là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện các hoạt động kinh tế. Do đó huy động nguồn vốn là một nghiệp vụ rất quan trọng ở các ngân hàng TM và nó có ảnh hưởng rất lớn đến qui mô cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong thực tế, nguồn vốn nhàn rỗi vẫn còn tập trung đa số ở bộ phận dân cư và vẫn chưa được khai thác hết. Mặt khác, các tổ chức, doanh nghiệp lại đang thiếu nguồn vốn để phát triển sản xuất. Vậy bằng cách nào có thể luân chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu? Đó chính là nhiệm vụ của các Ngân hàng TM. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng tại các ngân hàng và tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á cũng không ngoại lệ. Tuy mới được thành lập không lâu, nhưng bằng nhiều nỗ lực Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á cũng đang từng bước vươn lên khẳng định mình và đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư để đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 12 và các khu vực lân cận. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đối với các Ngân hàng TM, nên trong báo cáo tốt nghiệp này em xin chọn đề tài “ Nghiệp vụ huy động vốn tại ngâng hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á” ,với mong muốn đượ hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ thực tế để huy động vốn và tìm ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm tập trung tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ cho việc phát triển địa phương và cung ứng vốn cho nền kinh tế. 2/ Mục đích của đề tài: Với lý thuyết kết hợp tình hình thực tế tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á, báo cáo này sẽ tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng. Bằng những phương pháp nào có thể khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện tốt chức năng luân chuyển vốn của ngân hàng. Đồng thời, báo cáo sẽ đưa ra các kiến nghị, biện pháp để số vốn huy động ngày càng được tăng lên và có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đầu tư, cho vay... của ngân hàng Nôn Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á 3/ Phạm vi đề tài: Đề tài được thực hiện trong phạm vi công tác huy động vốn thông qya tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Xuyên Á trong khoảng thời gian 2007-2008. 4/ Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được áp dụng trong báo cáo: + Phương pháp tổng hợp và phân tích: tổng hợp các số liệu thực tế, các bài viết tại cơ quan thực tập, các bài báo, internet,.... + Phương pháp thống kê: xử lý các số liệu thu thập được + Phương pháp toán học CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 khái niệm đối tượng nghiên cứu : Nguồn vốn của ngân hàng TM bao gồm các loại khác nhau: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, vốn đi vay của ngân hàng Nhà Nước, và các nguồn vốn khác. Trong đó, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong cơ cấu nguồn vốn của bất kỳ một ngân hàng TM nào. Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả. Vốn huy động còn được gọi là tài sản nợ của ngân hàng. Chỉ có các ngân hàng TM mới được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau , mang tính đặc thù riêng có của ngân hàng TM. Vốn huy động tồn tại dưới nhiều hình thức, hay nói cách khác là ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là các nguồn sau đây: + Tiền gửi không kỳ hạn (còn gọi là tiền gửi thanh toán) + Tiền gửi có kỳ hạn +Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm không kỳ hạn Tiết kiệm có kỳ hạn + Vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá 1.2 Đặc điểm, phân loại đối tượng nghiên cứu: 1.2.1 đặc điểm của vốn huy động: Vốn huy động trong ngân hàng TM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Các ngân hàng TM hoạt động được chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn này. Đây là nguồn vốn không ổn định vì khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào , do đó các ngân hàng TM cần phải duy trì mọt khoản dự trữ thanh khỏan để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, tránh sự sụt giảm đột ngột về nguồn vốn của ngân hàng. Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh mạnh. Các ngân hàng để thu hút khách hàng đến với mình không ngừng “hoàn thiện” khung lãi suất thật hấp dẫn nên nguồn vốn này có chi phí sử dụng vốn khá cao. Vì những đặc điểm nêu trên các ngân hàng TM không được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh. 1.2.2 Phân loại nguồn vốn huy động: a) Tiền gửi không kỳ hạn (còn gọi là tiền gửi thanh toán): Đây là loại tiền có thể gửi vào hoặc rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu sử dụng. Mục đích chính của người gửi tiền nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng nên còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mờ cho các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Do gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng, do đó tiền gửi thanh toán không ổn định như loại tiền gửi có kỳ hạn, thường xuyên biến động nhưng ngân hàng vẫn sử dụng được một phần vào hoạt động kinh doanh đầu tư của mình trên cơ sở tính toán được để đối phó nhu cầu thường xuyên của khách hàng và ngân hàng. Khả năng rút tiền của khách hàng và số dư ổn định tại ngân hàng qua kết quả bù trừ của số tiền gửi vào và số tiền rút ra trong thời kỳ nhất định , với điều kiện ngân hàng phải tính toán được khà năng chi trả dự phòng trong các nhu cầu thường xuyên cũng như thời vụ của các khoản chi để duy trì hợp lý tồn quỹ(điều này cần quan tâm đến cả khả năng biến động nền kinh tế xã hội, những hiệu ứng dây chuyền cố thể xảy ra của khách hàng và của ngành ngân hàng) đảm bảo kịp thời được cac khản thanh toán cho khách hàng. Tiền gửi thanh toán mang tính chất: - Khoản tiền chi tiêu, thanh toán ngân, hoặc chuẩn bị cơ hội đầu tư kinh doanh không phải để dành . - Khách hàng, chủ sở hữu tài khoản tiền gửi này gừi vào bao nhiêu tiền cũng được, tiền mặt hoặc chuyển khoản, rút chi thanh toán hoặc chuyển qua tài khoản khác của họ, bất cứ lúc nào trong phạm vi mức số tiền đã gửi. Khách hàng có thể được sử dụng các loại công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như: Các loại Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu,...để thanh toán chi trả thuận tiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cành khác nhau của họ, ngân hàng chỉ phục vụ và tư vấn cho khách hàng sử dụng công cụ thanh toán cho phù hợp nhất Để mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng TM, khách hàng cần làm các thủ tục sau: Đối với khách hàng các nhân chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân. Đối với khách hàng là tổ chức, cũng cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký và con dấu của người đại diện, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản. Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đề nghị mở tài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản. Theo thông lệ ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán vì mục đích của khách hàng khi sử dụng tài khoản này là để thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không phải vì mục đích hưởng lãi. Hơn nữa ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu để được hưởng các dịch vụ của ngân hàng, nếu không có đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí cho ngân hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Ở Việt Nam, do thói quen sử dụng tiền mặt và dân chúng chưa quen với việc sử dụng tài khoàn để thanh toán nên để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn phải trả lãi đối với loại tiền gửi này, tuy nhiên chỉ với mức lãi suất rất thấp (khoảng 0.25%/ tháng). Lãi tiền gửi thanh toán có thể tính định kỳ hàng tháng hoặc quý theo phương pháp tích số và lãi được nhập vào số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng. Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và thực hiện tốt các dịch vụ trung gian, thu hút nhiều khách hàng lớn. Với quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, cớ chế hoán đổi thời gian đáo hạn của các khoản tiền được gửi được thưc hiện tốt sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện để ngân hàng co thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cùa ngân hàng. b) Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được thể hiện trên tài khoản ở ngân hàng mà chủ sở hữu rút ra theo kỳ hạn đã được qui định, trên cơ sở có sự thỏa thuận thời gian rút tiền gửi này giữa khách hàng và ngân hàng.Các khoản tiền gửi có kỳ hạn được đặc trưng bằng chứng chỉ tiền gửi có ghi rõ thời gian đáo hạn và số lượng. Khách hàng chỉ được rút tiền ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã thỏa thuận khi gửi tiền. Tuy nhiên, trong thực tế do qui luật cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngân hàng, các tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ để thu hút lượng tiền gửi được nhiều, ngân hàng có thể giải quyết cho khách hàng rút trước thời hạn khi có yêu cầu, nhưng phải bị phạt tiền bằng việc chuyển từ mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sang mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn. Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, mục đích của người gừi tiền là lợi tức, loại tiền gửi nảy thường bao gồm các khoản tiền gửi của các nhà kinh doanh, sản xuất hoặc đầu cơ kinh doanh, mục đích lấy lãi hoặc để dành chi trả mua sắm những tài sản lớn, hoặc chờ thời cơ mua bán hàng kiếm lời, họ không quan tâm tới việc sử dụng tiện ích do ngân hàng cung cấp. Với đặc tính ổn định của tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn, tìm kiếm những khoản đầu tư có thời gian hợp lý và thu lợi nhuận cao. Vì vậy, các ngân hàng rất quan tâm và sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ tích cực để huy động loại tiền gửi này. Các ngân hàng thường quy định nhiều thời hạn như: 1 tháng, 3 tháng , 6 tháng hoặc 12 tháng cùng với các khoản lãi suất thích hợp để kích tích người gửi theo nguyên tắc thời gian càng dài, lãi suất càng cao. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể sử dụng các chính sách khuyến khích lợi ích vật chất khác như xổ số hoặc bốc thăm trúng thưởng... để tạo ra sự quan tâm thu hút khách hàng, đặc biệt với nhóm khách hàng là cá nhân. c) Tiền gửi tiết kiệm Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi, nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này, thì mục tiêu an toàn, tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải bảo đảm tồn quỹ để chi trả và không chủ động được khi lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, ngân hàng thường trả lãi suất rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng 0,5 – 0,65% / tháng). Đối với loại tiền gửi này, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch, mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như gửi tiền hoặc rút tiền, không thể thực hiện các giao dịch thanh toán như trong trường hợp gửi tiền thanh toán. Khi khách hàng đến gửi không kỳ hạn thì ngân hàng phải mở sổ theo dõi. Khi khách hàng có nhu cầu chi tiêu có thể rút một phần tiền trên số tiền tiết kiệm sau khi xuất trình các giấy tờ hợp lệ . Ngân hàng rút số dư trên sổ tiết kiệm không kỳ hạn và trả lại cho khách hàng. Đối với gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi được nhập vốn và thường tính lãi theo nhóm ngày gửi tiền ( ví dụ: gửi ngày 10/01 thì đế ngày 10/02 là đủ một tháng để nhập lãi vào vốn. Thủ tục mở sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản, khách hàng đến bất cứ chi nhánh nào của ngân hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn có kèm theo giấy chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu. Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng. Tiết kiệm định kỳ (tiết kiệm có kỳ hạn ) Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng và hàng quý. Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân, nhân viên hưu trí. Mục tiêu quạn trọng của họ khi chọn lựa hình thức gửi tiền này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi này cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, mức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi (3, 6, 9 hay 12 tháng) và tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm ( VND, USD, EUR hay vàng), và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.Khách hàng gửi tiết kiệm định kỳ thì được ngân hàng cấp sổ tiết kiệm. Về thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tiến hành tương tự như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ khác ở chỗ được rút tiền theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút khách hàng đôi khi ngân hàng cho phép được rút tiền trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó khách hàng bị mất tiền lãi hoặc chỉ được trả theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Khi đến kỳ hạn nếu không có ý kiến của khách hàng thì ngân hàng không được tự động thêm một định kỳ mới, trừ trường hợp suốt định kỳ tiếp theo khách hàng cũng không đến rút lãi, rút vốn thì mặc nhiên ngân hàng phải nhập lãi vào vốn để tính lãi kép cho khách hàng ( lãi sinh lãi). Vấn đề này được các tổ chức tín dụng vận dụng theo đặc điểm riêng. C). Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau đây: Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ. Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ. Lãi suất được hưởng: là suất áp dụng để tính lãi cho người mua giấy tờ có giá được hưởng. Giấy tờ có giá có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia giấy tờ có giá thành giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vô danh. Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó. Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành 2 loại, tương ứng với thời gian huy động vốn: giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn. * Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Muốn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị phát hành. Sau khi được cấp trên xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, tổ chức tín dụng sẽ ra thông báo phát hành, nội dung thông báo phát hành gồm có: Tên tổ chức phát hành. Tên gọi giấy tờ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…). Tổng mệnh giá của đợt phát hành. Thời hạn của giấy tờ có giá. Hình thức phát hành. Ngày phát hành. Ngày đến hạn thanh toán. Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi. Phương thức hoàn trả và địa điểm trả tiền gốc của giấy tờ có giá. * Huy động vốn trung và dài hạn : Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3 năm, 5 năm hay 10 năm) các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu. Trái phiếu do ngân hàng phát hành có thể được xem như là một loại trái phiếu công ty. So với trái phiếu chính phủ thì trái phiếu ngân hàng rùi ro hơn nên chi phí để huy động vốn cao hơn so với trái phiếu chính phủ hay trái phiếu kho bạc. 1.3. Nội dung nghiên cứu: Các nghiệp vụ huy động vốn thông qua các tài khoản tiền gửi thanh toán , tiền gửi có kỳ hạn, các loại tiền gửi tiết kiệm, và nguồn vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá tại ngân hàng NNo & PTNT chi nhánh Xuyên Á. CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH XUYÊN Á 2.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển: Tên đơn vị: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH XUYÊN Á Tên tiếng anh: AGRIBANK XUYÊN Á Địa chỉ: Tòa nhà ANNA Building, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP. HCM Năm 1988, ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 15/11/1996, được thủ tướng Chính Phủ ủy quyền, thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thành ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam . Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hảng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của 1 ngân hàng thương mại, NHNo & PTNT được thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng vốn trung , dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, góp phần thực hiện thảnh công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng NNo & PTNT VN là ngân hàng lớn nhất cả về vốn lẫn qui mô. Đến cuối năm 2007, bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới, ngân hàng đã thực sự khởi sắc, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đổng gấp gần 2
Luận văn liên quan