Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Từ đó đến nay hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng được thúc đẩy như một phần chính yếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu. Theo đó, các nghiệp vụ và dịch vụ NHTM, trong đó có nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Là một quốc gia đang phát triển, nguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế, Việt Nam có kim ngạch nhập khẩu tương đối cao so với kim ngạch xuất khẩu, vì thế nhu cầu thanh toán nhập khẩu cũng chiếm ưu thế hơn.
Hoạt động thanh toán nhập khẩu ngày nay đang chứng tỏ được vai trò mắt xích của mình trong việc tạo ra một quá trình trao đổi hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Hiện nay, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được biết đến như là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó.
Ở Việt Nam, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Vietcombank đã có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và định chế tài chính tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Riêng NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh cấp 1 trực thuộc Vietcombank, là chi nhánh có doanh số thanh toán quốc tế đứng trong top 6 của toàn hệ thống.
Vì vậy, sau thời gian thực tập tại đơn vị, nhằm hiểu rõ hơn về quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng như những rủi ro có thể xảy ra đối với phương thức này, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài :“ Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai”.
Bố cục bài báo cáo thực tập gồm 3 chương :
Chương 1 : Giới thiệu khái quát về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai
Chương 2 : Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai.
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Từ đó đến nay hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng được thúc đẩy như một phần chính yếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu. Theo đó, các nghiệp vụ và dịch vụ NHTM, trong đó có nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Là một quốc gia đang phát triển, nguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế, Việt Nam có kim ngạch nhập khẩu tương đối cao so với kim ngạch xuất khẩu, vì thế nhu cầu thanh toán nhập khẩu cũng chiếm ưu thế hơn.
Hoạt động thanh toán nhập khẩu ngày nay đang chứng tỏ được vai trò mắt xích của mình trong việc tạo ra một quá trình trao đổi hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Hiện nay, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được biết đến như là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó.
Ở Việt Nam, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Vietcombank đã có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và định chế tài chính tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Riêng NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh cấp 1 trực thuộc Vietcombank, là chi nhánh có doanh số thanh toán quốc tế đứng trong top 6 của toàn hệ thống.
Vì vậy, sau thời gian thực tập tại đơn vị, nhằm hiểu rõ hơn về quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng như những rủi ro có thể xảy ra đối với phương thức này, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài :“ Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai”.
Bố cục bài báo cáo thực tập gồm 3 chương :
Chương 1 : Giới thiệu khái quát về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai
Chương 2 : Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai.
Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong NHTMCP Ngoại Thương – Chi nhánh Đồng Nai , đặc biệt là các anh chị làm việc tại Phòng Thanh toán Quốc tế của Chi nhánh. Đồng thời, xin gửi lời biết ơn sâu sắc đối với Thầy Trần Thanh Tâm – giảng viên trường Đại Học Ngoại Thương- Cơ sở II, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập cũng như tiến hành nghiên cứu báo cáo.
Tuy đã cố gắng hoàn thiện ở mức tốt nhất, bài báo cáo này vẫn không tránh khỏi nhiều sai sót. Tác giả chân thành đón nhận những góp ý từ Quý Thầy Cô để chỉnh lý và cải tiến cả về nội dung lẫn hình thức của bài báo cáo.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành
Tên đầy đủ: NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai
Tên giao dịch : Vietcombank Đồng Nai
Tên viết tắt : VCB
Địa chỉ : 77C Hưng Đạo Vương, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Số điện thoại : 061 3823666
Số fax : 0613 824191
Số VAT : 01001124370121
Mã Swift : BFTVVNVX012
Năm 1989, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã trình Thống đốc và được sự chấp thuận cho thành lập Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai tại quyết định số 106/NHQĐ ngày 18/07/1989 trên cơ sở chuyển đổi từ phòng Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh Đồng Nai. Ngày 01/04/1991, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai chính thức ra đời, trở thành chi nhánh cấp 01 thứ 12 của hệ thống Vietcombank trên toàn quốc vào thời điểm đó với vốn quy đổi ban đầu là 60 tỷ đồng và 27 nhân viên.
Quá trình phát triển
Vietcombank Đồng Nai ra đời trong bối cảnh trên địa bàn đã có những NHTM khác đang đi vào thời kỳ hoạt động tốt. Tuy nhiên, sau 20 năm thành lập, Vietcombank Đồng Nai đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 1994, Chi nhánh mở thêm PGD Số 1 tại thành phố Biên Hòa, thành lập PGD Số 2 tại các khu công nghiệp Biên Hòa vào năm 2001 và cho đến năm 2003, thành lập thêm chi nhánh cấp 02 tại KCN Nhơn Trạch, đồng thời chuyển hình thức hoạt động của PGD Số 2 thành chi nhánh cấp 02. Từ năm 2006 cho đến nay, Vietcombank Đồng Nai đã mở rộng thêm các PGD tại các huyện như PGD Trảng Bom, PGD Long Khánh, PGD Chợ Sặt, PGD Tân Phong, PGD Hố Nai, nâng số lượng PGD lên 06 phòng. Hiện nay, Chi nhánh chiếm 20 % thị phần hoạt động của 45 tổ chức tín dụng đã triển khai hoạt động tại Đồng Nai.
Đơn vị : Tỷ đồng
/
(Nguồn: Kỷ yếu 20 năm thành lập Vietcombank Đồng Nai)
Biểu đồ 1.1: Lợi nhuận kinh doanh của Vietcombank Đồng Nai giai đoạn 1991-2010
Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 – 1998, Vietcombank Đồng Nai lúc đó chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực kinh tế Nhà nước mà đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn – những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp. Chi nhánh đã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt chú trọng khu vực FDI. Sự chuyển hướng này đưa Vietcombank Đồng Nai trở thành một chi nhánh ngân hàng của mọi thành phần kinh tế, dẫn đầu trên địa bàn cũng như trong hệ thống trong đầu tư FDI trong năm 2002. Năm 2005, Vietcombank Đồng Nai là chi nhánh đầu tiên trong hệ thống đón nhận danh hiệu “ Anh Hùng Lao Động Thời Kỳ Đổi Mới” do Chủ Tịch Nước trao tặng. Năm 2010, Chi nhánh được công nhận là chi nhánh dẫn đầu về công tác phát triển và dịch vụ bán lẻ trong toàn hệ thống.
Cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự
Sơ đồ bộ máy tổ chức nhân sự
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Phòng Kiểm tra Giám sát Tuân thủ: kiểm tra nghiệp vụ ngân hàng trong toàn Chi nhánh trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Vietcombank.
Phòng Hành chính Nhân sự: thực hiện công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân sự cho Chi nhánh, mua sắm vật tư, thiết bị, dụng cụ, trang phục và các trang thiết bị khác cho Chi nhánh.
Phòng Kế toán: thực hiện công tác kế toán chính cho Chi nhánh như kế toán liên hàng, kế toán bù trừ, chi tiêu, tổng hợp, tài sản; quản lí tài khoản của Chi nhánh và khách hàng, lưu trữ cung cấp, báo cáo các số liệu kế toán.
Phòng Kinh doanh Dịch vụ: nhận tiền gửi từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ tiết kiệm, chi kiều hối.
Phòng Ngân quỹ: thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ, thu đổi séc du lịch, thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, kiểm định ngoại tệ, thu chi tiền mặt tại Chi nhánh.
Phòng Thanh toán Thẻ: thực hiện công tác phát hành, quản lý các loại thẻ, quản lý hệ thống ATM.
Phòng Quản lý Nợ: thực hiện công tác quản lý nợ đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Phòng Kinh doanh Vốn Ngoại tệ: thực hiện công tác cân đối vốn và điều chỉnh lãi suất, kinh doanh và cân đối nguồn ngoại tệ cho hoạt động của Chi nhánh như xuất nhập khẩu, phi mậu dịch, đầu tư …
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và Phòng Khách hàng SME: hai phòng này có chức năng là phòng tín dụng dành cho các doanh nghiệp, nhưng chia làm 2 đối tượng:
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: phục vụ những doanh nghiệp lớn (về doanh số cho vay, qui mô vốn công ty...)
Phòng Khách hàng SME: phục vụ khách hàng nhỏ và cá nhân
Phòng vi tính: thực hiện nhiệm vụ vận hành các phần mềm nội bộ, bảo hành phần cứng cũng như công tác bảo mật.
Phòng Thanh toán Quốc tế: biên chế gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 08 nhân viên nghiệp vụ và chia thành 02 bộ phận: bộ phận Nhập khẩu và bộ phận Xuất khẩu.
Phòng Thanh toán Quốc tế thực hiện chức năng sau:
Chuyển tiền đi nước ngoài cho khách hàng cá nhân (dịch vụ chuyển tiền phi mậu dịch như du học phí, phí chữa bệnh, ….)
Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tiếp nhận tư vấn cho khách hàng, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng phương thức L/C , nhờ thu, chuyển tiền…
Dịch vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh bảo hành …
Chiết khấu chứng từ hàng xuất.
Quản trị nhân sự
Từ ngày thành lập năm 1994 với 27 cán bộ ban đầu, cho đến nay Vietcombank Đồng Nai đã có lực lượng lao động với 245 nhân viên. Đây là nguồn nhân lực trẻ, với độ tuổi bình quân là 32 trong đó 78.7% nhân viên trong độ tuổi từ 22 đến 35, mang lại cho Chi nhánh lợi thế về một đội ngũ có trình độ tay nghề cao ( 72,65% nhân viên có trình độ đại học), có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại một cách nhanh chóng, cập nhật được những thông lệ quốc tế hiện hành, mang tác phong chuyên nghiệp và nhiệt tình trong công việc.
Bảng 1.1 Trình độ chuyên môn cán bộ công nhân viên Vietcombank Đồng Nai
Trình độ
Số lượng nhân viên
Thạc sỹ
13
Đại học
178
Cao đẳng
20
Trung cấp
11
Chưa qua đào tạo
20
( Nguồn : Thống kê chất lượng cán bộ Vietcombank Quý 1 năm 2011)
/
( Nguồn : Thống kê chất lượng cán bộ Vietcombank Quý 1 năm 2011)
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu lao động tại Vietcombank Đồng Nai
Vietcombank Đồng Nai có bộ máy quản lý gọn nhẹ,
Ngoài ra, đây cũng là một đội ngũ nhân viên ổn định, có sự biến động lao động thấp, tạo nên sự chủ động cho Vietcombank Đồng Nai trong việc điều phối nhân viên và đào tạo lao động. Hiện nay, Chi nhánh luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên bằng việc thường xuyên mở các khóa học ngắn hạn trong nội bộ, gửi cán bộ công nhân bộ theo học các khóa đào tạo về chuyên môn.
Tình hình hoạt động của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn 2007 – 2009
Năm 2007, Vietcombank Đồng Nai đạt tới thời kỳ phát triển ổn định so với những năm trước đó, duy trì mức lợi nhuận 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, năm 2008 – 2009, dưới tác động của của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tài chính trong nước biến động mạnh. Hàng loạt dự án đầu tư của các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản do không huy động được vốn. Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt các NHTMCP quy mô nhỏ đã châm ngòi cho sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư tín dụng và huy động vốn. Trong bối cảnh này, Vietcombank Đồng Nai đã gặp phải nhiều khó khăn. Nợ không đủ chuẩn tại Chi nhánh lúc cao nhất đã đạt mức 20% trong đó nợ xấu chiếm 12% tổng dư nợ. Vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm từ 40 – 45% dư nợ cho vay. Đứng trước tình hình đó, Chi nhánh đã định hướng lại hoạt động :
Tập trung xử lý nợ xấu để ổn định hoạt động.
Lấy huy động vốn đặc biệt là huy động vốn từ dân cư làm tiền đề để ổn định nguồn vốn trong dài hạn.
Ưu tiên chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp SME nhằm thực từng bước phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đến cuối năm 2009, vấn đề nợ xấu đã được giải quyết. Vốn huy động tại địa phương đảm bảo được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong đó vốn huy động từ dân cư chiếm 45% tổng vốn huy động từ thị trường. Kết quả này tạo lực đẩy giúp cho Vietcombank Đồng Nai đạt tới mức lợi nhuận kinh doanh năm 2009 là 200 tỷ, tăng 50% so với năm 2007. Tuy nhiên, riêng đối với doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu lại có sự sụt giảm đáng kể so với những năm trước đó do nền kinh tế quốc tế sau khủng hoảng vẫn chưa phục hồi, những hoạt động có liên quan chủ yếu đến yếu tố nước ngoài tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực.
Bảng 1.3: Một số chỉ số tài chính cơ bản của Vietcombank Đồng Nai 2007 -2009
Đơn vị: 1 triệu đồng; 1.000USD
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
2007
2008
2009
A/Tổng nguồn huy động
VND
5,148,760
4,108,269
4,496,935
1/ Huy động địa phương
VND
2,154,503
2,755,859
4,089,047
VND
VND
1,606,160
1,908,906
3,025,813
Ngoại tệ
USD
34,029
49,888
59,263
B/ Hoạt động tín dụng
1/Doanh số cho vay
VND
9,682,636
9,180,839
10,397,152
2/Tổng doanh số thu nợ
VND
9,676,071
9,586,175
10,057,547
3/Dư nợ
VND
4,413,731
3,858,928
4,174,363
4/Dư nợ quá hạn
VND
8,280
449,265
681,291
C/ Tổng tài sản có
VND
5,510,072
4,386,516
4,909,278
1/Tài sản có VND
VND
2,538,571
3,104,322
3,737,659
2/Tài sản có ngoại tệ
USD
184,405
75,535
65,304
Tỷ Giá
16,114
16,977
17,941
D/Thanh toán xuất-nhập khẩu
USD
1,139,017
1,246,451
864,360
1/Thanh toán xuất khẩu
USD
603,430
656,350
423,940
2/Thanh toán nhập khẩu
USD
535,587
590,101
440,420
E/Kinh doanh ngoại tệ
870,271
1,094,662
623,495
1/Doanh số mua
USD
435,161
547,299
311,748
2/Doanh số bán
USD
435,110
547,363
311,747
G/Thu chi tiền mặt và ngân phiếu
1/Tổng thu tiền mặt và ngân phiếu
VND
14,953,021
21,566,926
22,163,355
2/Tổng chi tiền mặt và ngân phiếu
VND
22,023,981
30,129,753
30,952,089
3/Tổng thu tiền mặt ngoại tệ
USD
31,325
56,482
57,849
4/Tổng chi tiền mặt ngoại tệ
USD
31,248
56,298
57,936
H/ Kết quả kinh doanh
1/Thu nhập
VND
394,935
583,447
497,840
2/Chi phí
VND
290,076
536,210
294,381
3/Lãi thực hiện trong kỳ
VND
104,859
47,235
203,458
Tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với NHTMCP Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai
Vietcombank Đồng Nai là một trong những chi nhánh có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển mạnh, doanh thu từ hoạt động này luôn được xếp trong nhóm 6 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong suốt hai năm 2009 và 2010. Trong đó, hoạt động thanh toán nhập khẩu đóng góp vai trò quan trọng, chiếm 51.9% trong năm 2009 và 49.4% năm 2010 trong tổng trị giá thanh toán xuất nhập khẩu.
Tại Vietcombank Đồng Nai, hoạt động thanh toán nhập khẩu được tiến hành bởi 03 phương thức: chuyển tiền trực tiếp, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Phương thức tín dụng chứng từ, với độ an toàn cao cho cả bên mua và bán, hiện đã trở thành phương thức được sử dụng phổ biến. Tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với hai phương thức còn lại nhưng thanh toán nhập khẩu bằng L/C ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình và có sự tăng trưởng đáng kể trong hai năm vừa qua. Cụ thể, năm 2009, trị giá thanh toán nhập khẩu bằng L/C là 93.177.940 USD, chiếm tỷ trọng 23.88% trong tổng trị giá thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2010, con số này là 95.443.000 USD, chiếm 27.96%.
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ THANH TOÁN NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai
Chấp nhận yêu cầu mở L/C
Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C
Mức độ ký quỹ tùy thuộc vào đối tượng khách hàng và sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và Chi Nhánh. Khi mở L/C, khách hàng phải đảm bảo nguồn tiền thanh toán ngay lúc mở. Thông thường, để hạn chế rủi ro, Chi nhánh thường yêu cầu ký quỹ 100% giá trị L/C.
Đối với L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%, trực tiếp giao dịch tại Phòng Thanh toán Quốc tế của Chi nhánh.
Đối với L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100%, khách hàng không cần làm hồ sơ vay ngay từ đầu do đã có sẵn hạn mức vay. Tuy nhiên, khách hàng phải cam kết tự thanh toán toàn bộ trị giá L/C. Khi thanh toán, nếu khách hàng không có khả năng thanh toán thì Chi nhánh sẽ cho vay với lãi suất cao do không thực hiện cam kết.
Đối với L/C phát hành bằng vốn vay, (hình thức tài trợ thương mại), khách hàng liên hệ với bộ phận Khách hàng để được xem xét cấp hạn mức tín dụng, tiền thanh toán chỉ được giải ngân khi bộ chứng từ về về tới Chi nhánh . Khi mở L/C bằng vốn vay, doanh nghiệp đem hồ sơ vay và hồ sơ mở L/C đến Phòng Quản lý Nợ, Phòng Quản lí Nợ xem xét hồ sơ và trừ ra hạn mức vay, sau đó chuyển bộ hồ sơ qua Phòng Thanh toán Quốc tế để mở L/C.
Ngoài ra còn có trường hợp L/C phát hành ký quỹ 50%, tài trợ thương mại 50%.
Giấy yêu cầu mở L/C
Sau khi xem xét nguồn vốn, khách hàng căn cứ vào nội dung hợp đồng để yêu cầu Chi nhánh phát hàng L/C theo mẫu in sẵn của Vietcombank.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa các bên, doanh nghiệp hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C. Sau khi hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, doanh nghiệp xuất trình tại Chi nhánh các giấy tờ:
01 thư yêu cầu phát hành L/C (theo mẫu của Vietcombank)
01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng
01 bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với khách hàng giao dịch lần đầu)
01 bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế, có mã số xuất nhập khẩu (đối vơi khách hàng giao dịch lần đầu)
Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại hoặc bộ Quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch hoặc hàng nhập khẩu có điều kiện)
Giấy đề nghị ký quỹ nhỏ hơn 100% giá trị L/C theo mẫu (đối với khách hàng không có hạn mức L/C).
Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của chính phủ, ODA, ngoài những chứng từ trên, doanh nghiệp cần gửi cho khách hàng những giấy tờ như: phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của Bộ Tài chính, phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức Tài trợ vốn vay.
Phòng Thanh toán Quốc tế sẽ mở L/C cho nhà nhập khẩu trong 24 giờ.
Kiểm tra nội dung hồ sơ
Sau khi Chi nhánh phát hành L/C, khách hàng sẽ nhận được một bản sao. Khách hàng phải đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu mở L/C của khách hàng để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và yêu cầu của mình, đồng thời thông báo cho Chi nhánh ngay những sai lệch nếu có.
Sửa đổi L/C
Nếu khách hàng có nhu cầu sửa đổi L/C thì khách hàng phải xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) theo văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).
Nhận và kiểm tra chứng từ
Khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở của Chi nhánh. Sau khi nhận được chứng từ, khách hàng phải đối chiếu giữa L/C với chứng từ nhận được, trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ, trong vòng 03 ngày làm việc, khách hàng phải thông báo gấp cho Chi nhánh để khiếu nại ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng giao chứng từ khi khách hàng chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên quan (nếu có).
Yêu cầu phát hành bảo lãnh /uỷ quyền nhận hàng theo L/C
Vietcombank Đồng Nai thực hiện bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng có thể nhận hàng theo L/C.
Điều kiện để Vietcombank Đồng Nai phát hành thư bảo lãnh – thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc:
Khách hàng cần phải ký quỹ 100% giá trị hoá đơn, hoặc uỷ quyền cho Vietcombank Đồng Nai khoanh số tiền tương ứng với tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán và tuỳ từng trường hợp khách hàng cần xuất trình những giấy tờ sau:
Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng: khách hàng phải có thư yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng (theo mẫu) kèm 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn đường hàng không và 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.
Phát hành thư uỷ quyền nhận hàng: khách hàng phải có thư yêu cầu phát hành uỷ quyền nhận hàng (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn đường hàng không ghi người nhận hàng là Vietcombank Đồng Nai kèm theo 01 bản sao hóa đơn.
Ký hậu vận đơn đường biển: khách hàng phải có thư yêu cầu ký hậu vận đơn đường biển (theo mẫu) kèm 01 bản gốc đường biển và 01 bản sao hóa đơn.
Thanh toán L/C
Vietcombank Đồng Nai sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của khách hàng để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.
Huỷ bỏ L/C
Nếu khách hàng có