Đề tài Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh của một lớp Vì sao? Trong một trường học có rất nhiều học sinh được phân thành nhiều lớp. Hiệu trưởng không thể quản lý quá trình phát triển nhân cách của từng học sinh trong trường. Vì vậy cần có GVCN giúp hiệu trưởng quản lý học sinh cụ thể hơn. Công tác quản lý học sinh thể hiện ở những công việc cơ bản nào? - Nắm được chỉ số về quản lý như: tên, tuổi, số lượng, đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh sống, trình độ, sở thích, năng lực, những thay đổi, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, bạn bè - Mặt khác phải dự báo được xu hướng phát triển nhân cách của học sinh và tập thể học sinh để lập kế hoạch cho việc tổ chức giáo dục cho phù hợp với điều kiện, khả năng học sinh, tập thể và nhà trường. Cụ thể: + Để lập kế hoạch giáo dục khoa học, hợp lý cần phải có thời gian chuẩn bị và tìm hiểu cụ thể đối tượng giáo dục, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của cấp học, trường học, lớp học, sự phát triển của học sinh và tập thể học sinh. + Tổ chức cho học sinh và tập thể thực hiện kế hoạch đã đề ra. Công việc này cần có sự phân công rõ ràng. + Chỉ đạo cho học sinh và cán bộ lớp thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo thể hiện sự lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh và động viên kịp thời của GVCN. Không nên chỉ ra lệnh, yêu cầu cao mà nên thuyết phục, tôn trong người học, phát huy tính tích cực của học sinh, vai trò tự quản của tập thể lớp. + Kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, đánh giá sự phát triển nhân cách của học sinh. Từ đó chỉ đạo sự học tập, rèn luyện của học sinh tốt hơn. + GVCN cùng GV bộ môn giúp hiệu trưởng xếp loại học lực và hạnh kiểm cho học sinh. Việc xếp loại phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai và căn cứ theo tiêu chuẩn của Bộ, Sở GD - ĐT

doc6 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI GVCN LỚP 1. GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh của một lớp Vì sao? Trong một trường học có rất nhiều học sinh được phân thành nhiều lớp. Hiệu trưởng không thể quản lý quá trình phát triển nhân cách của từng học sinh trong trường. Vì vậy cần có GVCN giúp hiệu trưởng quản lý học sinh cụ thể hơn. Công tác quản lý học sinh thể hiện ở những công việc cơ bản nào? - Nắm được chỉ số về quản lý như: tên, tuổi, số lượng, đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh sống, trình độ, sở thích, năng lực, những thay đổi, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, bạn bè… - Mặt khác phải dự báo được xu hướng phát triển nhân cách của học sinh và tập thể học sinh để lập kế hoạch cho việc tổ chức giáo dục cho phù hợp với điều kiện, khả năng học sinh, tập thể và nhà trường. Cụ thể: + Để lập kế hoạch giáo dục khoa học, hợp lý cần phải có thời gian chuẩn bị và tìm hiểu cụ thể đối tượng giáo dục, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của cấp học, trường học, lớp học, sự phát triển của học sinh và tập thể học sinh. + Tổ chức cho học sinh và tập thể thực hiện kế hoạch đã đề ra. Công việc này cần có sự phân công rõ ràng. + Chỉ đạo cho học sinh và cán bộ lớp thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo thể hiện sự lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh và động viên kịp thời của GVCN. Không nên chỉ ra lệnh, yêu cầu cao mà nên thuyết phục, tôn trong người học, phát huy tính tích cực của học sinh, vai trò tự quản của tập thể lớp. + Kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, đánh giá sự phát triển nhân cách của học sinh. Từ đó chỉ đạo sự học tập, rèn luyện của học sinh tốt hơn. + GVCN cùng GV bộ môn giúp hiệu trưởng xếp loại học lực và hạnh kiểm cho học sinh. Việc xếp loại phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai và căn cứ theo tiêu chuẩn của Bộ, Sở GD - ĐT 2. GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà trường với học sinh và tập thể HS - GVCN truyền đạt và đề bạt những vấn đề cần thiết trong công tác GD học sinh cho nhà trường. - GVCN truyền đạt cho học sinh những yêu cầu, nội quy, quy chế, kế hoạch, chủ trương chính sách của nhà trường, của ngành đến tập thể lớp và từng học sinh. Sự truyền đạt đó không chỉ ra lệnh mà bằng thuyết phục, giải thích của GVCN để học sinh tự giác, tự nguyện những mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. - GVCN có khả năng cụ thể hóa chủ trương, kế hoạch của nhà trường thành nguyện vọng và chương trình hành động của tập thể lớp và học sinh - GVCN là người tập hợp ý kiến và hiểu rõ nguyện vọng của học sinh để phản ánh với hiệu trưởng, với giáo viên bộ môn và các tổ chức giáo dục trong nhà trường. - Thường xuyên tiếp nhận thông tin và giải quyết sự việc trong phạm vi cho phép để giáo dục học sinh. - Phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của học sinh, giải tỏa được những băn khoăn, vướng mắc của học sinh. - GVCN phải bảo vệ mọi quyền lợi của học sinh, góp phần thực hiện các điều khoản của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trẻ em, Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em của nước ta 3. GVCN là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh - Quan hệ giữa GVCN với các tổ chức Đoàn, Đội TNTP HCM của học sinh không phải là quan hệ quản lý mà là quan hệ phối hợp. GVCN phải là người cố vấn đáng tin cậy cho tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường. - Tuy theo sự phát triển của tập thể học sinh đến giai đoạn nào để GVCN đưa ra các góp ý, chỉ bảo ở chừng mực nhất định. Quan trọng là để học sinh phát huy hết khả năng độc lập, tích cực của họ. - Định hướng, điều khiển, điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi, hoạt động của từng cá nhân học sinh và tập thể lớp. - Chứcnăng cố vấn thực hiện trên tất cả các mặt giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể, từ học tập đến việc rèn luyện đạo đức, văn nghệ,vui chơi, giải trí 4. GVCN là người đại diện cho nhà trường trong công tác phối hợp với cha mẹ HS và các lực lượng XH nhằm thực hiện mục tiêu GD( hướng dẫn tự học) - Đây là công việc quan trọng liên quan đến hiệu quả tổ chức giáo dục học sinh chủ nhiệm - GVCN cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, nhà trường, cộng đồng và gia đình …để tổ chức phối hợp các lực lượng GD. Thống nhất yêu cầu, mục tiêu GD học sinh để tạo ra sức mạnh tổng hợp và môi trường GD thuận lợi, tích cực. - Đây cũng là nguyên tắc GD nhằm tạo ra sự giáo dục thường xuyên, liên tục đối với HS. Nó phải được thể hiện trong tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường. - Sự phối hợp này phải xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động thống nhất. GVCN phải khai thác triệt để và hợp lý mọi tiềm năng của các lực lượng GD. II. NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1. Tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng giáo dục (học sinh) - Những nội dung cần tìm hiểu về học sinh lớp chủ nhiệm. + Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh ( sức khỏe, tính cách, năng lực, khí chất, năng kiếu, nhu cầu, động cơ, hứng thú,..) + Tình hình hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, nghề nghiệp của phụ huynh, ….. + Tình hình, đặc điểm của lớp (phong trào, truyền thống, sĩ số, tỷ lệ nam/nữ, …..) - Để tìm hiểu về những nội dung đó, người GVCN cần thông qua những hình thức nào? + Thông qua hồ sơ cá nhân ( sơ yếu lý lịch, học bạ, y bạ, bản tự nhận xét, bằng khen …) + Thông qua sổ sách, giấy tờ của lớp ( bảng điểm, sổ đầu bài, biên bản họp lớp, họp tổ, sổ điểm danh…) + Thông qua quan sát hàng ngày về hoạt động, thái độ, hành vi của HS + Thông qua đàm thoại hàng ngày với cá nhân và tập thể, BCS, BCH Đội, Đoàn, GVBM, + Thông qua thăm hỏi, trò chuyện với GĐ HS. + Thông qua điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động… Lưu ý: GVCN cần có sổ chủ nhiệm ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ về những điều cần tìm hiểu về HS. 2. Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh Khái niệm: Tập thể là gì? Tập thể là một cộng đồng người được tập hợp trên cơ sở những mục đích chung có ý nghĩa xã hội và những hoạt động chung hướng vào việc thực hiện mục đích đó. Quan hệ giữa các thành viên trong tập thể mang tính chất phụ thuộc trách nhiệm theo sự tổ chức, điều khiển của cơ quan tự quản do tập thể bầu ra. Tập thể học sinh là gì? TTHS là hình thức tổ chức của thanh thiếu niên học sinh cùng lứa tuổi, trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, được tập hợp nhau lại trên cơ sở những hoạt động nhằm đạt mục đích chung trong học tập, rèn luyện, lao động, sinh hoạt, vui chơi giải trí. Các chức năng của TTHS + Chức năng tổ chức + Chức năng giáo dục. + Chức năng kích thích, điều chỉnh Các biện pháp xây dựng tập thể học sinh vững mạnh. (1) Xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong tập thể - Quan hệ phụ thuộc trách nhiệm. Đây là quan hệ công việc, trong đó mọi người thực hiện trao đổi thông tin về công việc, phân công, phân nhiệm, đánh giá kết quả …để đạt mục đích do tập thể đề ra. + Quan hệ này phải thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, công bằng, tôn trong nhau giữa các thành viên. + Không nên có những biện pháp áp chế, hóng hách, hay sợ sệt, khúm núm… + Không nên để có sự dân chủ quá trớn, quá mức cho phép => “cha chung không ai khóc” - Quan hệ đoàn kết, thân ái trong tập thể. + Xây dựng bầu không khí chan hòa, đoàn kết, thân ái, quan tâm, chia sẻ vui buồn… giữa các thành viên. + Mỗi thành viên quan tâm đến tập thể mình và tập thể khác, không có sự ghen tỵ lẫn nhau. + Quan hệ này ảnh hưởng đến đạo đức HS, nâng cao các quan hệ công việc và các quan hệ cá nhân. - Quan hệ riêng tư (cá nhân) + Do thường xuyên giao tiếp với nhau, đặc biệt do có tình cảm với nhau nên một số học sinh trở nên thân thiết, gắn bó, gần gũi nhau, tạo nên những nhóm bạn, đôi bạn. + GVCN phải tôn trọng quan hệ riêng tư, cá tính của mỗi học sinh. + Tuy nhiên cũng cần tìm cách tác động tế nhị để mối quan hệ này không ảnh hưởng đến tập thể. (2) Tổ chức các hoạt động và giao lưu trong tập thể - Tác dụng: + Lôi cuốn mọi thành viên trong tập thể tham gia tích cực vào hoạt động chung của tập thể. + HS bộc lộ những ưu điểm, năng khiếu của mình. + Rèn luyện tính tự tin cho học sinh. + Bên cạnh học tập, HS tham gia các hoạt động khác như công tác xã hội, lao động sản xuất, văn hóa văn nghệ, TDTT…à mở rộng tri thức cho học sinh, hình thành các chuẩn mực đạo đức. (3) Tổ chức các hoạt động và giao lưu với các tập thể trong và ngoài đơn vị (nhà trường) - Đây cũng là ĐK để HS bộc lộ năng khiếu, tính tự tin và tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của nhà trường, xã hội. - Tạo mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh trong các tập thể với nhau… (4) Xây dựng ban tự quản của lớp Một số căn cứ khi lựa chọn Ban tự quản + Năng lực, học lực, năng khiếu, đạo đức + Uy tín, tích cực, có tinh thần tập thể, - Tìm hiểu, nghiên cứu HS trong tập thể để phát hiện những em có đặc điểm trên. - Tổ chức bầu chọn cán bộ tự quản nghiêm túc. - Quan tâm bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, quản lý, học tập, rèn luyện, uy tín của các em - Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho các em thực hiện tốt công việc. - Động viên, khuyến khích tính tích cực, gương mẫu, tự giác, tự nguyện, sáng tạo của các em. - Chủ động giúp các em trong công tác tổ chức hoạt động và quản lý tập thể. (5) Xác định viễn cảnh, xây dựng truyền thống và hình thành dư luận xã hội. Tạo hệ thống viễn cảnh: Đây là những mục tiêu triển vọng của tập thể, là nhân tố làm cho tất cả các thành viên cùng tích cực hoạt động hướng vào mục đích chung. Cần xây dựng 3 loại viễn cảnh: + Viễn cảnh gần: đi chơi, xem kịch, dạ hội…. + Viễn cảng trung bình: đi trại hè, mọi người đều được lên lớp,…. + Viễn cảnh xa: cả lớp đều tốt nghiệp, cùng học THPT hoặc có việc làm phù hợp… - GVCN giúp HS và TTHS đề ra viễn cảnh phù hợp với từng hoàn cảnh, năng lực cụ thể. Tránh đề ra cho cá nhân và tập thể những mục tiêu quá cao hoặc quá thấp, nếu không sẽ phá vỡ niềm tin của tập thể và cá nhân vào khả năng của mình. - Phải liên tục xây dựng viễn cảnh mới, đồng thời phải tổ chức hoạt động thiết thực để thực hiện viễn cảnh. c. Xây dựng truyền thống tập thể. - TTTT là nguyện vọng cơ bản của tập thể, những kinh nghiệm hoạt động đã được đúc kết, những quan hệ tốt đẹp đã được hình thành, những giá trị đã được chấp nhận và những xúc cảm hài lòng đã được thể nghiệm. TTTT thường là học tập tốt, lao động tốt, đạo đức tốt - GVCN phải cùng tập thể trân trọng, giữ gìn và phát triển những truyền thống tốt đẹp của lớp, nhà trường, phải làm cho HS tự hào về TTTT của mình, có ý thức vươn lên để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó. d. Hình thành dư luận lành mạnh trong tập thể. DLXH là những phán đoán, đòi hỏi, có tính chất đánh giá (tán thành, lên án…) của các thành viên đối với sự kiện (ý nghĩ, lời nói, hành động) diễn biến trong tập thể. - Ý nghĩa của DL trong tập thể: + Điều chỉnh các quan hệ, xây dựng động cơ, hoàn thiện kinh nghiệm ứng xử. + Phát huy những cái tốt đẹp, xóa bỏ những cái xấu… + Tuy nhiên,DL có thể phá vỡ truyền thống tốt của TT - GVCN phải có những biện pháp xây dựng, hướng dẫn dư luận, uốn nắn, điều chỉnh những dư luận sai trái để GD HS. 3. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh. 4. Tổ chức phối hợp giáo dục HS với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh. 5. Phối hợp với các giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục trong nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. 6. Tổ chức phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (LLXH) Trong quá trình phát triển, hs chịu ảnh hưởng từ nhiều phía, trong đó gia đình có ảnh hưởng rất quan trọng. Sự gương mẫu của các thành viên trong gia đình tác động trực tiếp, thường xuyên tới học sinh về nhiều mặt. - Yêu cầu: cần làm cho gđ thấy rõ mục đích, nội dung, đặc điểm, kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp…từ đó thống nhất các yêu cầu giáo dục và phối hợp nhiều hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh. Việc phối hợp giáo dục giữa GVCN và gđ học sinh có thể tiến hành theo những hình thức nào? - Thông qua sổ liên lạc gia đình - Tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh - Thăm gia đình học sinh - Mời phụ huynh đến trường - Trao đổi qua thư từ với cha mẹ học sinh - Mời cha mẹ học sinh tham gia trực tiếp vào một số hoạt động giáo dục phù hợp với đk và khả năng của họ. - Thành lập hội cha mẹ hs để phối hợp GD - Thành lập mạng luới cộng tác viên GD - Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội cảu địa phương. 7. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. - Yêu cầu đối với kế hoạch chủ nhiệm lớp:Kế hoạch CNL phải có tính toàn diện, cụ thể, khoa học, có trọng tâm, thống nhất. - Xác định đúng cơ sở để xây dựng kế hoạch CNL như: dựa vào mục tiêu, kế hoạch của nhà trường về tất cả các mặt: học tập, lao động, văn nghệ, TDTT…trong năm học, học kỳ, từng tháng, từng tuần. - Căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp CN, điều kiện giáo dục của nhà trườn (cơ sở vật chất, khả năng phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Kế hoach CN phải khắc phục được những hạn chế của lớp, phát huy mặt mạnh của lớp, vai trò tự quản của cán bộ lớp. Các biện pháp đưa ra trong kế hoạch CNL phải cụ thể, khả thi, sáng tạo và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Đồng thời phát huy vai trò chủ đạo của thầy và vai trò tích cực, chủ động của học sinh. - Nội dung cụ thể của kế hoạch CNL cả năm, học ký có thể như sau: 1. Mục tiêu, kế hoạch của nhà trường. 2. Khái quát chung về đặc điểm của lớp: số lượng học sinh, nam, nữ, thuận lợi, khó khăn, những mặt mạnh, yếu của lớp và học sinh (hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhu cầu, hứng thú, sở trường, năng khiếu, nguyện vọng, học lực, hạnh kiểm…) con hộ nghèo, con thương, bệnh binh, con liệt sĩ… 3. Xác định phương hướng chung của lớp: dựa trên phương hướng của nhà trường trong năm học, học kỳ và đặc điểm tình hình lớp để đưa ra phương hướng hoạt động của tập thể lớp trong năm, học kỳ… 4. Kế hoạch Thời gian Nội dung công việc Biện pháp Người phục trách Ghi chú Tháng 9 Tháng 10 Kế hoạch tháng KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP……TRƯỜNG………… Tháng…..Năm học: ………… Giáo viên chủ nhiệm………………. 1. Những yêu cầu của nhà trường……… 2. Tình hình, đặc điểm của lớp. 3. Phương hướng chung của lớp (chỉ tiêu, nhiệm vụ…) 4. Kế hoạch cụ thể Nội dung công việc Yêu cầu, chỉ tiêu Biện pháp Thời gian Người phụ trách Phương tiện Ghi chú Kế hoạch tuần KẾ HOẠC CHỦ NHIỆM LỚP……TRƯỜNG…………………. Tuần ….Tháng…..Năm học: …………………. GVCN………………………………………….. Những yêu cầu của nhà trường…….. Tình hình, đặc điểm của lớp………… Phương hướng chung của lớp (chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch cụ thể Thứ, ngày Giờ, tiết Nội dung công việc Hướng dẫn sư phạm Ghi chú III. PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1. Phương pháp nghiên cứu đối tượng. - Điều tra nắm vững đặc điểm của các đối tượng giáo dục, nắm vững tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục ở địa phương à phân loại và có tác động thích hợp. - Phân loại HS được tiến hành theo các mặt: học lực, hạnh kiểm, sức khỏe, hứng thú, sở trường, năng khiếu…à Định hướng giúp đỡ từng HS phát triển theo năng lực và nguyện vọng. 2. Phương pháp vận động quần chúng: - Xây dựng tập thể vững mạnh thực chất là vận động, giáo dục đưa HS vào hoạt động có nề nếp, kỷ luật chặt chẽ, với các hoạt động phong phú….. - Vận động gđ và các đoàn thể xh cùng tham gia, thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp GD. 3. Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể: đưa HS vào các tập thể có tổ chức, kỉ luật chặt chẽ, nội qui, điều lệ à tu dưỡng, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng chung. 4. Phương pháp tổ chức hoạt động Tổ chức các hoạt động: học tập, văn hóa, văn nghệ, TDTT, tham quan, du lịch….. à GD toàn diện cho HS 5. Phương pháp chăm sóc, giáo dục cá biệt. GVCN đưa ra các biện pháp giáo dục HS yếu kém về văn hóa, đạo đức, HS có năng khiếu, thành tích cao trong học tập và tu dưỡng. IV. THỰC HÀNH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Lưu ý: Một số yêu cầu về người GVCN Phải có đầy đủ những phẩm chất và năng lực của người GV XHCN Việt Nam. Có hiểu biết sâu sắc đến học sinh trong lớp chủ nhiệm, thương yêu HS và nhiệt tình trong công việc. Biết xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và biết chỉ đạo tập thể thực hiện kế hoạch. GVCN cần có một số kỹ năng cần thiết như: + Kỹ năng sử dụng các PP chủ nhiệm + Kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm + Kỹ năng cảm hóa học sinh + Kỹ năng truyền đạt, thuyết phục học sinh. + Kỹ năng xây dựng tập thể học sinh vững mạnh. + Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. + Kỹ năng phối hợp với các lực lượng khác (PHHS, Đoàn, Đội,….) trong GDHS. NGUYỄN ĐỨC THANH
Luận văn liên quan