Internet ngày nay đã đi vào cuộc sống của con người như là một công cụ vô cùng hữu ích. Người ta không chỉ có thể làm nhiều việc thông qua Internet như liên lạc, học tập, làm việc, giải trí.v.v , mà mọi người còn dùng nó cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa.
Con người ngày càng bận rộn do nhiều áp lực từ công việc và gia đình, vì vậy người ta chú ý nhiều hơn tới các hình thức mua sắm mà có thể tiết kiệm được thời gian cho bản thân và hình thức mua sắm trực tuyến trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng vì tính thuận tiện của nó: người đi mua chỉ cần lướt web, chọn hàng, click chuột rồi gửi tiền cho người bán thì sẽ nhận được hàng trong thời gian ngắn. Sự lựa chọn của người tiêu dùng cũng phong phú hơn, mọi mặt hàng và dịch vụ từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm đến việc đặt tour du lịch, may quần áo .v.v đều có thể được trao đổi, mua bán qua Internet. Ngoài ra, giá cả các mặt hàng thường rẻ hơn ngoài thị trường do người bán không tốn kém chi phí mặt bằng, thuê nhân công, chi phí quản lý hành chính. Do đó, hình thức mua sắm trực tuyến tuy chỉ mới xuất hiện ở VN trong thời gian gần đây và đem lại không ít rủi ro cho người bán lẫn người mua nhưng lại đang phát triển rất nhanh.
8 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Người tiêu dùng và hình thức mua sắm quần áo trực tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÌNH THỨC MUA SẮM QUẦN ÁO TRỰC TUYẾN
Lý do chọn đề tài:
Internet ngày nay đã đi vào cuộc sống của con người như là một công cụ vô cùng hữu ích. Người ta không chỉ có thể làm nhiều việc thông qua Internet như liên lạc, học tập, làm việc, giải trí.v.v, mà mọi người còn dùng nó cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa.
Con người ngày càng bận rộn do nhiều áp lực từ công việc và gia đình, vì vậy người ta chú ý nhiều hơn tới các hình thức mua sắm mà có thể tiết kiệm được thời gian cho bản thân và hình thức mua sắm trực tuyến trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng vì tính thuận tiện của nó: người đi mua chỉ cần lướt web, chọn hàng, click chuột rồi gửi tiền cho người bán thì sẽ nhận được hàng trong thời gian ngắn. Sự lựa chọn của người tiêu dùng cũng phong phú hơn, mọi mặt hàng và dịch vụ từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm đến việc đặt tour du lịch, may quần áo .v.vđều có thể được trao đổi, mua bán qua Internet. Ngoài ra, giá cả các mặt hàng thường rẻ hơn ngoài thị trường do người bán không tốn kém chi phí mặt bằng, thuê nhân công, chi phí quản lý hành chính. Do đó, hình thức mua sắm trực tuyến tuy chỉ mới xuất hiện ở VN trong thời gian gần đây và đem lại không ít rủi ro cho người bán lẫn người mua nhưng lại đang phát triển rất nhanh.
Với sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, giá cả phải chăng; quần áo là mặt hàng được người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến quan tâm nhiều nhất. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mua sắm quần áo của người tiêu dùng thông qua Internet và mức độ tác động của những yếu tố đó như thế nào? Liệu có khôn ngoan hay không khi sinh viên chúng ta lựa chọn hình thức kinh doanh trực tuyến? Để giải đáp cho những thắc mắc này nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “ Người tiêu dùng và hình thức mua sắm quần áo trực tuyến” để khảo sát.
Cơ sở lý luận:
1) Lý thuyết chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác.
Chi phí cơ hội ở đây là thời gian người tiêu dùng dành cho việc mua sắm trực tuyến khi không làm việc, học tập, giải trí và tham gia các hoạt động khác.
2) Lý thuyết hành vi người tiêu dùng:
Người tiêu dùng luôn cố gắng đem lại lợi ích tối đa cho bản thân bằng cách sử dụng một số lượng nguồn lực nhất định nào đó. Nghĩa là, trong số những hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được, họ sẽ chọn nhóm hàng hóa có khả năng mang lại cho họ sự thỏa mãn tối đa.
Trong điều kiện giới hạn về thu nhập, khi mua một hàng hóa nào đó, người tiêu dùng sẽ cân nhắc xem liệu rằng hàng hóa đó có thỏa mãn cao nhất nhu cầu của họ không?
Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng được bắt đầu với ba giả thiết cơ bản về thị hiếu con người:
Người tiêu dùng có thể so sánh, xếp hạng các hàng hóa theo sự ưa thích của bản thân hay mức hữu dụng mà chúng đem lại.
Thị hiếu có tính "bắc cầu". Ví dụ người tiêu dùng thích mặt hàng A hơn mặt hàng B, và thích mặt hàng B hơn mặt hàng C thì người đó sẽ thích mặt hàng A hơn mặt hàng C.
Trong một chừng mực nhất định, người tiêu dùng thích nhiều hàng hóa hơn ít. Ở đây chính là với cùng một mức giá, người tiêu dùng thích có nhiều mặt hàng hơn.
Ba giả thiết này tạo thành cơ sở của lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Vì vậy chúng ta sẽ lần lượt đi nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến thông qua ba giả thiết trên.
Dự đoán mô hình:
Y= b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6
BẢNG GIẢI THÍCH CÁC BIẾN
BIẾN PHỤ THUỘC
Tên biến
Diễn Giải
Đơn vị
Y
Số tiền trung bình trong tháng mà người tiêu dùng có thể bỏ ra cho việc mua sắm trực tuyến
Ngàn đồng / tháng
BIẾN ĐỘC LẬP-ĐỊNH LƯỢNG
Tên biến
Diễn giải
Đơn vị
Kỳ vọng
Ghi chú
X1
Thu nhập
Ngàn đồng/tháng
+
Thu nhập càng cao thì người tiêu dùng càng bỏ ra nhiều tiền hơn để mua các mặt hàng ưng ý trên mạng.
X2
Thời gian học tập, làm việc
Giờ
+
Thời gian học tập, làm việc của người ta càng nhiều thì thời gian dành cho việc mua sắm trực tuyến nhiều hơn so với những người rảnh rỗi và do vậy số tiền bỏ ra để mua sắm có khả năng nhiều hơn.
X3
Thời gian sử dụng Internet
Giờ
+
Thời gian sử dụng Internet càng nhiều thì người tiêu dùng có thể có nhiều thời gian để tham gia mua sắm trực tuyến và có khả năng họ bỏ ra nhiều tiền hơn để mua sắm.
X4
Độ tuổi
Tuổi
-
Tuổi càng cao thì người ta thích mua sắm trực tiếp hơn là thông qua Internet vì vậy số tiền họ dành cho việc mua sắm trực tuyến ít hơn.
X5
Giá quần áo
Ngàn đồng
-
Giá quần áo càng cao thì số tiền bỏ ra để mua hàng có khả năng ít đi.
BIẾN ĐỘC LẬP- ĐỊNH TÍNH
X6
(dummy)
Giới tính
Nam/ Nữ
+/-
Giới tính có thể tác động đến số tiền bỏ ra để mua sắm.
IV. THU THẬP SỐ LIỆU
Số liệu sơ cấp
Khảo sát trực tiếp qua mạng với các công cụ: Facebook, Website, Yahoo Messenger,
Xử lý số liệu : Eviews, Excel.
V. KIỂM ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH
Mô hình 1: Mô hình gốc
Kết quả hồi quy mô hình gốc
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 06/02/10 Time: 20:22
Sample: 1 100
Included observations: 100
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
X1
0.214523
0.022164
9.678755
0.0000
X2
-2.995356
10.57638
-0.283212
0.7776
X3
7.143477
11.28595
0.632953
0.5283
X4
-20.65917
7.470577
-2.765405
0.0069
X5
0.556860
0.230001
2.421117
0.0174
X6
62.72419
52.69291
1.190372
0.2369
C
366.8162
142.6804
2.570895
0.0117
R-squared
0.740587
Mean dependent var
632.5000
Adjusted R-squared
0.723851
S.D. dependent var
479.4976
S.E. of regression
251.9754
Akaike info criterion
13.96397
Sum squared resid
5904721.
Schwarz criterion
14.14633
Log likelihood
-691.1985
F-statistic
44.25034
Durbin-Watson stat
2.006137
Prob(F-statistic)
0.000000
Y = 0.2145233021*X1 - 2.995356461*X2 + 7.143477061*X3 - 20.65917386*X4
+ 0.5568602088*X5 + 62.72418721*X6 + 366.8162058
Mức độ phù hợp của mô hình là : R2= 0.740587
Dựa vào kết quả hồi quy ta thấy chỉ có 3 biến X1, X4, X5 là có ý nghĩa. ( /t-stat/ > 1.98, P-value lần lượt là 0, 0.0069, 0.0174 )
Vì vậy nhóm đã quyết định đi kiểm định mô hình đối với các biến các ý nghĩa.
Mô hình 2: Mô hình với các biến có ý nghĩa:
Y= b0 + b1X1 + b4X4 + b5X5
Kết quả hồi quy:
Method: Least Squares
Date: 06/02/10 Time: 20:11
Sample: 1 100
Included observations: 100
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
X1
0.212856
0.021594
9.857078
0.0000
X4
-20.39395
7.048636
-2.893318
0.0047
X5
0.496477
0.220824
2.248293
0.0268
C
429.7170
130.6226
3.289760
0.0014
R-squared
0.735238
Mean dependent var
632.5000
Adjusted R-squared
0.726964
S.D. dependent var
479.4976
S.E. of regression
250.5511
Akaike info criterion
13.92438
Sum squared resid
6026483.
Schwarz criterion
14.02859
Log likelihood
-692.2190
F-statistic
88.86320
Durbin-Watson stat
1.942972
Prob(F-statistic)
0.000000
Mức độ phù hợp của mô hình: R2= 0.735238
Kiểm định F: Giả thuyết thống kê
H0: β2= β3=β6=0
Fc=(ESSR-ESSU)/JESSU/(N-K) ( 6026483 – 5904721) /3
= = 0.6393
5904721/ (100-7)
Fc DNRH0
Tức là, số giờ học/làm việc hay thời gian sử dụng Internet trung bình trong ngày không ảnh hưởng đến việc mau sắm quần áo trực tuyến, kể cả giới tính cũng vậy, không ảnh hưởng nhiều.
Thực tế, ta nhận thấy rằng số thời gian học tập hay làm việc rõ ràng có ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet, có những người công việc hoặc việc học của họ đòi hỏi phải thường xuyên sử dụng mạng, hoặc có những người sẽ có thời gian lướt web của họ sẽ tăng lên nếu thời gian học tập hoặc làm việc của họ giảm xuống. => hai biến X2 và X3 có quan hệ với nhau ( tức là chúng không độc lập ).
Việc loại bỏ 2 biến X2 và X3 là hoàn toàn hợp lý.
Tiếp theo nhóm đi khảo sát mô hình khi cho thêm biến X6 :
Mô hình 3:
Kết quả hồi quy:
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 06/02/10 Time: 22:15
Sample: 1 100
Included observations: 100
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
X1
0.211547
0.021572
9.806497
0.0000
X4
-20.52629
7.033324
-2.918433
0.0044
X5
0.560718
0.226719
2.473186
0.0152
X6
62.65814
52.17684
1.200880
0.2328
C
392.9285
133.8751
2.935039
0.0042
R-squared
0.739197
Mean dependent var
632.5000
Adjusted R-squared
0.728216
S.D. dependent var
479.4976
S.E. of regression
249.9762
Akaike info criterion
13.92931
Sum squared resid
5936368.
Schwarz criterion
14.05957
Log likelihood
-691.4657
F-statistic
67.31486
Durbin-Watson stat
1.973926
Prob(F-statistic)
0.000000
Theo kết quả hồi quy thì X6 vẫn không có ý nghĩa với mô hình. (/t-stat/ = 1.2)
Cuối cùng, nhóm quyết định không đưa các biến X2, X3, & X6 vào mô hình.
Vậy, mô hình cuối cùng của nhóm là mô hình 2 :
Y= b0 + b1X1 + b4X4 + b5X5
Y = 429.7170307+0.2128555074*X1 - 20.39394653*X4 + 0.4964772147*X5
VI. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhận xét :
Dựa vào kết quả khảo sát, nhóm nhận thấy rằng việc mua sắm quần áo trực tuyến phụ thuộc nhiều nhất là vào thu nhập. Thời gian học tập/ làm việc hay sử dụng Internet, kể cả giới tính không ảnh hưởng nhiều đến quyết định tiêu dùng của khách hàng trực tuyến này.
Kiến nghị :
Từ đó nhóm đưa ra một số kiến nghị đối với những ai có lựa chọn hình thức kinh doanh trực tuyến như sau:
+ Cần xác định rõ đối tượng khách hàng nhắm đến ( thu nhập, thói quen tiêu dùng,..) để đưa ra những sản phẩm phù hợp.
+ đối với mỗi đối tượng khách hàng cần có những chiến lược giá, quảng cáo sao cho phù hợp và độc đáo để thu hút khách hàng.
+ Luôn tìm hiểu thông tin để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách hàng.
VII. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Bạn có từng mua sắm quần áo trên mạng chưa?
a. Có b. Không
2) Thu nhập trung bình hằng tháng của bạn là bao nhiêu?
a. 6 triệu
3) Thời gian trung bình bạn dành cho học tập, làm việc trong một ngày:
a. 8h
4) Thời gian trung bình bạn dành cho việc sử dụng Internet trong một ngày:
a. 6h
5) Số tiền nhiều nhất mà bạn từng bỏ để mua trực tuyến một sản phẩm quần/ áo là bao nhiêu? (Đơn vị: ngàn đồng)
a. 400
6) Độ tuổi của bạn nằm trong khoảng nào sau đây:
a. 25
7) Giới tính của bạn là:
0. Nam 1. Nữ
8) Trung bình bạn chi khoảng bao nhiêu cho việc mua sắm trực tuyến mỗi tháng ? .