Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm pháp lý đặc biệt được quy định tại Điều 623 Bộ Luật Dân Sự (BLDS) 2005, được hướng dẫn tại NQ 03/2006 của HĐTP TANDTC. Xung quanh vấn đề này còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Để hiểu được phần nào sự đa dạng và phức tạp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, xin xây dựng và phân tích tình huống sau:
Tình huống:
C là chủ cửa hàng cho thuê xe máy. Ngày 11 tháng 11 năm 2010 B đến cửa hàng C thuê chiếc xe máy SYM ATTILA VICTORYA mang biển kiểm soát 49L4 - 0264. Hai bên thỏa thuận thuê chiếc xe trong thời hạn 1 ngày đêm. B bằng kinh nghiệm của mình đã kiểm tra chiếc xe, thấy xe đảm bảo an toàn, hoạt động bình thường.
Trên đường từ Hải Phòng lên Hà Nội, do bị kẹt tay ga, B không làm chủ được tốc độ đã đâm vào M đi cùng chiều (B, M tuân thủ đúng luật an toàn giao thông đường bộ), làm M phải đi cấp cứu, điều trị trong thời gian 3 tháng. Tổng chi phí thiệt hại (chi phi thiệt hại về sức khỏe và tài sản của M) xác định được là 30.000.000 đồng. M có yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại số tiền trên. Nhưng B cho rằng C mới là chủ sở hữu của chiếc xe, nên C phải bồi thường thiệt hại cho M. Vậy trong tình huống này, M có được bồi thường thiệt hại? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Ai sẽ là người bồi thường thiệt hại cho M? (giả sử bỏ qua yếu tố chiếc xe đã được mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới và không bên nào có yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường).
3 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguồn nguy hiểm cao độ- Chất!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm pháp lý đặc biệt được quy định tại Điều 623 Bộ Luật Dân Sự (BLDS) 2005, được hướng dẫn tại NQ 03/2006 của HĐTP TANDTC. Xung quanh vấn đề này còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Để hiểu được phần nào sự đa dạng và phức tạp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, xin xây dựng và phân tích tình huống sau:
Tình huống:
C là chủ cửa hàng cho thuê xe máy. Ngày 11 tháng 11 năm 2010 B đến cửa hàng C thuê chiếc xe máy SYM ATTILA VICTORYA mang biển kiểm soát 49L4 - 0264. Hai bên thỏa thuận thuê chiếc xe trong thời hạn 1 ngày đêm. B bằng kinh nghiệm của mình đã kiểm tra chiếc xe, thấy xe đảm bảo an toàn, hoạt động bình thường.
Trên đường từ Hải Phòng lên Hà Nội, do bị kẹt tay ga, B không làm chủ được tốc độ đã đâm vào M đi cùng chiều (B, M tuân thủ đúng luật an toàn giao thông đường bộ), làm M phải đi cấp cứu, điều trị trong thời gian 3 tháng. Tổng chi phí thiệt hại (chi phi thiệt hại về sức khỏe và tài sản của M) xác định được là 30.000.000 đồng. M có yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại số tiền trên. Nhưng B cho rằng C mới là chủ sở hữu của chiếc xe, nên C phải bồi thường thiệt hại cho M. Vậy trong tình huống này, M có được bồi thường thiệt hại? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Ai sẽ là người bồi thường thiệt hại cho M? (giả sử bỏ qua yếu tố chiếc xe đã được mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới và không bên nào có yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường).
Phân tích và giải quyết tình huống.
Trong tình huống trên, xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho M thuộc trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thật vậy:
1. Xe SYM ATTILA VICTORIA mang biển kiểm soát 29L – 0264 (phương tiện giao thông vận tải cơ giới) là nguồn nguy hiểm cao độ (khoản 1 Điều 623 BLDS 2005)
2. Các tình tiết trong bài thỏa mãn các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
+Đã có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không có thiệt hại thì không bao giờ phát sinh trách nhiệm bồi thường bao gồm thiệt hại về sức khỏe đối với M; thiệt hại đối với chiếc xe mà M điều khiển khi tai nạn xảy ra.
Có thể thấy rằng, thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Điều 623 liệt kê các loại nguồn nguy hiểm cao độ và điều luật này xác định rất rõ ràng: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong nó “nguy cơ” gây ra thiệt hại và “nguy cơ” đó thể xảy ra trên thực tế bất cứ lúc nào, ngoài tầm kiểm soát của con người. Xuất phát từ lý do này mà pháp luật qui định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”. Chúng ta cần phân biệt thiệt hại “do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” với thiệt hại “do hành vi trái pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại do “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại, còn thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người khi gây thiệt hại nhưng liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ, chiếc xe máy cho B đang điều khiển đã gặp sự cố kẹt tay ga, “ tự thân” nó đã gây ra thiệt hại cho M, không có lỗi của B trong tai nạn này. Mặt khác, B đã tuân thủ đúng những nguyên tắc an toàn giao thông đường bộ, vì thế thiệt hại xảy ra không phải do hành vi trái pháp luật gây ra.
+ Có việc gây thiệt hại trái pháp luật: Việc gây thiệt hại trái pháp luật là những thiệt hại do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật không cho phép. Những thiệt hại về sức khỏe cũng như tài sản của M là khách thể được pháp luật bảo vệ.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự “tự thân” gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ: thiệt hại của M là do chiếc xe đang vận hành bị kẹt tay ga, anh B không làm chủ được tốc độ.
Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống.
Trong tình huống trên, mối quan hệ pháp luật được xác định gồm có:
+ Mối quan hệ giữa C và B. C, B với tư cách là chủ thể trong hợp đồng cho thuê tài sản, mối quan hệ pháp luật giữa hai người này là bên cho thuê và bên thuê. C thông qua hợp đồng cho thuê tài sản đã chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng chiếc xe máy cho B.
+ Mối quan hệ giữa B và M: B và M là mối quan hệ giữa người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại và người bị thiệt hại, trong tố tụng đó là quan hệ giữa nguyên đơn và bị đơn.
Vậy giữa C và M có mối quan hệ pháp luật nào không? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong phần xác định chủ thể bồi thường thiệt hại.
. Xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Như phân tích trên thì tình huống phát sinh trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: đó là việc bồi thường thiệt hại cho chị M. Việc bồi thường cho chị M áp dụng theo khoản 2 Điều 623: “chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho M, nếu không có thỏa thuận khác vì căn cứ sau:
+B là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với chiếc xe máy đó (thông qua hợp đồng cho thuê tài sản);
+Không có tình thế cấp thiết hay sự kiện bất khả kháng xảy ra;
+Tai nạn xảy ra hoàn toàn không có lỗi cố ý của M.
Trong trường hợp có thỏa thuận thì sự bồi thường sẽ tuân theo sự thỏa thuận. Sự thỏa thuận có thể là: C, B cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho M; C bồi thường thiệt hại trước, sau đó B sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường …
Trong tình huống này, xác định không có yếu tố lỗi trong hành vi gây tai nạn của B. Nhưng khi xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, lỗi không phải là điều kiện cần thiết. Khi không có lỗi, B sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự.
Quan hệ giữa C và M chỉ phát sinh khi sự thỏa thuận bồi thường thiệt hại có liên quan đến M.
Xác định mức độ bồi thường thiệt hại.
Việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại dựa theo “nguyên tắc bồi thường thiệt hại” được quy định tại điều 605 BLDS 2005, NQ 03 của HĐTP TANDTC. Trong trường hợp không có thỏa thuận khác về chủ thể bồi thường, mức độ thiệt hại sẽ là toàn bộ và việc bồi thường phải kịp thời; bồi thường tương ứng với mức thiệt hại được tính như sau:
+ Bồi thường do thiệt hại về sức khỏe: gồm có chi phí việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe; thu nhập thực tế bị mất trong thời gian 2 tháng do M điều trị; phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc M trong thời gian điều trị; khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.
+Bồi thường về tài sản: chi phí hồi phục trạng thái ban đầu của xe
Như vậy mức bồi thường mà B phải bồi thường: 30.000.000 đồng. B cũng có thể thỏa thuận về mức bồi thường với M.