Đề tài Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Thành phố Đà Nẵng

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tri thức con người là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn bất cứ một nguồn lực nào khác. Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: Nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đang bước sang trang mới với những thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, trong đó nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất dẫn tới sự ra đời của kinh tế tri thức, chính là nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao. Trước đây, các nhân tố sản xuất truyền thống như số lượng đất đai, lao động, vốn được coi là quan trọng nhất, song ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự ưu tiên. Chính nguồn nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác người ta vẫn có thể có được nếu có trí thức, song tri thức chỉ xuất hiện thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế trong đời sống kinh tế - xã hội; từ chính quá trình sản xuất ra sản phẩm để nuôi sống con người và làm giàu cho xã hội. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển cao, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc nâng cao chât lượng nguồn nhân lực. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp, công ty, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các quốc gia trên thế giới đã và đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, là vấn đề có tính chất sống còn trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế với trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng cao và sự lan tỏa của kinh tế trí thức. Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) rút ngắn, chúng ta còn thiếu nhiều điều kiện cho phát triển như: vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý đòi hỏi phải biết phát huy được lợi thế của những nguồn lực hiện có, cần phải có chiến lược và giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Trong phần mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006-2010 Báo cáo chính trị tại Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao" [15, tr.95]. Điều đó cho thấy, đào tạo và sử dụng có hiệu quả NNL chất lượng cao trở thành một trong các yếu tố then chốt thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia, là thành phố động lực của khu vực miền Trung và Tây nguyên, có vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, hơn bất cứ địa phương nào trong khu vực, đòi hỏi Thành phố Đà Nẵng cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những con người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học - kỹ thuật cao. Đó phải là nguồn nhân lực của một nền văn hóa công nghiệp hiện đại. Hơn nữa, trong xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nguồn nhân lực có chất lượng cao được coi là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng trưởng nhanh.

doc115 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan.doc
  • docbia viet tat.doc
  • docbia.doc
Luận văn liên quan