Đề tài Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trên, con người là một nhân tố hàng đầu, nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng nói chung và của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng. Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi bức xúc nhu cầu nguồn nhân lực - một lực lượng đông đảo có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Nguồn nhân lực Thanh Hóa nói chung và của các huyện miền núi của tỉnh nói riêng đang có nhiều bất cập. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hiện tại nguồn nhân lực của Thanh Hóa, đặc biệt là của khu vực miền núi đang ở trong tình trạng thừa lao động thủ công, lao động không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng lại thiếu lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu nghiêm trọng thợ kỹ thuật trong tất cả các ngành, nghề và trong các thành phần kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng nguồn lao động; chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ mặc dù những năm qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua rất nhiều chương trình ở nhiều cấp độ khác nhau. Đối với khu vực miền núi Thanh Hóa, lao động nông thôn chiếm tới 80% lực lượng lao động xã hội nhưng còn bất cập nhiều mặt, nhất là về cơ cấu và trình độ tay nghề. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng này trở nên cấp bách nhằm nâng cao trình độ tay nghề, bổ sung thêm kiến thức mới về khoa học kỹ thuật, giúp họ có được việc làm, nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được coi là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng lao động góp phần đáng kể để nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước là xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, trong đó có nông nghiệp, nông thôn miền núi và chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, để khu vực miền núi Thanh Hóa có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, tôi chọn vấn đề: “Nguồn nhõn lực cho phỏt triển kinh tế - xó hội ở cỏc huyện miền nỳi tỉnh Thanh Húa” làm đề tài luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Tác giả mong muốn vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện và có tính khả thi cao không những đối với phát triển kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh Thanh Hóa mà còn là của các huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc.

doc105 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn chính thức.doc MOI.doc
  • docbia ngoai moi.doc
Luận văn liên quan