Đề tài Nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay

Trong thời đại ngày nay, hội nhập là một xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam ta. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc các quốc gia dỡ bỏ những hàng rào thuế quan giúp lưu thông hàng hóa trở nên thuận lợi hơn. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, đặc biệt là thuế nhập khẩu. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 5 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và luật hải quan của Việt Nam về cơ bản đã được xây dựng phù hợp với những qui tắc và định chế của pháp luật kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại và yêu cầu thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu nói riêng, luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu nói chung trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì vậy em bài tiểu luận này xin đi tìm hiểu nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Phần mở đầu……………………………………………… 1 Phần nội dung……………………………………………. 1 I. Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua…………………………………………….. 2 II.    Những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế tại Việt Nam………………………… 3 1.     Tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế và các chính sách thương mại quốc gia……………………………….4 2. Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế…………..5 3.     Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam…………………………………………………………..6 4. Nhu cầu ngân sách nhà nước…………………………………8 5. Ý thức của người nộp thuế……………………………………9 a. Giá tính thuế nhập khẩu b. Thuế xuất thuế nhập khẩu c. Không kê khai trung thực thuế nhập khẩu III. Giải pháp cơ bản khắc phục những mặt hạn chế của các yếu tố chi phối pháp luật thuế nhập khẩu nhằm hoàn thiện pháp luật nhập khẩu ở nước ta hiện nay…………………… 10 1. Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay…………………………10 2. Những giải pháp cụ thể……………………………………...11 Phần kết luận………………………………………………13 A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, hội nhập là một xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam ta. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc các quốc gia dỡ bỏ những hàng rào thuế quan giúp lưu thông hàng hóa trở nên thuận lợi hơn. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, đặc biệt là thuế nhập khẩu. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 5 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và luật hải quan của Việt Nam về cơ bản đã được xây dựng phù hợp với những qui tắc và định chế của pháp luật kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại và yêu cầu thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu nói riêng, luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu nói chung trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.  Vì vậy em bài tiểu luận này xin đi tìm hiểu nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay. B. PHẦN NỘI DUNG I. Tình hình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua Pháp luật thuế nhập khẩu được sửa đổi bổ sung nhiều lần xuất phát từ thực tiễn nhập khẩu hàng hóa cũng như những cam kết trong phạm vi toàn cầu, đã có những đóng góp quan trọng trong trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam với quốc tế. Nhìn chung, luật thuế nhập khẩu đã phù hợp với các nguyên tắc và nền tảng pháp lí chung của các chế định kinh tế quốc tế, góp phần hình thành nền tảng pháp lí quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Luật thuế nhập khẩu đã tạo nguồn thu quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước, tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước. Luật thuế nhập khẩu đã phát huy vai trò của mình trong việc bảo hộ một cách hiệu quả những mặt hàng có thế mạnh sản xuất trong nền sản xuất nội địa như các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp hay các ngành sản xuất còn non trẻ khác xét điều kiện trong nước còn chưa thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như chất lượng so với các quốc gia khác trên thế giới như ngành sản xuất ô tô… Tuy nhiên, luật thuế nhập khẩu cũng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế trong qúa trình thực thi. Mức thuế suất thay đổi liên tục dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Mức thuế suất hiện nay của Việt Nam là 17.8%, cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển khác là thành viên của WTO như: Trung Quốc 10.1%, Grudia 6.61%; Estonia 7.93%...Trong tiến trình hội nhập, biểu thuế suất của VN nhìn chung còn phản ánh khuynh hướng thực hiện chức năng bảo hộ và thu ngân là chính. Vấn đề xác định giá trị hải quan trong nhập khẩu hàng hóa theo thông lệ quốc tế vẫn còn hẹp về phạm vi áp dụng, hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp không tạo ra sự công bằng, tự do trong thương mại. Hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, còn nhiều qui định chồng chéo chưa thống nhất, gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Chẳng hạn như: Theo qui định tại điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về thời hạn nộp thuế đã qui định rõ thời hạn nộp thuế. Tuy nhiên theo điều 28 khoản 1 Luật hải quan sửa đổi bổ sung thì qui định về kiểm tra, đăng kí hồ sơ lại lấy tiêu  chuẩn chấp hành tốt pháp luật hải quan. Ngoài ra không có sự thống nhất giữa qui định của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật quản lí thuế về tỉ lệ số tiền nộp phạt đối với trường hợp nộp chậm tiền thuế. Cụ thể theo điều 23 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tỉ lệ này là 0.1% còn theo Điều 106 Luật quản lý thuế là 0.05%. Một ví  dụ khác: một qui định gây nhiều khó khăn trong áp dụng đó là qui định về thuế suất thông thường không quá 70% thuế suất ưu đãi. Điều này đã gây những cách hiểu không thống nhất dẫn đến việc áp dụng không chính xác. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chịu rất nhiều thiệt thòi trong các vụ kiện chống bán  phá giá  ở nước ngoài và cũng chịu nhiều những bất lợi lớn khi các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá trên thị trường Việt Nam. Để đối phó với tình trạng này, pháp luật về thuế nhập khẩu đã có những qui định về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử. Mặc dù chúng ta đã có hai pháp lệnh về chống trợ cấp và pháp lệnh về chống bán phá giá nhưng những qui định này vẫn chưa phát huy tác dụng trên thực và hầu như không được áp dụng. Lí do những văn bản chưa qui định cụ thể, một số qui định còn chưa phù hợp và Việt Nam vẫn chưa được các thành viên WTO công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường. Do vậy quá trình áp dụng những qui định này cũng khá khó khăn. Pháp luật hiện hành qui định về bộ hồ sơ hải quan nhiều hơn so với công ước Kyoto tới bốn loại đó là: Chứng thư giám định, bản kê khai chi tiết hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai tri giá hải quan. Qui định mới về việc không truy thu đối với hàng hóa thuộc diện truy thu nếu chuyển nhượng lại cho chủ thể được miễn hoặc xét miễn thuế nhập khẩu để tránh những hiện tượng tiêu cực trong thực tiễn. (Điểm a khoản 1 điều 21 nghị định 149/2005/NĐ-CP). Qui định này dẫn đến hiện tượng các đối tượng thuộc diện chịu thuế câu kết với tổ chức cá nhân thuộc diện miễn thuế hoặc xét miễn thuế hoặc cán bộ hải quan làm hồ sơ giả để không bị truy thu thuế. Với sự ra đời của Luật quản lí thuế 2006 đã ghi nhận một cách cụ thể trình tự thu tục về kê khai thuế nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu, truy thu thuế nhập khẩu, hoàn thuế…Vì vậy những qui định trong luật thuế nhập khẩu về những thủ tục này trở nên không cần thiết nữa thậm chí còn gây ra sự chồng chéo, không thống nhất. Trên đây là một vài ví dụ điển hình về những qui định không thống nhất của pháp luật mà trên thực tế đã gây ra những cản trở nhất định trong việc áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu. Do đó cần phải có sự nghiên cứu tìm hiểu một cách khoa học những yếu tố có tác động đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu nước ta để có phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về vấn đề thuế nhập khẩu ở Việt Nam. II.    Những yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế tại Việt Nam Có thể thấy việc thực thi luật thuế nhập khẩu trong thực tế chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Trước tiên là sự ảnh hưởng đến việc của các yếu tố khách quan như tình hình phát triển của nền kinh tế, chính trị quốc tế cũng như của quốc gia; sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của quốc gia. Đồng thời việc thực thi luật có hiệu quả hay không đồng nghĩa với việc phải xây dựng, ban hành ra một hệ thống pháp luật thuế đáp ứng được các đòi hỏi của thực tế. Điều này phụ thuộc vào các nhà làm luật, trình độ lập pháp cũng như những cam kết quốc tế mà VN gia nhập. Trong quá trình thực thi pháp luật thuế nhập khẩu, vai trò của các cơ quan chức năng thực hiện việc thu thuế cũng như ý thức của những đối tượng nộp thuế cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong rất nhiều các yếu tố chi phối đến pháp luật thuế nhập khẩu thì trong nội dung bài tiểu luận này xin đi tìm hiểu một số yếu tố cơ bản tác động đến việc thực thi thuế nhập khẩu cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng như sau: 1.     Tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế và các chính sách thương mại quốc gia. Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế ở một thời kì nhất định là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến nội dung chính sách thuế xuất nhập khẩu và nội dung pháp luật thực định về thuế xuất nhập khẩu trong giai đoạn đó. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ suy cho cùng chính sách và pháp luật về thuế xuất nhập khẩu chỉ là tấm gương phản chiếu thực trạng tình hình kinh tế và xã hội trong nước và quốc tế mà thôi. Pháp luật luôn phản ánh dưới hình thức pháp lý vào quan hệ xã hội, một sự phản án lệ thuộc và những biến đổi xã hội. Để phát huy được vai trò, tác dụng của mình trong đời sống xã hội pháp luật luôn phản ánh đúng đầy đủ hiện thực khác quan những tiến trình đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. nếu không có những khảo sát, đánh giá từ thực tiễn cuộc sống thì không thể có cơ sở khoa học và thực tiễn xác đáng để xây dựng và thực hiện pháp luật, không phát huy được vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Pháp luật thuế nhập khẩu có mục tiêu quan trọng là công cụ khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ nền sản xuất trong nước. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế nhập khẩu cần căn cứ vào tình trạng phát triển của nền sản xuất trong nước, sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình trên trường quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các quốc gia cần phải nghiên cứu đánh giá những lợi thế so sánh trong từng ngành hàng, xác định mức độ bảo hộ…đối với những hàng hóa có uy tín trên thị trường quốc tế có khả năng cạnh tranh cao thì không cần bảo hộ mà lấy đó làm cơ sở cho việc đàm phán về thuế quan với các nước khác. Qua đó có những cơ sở cho việc đàm phán thương mại và quy định mức thuế đối với từng nhóm hàng hoá nhập khẩu trong pháp luật thuế nhập khẩu của mình; ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia trong khuôn khổ cho phép. Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích chung của từng quốc gia với lợi ích riêng của từng doanh nghiệp, từng cá nhân và hộ gia đình, chính sách thuế xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ có thể sẽ được xây dựng và thực hiện theo hướng thiên về mục tiêu bảo hộ; mục tiêu tăng thu ngân sách và mục tiêu tự do hoa thương mại. 2. Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế, những yêu cầu và cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung, chính sách thuế xuất nhập khẩu của quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Đối với Việt Nam, những thay đổi lớn lao và quan trọng trong chính sách thuế xuất nhập khẩu thực sự đã được khởi động từ năm 1998 (để thực hiện cam kết giảm thuế theo quy định của AFTA) và gần đây nhất là những thay đổi trong chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đến hoặc từ Hoa Kỳ, nhằm thực hiện các cam kết giảm thuế theo hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. Hầu hết những thay đổi này đều được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nhằm đảm bảo tính khả thi và tính hiện thực cho các chính sách đó trong thực tiễn. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2011), Đảng ta nhận định: “toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển cà các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”. Như vậy, các quốc gia không thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hoá mà phải nắm bắt những cơ hội của nó để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện qua việc một quốc gia tham gia vào các tổ chức hay liên minh kinh tế quốc tế giữa hai nước, trong khu vực hay trên thế giới. Sự tham gia đó được chứng nhận thông qua việc quốc gia tiến hành ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương và quốc gia đó phải tuân thủ những điều ước đó một cách nghiêm túc ngay khi điều ước đó có hiệu lực. Để làm được điều này thì quốc gia thành viên phải xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp với quy chế của điều ước đã cam kết. Luật thuế nhập khẩu là một trong những hệ thống pháp luật của quốc gia, nó là loại thuế phản ánh rõ nhất tiến trình hội nhập của quốc gia đó nên khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu thì mỗi quốc gia phải “nội luật hoá” những cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu bằng cách bổ sung, ban hành các quy định mới về thuế nhập khẩu hoặc sửa đổi những quy định cũ về thuế nhập khẩu để phù hợp với cam kết đó. Ví dụ: Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên từ ngày 15/1/2007. Trước khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống pháp luật trong đó có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung năm 2005 để tương thích với các quy chế của WTO. Sau khi gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bổ sung, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật thời kỳ hậu WTO. Như vậy, những yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế và việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật thuế nhập khẩu. 3. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam. Chính sách kinh tế của một quốc gia là sự điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế của một quốc gia. Chính sách kinh tế thực chất thể hiện thái độ, quan điểm của nhà nước đối với các quan hệ kinh tế và được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật. pháp luật thuế nhập khẩu nằm trong hệ thống các chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế của quốc gia nên khi hệ thống này có sự thay đổi để phù hợp với toàn bộ hệ thống. Điều này thể hiện rõ nhất khi có sự thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại. Pháp luật thuế nhập khẩu thể hiện chính sách thương mại quốc tế của quốc gia. Chính sách thương mại này gồm hai dạng điển hình là: chính sách tự do hoá thương mại và chính sách bảo hộ mậu dịch. Hai xu hướng này tuy về mặt lý thuyết chúng trái ngược nhau nhưng trên thực tế chúng lại song song tồn tại với nhau. Chính sách tự do hóa thương mại nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa trong nước và hàng hoá nhập thông qua việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu để hàng hoá nước ngoài tràn vào nhằm mở rộng thị trường nội địa, đặc biệt là hàng hoá nước mình sản xuất với chi phí cao. Đây là quá trình giảm bớt sự can thiệp mang tính chất bảo hộ của nhà nước vào hoạt động thương mại, theo đó vai trò của nhà nước chỉ nên giới hạn ở việc tạo ra môi trường phù hợp cho các quan hệ thương mại. Chính sách bảo hộ mậu dịch lại bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài bằng cách áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Pháp luật thuế nhập khẩu có chức năng đặc thù là bảo hộ nền sản xuất trong nước chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hoá trong nước với hàng hoá nước ngoài. Nhưng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tự do hoá thương mại ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới thì pháp luật thuế nhập khẩu cũng phải theo xu hướng giảm dần mức thuế suất, cắt giảm tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan của xu hướng tự do hóa thương mại. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực hội nhập để hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đảm bảo tối đa hóa lợi ích từ các công cụ thuế, tối thiểu hóa các chi phí trong quá trình hội nhập, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế. Những cam kết về thuế quan mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc sẽ tham gia ký kết là nội dung quan trọng thể hiện mức độ hội nhập của quốc gia. Các cam kết này là cơ sở để điều chỉnh các quan hệ kinh tế tài chính trong nước với nước ngoài và giữ vai trò chi phối đối với nội dung các quy định của pháp luật. Cần phải hoạch định, thống nhất và xây dựng phù hợp với các cam kết quốc tế, xây dựng lộ trình cắt giảm phù hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác chính sách bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và với thời hạn nhất định. Đảm bảo việc sử dụng thuế như một công cụ quan trọng nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách. Phải hình thành quá trình giảm dần tỷ trọng thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo tỷ lệ gia tăng tương ứng các nguồn thu từ sắc thuế nội địa. 4. Nhu cầu ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời tạo ra các hàng hoá, dịch vụ công cộng phục vụ cho người dân. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì Thuế, trong đó có thuế nhập khẩu là  nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách nhà nước. Những số liệu về tỷ trọng của số thu hải quan so với tổng thu ngân sách trong những năm qua đã thể hiện rõ điều đó (từ năm 2000 đến năm 2005 số thu hải quan luôn chiếm 20% trong tổng số thu ngân sách nhà nước). Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ký kết và thực hiện các cam kết về thương mại quốc tế. Trong đó có những cam kết cắt giảm thuế nhập, việc cắt giảm này cũng gây ra những tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước khi thuế nhập khẩu bị cắt giảm, giá cả một số mặt hàng như máy móc, thiệt bị, nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài cũng giảm theo. Từ đó, những sản phẩm sản xuất trong nước tăng về số lượng và giảm giá thành. Kết quả là kích thích tiêu dùng, từ đó thu được nhiều loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt… Các nước thành viên khác cũng phải cắt giảm thuế quan từ đó dẫn đến việc kích thích các nước khác tăng hàng xuất khẩu dẫn đến tăng thu ngân sách từ các hàng xuất khẩu sang các nước thành viên đó. Như vậy việc cắt giảm thuế nhập khẩu vừa làm tăng thu ngân sách vừa làm giảm thu ngân sách do đó khi tiến hành xây dựng chính sách pháp luật về thuế nhập khẩu thì phải có sự tính toán lỹ lưỡng hợp lý, phải tính đến nhu cầu thu ngân sách nhà nước để bảo đảm cho ngân sách quốc gia có được nguồn thu ổn định lành mạnh. 5. Ý thức của người nộp thuế Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi Luật thuế nhập khẩu. Hiện nay có những gian lận chủ yếu sau trong việc nộp thuế của các chủ thể nộp thuế. a. Giá tính thuế nhập khẩu Khai báo không trung thực giá tính thuế nhập khẩu: các chủ thể nộp thuế thường không khai báo chính xác mà khai giá nhập khẩu thấp hơn. Ví dụ công ty Đông Nam, giám đốc Nguyễn Gia Thiều đã móc nối với công ty Đông Nam Hồng Kong mua hơn 40000 chiếc điện thoại di dộng khai giá thấp hơn so với giá thực tế thanh toán từ 75 đến 375 USD trốn thuế nhập khẩu trên 100 tỉ. Khai thấp về chất lượng hàng những chủ thể nộp thuế thường khai chất lượng hàng thấp hơn so với thực tế nhằm trốn thuế nhập khẩu. Khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo. Đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp cao hơn. b. Thuế xuất thuế nhập khẩu Gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam cam kết giảm thuế. Khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn. c. Không kê khai trung thực thuế nhập khẩu Mặt hàng nhập khẩu, số lượng hàng nhập, trị giá hải quan ảnh hưởng đến công tác kiểm tra của hải quan. Do năng lực cán bộ hải quan còn yếu kém nên không kiểm soát được hàng buôn lậu. Ngoài những yếu tố trên pháp luật thuế nhập khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như ý chí chủ quan của nhà lập pháp, trình độ chuyên mô
Luận văn liên quan