Đề tài Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam điều chỉnh các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nhằm mục đích xây dựng, củng cố và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình mới phù hợp với yêu cầu cách mạng. Để thể hiện quan điểm pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với nhiệm vụ và chức năng của mỗi thành viên trong gia đình, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản của Luật được quy định tại Điều 2. Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 xác định nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em là một nguyên tắc độc lập. Khoản 6 Điều 2 quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”. Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét qua chế định ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4486 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam điều chỉnh các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nhằm mục đích xây dựng, củng cố và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình mới phù hợp với yêu cầu cách mạng. Để thể hiện quan điểm pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với nhiệm vụ và chức năng của mỗi thành viên trong gia đình, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản của Luật được quy định tại Điều 2. Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 xác định nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em là một nguyên tắc độc lập. Khoản 6 Điều 2 quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”. Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét qua chế định ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. NỘI DUNG Những vấn đề chung về nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em Khái niệm nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em a, Định nghĩa “nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ” Nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp Luật HN&GĐ. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000. Có thể khái quát lại những nguyên tắc được ghi nhận trong Luật HN&GĐ Việt Nam là: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Một vợ một chồng; Bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, quốc tịch… Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con; Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. b, Khái niệm nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em Như vậy có thể thấy, nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em là một trong năm nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ Luật HN&GĐ năm 2000 đã xác định nguyên tắc này là một nguyên tắc cơ bản xuyên suốt trong các chương, các điều khoản của Luật HN&GĐ. Đặc biệt được nhấn mạnh tại khoản 6 Điều 2: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”. Có thể hiểu một cách khái quát rằng bảo vệ bà mẹ là bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ như quyền sinh con; quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân cũng như tài sản của người phụ nữ… Trẻ em theo quy định của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 là tất cả công dân dưới 16 tuổi. Theo đó, bảo vệ trẻ em là bảo vệ quyền của trẻ em trong các vấn đề như xác định quan hệ giữa cha mẹ và con cái; bảo vệ quyền được sống trong gia đình của trẻ em; bảo vệ quyền được giám hộ của trẻ em… Mục đích của việc bảo vệ là để chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt là những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Khái quát nội dung nguyên tắc trong chế định ly hôn Trong chế định ly hôn, nguyên tắc bảo vệ bà mẹ trẻ em đã được thể hiện rõ nét thông qua những quy định cụ thể. Xuất phát từ nguyên tắc này, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, phụ nữ có thai và thai nhi, tại Điều 85 Luật HN&GĐ quy định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”. Cũng theo quy định này thì trường hợp hạn chế yêu cầu ly hôn chỉ áp dụng với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ em, pháp Luật HN&GĐ cũng quy định: “Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên…” (khoản 1 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000). Cũng tại điều này, Luật còn quy định việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi con phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt nếu con đủ từ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Mặt khác, cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000, về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi do cần có sự chăm sóc từ phía người mẹ hơn, nên được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Ngoài ra, các quy định khác nhằm giải quyết các hậu quả pháp lý mà vấn đề ly hôn đem lại cũng đã phần nào dựa trên cơ sở của nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Những quy định này luôn quan tâm bảo vệ đến quyền và lợi ích của người vợ và các con chưa thành niên trong các vấn đề như: vấn đề cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn (Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000) hay vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp ly hôn (Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000), v.v… Tóm lại, các điều khoản trong chế định ly hôn đã thể hiện sâu sắc tính nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp luật nước ta nói chung và pháp luật về hôn nhân gia đình nói riêng. Quyền lợi của bà mẹ và trẻ em - những người yếu đuối hơn - được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ. Tính cần thiết tất yếu của việc ghi nhận nguyên tắc trong luật hôn nhân gia đình Lịch sử đã chứng minh rằng, phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay đã có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong gia đình cũng như xã hội. Người phụ nữ là người chăm sóc, giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình, sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình… Trẻ em là tương lai của đất nước. Bảo vệ trẻ em là bảo vệ quyền con người, là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Việc đầu tư cho công tác bảo vệ trẻ em là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Do vậy, trẻ em phải được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức để nối tiếp sự nghiệp cha ông. Qua đó, ta thấy phụ nữ và trẻ em có vai trò to lớn trong cuộc sống gia đình và xã hội. Nhưng những tàn dư của chế độ phong kiến, sự ảnh hưởng trực tiếp của tư tưởng Nho giáo mà hiện nay quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em chưa thật sự được quan tâm và bảo vệ. Vì vậy, một đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam là phải bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em. Như một nhà lí luận đã từng nói: “Việc ghi nhận nguyên tắc sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đồng thời chống lại ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường với quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.” Bên cạnh đó, có thể thấy bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là vấn đề không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đạo lý, là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc mang tính toàn cầu. Nguyên tắc này được thế giới công nhận và bảo vệ, thể hiện trong Công ước quốc tế về trẻ em, Công ước Cedaw về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và được nội luật hóa trong nhiều đạo luật quan trọng của Việt Nam như: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em… Vì vậy việc ghi nhận nguyên tắc này thông qua một loạt các quy định liên quan đến quyền bình đẳng vợ chồng, các quan hệ về nhân thân và tài sản, quyền bình đẳng giữa các con trong gia đình, quyền thừa kế của con đã thành thai, việc hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, quy định về trách nhiệm của vợ chồng trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, việc giao con dưới 3 tuổi cho người mẹ trực tiếp nuôi giữ khi vợ chồng ly hôn, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong Luật HN&GĐ là vô cùng cần thiết và phù hợp… Chính vì lẽ đó, việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được ghi nhận thành một nguyên tắc trong Luật HN&GĐ Việt Nam là điều tất yếu. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em thể hiện qua chế định ly hôn trong các văn bản pháp luật từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước năm 2000. Chế độ hôn nhân ở nước ta thời phong kiến rất hạn chế quyền lợi của người phụ nữ. Chẳng hạn như cho phép đàn ông lấy nhiều vợ và thiếp trong khi phụ nữ chỉ được lấy một chồng,…kể từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, sau khi được xác lập là một nước dân chủ cộng hòa, chế độ hôn nhân của nước ta mở rộng hơn về vấn đề đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân đặc biệt là khi ly hôn. Sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 của chủ tịch nước ấn định các điều khoản về ly hôn. Trong đó nhà nước đã ghi nhận một nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, phụ nữ có thai và thai nhi thông qua chế định ly hôn như sau : “ Nếu người vợ có thai thì người vợ có thể xin tòa án hoãn đến kỳ sinh nở mới xử lý ly hôn ” ( Điều 5). Tuy nhiên, về mặt pháp lý quyết định này chưa thực sự chặt chẽ để bảo vệ bà mẹ và thai nhi vì ở đây mới chỉ nói có thể xin hoãn chứ không phải hoãn, do vậy vợ hay chồng vẫn có thể kiện ly hôn. Mặt khác, quy định hạn chế đến kỳ sinh nở là không phù hợp vì lúc này người vợ chưa thực sự phục hồi sức khỏe sau kỳ sinh đẻ. Luật HN&GĐ năm 1959 – đạo luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình được Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Khóa thứ I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959 đã ghi nhận một nguyên tắc chung“ Nhà nước đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi cú phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ hòa thuận trong đó mọi người đoàn kết, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ”. Và để đảm bảo nguyên tắc này trong chế định ly hôn, trên cơ sở Điều 5 của sắc lệnh 159/SL Luật HN&GĐ 1959 cũng đã đề ra điều kiện hạn chế ly hôn của người chồng tại Điều 27 như sau: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh đẻ được một năm. Điều kiện hạn chế này không áp dụng việc xin ly hôn của người vợ” Ở đây, nhà làm luật đã gắn trách nhiệm của người chồng đối với người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ. Đây cũng là cơ sở để giúp các bà mẹ thực hiện tốt chức năng tái suất- sinh con của mình, giúp họ thực hiện thiên chức của một người mẹ và đảm bảo cho sự ra đời của đứa trẻ. Về điều kiện hạn chế ly hôn này thì Luật HN&GĐ 1986 cũng đã khẳng định lại một lần nữa tại Điều 41 như sau: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm. Điều hạn chế ly hôn này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ”. Như vậy, ở đây Nhà nước không chỉ đảm bảo quyền lợi của bà mẹ và trẻ em về điều kiện hạn chế ly hôn của người chồng mà thông qua chế độ phân chia tài sản trong ly hôn, quyền lợi của người phụ nữ cũng được bảo đảm. Về vấn đề này, ngay từ khi ra đời, Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định : “ Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.” (Điều 29) Như vậy, về nguyên tắc phân chia tài sản để đảm bảo về kinh tế cho người phụ nữ mới sinh nhà nước ta luôn đặt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn. Đây là quyền lợi và người phụ nữ có quyền được hưởng và hơn hết điều đó đảm bảo thuận lợi cho việc nuôi dưỡng đứa trẻ mới sinh của người phụ nữ bởi về nguyên tắc con còn bú phải do người mẹ phụ trách. Khi giải quyết ly hôn tòa án phải xem xét sao cho việc chia tài sản phải được đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên đồng thời quan tâm đúng mức tới quyền của người vợ và các con chưa thành niên bởi sau khi ly hôn người vợ và các con thường là những người gặp khó khăn hơn về kinh tế cũng như về mặt tình cảm. Vì vậy vấn đề bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người phụ nữ và các con được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, trên cơ sở kế thừa và phát huy Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định tại điểm d – Điều 43 như sau:“ Khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp”. Hơn nữa theo Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP ngày 20/1/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 cũng có quy định : “ Khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và co cái chưa thành niên đồng thời phải bảo vệ lợi ích của sản xuất và lợi ích về nghề nghiệp của mỗi bên ”. Quy định này nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người vợ và con nhỏ được đầy đủ vầ vật chất cũng như tạo điều kiện về kinh tế để bà mẹ nuôi con một cách tốt nhất và cũng nhằm giúp đứa trẻ được sống đầy đủ và phát triển toàn diện về thể chất. Về nghĩa vụ trông nom con cái, về nguyên tắc con phải do người mẹ phụ trách: “Khi ly hôn, việc giao con chưa thành niên cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ.”( Điều 45 Luật HN&GĐ 1986). Đây cũng là một quy định nhẵm đảm bảo quyền lợi cho người mẹ để họ thực hiên thiên chức của mình đối với đứa trẻ. Hơn nữa, sau khi ly hôn nếu như người phụ nữ có quyền yêu cầu được cấp dưỡng từ phía người chồng nếu hoàn cảnh không thể đáp ứng đầy đủ cuộc sống . Điều 43 Luật HN&GĐ 1986 quy định:“Khi ly hôn, nếu bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng của mình” Như vậy, ngay từ khi Sắc lệnh 159/SL ra đời sau đó là Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986, việc đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em đã được pháp luật chú trọng. Và hơn hết, pháp luật luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người phụ nữ sau khi ly hôn để họ thực hiện thiên chức của người mẹ đối với đứa trẻ một cách tốt nhất. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em còn được kế thừa và phát triển ở chế định ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em thể hiện qua chế định ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại khoản 6 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000: “ Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”. Luật HN&GĐ năm 2000 vừa có sự kế thừa vừa có sự phát triển các quy định của pháp luật trước đó về bảo vệ quyền của bà mẹ và trẻ em. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “ Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”. ( Khoản 2 Điều 85). Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, nhà làm luật chỉ hạn chế quyền xin ly hôn của người chồng mà không áp dụng điều kiện hạn chế đối với người vợ. Do vậy, người vợ trong quá trình mang thai và nuôi con hoặc đang nuôi con nhỏ dưới mười hai tháng tuổi, dù người vợ có thai với ai hoặc đứa con sinh ra là con của người nào thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình đến mức sâu sắc, mục đích hôn nhân không đặt được; nếu duy trì sẽ bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người vợ hoặc thai nhi hay trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết vụ việc. Đây là một trong những quy định thể hiện sâu sắc tính nhân bản và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung của pháp luật nước ta nói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng. Quyền lợi của bà mẹ và trẻ em được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ chặt chẽ. Điều 41 Luật HN&GĐ năm 1986 cũng quy định: “ Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ.”. Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986 thì Luật HN&GĐ năm 2000 không chỉ kế thừa mà còn quy định một cách rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, rộng hơn quyền lợi của bà mẹ và trẻ em chế định ly hôn. Việc bảo vệ quyền của bà mẹ và trẻ em còn được thể hiện trong quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được giải quyết theo nguyên tắc: “ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;” ( Điểm b, Khoản 2 Điều 95). Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã kế thừa nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em trong chế định ly hôn từ Luật HN&GĐ năm 1986. Điều 42 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nguyên tắc chia tài sản khi khi ly hôn: “ Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên, bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.” Như vậy, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em đã trở thành nguyên tắc khi giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng ly hôn. Để bảo vệ quyền lợi của bà mẹ, Luật HN&GĐ hiện hành còn quy định quyền “ ưu tiên đối với việc nuôi con cho phía người mẹ ” trong trường hợp ly hôn: “ Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.”. Như vậy, pháp luật đã mặc nhiên thừa nhận người mẹ là người có thể trực tiếp chăm, sóc, nuôi dưỡng con trong giai đoạn con dưới ba tuổi. Độ tuổi của người con để người mẹ nhận nuôi con đã được quy định cao hơn so với trước đây: “ Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi dưỡng” ( Điều 45 Luật HN&GĐ năm 1986). Quy định này đã góp phần mở rộng quyền của người mẹ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người con. Qua tìm hiểu ta thấy, pháp luật hôn nhân gia đình trước năm 1945 và pháp luật của chính quyền miền Nam đều không quy định vấn đề này. Việc ưu tiên người mẹ nuôi con khi ly hôn chỉ được quy định trong Luật HN&GĐ năm 1959: người mẹ sẽ nuôi con nếu con còn bú. Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 cũng có quy định tương tự. Tuy nhiên, ta thấy quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 là phù hợp hơn cả. Bởi vì thiên chức làm mẹ gắn liền với quyền được nuôi con. Hơn nữa, người phụ nữ với thiên chức làm mẹ của mình sẽ mang đến cho đứa trẻ sự chăm sóc tốt nhất. Do vậy, việc giao con dưới 3 tuổi cho mẹ nuôi dưỡng không chỉ là bảo vệ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ mà còn đảm bảo lợi ích chính đáng của đứa con. So với các quy định của pháp luật trước kia thì đây là một trong những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 về bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em trong chế định ly hôn. Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, pháp luật quy định trong trường hợp cha mẹ ly hôn: “ nếu trẻ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” để xem xét giao con cho ai nuôi. Với quy định này Luật hôn nhân gia đình đã trao cho con quyền tự chủ, quyền được bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình. Các văn bản luật trước đây cũng quy định về vấn đề hỏi ý kiến của người con khi cha mẹ ly hôn như: “ Khi nào đứa con ấy đã tới 15 tuổi, nếu không có cớ gì ngăn trở tùy ý chúng nó muốn ở với người cha hay ở với người mẹ sẽ giao cho người ấy trông coi.” ( Bộ dân luật Trung Kỳ). Tuy nhiên, độ tuổi hỏi ý kiến trẻ theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 phù hợp hơn. Bởi vì, trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên đã có năng lực hành vi dân sự một phần, có thể tự quyết định những vấn đề liên quan đến nhu cầu của bản thân. Thực tiễn cho thấy, khi cha mẹ ly hôn, con cái mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình. Việc hỏi ý kiến để các con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình là hoàn toàn chính đáng. Ý kiến của con tuy không có ý nghĩa quyết định cuối cùng nhưng cũng là một trong những cơ sở cần thiết để Tòa án xem xét lựa chọn người nuôi con, bảo đảm cho trẻ sự phát triển tốt nhất. Điểm d mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 cũng hướng dẫn cụ thể: “ Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.”. Việc hỏi ý kiến của con giúp con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với ý kiến của trẻ em. Quy định nà y rất phù hợp với pháp luật quốc gia và Điều 12 Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “ 1. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do bày tỏ những quan điểm đó về tất cả mọi
Luận văn liên quan