Trong xu thế hiện nay, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống như văn hoá, kinh tế, giáo dục; VN đã có những bước thay đổi đáng kể và đạt được những thành tựu nhất định trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, Theo đó, đời sống nhân đân được cải thiện, nâng cao lên rất nhiều, ý thức về việc nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ pháp luật trong quần chúng nhân dân cũng như trong bộ phận các cán bộ, viên chức Nhà nước ngày càng cao đã đáp ứng được yêu cầu của việc Nhà nước “Quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” ( ), một nguyên tắc luôn được quán triệt trong toàn bộ hoạt động của đời sống nhân dân cũng như của Bộ máy Nhà nước ta từ những năm đầu của chính quyền Cách mạng cho tới nay. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, những mặt trái của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay theo đó cũng ngày một gia tăng và bộc lộ phức tạp hơn: Tình hình tội phạm gia tăng nhanh với diễn biến ngày một phức tạp đòi hỏi công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm của các cơ quan nhà nước, cụ thể là các cơ quan tiến hành TTHS mà đặc biệt là các CQĐT, cũng như quần chúng nhân dân ở nước ta hiện nay phải quyết liệt, dứt điểm hơn nữa. Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong những năm vừa qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: số lượng án tồn đọng còn nhiều, tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm, việc giải quyết vụ án đi vào bế tắc vẫn còn xảy ra trên thực tế. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là những sai phạm nghiêm trọng do không tuân thủ một cách triệt để các quy định của pháp luật TTHS, đặc biệt là yêu cầu của các nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc thận trọng, khách quan trong công tác xét hỏi bị can của các ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS. Để lý giải cho những sai phạm trên của ĐTV có rất nhiều lý do nhưng trước tiên phải kể đến đó là do những động cơ, vụ lợi cá nhân của ĐTV hay do sự thiếu hoàn thiện, thống nhất trong các quy định của pháp luật về vấn đề HCBC; sự non kém trong nghiệp vụ điều tra; trình độ văn hoá, vốn kiến thức, sự hiểu biết về pháp luật TTHS của ĐTV còn hạn chế;
Trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế trên, em đã chọn đề tài “Nguyên tắc hỏi cung bị can” để nghiên cứu và tìm hiểu sâu về khái niệm, nội dung của các nguyên tắc HCBC; từ đó làm nổi bật vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như những phương hướng đề xuất để đảm bảo hơn nữa việc tuân thủ một cách triệt để các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC; qua đó góp phần đảm bảo cho công tác điều tra, khám phá, giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; giúp cho công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong thời gian tới đạt được những kết quả tốt hơn nữa.
70 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6261 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên tắc hỏi cung bị can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống như văn hoá, kinh tế, giáo dục; VN đã có những bước thay đổi đáng kể và đạt được những thành tựu nhất định trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ,…Theo đó, đời sống nhân đân được cải thiện, nâng cao lên rất nhiều, ý thức về việc nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ pháp luật trong quần chúng nhân dân cũng như trong bộ phận các cán bộ, viên chức Nhà nước ngày càng cao đã đáp ứng được yêu cầu của việc Nhà nước “Quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” ((1) Xem: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý. Bộ Tư Pháp. Hà Nội. 1992. Tr 7
), một nguyên tắc luôn được quán triệt trong toàn bộ hoạt động của đời sống nhân dân cũng như của Bộ máy Nhà nước ta từ những năm đầu của chính quyền Cách mạng cho tới nay. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, những mặt trái của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay theo đó cũng ngày một gia tăng và bộc lộ phức tạp hơn: Tình hình tội phạm gia tăng nhanh với diễn biến ngày một phức tạp đòi hỏi công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm của các cơ quan nhà nước, cụ thể là các cơ quan tiến hành TTHS mà đặc biệt là các CQĐT, cũng như quần chúng nhân dân ở nước ta hiện nay phải quyết liệt, dứt điểm hơn nữa. Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong những năm vừa qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: số lượng án tồn đọng còn nhiều, tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm, việc giải quyết vụ án đi vào bế tắc vẫn còn xảy ra trên thực tế. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là những sai phạm nghiêm trọng do không tuân thủ một cách triệt để các quy định của pháp luật TTHS, đặc biệt là yêu cầu của các nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc thận trọng, khách quan trong công tác xét hỏi bị can của các ĐTV trong giai đoạn điều tra VAHS. Để lý giải cho những sai phạm trên của ĐTV có rất nhiều lý do nhưng trước tiên phải kể đến đó là do những động cơ, vụ lợi cá nhân của ĐTV hay do sự thiếu hoàn thiện, thống nhất trong các quy định của pháp luật về vấn đề HCBC; sự non kém trong nghiệp vụ điều tra; trình độ văn hoá, vốn kiến thức, sự hiểu biết về pháp luật TTHS của ĐTV còn hạn chế;…
Trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế trên, em đã chọn đề tài “Nguyên tắc hỏi cung bị can” để nghiên cứu và tìm hiểu sâu về khái niệm, nội dung của các nguyên tắc HCBC; từ đó làm nổi bật vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như những phương hướng đề xuất để đảm bảo hơn nữa việc tuân thủ một cách triệt để các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC; qua đó góp phần đảm bảo cho công tác điều tra, khám phá, giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; giúp cho công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta trong thời gian tới đạt được những kết quả tốt hơn nữa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC, khoá luận sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC. Do vậy, để đạt được mục đích trên, khoá luận phải giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:
_ Làm rõ khái niệm, nội dung của các nguyên tắc HCBC; từ đó nêu lên ý nghĩa của việc tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc này trong hoạt động HCBC đối với quá trình điều tra, xét xử VAHS;
_ Phân tích thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động HCBC nói riêng, hoạt động điều tra, giải quyết VAHS nói chung;
_ Phân tích nguyên nhân của những biểu hiện của việc không tuân thủ các nguyên tắc HCBC, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các nguyên tắc HCBC.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của khoá luận là Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Macxit, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm,... Trong khoá luận có sử dụng một số phương pháp sau để làm rõ nội dung của đề tài: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,…
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khoá luận
_ Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận chung và thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC;
_ Phạm vi nghiên cứu: HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành trong giai đoạn điều tra VAHS. Theo quy định của BLTTHS hiện hành, ngoài ĐTV - chủ thế chính tiến hành hoạt động HCBC thì KSV cũng có thể hỏi bị can trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khoá luận chủ yếu tập trung vào làm rõ những vấn đề lý luận chung cũng như thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC trong hoạt động HCBC của các ĐTV ở giai đoạn điều tra VAHS theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Ý nghĩa của khoá luận
Khoá luận là đề tài nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các nguyên tắc HCBC. Trên cơ sở nghiên cứu này, khoá luận đã đóng góp được phần nào trong việc nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các nguyên tắc HCBC trong thực tiễn điều tra, xét xử VAHS hiện nay thông qua việc đưa ra được những khái niệm về các nguyên tắc HCBC cũng như việc phân tích sâu sắc về nội dung, ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc trên trong hoạt động HCBC của ĐTV, từ đó nhằm tác động tới sự nhận thức của ĐTV về việc phải tuân thủ các nguyên tắc HCBC là một đòi hỏi tất yếu trong hoạt động HCBC để đảm bảo cho quá trình điều tra, giải quyết VAHS được khách quan, đúng người, đúng tội; qua đó nâng cao được hiệu quả của việc vận dụng các nguyên tắc trên trong thực tiễn điều tra, xét hỏi bị can của các ĐTV. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu các nguyên tắc HCBC trong mối quan hệ biện chứng với những yếu tố tác động đến việc thực hiện các nguyên tắc này, trình bầy và phân tích được một vài biểu hiện cũng như nguyên nhân của việc không tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động HCBC, từ đó đề xuất được những kiến nghị sát thực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng các nguyên tắc trong thực tiễn của hoạt động HCBC nói riêng, hoạt động điều tra, giải quyết VAHS nói chung.
6. Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc hỏi cung bị can
Chương này trình bầy về khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can, nội dung các nguyên tắc hỏi cung bị can (nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc thận trọng, khách quan) và ý nghĩa của việc tuân thủ các nguyên tắc hỏi cung bị can đối với thực tiễn điều tra hình sự.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các nguyên tắc hỏi cung bị can
Các vấn đề được trình bầy trong chương 2 bao gồm: Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong hoạt động HCBC và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc trong hoạt động hỏi cung bị can.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỎI CUNG BỊ CAN
1.1. Khái niệm nguyên tắc hỏi cung bị can
“Nguyên tắc” là “những quy định, phép tắc, tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét, làm việc” (() Xem: Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hoá thông tin. Hà Nội. 1999. Tr 1
). Từ đó có thể thấy rằng, nguyên tắc là cái không thể thiếu trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người để bảo đảm cho những hoạt động đó đi đúng hướng và đạt hiệu quả. Do vậy, TTHS, với tư cách là hoạt động pháp luật của các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định là điều tất yếu. Theo đó, nguyên tắc trong TTHS (được quy định từ Điều 3 đến Điều 32 BLTTHS) được hiểu là “những phương châm, những định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động TTHS, được các văn bản pháp luật ghi nhận” (() Xem: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. Tr 45
). Bên cạnh đó, HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành trong giai đoạn điều tra VAHS - một giai đoạn của quá trình TTHS; nhằm thu thập, lấy lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó. Do vậy, hoạt động HCBC của ĐTV cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của các nguyên tắc này. Tuy nhiên, những nguyên tắc TTHS khi được vận dụng vào các quan hệ TTHS nói chung và quan hệ giữa người xét hỏi (ĐTV, KSV,…) và người bị xét hỏi (bị can) trong hoạt động HCBC nói riêng sẽ có những biểu hiện đặc thù khác nhau.
Vậy, từ những lập luận trên ta có thể rút ra khái niệm về nguyên tắc HCBC như sau: Nguyên tắc HCBC là những phương châm, định hướng, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan, khoa học, phù hợp với bản chất và những đặc trưng cơ bản của hoạt động HCBC; chi phối toàn bộ và không thể thiếu trong hoạt động HCBC của các ĐTV. Hay nói cách khác, nguyên tắc HCBC là những quan điểm chỉ đạo chung tạo thành cơ sở cho hoạt động của các ĐTV trong quá trình HCBC; đòi hỏi các ĐTV phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành hoạt động này nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính khách quan và toàn diện của hoạt động HCBC.
Những nguyên tắc HCBC là kim chỉ nam cho hoạt động HCBC của ĐTV trong giai đoạn điều tra của quá trình TTHS. Các nguyên tắc này không chỉ định hướng cho hoạt động HCBC của ĐTV mà còn định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật TTHS nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra VAHS. Các nguyên tắc này được quy định trong BLTTHS, đồng thời nội dung của một số nguyên tắc còn được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan như Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004,…
1.2. Nội dung các nguyên tắc hỏi cung bị can
Như đã trình bầy ở trên, các hoạt động TTHS đều phải tuân theo những nguyên tắc luật định được ghi nhận trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản pháp luật có liên quan. Do đó, giai đoạn điều tra VAHS - một trong những giai đoạn của quá trình TTHS cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của các nguyên tắc này. Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò và vị trí quan trọng của hoạt động điều tra trong tất cả các VAHS: “Hoạt động điều tra là cần thiết đối với tất cả các VAHS. Thiếu hoạt động điều tra, VKS không có cơ sở để truy tố, toà án không có cơ sở để xét xử vụ án” (() Xem: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam. Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân. Tr 265
); trong đó biện pháp điều tra HCBC “là công tác chính yếu trong giai đoạn điều tra tội phạm, là một khâu rất quan trọng có liên quan trực tiếp đến quyền tự do thân thể, danh dự và nhân phẩm của công dân” (() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 1987. Tr 57
); nên các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động điều tra VAHS nói chung và biện pháp HCBC nói riêng còn phải tuân theo một số nguyên tắc đặc thù nhất định được quy định riêng trong chương IX: “Những quy định chung về Điều tra” BLTTHS. Theo đó, các ĐTV khi tiến hành hoạt động HCBC bên cạnh việc phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp chế XHCN – một nguyên tắc hoạt động chung của bộ máy Nhà nước Việt Nam, của các cơ quan tiến hành TTHS nói chung và các CQĐT nói riêng; còn phải tuân thủ một nguyên tắc đặc thù nữa trong hoạt động này đó là nguyên tắc thận trọng, khách quan.
1.2.1. Nguyên tắc pháp chế
a. Khái niệm nguyên tắc
Pháp chế XHCN là một nguyên tắc Hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” – Điều 12 Hiến pháp 1992. Xét trên bình diện rộng, đây là “một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác” (() Xem: Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật. Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB Tư Pháp. Tr 524
). Nguyên tắc trên có ảnh hưởng quan trọng, sâu rộng tới đời sống chính trị xã hội; tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, của những người có chức vụ, quyền hạn và tất cả mọi tầng lớp nhân dân nói chung trong xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể trên phải tuân thủ, chấp hành một cách thường xuyên và nhất quán các quy định của Hiến pháp, của các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp với Hiến pháp trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, xét trên bình diện hẹp hơn, trên bình diện của pháp luật TTHS thì nguyên tắc pháp chế XHCN là tư tưởng chỉ đạo được quán triệt trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật TTHS; nguyên tắc này được hiểu là mọi hoạt động TTHS phải được luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể và các quy định của luật phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Bên cạnh đó, biện pháp HCBC là một biện pháp điều tra được tiến hành trong giai đoạn điều tra VAHS - một giai đoạn nằm trong quá trình TTHS giải quyết vụ án; do vậy, các ĐTV khi tiến hành hoạt động HCBC phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp chế XHCN là đòi hỏi tất yếu. Theo đó, nguyên tắc pháp chế XHCN trong HCBC được hiểu là việc tuân thủ triệt để, nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định của BLTTHS như quy định về trình tự, thủ tục triệu tập bị can, về việc lập biên bản HCBC,…của ĐTV. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật, các cơ quan có trách nhiệm phải áp dụng biện pháp để khắc phục vi phạm đó.
b. Nội dung của nguyên tắc
Theo phân tích ở trên, nguyên tắc pháp chế XHCN là một nguyên tắc Hiến định đã được quán triệt trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động TTHS nói riêng của các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền. Do vậy, biện pháp HCBC – một biện pháp trong giai đoạn tố tụng điều tra, giải quyết VHAS cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc này: “Mọi hoạt động TTHS của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này” – Điều 3 BLTTHS về Bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHS.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do những đặc trưng cơ bản (bao gồm tính phổ biến, tính hiệu quả và tính phức tạp cao) của biện pháp điều tra HCBC nên việc vận dụng nguyên tắc pháp chế XHCN vào hoạt động này có những biểu hiện đặc thù rất riêng. Theo đó, nguyên tắc trên chỉ được đánh giá là đã thực sự được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trong quá trình HCBC khi ĐTV quán triệt tốt một số vấn đề cơ bản sau:
* Thứ nhất, trong mọi trường hợp HCBC, ĐTV phải tiến hành theo đúng những trình tự và thủ tục về việc triệu tập bị can, trình tự tiến hành HCBC và về việc lập biên bản HCBC được quy định trong các Điều 129, 130, 131, 132 BLTTHS hiện hành.
* Thứ hai, khi tiến hành HCBC, ĐTV phải đảm bảo và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can được quy định tại Điều 49 BLTTHS hiện hành như bị can có quyền biết mình bị khởi tố vì tội gì, có quyền đưa ra chứng cứ, đưa yêu cầu, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật, có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được nhận quyết định khởi tố, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn,…Ngoài ra, khi tiến hành hỏi cung đối tượng là trẻ vị thành niên còn phải có mặt người đại diện hợp pháp của bị can.
* Thứ ba, những vấn đề đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải bảo đảm đúng pháp luật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: Nhà nước XHCN VN về bản chất là một nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân (Điều 2 Hiến pháp 1992). Bên cạnh đó, những phương hướng và giải pháp để xây dựng và ngày một hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN VN cũng đã được chú trọng trong Báo cáo chính trị gần đây nhất của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản VN khoá IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Vậy, xuất phát từ bản chất một Nhà nước pháp quyền XHCN, là một Nhà nước mà trong đó mọi hành vi, hoạt động của công dân cũng như các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền đều tự giác nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thì những vấn đề mà ĐTV đưa ra để giải thích, giáo dục bị can trong quá trình hỏi cung để họ thành khẩn khai báo, từ đó mở ra cho họ một con đường làm lại cuộc đời, trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội tất yếu phải là những lý lẽ, lập luận bảo đám đúng pháp luật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, việc xét hỏi bị can còn là một cuộc đấu tranh công khai, trực diện bằng chính trị, bằng chứng cứ, lý lẽ và sự mưu trí. Do đó, “vũ khí đấu tranh chỉ có thể là lý luận chính trị, là chân lý và là lẽ phải, là tinh thần nhân đạo cách mạng của các chủ trương chính sách và tính nghiêm minh của pháp luật nhà nước XHCN, tuyệt nhiên không thể là đòn roi tra tấn hoặc truy bức, nhục hình” (() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 1987. Tr 58
). Chính điều này đòi hỏi ĐTV phải giao tiếp với bị can thông qua giáo dục, thuyết phục bằng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như bằng chính những quy định nghiêm minh của pháp luật; phải lấy đường lối chính sách pháp luật làm nội dung đấu tranh và kim chỉ nam cho mọi cử chỉ lời nói và hành động của mình để tiến hành đấu tranh, khai thác cũng như giáo dục bị can trong quá trình HCBC (Vấn đề này đã được nêu thành nguyên tắc trong công tác xét hỏi bị can – Xem bản chế độ công tác xét hỏi bị can, Bộ trường Bộ Nội vụ ký ban hành ngày 2-6-1971).
* Thứ tư, xác định rõ ranh giới giữa mình – một cán bộ điều tra xét hỏi được Nhà nước uỷ quyền có nhiệm vụ và quyền hạn điều tra với bị can – người bị xét hỏi có dấu hiệu phạm tội đã bị khởi tố; để luôn giữ vững được lập trường tư tưởng để đấu tranh, khai thác bị can trong suốt quá trình hỏi cung. Việc xác định rõ ràng ranh giới và kiên định lập trường tư tưởng của ĐTV sẽ giúp ĐTV không rơi vào trạng thái rụt rè, e ngại cũng như không khoan nhượng hữu khuynh dẫn đến để lọt người, lọt tội trong cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa ĐTV và bị can, bất kể chúng là loại tội phạm gì, ngoan cố tới đâu. Trong trường hợp giữa ĐTV và bị can có mối quan hệ quá phức tạp khó xoá bỏ và dễ ảnh hưởng không tốt tới kết quả của cuộc điều tra thì nên thay đổi cán bộ xét hỏi khác.
ĐTV cần nắm vững diễn biến tâm tư, tình cảm của bị can, phát hiện kịp thời những vướng mắc trong tư tưởng của bị can để có biện pháp giải quyết phù hợp; đồng thời phải tìm cách xoá bỏ dần không khí đối lập giữa mình và bị can, để từ đó tạo điều kiện cho bị can dễ dàng khai báo. Những vướng mắc trong tư tưởng dẫn tới thái độ ngoan cố, từ chối khai báo của bị can (tâm lý sợ khai báo sẽ phải chịu mức hình phạt nặng, sợ bị đồng bọn trả thù,…) cũng như bầu không khí đối lập giữa ĐTV và bị can - hai lập trường quan điểm cũng như hai vị trí xã hội khác nhau hoàn toàn có thể sẽ được khắc phục dần và trở thành có lợi hay không có lợi cho cuộc điều tra là nhờ vào cách ứng xử khéo léo của bên có quyền lực Nhà nước – ĐTV, bằng việc ĐTV có thể tạo ra cho người bị hỏi cung – bị can một cái nhìn có thiện cảm hơn ngay từ lần tiếp xúc ban đầu. Điều này đỏi hỏi ĐTV “phải có thái độ, tác phong và trang phục đứng đắn nghiêm chỉnh, nói năng mạch lạc rõ ràng, phân tích, phê phán khách quan cầu thị, có lý có tình, không ngụy biện chụp mũ; nội dung lời nói đúng đường lối, chính sách, đúng pháp luật, vừa sắc bén, vừa lịch thiệp, vạch trần được tội phạm và khuất phục được kẻ phạm tội” (() Xem: Mấy kinh nghiệm về phương pháp và chiến thuật xét hỏi bị can. Phan Hữu Kỳ. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 1987. Tr 60
). ĐTV có thể tỏ ra là người vu