1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Du là một hiện tượng văn học lớn, độc đáo nên dù đó được nghiên cứu từ rất lâu nhưng những vấn đề về ông vẫn là lời mời gọi hấp dẫn để tiếp tục khám phá, tìm hiểu. Đặc biệt, về mảng thơ chữ Hán, cụ thể hơn nữa là về tập "Bắc hành tạp lục" với vấn đề nhân danh và địa danh dưới góc nhìn văn hóa - lịch sử còn là một đề tài mới mẻ, chưa nhà nghiên cứu nào chủ động đi vào khai thác một cách hệ thống, sâu sắc.
Với tham vọng cắt nghĩa được nhiều vấn đề về thơ Nguyễn Du mà đến nay vẫn chưa tìm được sự đồng thuận, chúng tôi mong muốn mở ra một cách tiếp cận gần nhất có thể có với những ẩn ức của Nguyễn Du thông qua góc nhìn khá mới (văn hóa - lịch sử) trước những đối tượng tưởng chừng đã muôn năm cũ (nhân danh và địa danh). Ý tưởng này xuất phát từ sự xuất hiện dày đặc của các danh từ chỉ nhân danh và địa danh trong suốt tập thơ mà chúng đó trở thành một thứ “mật mã” độc đáo và kín đáo; nó càng thôi thúc người đọc đi tìm chìa khóa để giải mã ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo ấy. Có thể nhận thấy nhân danh và địa danh là một trong số ít những bằng chứng khả kiểm nhất về nỗi lòng u uất, tâm trạng đầy ẩn ức của Nguyễn Du; và chúng cũng mở ra một cách tiếp cận mới về tập thơ còn nhiều điều cần khai phá "Bắc hành tạp lục".
2. Mục đích của đề tài
Đi vào đề tài khá “hóc búa” này, chúng tôi đó lường trước nhiều khó khăn, mà có lẽ khó khăn lớn nhất là sự bất đồng trong “tầm đón đợi” và góc nhìn của từng người khi tiếp cận "Bắc hành tạp lục" cũng như khi tiếp nhận quan điểm của chúng tôi. Nhưng chúng tôi vẫn mong muốn khai mở hướng tìm hiểu "Bắc hành tạp lục" theo chiều sâu nội tại văn bản thông qua những tên đất, tên người – nhân vật chính của tập thơ – để thấy được dưới đáy sâu tâm trạng phức tạp của Nguyễn Du lắng đọng những ẩn ức khó giải nhưng không thể không giải. Sự thành công của đề tài này sẽ mở ra một cách tiếp cận khá độc đáo, mới mẻ với một vài hiện tượng văn học khác trong cả văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu văn chương rất dễ rơi vào tình trạng người đọc phóng chiếu trí óc của mình lên tác phẩm, nối nghĩa của nó với những trải nghiệm của cá nhân nên làm biến dạng ý tưởng nghệ thuật của tác giả khiến cho điểm tiếp cận với tác phẩm ngày càng xa và khó khăn hơn. Nên chúng tôi chọn lấy nhân danh và địa danh dưới góc nhìn văn hóa - lịch sử - đơn vị khả kiểm nhất có thể có – để giải mã "Bắc hành tạp lục" cũng như của tâm tư sâu kín mà Nguyễn Du bưng biền, nuốt nghẹn bấy lâu.
3. Giới hạn và phạm vi của đề tài
Ở đề tài này chúng tôi chỉ đi vào thống kê, khảo sát về các nhân danh và địa danh được nhắc đến trong "Bắc hành tạp lục" làm cơ sở dữ liệu để từ đó đưa ra những kiến giải về tâm sự, tâm trạng, quan niệm còn nhiều bí ẩn của Nguyễn Du dưới góc nhìn văn hóa - lịch sử .
Nguồn tư liệu văn bản tác phẩm chúng tôi lấy từ cuốn “Nguyễn Du – Niên phổ và tác phẩm” (Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính biên soạn –NXB Văn hóa thông tin – 2001) – cuốn sách được coi là bao gồm khá đầy đủ các tư liệu về cuộc đời, văn chương của Nguyễn Du, đặc biệt là tập "Bắc hành tạp lục" ở dạng đầy đủ nhất của nó (gồm 132 bài thơ).
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sử dụng thêm một vài nguồn tư liệu khác để so sánh, đối chiếu.
4. Phương pháp và các thao tác nghiên cứu đề tài
a. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để giải quyết các yêu cầu nhằm đảm bảo mục đích của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp thực chứng và tâm lý: áp dụng trên cơ sở thực tế những cảm xúc, quan niệm của Nguyễn Du về các nhân danh và địa danh. Về mặt thực chứng, cú thể thấy qua những lời phát biểu của Nguyễn Du, cách viết của Nguyễn Du. Về mặt tâm lý, chúng tôi dựa trên quy luật ảnh hưởng của các nhân danh và địa danh tới tâm tư, tình cảm của Nguyễn Du. Phương pháp này, ở mức độ nhất định, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn và cắt nghĩa được sự tiếp biến về văn hóa - lịch sử trong “hiện tượng” thơ Nguyễn Du.
Kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, từ những dữ liệu thống kê thu được, chúng tôi đi vào nhận xét, đánh giá và bóc tách từng lần vỏ dữ liệu để thu được cái lõi tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, của tâm hồn Nguyễn Du.
b. Các thao tác nghiên cứu đề tài
Trước hết chúng tôi đi tìm hiểu hành trình thực của sứ đoàn và một số tri thức nền về nhân danh và địa danh. Từ văn bản tác phẩm, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại và đưa ra những nhận xét sơ bộ về những cái tên xuất hiện trên hành trình nhật ký tâm trạng của Nguyễn Du. Sau đó, dựa trên những dữ liệu thống kê thu được và những nhận xét ban đầu đó, chúng tôi đi tìm một vài chất xúc tác (một vài tài liệu tham khảo để so sánh, đối chiếu ) để tìm ra “phản ứng” có những tính chất đặc trưng, có ý nghĩa mà những nhân danh, địa danh ấy khi tiếp xúc với tâm hồn Nguyễn Du tạo ra. Từ đó chúng tôi có thể lần giở, bóc tách từng lớp lang những tầng vỉa văn hóa - lịch sử lắng đọng trong tâm tư Nguyễn Du.
102 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhân danh và địa danh trong Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du: Ý nghĩa văn hóa và lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Du là một hiện tượng văn học lớn, độc đáo nên dù đó được nghiên cứu từ rất lâu nhưng những vấn đề về ông vẫn là lời mời gọi hấp dẫn để tiếp tục khám phá, tìm hiểu. Đặc biệt, về mảng thơ chữ Hán, cụ thể hơn nữa là về tập "Bắc hành tạp lục" với vấn đề nhân danh và địa danh dưới góc nhìn văn hóa - lịch sử còn là một đề tài mới mẻ, chưa nhà nghiên cứu nào chủ động đi vào khai thác một cách hệ thống, sâu sắc.
Với tham vọng cắt nghĩa được nhiều vấn đề về thơ Nguyễn Du mà đến nay vẫn chưa tìm được sự đồng thuận, chúng tôi mong muốn mở ra một cách tiếp cận gần nhất có thể có với những ẩn ức của Nguyễn Du thông qua góc nhìn khá mới (văn hóa - lịch sử) trước những đối tượng tưởng chừng đã muôn năm cũ (nhân danh và địa danh). Ý tưởng này xuất phát từ sự xuất hiện dày đặc của các danh từ chỉ nhân danh và địa danh trong suốt tập thơ mà chúng đó trở thành một thứ “mật mã” độc đáo và kín đáo; nó càng thôi thúc người đọc đi tìm chìa khóa để giải mã ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo ấy. Có thể nhận thấy nhân danh và địa danh là một trong số ít những bằng chứng khả kiểm nhất về nỗi lòng u uất, tâm trạng đầy ẩn ức của Nguyễn Du; và chúng cũng mở ra một cách tiếp cận mới về tập thơ còn nhiều điều cần khai phá "Bắc hành tạp lục".
2. Mục đích của đề tài
Đi vào đề tài khá “hóc búa” này, chúng tôi đó lường trước nhiều khó khăn, mà có lẽ khó khăn lớn nhất là sự bất đồng trong “tầm đón đợi” và góc nhìn của từng người khi tiếp cận "Bắc hành tạp lục" cũng như khi tiếp nhận quan điểm của chúng tôi. Nhưng chúng tôi vẫn mong muốn khai mở hướng tìm hiểu "Bắc hành tạp lục" theo chiều sâu nội tại văn bản thông qua những tên đất, tên người – nhân vật chính của tập thơ – để thấy được dưới đáy sâu tâm trạng phức tạp của Nguyễn Du lắng đọng những ẩn ức khó giải nhưng không thể không giải. Sự thành công của đề tài này sẽ mở ra một cách tiếp cận khá độc đáo, mới mẻ với một vài hiện tượng văn học khác trong cả văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu văn chương rất dễ rơi vào tình trạng người đọc phóng chiếu trí óc của mình lên tác phẩm, nối nghĩa của nó với những trải nghiệm của cá nhân nên làm biến dạng ý tưởng nghệ thuật của tác giả khiến cho điểm tiếp cận với tác phẩm ngày càng xa và khó khăn hơn. Nên chúng tôi chọn lấy nhân danh và địa danh dưới góc nhìn văn hóa - lịch sử - đơn vị khả kiểm nhất có thể có – để giải mã "Bắc hành tạp lục" cũng như của tâm tư sâu kín mà Nguyễn Du bưng biền, nuốt nghẹn bấy lâu.
3. Giới hạn và phạm vi của đề tài
Ở đề tài này chúng tôi chỉ đi vào thống kê, khảo sát về các nhân danh và địa danh được nhắc đến trong "Bắc hành tạp lục" làm cơ sở dữ liệu để từ đó đưa ra những kiến giải về tâm sự, tâm trạng, quan niệm còn nhiều bí ẩn của Nguyễn Du dưới góc nhìn văn hóa - lịch sử .
Nguồn tư liệu văn bản tác phẩm chúng tôi lấy từ cuốn “Nguyễn Du – Niên phổ và tác phẩm” (Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính biên soạn –NXB Văn hóa thông tin – 2001) – cuốn sách được coi là bao gồm khá đầy đủ các tư liệu về cuộc đời, văn chương của Nguyễn Du, đặc biệt là tập "Bắc hành tạp lục" ở dạng đầy đủ nhất của nó (gồm 132 bài thơ).
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sử dụng thêm một vài nguồn tư liệu khác để so sánh, đối chiếu.
4. Phương pháp và các thao tác nghiên cứu đề tài
a. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để giải quyết các yêu cầu nhằm đảm bảo mục đích của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp thực chứng và tâm lý: áp dụng trên cơ sở thực tế những cảm xúc, quan niệm của Nguyễn Du về các nhân danh và địa danh. Về mặt thực chứng, cú thể thấy qua những lời phát biểu của Nguyễn Du, cách viết của Nguyễn Du. Về mặt tâm lý, chúng tôi dựa trên quy luật ảnh hưởng của các nhân danh và địa danh tới tâm tư, tình cảm của Nguyễn Du. Phương pháp này, ở mức độ nhất định, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn và cắt nghĩa được sự tiếp biến về văn hóa - lịch sử trong “hiện tượng” thơ Nguyễn Du.
Kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, từ những dữ liệu thống kê thu được, chúng tôi đi vào nhận xét, đánh giá và bóc tách từng lần vỏ dữ liệu để thu được cái lõi tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, của tâm hồn Nguyễn Du.
b. Các thao tác nghiên cứu đề tài
Trước hết chúng tôi đi tìm hiểu hành trình thực của sứ đoàn và một số tri thức nền về nhân danh và địa danh. Từ văn bản tác phẩm, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại và đưa ra những nhận xét sơ bộ về những cái tên xuất hiện trên hành trình nhật ký tâm trạng của Nguyễn Du. Sau đó, dựa trên những dữ liệu thống kê thu được và những nhận xét ban đầu đó, chúng tôi đi tìm một vài chất xúc tác (một vài tài liệu tham khảo để so sánh, đối chiếu ) để tìm ra “phản ứng” có những tính chất đặc trưng, có ý nghĩa mà những nhân danh, địa danh ấy khi tiếp xúc với tâm hồn Nguyễn Du tạo ra. Từ đó chúng tôi có thể lần giở, bóc tách từng lớp lang những tầng vỉa văn hóa - lịch sử lắng đọng trong tâm tư Nguyễn Du.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT CÁC DỮ KIỆN VỀ NHÂN DANH
VÀ ĐỊA DANH TRONG “BẮC HÀNH TẠP LỤC”
I/ Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong thơ Nguyễn Du và trong thơ sứ trình Việt Nam
I.1.Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du
I.1.1. Xuất xứ tập thơ”Bắc hành tạp lục”
Đứng bên cạnh đất nước Trung Hoa rộng lớn và hùng cường, dù tự giác hay buộc phải tự giác, các triều đại phong kiến nước Việt thường tự nhận một cách nhún nhường hay bị coi là dân tộc “man di”, là thân phận “tôi đòi”, bề dưới của “mẫu quốc” Trung Hoa (dẫu có không ít vần thơ hào sảng vút lên khẳng định sự tự tôn của một dân tộc nhỏ bé mà quật cường này). Hoàn cảnh và tâm lý thời đại ấy khiến cho triều đình nước Nam phải thường xuyên tuế cống “thiên triều” Trung Hoa, như một nghĩa vụ lẫn niềm vinh dự, để gây dựng và gìn giữ mối giao hảo, cũng như tìm đựơc sự “che chở” của thiên triều. Chính vì thế, trải từ thời Trần đến thời Nguyễn đó có không ít những sứ thần nhà Việt phải/được làm những chuyến “Bắc hành” để “báo cáo” tình hình trong nước và tạ ơn mẫu quốc. Và kết quả là: Về mặt lịch sử, chúng ta ai cũng đã rõ; Về mặt văn học và văn hoá, “có đến 60 người đi sứ làm thơ với hàng trăm thi tập, ngót vạn bài thơ”[ 22, 99 ].
Đầu năm 1813, khi đó 48 tuổi, Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện đại học sĩ rồi được cử đi sứ Trung Quốc. Tiếp nối trọng trách của các vị sứ thần tiền bối, Nguyễn Du cũng “tay cầm tiết ngọc, hai vai nặng trĩu sứ mệnh của nước nhà” dẫn đầu đoàn sứ bộ “Bắc hành” từ đầu tháng Hai đến giữa tháng Chạp năm Quý Dậu (1813). Sách “Thực lục”đời Thanh Nhân Tôn, quyển 276 chép: “Năm Quý Dậu tháng Mười, ngày mồng một niên hiệu Gia Khánh thứ mười tám, vua nước Việt Nam là Phúc Ánh sai sứ sang biểu cống phương vật. Đã ân thưởng và ban yến như thường lệ”[ 19, 45].
Trong chuyến đi dài này, Nguyễn Du không chỉ thực hiện tốt vai trò “con người ông quan” của mình, mà “con người nhà thơ”của ông cũng được phát tiết thành tập thơ chữ Hán đặc sắc “Bắc hành tạp lục”.
“Bắc hành tạp lục” gồm 132 bài thơ, được sáng tác trong vòng một năm. Chỉ trong một năm mà “bằng bao nhiêu năm cộng lại”, vì trong khoảng thời gian đó “Khách lộ trần ai bán độc thư”.
I.1.2.Nội dung khái quát của tập thơ
Theo bước chân của sứ đoàn, bức tranh tâm trạng và thế giới “tạp” của hiện thực vô cùng phong phú suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc được tái hiện rất rõ và đạt đến độ sâu thấm thía. Tập thơ không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc “ghi chép”những điều trông thấy, những cảm nghĩ dọc đường”, mà còn dẫn dụ, khơi gợi người đọc chú ý tới những vấn đề đằng sau con chữ, liên quan tới hiện thực và con người, lịch sử và văn hoá, cá nhân và nhân loại...
Trên đường đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du được “mục kích sở thị” nhiều thắng cảnh, nhiều nhân danh nổi danh trong lịch sử, trong văn học mà ông đó biết đến trong vốn kiến văn rộng rói của mình. Tình gặp cảnh, 132 bài thơ tức cảnh, đề vịnh, cảm hoài có dịp ra đời. Nhưng “Thơ Nguyễn Du bài nào cũng chứa đựng một lời tâm sự. Ngay những bài tức cảnh, vịnh sử khi di sứ Trung Quốc cũng không phải là những bài tức cảnh, vịnh sử thuần tuý, mà đều bao hàm tâm sự của nhà thơ, bộc lộ thái độ sống của nhà thơ hết sức rừ rệt”[11,]. Những lời tâm sự ấy “có chăng chỉ có nước Quế Giang sâu thẳm mới có thể hiểu”. Có thể dùng lời nhận xét của Nguyễn Huệ Chi về thơ chữ Hán Nguyễn Du để nói về nội dung bao trùm của tập “Bắc hành tạp lục”: “(...) Đằng sau hình ảnh Nguyễn Du với cõi lòng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn một, Nguyễn Du nghìn lần thực hơn cái con người chỉ biết vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện trước mặt Gia Long mà sử sách từng ghi lại, ta còn thấy một điều gì lớn hơn nữa, ấy là những suy nghĩ nung đúc những nhân cách lịch sử, cũng là sự chiêm nghiệm sâu kín và đầy trắc ẩn vầ những ba động thời cuộc diễn ra trước mắt ông. Có thể nói, khác với những tác phẩm khác, (...)-“Bắc hành tạp lục” (LĐ)- là một cách Nguyễn Du đặt vấn đề trực tiếp về số phận mình, gắn liền với vận mệnh chúng sinh trong nhiều thời đại, nhất là thời đại ông đang sống” [ 11 ]. Có một điều rõ ràng rằng đằng sau những bài thơ vịnh cảnh vịnh người ấy ẩn chứa nhu cầu tự bạch, tự giãi bày, mong được thấu hiểu của người viết nên chúng. Do đó, chúng ta tiếp cận “Bắc hành tạp lục” không chỉ từ hình thức và thể tài của nó, mà còn cần thấy đựơc cả nhu cầu bức thiết mà âm thầm, cháy bỏng của Nguyễn Du khi viết nên những bài thơ này: hiểu người và đựợc người hiểu.
I.1.3. Vị trí của “Bắc hành tạp lục” trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du
So với “Đoạn trường tân thanh” hay “Văn tế thập loại chúng sinh”, có lẽ thơ chữ Hán nói chung và tập “Bắc hành tạp lục” nói riêng “lép vế” hơn về “tiếng tăm” trên thi đàn. Gần đây, mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du mới tìm được sự quan tâm đúng mức của độc giả và giới nghiên cứu. Thậm chí mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn đựơc một vài nhà nghiên cứu đánh giá một cách ưu ái: ‘‘Truyện Kiều thực ra là tác phẩm “diễn âm”, “lỡ tay” mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán mới đích là sáng tác, nên xem nó là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du (...). Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”[ 11, 129 ].
Cùng cảm hứng với Mai Quốc Liên, Nguyễn Kim Hưng cũng đưa ra nhận xét đáng chú ý: “Nếu “Truyện Kiều” và “Văn chiêu hồn” là những công trình nghệ thuật cho thấy những hiểu biết bậc thầy của Nguyễn Du về nỗi khổ niềm vui của cả một thế giới diễn ra quanh mình thì thơ chữ Hán lại cho thấy một cách trực diện sự khám phá tài tình của Nguyễn Du về cái thế giới sâu thẳm ẩn náu trong bản thân ông. Cùng là những kiệt tác, “Truyện Kiều” và “Văn chiêu hồn” là tấm gương đa diện của muôn vàn tâm trạng khác nhau trong hiện thực cuộc đời mà nhà thơ sống; Trái lại, thơ chữ Hán là tấm gương đa diện của cái”tôi” trữ tình giàu bản sắc của chính Nguyễn Du” [ 20].
Đọc kỹ, đọc sâu thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng ta sẽ nhận ra điều mà Đào Duy Anh đã nhận định: “Chính thơ chữ Hán chứa đựng bóng hình, đời sống, nét mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình, suy nghĩ của Nguyễn Du”, đó “không phải là tiểu thuyết, là kịch nữa, mà thuần là tâm tình bản thân, Nguyễn Du đó để con nguời của mình trong thơ.” [20 ]. Tương tự, Thanh Lãng cũng nhận thấy : “Thơ văn chữ Hán Nguyễn Du mới tố cáo thực chất quái gở của cuộc đời ông. Ông hầu như là người duy nhất không nói cái người khác đó, hay sẽ nói và cũng không nói bằng ngôn ngữ giống người khác”.
Trước khi đưa ra cảm nhận chung về thơ chữ Hán Nguyễn Du, chúng ta thử tham khảo thêm nhận định của Nguyễn Huệ Chi : “Khác với “Truyện Kiều”, một cuốn tiểu thuyết trọn vẹn và “Văn chiêu hồn” một bài văn tế thay lời nhà Phật kêu gọi chúng sinh, thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình. “Truyện Kiều” và “Văn chiêu hồn” nếu có bao hàm tâm sự của Nguyễn Du cũng phải thông qua số phận khách quan của các nhân vật chính - những hình tượng nghệ thuật kết tinh từ cuộc sống. Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trái lại, khắc hoạ cái hình ảnh trữ tình của chính Nguyễn Du, một hình ảnh rất “động” trước mọi biến cố của cuộc đời”[ 11 ,57 ].
Trong các nhận xét, đánh giá trên, có một hiển ngôn rành rành rằng “Truyện Kiều” và “Văn chiêu hồn” luôn là một đối trọng, một vế để đem so sánh, đối chiếu với ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du với tổng số hơn hai trăm bài thơ. Và cuối cùng, cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm của Nguyễn Du đều được khẳng định về mặt giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật, tâm hồn ông cũng được nhìn nhận và hiểu một cách thấu đáo từ nhiều góc độ của tác phẩm.
Vấn đề đặt ra là: Tại sao Nguyễn Du thành công đến vậy trong loại hình thơ chữ Nôm nhưng ông không sáng tác nhiều, mà lại tỏ ra thích thú thơ chữ Hán hơn? Phải chăng, trong thời đại Nguyễn Du, thơ chữ Nôm bị coi là loại “bình dân”, không “xứng tầm”với vị tòng nhị phẩm tham tri bộ lễ? Hay chỉ đơn giản là do Nguyễn Du muốn “thử bút” ra ngoại vi sở trường của mình ? Hay là, như sự lý giải của Mai Quốc Liên, “vào thời Nguyễn Du, Hán học cực thịnh, Nguyễn Du làm thơ, trút tâm huyết,tài năng vào đó là lẽ thường’’[11, 120 ] Hay do dặc thù của chữ Nôm không đủ độ sâu lẫn bề rộng để “tải” hết những chất chứa tâm sự của con người “ưu thời mẫn thế” này?
Mỗi tâm trạng sẽ tìm cho mình một cách thể hiện, một môi trường phát triển tối ưu nhất. Có lẽ, hiểu tâm trạng của mình hơn ai hết, Nguyễn Du đó tìm đựơc cho nó mảnh đất sống màu mỡ nhất để nó có thể sinh trưởng, phát triển, ở đó Nguyễn Du có thể trải bày một cách trọn vẹn cả những ngóc ngách tâm trạng bời bời của mình. Và có thể, cũng nhờ đó, như hổ phách lưu giữ các hoá thạch hàng ngàn vạn năm, thơ chữ Hán Nguyễn Du lưu giữ cho hậu thế gần như trọn vẹn tâm tư tình cảm thật, sâu kín của ông mà văn thơ chữ Nôm không làm nổi. Khó có thể phủ định được một điều rằng: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là đỉnh cao của thơ chữ Hán Việt Nam trong mười thế kỷ’”[11 ,128 ].
Khi đã xác lập được vị trí của thơ chữ Hán trong sự nghiệp thơ ca Nguyễn Du chúng ta có thể định vị rõ hơn địa vị của tập “Bắc hành tạp lục“ trong các mối tương quan trên, mà mới chỉ dừng lại ở một vài nhận định lẻ tẻ về một số vấn đề hiện tượng của tập thơ. Không hoàn toàn bằng lòng dừng lại ở đó, chúng tôi xin mạo muội đưa ra cảm quan ban đầu về tập “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du những mong tìm ra được địa chỉ đúng của nó trên hành trình văn chương của Nguyễn Du như sau: “Bắc hành tạp lục” có thể được coi là tập thơ đặc sắc nhất trong thơ chữ Hán Nguyễn Du nói riêng và trong sự nghiệp thơ Nguyễn Du nói chung. Đồng thời, “Bắc hành tạp lục” còn là bằng chứng khả kiểm nhất về nỗi ưu thời mẫn thế trong tâm hồn con người (con người ông quan lẫn con người nhà thơ) vốn rất nhạy cảm của Nguyễn Du. Cảm nhận trên xin được minh chứng ở các phần, chương, mục tiếp sau đây.
I.2. Vị trí của Bắc hành tạp lục trong thơ sứ trình Việt Nam
Từ thời nhà Trần đến nhà Nguyễn, khi những cuộc Bắc sứ trở thành thông lệ bất dịch thì thơ đi sứ cũng đó xác lập thành hẳn một dòng thơ riêng, mang những nét đặc thù mà những dòng thơ khác không có đựơc. Những cái tên “Hoa trình” (Đường hoa), “Sứ trình” (Đường đi sứ) dần trở nên quen thuộc, lớn dần theo bước chân của các sứ thần nhà Việt trên đất Trung Hoa.
Mang trong mình cái hừng hực khí thế thời đại cũng như cảm hứng xuyên suốt toàn bộ thơ ca đời Trần, thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh... được đánh giá là “những bài thơ đẹp”đầy hào khí. Từ sau đời Lê Trung hưng, thơ đi sứ có những tập thơ nổi tiếng của các bậc danh sĩ như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh, Hồ Sĩ Đống, Lê Quý Đôn... để lại “hương thơm có thể nhuần thấm cho đời sau” (Ngô Thì Nhậm) trong đó Nguyễn Tông Khuê đựơc đánh giá là “một tay lãnh tụ” (Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ). Và “Dù không có được cái khí phách Lý –Trần, nhưng cái diễm lệ của thơ đời Lê trong thơ Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh, Đinh Nho Hoàn, Nguyễn Công Hãng... cũng đó để lại cho thơ đi sứ chữ Hán một gia tài lớn”[ 22, 15 ].
Trong những tập thơ đi sứ thời Tây Sơn của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyễn Tuấn, Võ Huy Tấn, “bên cạnh những bài mang nặng cái cốt cấch thơ thời hậu Lê, ta thấy những bài có âm điệu tự hào, trong sáng (...). Thơ đi sứ đến đây đó đổi mới một bứơc về thi phong”[16].
Từ sự “đổi mới một bước về thi phong” của thời đại trước, đến thời Nguyễn “thơ đi sứ có những bước chuyển mới hẳn (...). Các nhà thơ không thoả hiệp với thực tại, đó phản ánh trong thơ mình những chân lý của đời sống”. Cùng với những xao động một lòng nhớ nước thương nhà đầy cảm động trong thơ Nguyễn Thuật, Nguyễn Tư Giản, Trương Hảo Hiệp... là những vần thơ mỉa mai, oán giận và xót đắng “nhân việc mà tỏ ý” của Ngô Thì Vị, Ngô Nhân Tĩnh, Hà Tông Quyền, Bùi Dị,... Nhìn chung, thơ đi sứ thời Nguyễn đậm “chất trữ tình, đồng thời cũng giàu tính hiện thực. Nó toát lên những âm điệu xốn xang, chua xót mà trầm hùng”.[22 ,17]. Trong bản hoà âm của thơ sứ trình, tập thơ “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du nổi lên trong một thanh âm độc đáo, mang nhiều nét của chủ âm trong bản đàn ấy. “Bắc hành tạp lục” mang trong mình một hàm lượng giá trị nội dung và ý nghĩa nghệ thuật đủ lớn để nó không bị nhấn chìm cùng vời nhiều tập thơ sứ trình chỉ có tính nhất thời khác. Lý do của sự “trường thọ” của “Bắc hành tạp lục” là gì? Có thể phủ định tính chất “tầm gửi” của “Bắc hành tạp lục” vào sự nổi tiếng của vị “đại thi hào dân tộc”? Có thể nhận ra một đặc điểm rõ nét trong nội dung của “Bắc hành tạp lục” là nó bao hàm khá đầy đủ nội dung nhiều tập thơ sứ trình khác: Cũng “tức cảnh”, “đề vịnh”, “cảm hoài”; cũng điếu cổ thương kim, mượn cái cổ mà nói cái kim; cũng ẩn giấu hùng tâm tráng chí lẫn tâm trạng bi quan về “những điều trông thấy” đen tối; cũng có chất trữ tình đằm thắm của thơ đi sứ thời Nguyễn mà không thiếu chất “hào khí” thời Lý Trần, phảng phất tâm lý anh hùng tự nhiệm... Hơn nữa, “Bắc hành tạp lục” còn mang nội dung mà không phải tác giả nào cũng chạm đến được như: những tiếng vang chát chúa của những vấn đề xã hội nóng hổi tính thời sự; cái “tôi” trữ tình với những cảm xúc được phát biểu một cách thật thà, sâu sắc chứ không còn là cái tôi của những “ông quan chánh sứ”- cái “con nguời ông quan” rành “nghề” làm quan cũng như “con người nhà thơ” vốn đó quá nhạy cảm mà lại “mắc chứng ưu sầu mãn tính, thường trực trải hồn mình ra mà “khóc mướn thương vay” trước mọi nỗi đoạn trường của tha nhân, của “cõi người ta”...”[ 18, ]. Có lẽ vì thế mà từ rung động của mình, Nguyễn Du đó gây ra sự “lây lan của cảm xúc” một cách hiệu quả tới người đọc. Có thể cũng nhờ đó mà “Bắc hành tạp lục” vượt qua được mẫu số chung của thời đại để vươn tới mẫu số chung của cảm xúc nhân loại.
Cho đến nay chúng tôi chưa tìm được một đánh giá cụ thể nào về vị trí của tập “Bắc hành tạp lục”trên hành trình gần ngàn năm của thơ sứ trình Việt Nam, song từ giá trị thực của tập thơ, chúng ta cũng có thể nhận thấy trong mạch ngầm chung của thơ đi sứ thì “Bắc hành tạp lục” đó đủ sức lực và bản lĩnh để xác lập mình thành một dũng chảy đặc trưng của Nguyễn Du trong sự hoà tan của các “dòng” khác đang hoà mình vào nguồn thơ đặc thù này.
II. Hành trình thực của sứ đoàn
Theo dõi các cuộc Bắc sứ từ thời Trần đến thời Nguyễn, các nhà nghiên cứu trong cuốn “Thơ đi sứ” phác ra con đường đi sứ thông thường của các sứ thần như sau: “Sứ bộ vượt Nhị hà, lần lượt qua những trạm dịch để đến Nam Quan. Binh lính mở cửa ải, đốt pháo mừng sứ bộ và từ đó sứ bộ sẽ đến Nam Kinh, rồi qua Hà Nam, qua Động Đình, Hán Khẩu ... Lúc đi ngựa, lúc đi thuyền để tới Yên Kinh”[22, 8 ].
Cũng từ trục đường chính ấy, và từ nhật ký hành trình tâm trạng mà Nguyễn Du ghi lại trong “Bắc hành tạp lục”, Đào Duy Anh mô tả một cách cặn kẽ hành trình Bắc sứ của Nguyễn Du từ lúc khởi hành đến lúc trở lại tận của ngõ nước Việt như sau: Nguyễn Du khởi hành từ Huế, đi qua Thăng Long, qua Nam Quan mà sang Trung Quốc, theo sông Minh Giang và sông Tả Minh Giang mà đến Ngô Châu, ngược sông Quế Giang mà đến Quế Lâm, nhờ kênh Hưng An mà sang sông Tương, xuôi sông Tương mà đi suốt tỉnh Hồ Nam, qua Tương Đàm và Tương Âm, vào hồ Động Đình, rồi đến Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc. Từ đây có lẽ sứ bộ theo đường b