Nhiệm vụ chính yếu quan trọng hàng đầu của sự nghiệp văn
học nghệ thuật là sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và
nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhan văn, dân chủ, có sức hấp
dẫn mạnh mẽ và có tác dụng sâu sắc xây dựng con ngươi.
Mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác đều cần được
khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm, song điều hệ trọng là sự tìm tòi
thể nghiệm đó phai dựa trên cơ sở căn ban vì mục đích đáp ứng đơi
sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng, chứ không phai là
sự thể nghiệm tìm tòi theo khuynh hướng suy đồi, phi nhân tính”.
Trích “Phương pháp sáng tác” của TS.TRINH DUNG
Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp kiêm tiểu thủ công tự cung tự cấp
lâu đời, người Việt sống quần cư trong các làng xã sau lũy tre làng. Khái niệm Làng
Nước, Gia Tộc, Dân Tộc xuất hiện từ rất sớm.
Thời các vua Hùng vua Thục là công xã nghề nông nguyên thủy. Người
Việt sống thành bộ lạc, bộ tộc nên mới có tên Lạc Việt, Âu Việt rồi hợp nhất thành
Âu Lạc. Vì vậy người Việt mới tự xưng mình là con Hồng cháu Lạc (Hồng khởi thủy
là họ Hồng Bàng. Lạc là Lạc Việt thời vua Hùng). Do đó mà đạo thờ Quốc Tổ của
người Việt sớm được duy trì: "Dù ai đi ngược về xuôi/nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười
tháng ba" . Tiếp theo là đạo Mẫu. Nhưng có biến đổi: "Tháng tám giỗ cha/ Tháng ba
giỗ mẹ". Tháng tám mùa thu, tháng ba mùa xuân. Đó là những tháng nông nhàn, công
việc đồng áng đã xong xuôi, lúa vào thì con gái đang làm đòng, chờ ngày trổ bông,
chín rồi thu hoạch, làng xã mới mở hội giỗ cha giỗ mẹ. Giỗ cha, nhiều người cho
rằng là giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Vì ngày mất của Ngài đúng vào ngày 20
tháng 08 - mùa thu năm Canh Tý 1300 (Chu Quang Trứ. Văn hóa Việt nhìn từ mỹ
thuật. NXB Mỹ thuật). Nhân dân lập đền thờ tôn Ngài là Thánh, là cha, giống như
đầu Cách mạng kháng chiến chống Pháp đồng bào ta tôn Bác Hồ là "Cha Già Dân
Tộc". Giỗ mẹ, hiểu là giỗ Bà Chúa Liễu Hạnh, biểu trưng cho lực lượng thiên nhiên
siêu phàm, huyền nhiệm, nên gọi Bà là Bà Chúa Thượng Ngàn. Người Việt nô nức
chảy hội Phủ Dầy; Đền Sòng, Phố Cát; chùa Hương; Đền Tam Thiên Mẫu. Dựa theo
tích ấy, nghệ nhân dân gian vẽ theo nhiều đề tài Thánh Mẫu: "Nhị vị Thánh Mẫu'',
"Tam tòa Thánh Mẫu'', "Tam phủ Tứ phủ'', "Chư vị
11 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhân diên ban sắc dân tộc trong áng tác mỹ thuât tao hinh Viêt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ TRƯỜNG BẢO
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG
SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Thích Th
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015
1
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Lê Trường Bảo
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG
SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
I.Phần mở đầu.
Nhiệm vụ chính yếu quan trọng hàng đầu của sự nghiệp văn
học nghệ thuật là sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và
nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhan văn, dân chủ, có sức hấp
dẫn mạnh mẽ và có tác dụng sâu sắc xây dựng con người.
Mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác đều cần được
khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm, song điều hệ trọng là sự tìm tòi
thể nghiệm đó phải dựa trên cơ sở căn bản vì mục đích đáp ứng đời
sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng, chứ không phải là
sự thể nghiệm tìm tòi theo khuynh hướng suy đồi, phi nhân tính”.
Trích “Phương pháp sáng tác” của TS.TRỊNH DŨNG
Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp kiêm tiểu thủ công tự cung tự cấp
lâu đời, người Việt sống quần cư trong các làng xã sau lũy tre làng. Khái niệm Làng
Nước, Gia Tộc, Dân Tộc xuất hiện từ rất sớm.
Thời các vua Hùng vua Thục là công xã nghề nông nguyên thủy. Người
Việt sống thành bộ lạc, bộ tộc nên mới có tên Lạc Việt, Âu Việt rồi hợp nhất thành
Âu Lạc. Vì vậy người Việt mới tự xưng mình là con Hồng cháu Lạc (Hồng khởi thủy
là họ Hồng Bàng. Lạc là Lạc Việt thời vua Hùng). Do đó mà đạo thờ Quốc Tổ của
người Việt sớm được duy trì: "Dù ai đi ngược về xuôi/nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười
tháng ba" . Tiếp theo là đạo Mẫu. Nhưng có biến đổi: "Tháng tám giỗ cha/ Tháng ba
giỗ mẹ". Tháng tám mùa thu, tháng ba mùa xuân. Đó là những tháng nông nhàn, công
việc đồng áng đã xong xuôi, lúa vào thì con gái đang làm đòng, chờ ngày trổ bông,
chín rồi thu hoạch, làng xã mới mở hội giỗ cha giỗ mẹ. Giỗ cha, nhiều người cho
rằng là giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Vì ngày mất của Ngài đúng vào ngày 20
tháng 08 - mùa thu năm Canh Tý 1300 (Chu Quang Trứ. Văn hóa Việt nhìn từ mỹ
thuật. NXB Mỹ thuật). Nhân dân lập đền thờ tôn Ngài là Thánh, là cha, giống như
đầu Cách mạng kháng chiến chống Pháp đồng bào ta tôn Bác Hồ là "Cha Già Dân
Tộc". Giỗ mẹ, hiểu là giỗ Bà Chúa Liễu Hạnh, biểu trưng cho lực lượng thiên nhiên
siêu phàm, huyền nhiệm, nên gọi Bà là Bà Chúa Thượng Ngàn. Người Việt nô nức
chảy hội Phủ Dầy; Đền Sòng, Phố Cát; chùa Hương; Đền Tam Thiên Mẫu... Dựa theo
tích ấy, nghệ nhân dân gian vẽ theo nhiều đề tài Thánh Mẫu: "Nhị vị Thánh Mẫu'',
"Tam tòa Thánh Mẫu'', "Tam phủ Tứ phủ'', "Chư vị''
Vẽ hình là một môn học quan trọng cho tất cả các ngành học, như hội
họa, đồ họa , điêu khắc, thiết kế, kiến trúc Khi chúng ta nhìn một con vật hay
một cái cây, chúng ta thích thú và muốn ghi lại hình ảnh của nó thì điều đầu tiên
là ta sẽ sử dụng những dụng cụ như bút chì,bút bi, bút mực hay than để vẽ nên
những nét đầu tiên ghi lại hình ảnh đó. Điều này khiến chúng ta nghĩ đến những
2
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Lê Trường Bảo
người xưa khi họ còn sống trong hang động đã khắc nên những hình vẽ như ở
hang Ritual Scone- Italy (11.000 BC), những hình bò ở hang Altamira – Spain
(15.000 BC). Nhũng hình ảnh cách điệu, hình bàn tay, hình đầu người, hình
những con bò rừng chính là những thông điệp mà người tạo ra chúng muốn
chia sẻ với mọi người. Những hình vẽ đã có trước cả phát minh ra chữ viết và bản
thân những chữ viết ban đầu cũng khởi nguồn từ những hệ thống hình vẽ này.
Nhu cầu vẽ hình là một hiện tượng rất tự nhiên, một bản năng nguyên thủy. Mọi
người đều có khả năng hoạt động sáng tạo trong nghệ thuật thị giác. Ngay từ lúc
còn bé nhu cầu vẽ hình đã được bộc lộ. Ở một số đứa trẻ những nét vẽ đầu tiên đã
là những báo hiệu cho một tài năng hội họa sau này, cũng có nhiều người khi bé
vẽ rất nhiều, cũng không phải lớn lên là thành họa sĩ, nghệ sĩ nhưng vẽ đã giúp
cho họ nhận thức thế giới.
Sự đổi mới toàn diện mở ra rất nhiều cái mới như : ngôn ngữ mới hay
cung cách hoạt động mới. Sự ganh đua quyết liệt để khảng định mình tạo nên sự
nhộn nhịp, sôi động khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người họa sĩ.
Người họa sĩ sáng tác với trách nhiệm cao hơn, tự lập hơn mở ra nhiều cuộc
triển lãm cá nhân, triển lãm nhómthúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hoạt động
sáng tác trong mỹ thuật đương đại.
Với sự phát triển mạnh mẽ và mở rộng để hội nhập và phát triển với các
nước trong khu vực cũng như Thế giới, chúng ta luôn trân trọng sự kế thừa, sáng
tạo phát triển những tinh hoa truyền thống của dân tộc trong sáng tác của mỗi họa
sĩ, với những ý tưởng tốt đẹp, có giá trị nghệ thuật đích thực về cuộc sống và nhân
văn. Đó chính là bản sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật trong sáng tác nghệ
thuật nói chung hay mỹ thuật nói riêng.
Trong quá trình sáng tác Mỹ thuật, những rung động tình cảm, những
nguồn cảm hứng và biểu hiện của nó bên trong người họa sĩ rất đa dạng. Vì vậy,
tác phẩm thường chứa đựng những giá trị tinh thần sâu kín của chính tác giả mà
công chúng khó nắm bắt tường tận. Thậm chí, ngay bản thân các vấn đề lý luận
nghệ thuật đôi khi cũng bị gượng gạo và áp đặt khiến cho tác phẩm nghệ thuật
được tán dương quá mức cần thiết.
II.Nội dung
1.1 Khái niệm về bản sắc dân tộc
Bản sắc dân tộc là một phạm trù lịch sử : bản chất vốn có của một dân tộc
vốn tiềm tang mà sự quan sát thông thường không thể nhìn thấy được. Những
phẩm chất, thuộc tính vốn có để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác được hình
thành xuyên suốt chiều dài lịch sử của mỗi dân tộc đó. Những nét tinh hoa nhất in
đậm thành nếp trong tư tưởng, tâm hồn, tình cảm, nếp sống, cách suy nghĩ, lối
diễn đạtvà được hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc.
3
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Lê Trường Bảo
Bản sắc dân tộc luôn mang trong mình những màu sắc khác nhau, in đậm ý
thức hệ thống giá trị theo từng thời kỳ. Có nghĩa là mỗi một thời kỳ lịch sử sẽ có
một bản sắc dân tộc riêng.
Nói đến bản sắc dân tộc không thể không nhắc tới truyền thống, tinh hoa
của nghệ thuật, chính bản sắc dân tộc hay nói rộng hơn chính là tính dân tộc đã
xác định về chất truyền thống, tinh hoa của nghệ thuật.
Truyền thống, tinh hoa của nghệ thuật cần được xác định trên ba mặt là: tư
tưởng, trí tuệ và nghệ thuật. Luôn mang trong mình những nội dung, tư tưởng
thẩm mỹ nhất định. Nếu tách rời khỏi những nội dung, tư tưởng đó sẽ không còn
là tinh hoa của nghệ thuật nữa.
Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật. Sắc là thể
hiện ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc,
căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những hạt nhân giá
trị hạt nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu
biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện
trong mọi lĩnh vực của nền Việt Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân
khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của
người Việt Nam.
Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần dần
và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà
nước dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó không phải là không thay đổi trong quá
trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ
được bổ xung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức
mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm
những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo
những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Không nên có tư tưởng tĩnh và siêu hình đối với những giá trị hạt nhân đó, thậm
chí đối với những giá trị mà chúng ta vốn cho là thiêng liêng nhất. Nếu dân tộc không
có ý thức giữ gìn, bồi dưỡng, tái tạo để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì
chúng cũng bị mai một và tàn lụi đi. Chúng ta thử so sánh bản sắc chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam trong những người cuộc Cách mạng Tháng tám sôi sục, trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ với cái gọi là "Bản sắc" chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam trong những năm tháng cuối đời nhà Nguyễn thì thấy rõ. Hay là đối với chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam thời kỳ Lê Mạt với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời Lý-
Trần. Không thể nói, đấy là cùng một bản sắc chủ nghĩa yêu nước được!
2.2 Phong cách nghệ thuật:
Phong cách nghệ thuật phản ánh cảm xúc, tâm tính, trí tuệ, tư tưởng và tài
năng được hình thành trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của một tác giả
hay một nhóm tác giả có chung một lý tưởng thẩm mỹ. Là phẩm chất nghệ thuật
4
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Lê Trường Bảo
vốn có của một tác giả hay một nhóm tác giả, một xu hướng, khuynh hướng nghệ
thuật.
Phong cách nghệ thuật không nên nhầm lẫn với bút pháp hay thủ pháp
nghệ thuật. Nó là mục đích tự thân, một yếu tố sống còn của mỗi người họa sĩ.
Nói đến phong cách nghệ thuật cũng phải đề cập tới thị hiếu thẩm mỹ, thị
hiếu nghệ thuật. Đây là một năng lực chủ quan của con người trong việc thẩm
định, thưởng thức, sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật. Bản chất của thị hiếu thẩm
mỹ do đời sống xã hội quyết định và chi phối.
Một nghệ sĩ không phải lúc nào cũng có thể tạo dựng cho mình một phong
cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, mà phải kết tinh của tâm hồn, trí tuệ và tài
năng.
2.3 Bản sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật
Nếu nói về bản chất giữa bản sắc dân tộc và phong cách nghệ thuật chúng
luôn tồn tại những điểm chung về đặc tính cơ bản hay thuộc tính vốn có và những
phẩm chất quý hiếm. Trong đó :
- Bản sắc dân tộc là những phẩm chất riêng, độc đáo
- Phong cách nghệ thuật là những phẩm chất quý hiếm, cá biệt
Chúng luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng, quan hệ chung- riêng. Trong đó:
- Bản sắc dân tộc là “cái chung”
- Phong cách nghệ thuật là “cái riêng”
Do đó bản sắc dân tộc trong mỹ thuật cụ thể nhất, sinh động nhất trong
phong cách nghệ thuật của từng họa sĩ.
2.4 Bản sắc dân tộc trong mỹ thuật qua các thời kỳ lịch sử:
Thời kỳ 1925- 1945
Mỗi tác phẩm hội họa đẹp đều in đậm bản sắc dân tộc mang sắc thái nghệ
thuật riêng, in đậm lịch sử, dân tộc, thời đại, giai cấpthể hiện qua các chất liệu
nghệ thuật quen thuộc.
Chất liệu sơn dầu: Sơn dầu vốn là chất liệu hội họa bắt nguồn từ Châu Âu
đã du nhập vào Việt Nam. Nhưng ngay từ những tác phẩm đầu tay của những họa
sĩ đầu tiên thể hiện đã không thấy xuất hiện bút pháp tả thực cổ điển của Phương
Tây. Thay vào đó các họa sĩ thể hiện tác phẩm của mình theo lối tạo hình truyền
thống Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các tác phẩm tiêu biểu như :
o Thiếu nữ bên hoa Huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân
o Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn
o Thiếu nữ của họa sĩ Mai Trung Thứ
o Nông thông thanh bình của họa sĩ Lưu Văn Sìn
o Bình văn của họa sĩ Lê Văn Miến
o Ngây thơ của họa sĩ Hoàng Lập Ngôn
5
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Lê Trường Bảo
Chất liệu sơn mài : Chất liệu sơn mài vốn là một chất liệu trang trí cổ
truyền của Phương Đông. Qua bàn tay, khối óc của những họa sĩ hàng đầu của
Việt Nam sơn mài đã trở thành một chất liệu hội họa độc đáo. Mang trong mình
bản sắc hội họa dân tộc.
Các tác phẩm tiêu biểu như :
o Bắt cá đêm trăng của Nguyễn Khang
o Bên đầm sen của Nguyễn Gia Trí
o Gió mùa hạ của Phạm Hậu
o Ngày hội của Mạnh Quỳnh
o Thiếu nữ của Trần Phúc Duyên
Chất liệu lụa: Tranh lụa vốn là sản phẩm quen thuộ của hội họa phương
Đông, song khi thưởng thức các tác phẩm tranh lụa Việt Nam người xem vẫn cảm
nhận được nét riêng vừa mộc mạc, bình dị vừa sâu lắng, yên bình.
Các tác phẩm tiêu biểu:
o Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh
o Bên cầu ao của Lê Văn Đệ
o Đi chợ Tết của Nguyễn Tiến Chung
o Hiện vẻ hoa của Nguyễn Tường Lân
o Bức thư của Tô Ngọc Vân
o Hai cô gái trước bình phong của Trần Văn Cẩn.
Chất liệu khắc gỗ: Nghệ thuật khắc gỗ vốn là truyền thống của dân tộc,
ngay từ xa xưa đã được áp dụng trong các thể loại như tranh Đông Hồ, Hàng
Trốngcác họa sĩ Việt Nam luôn biết kế thừa và phát triển nghệ thuật của cha
ông.
Các tác phẩm tiêu biểu như :
o Thuyền bên sông Hồng của Đỗ Đức Thuận
o *Gội đầu của Trần Văn Cẩn
o *Hậu giám của Vũ Đăng Bối
Trên đây là những tác phẩm hội họa mang đậm bản sắc dân tộc một thời. Biết
khai thác triệt để vẻ đẹp vốn có của hiện thực dân tộc. mỗi dân tộc, vùng miền đều
có bản sắc riêng, hơn thế nữa cái gốc của nghệ thuật chính là tình cảm con người,
cái gốc của bản sắc dân tộc cũng chính là tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
Thời kỳ 1945- 1985
Trong thời kỳ này bản sắc dân tộc trong nghệ thuật tạo hình mang đậm ý
thức hệ của giai cấp vô sản đại diện cho dân tộc.
Tranh sơn dầu: Vẫn luôn được sáng tác mang bản sắc và quan niệm
truyền thống phương Đông, Việt Nam. Phản ánh muôn mặt của hiện thực cách
mạng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Giặc đốt làng tôi của Nguyễn Sáng
6
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Lê Trường Bảo
- Nữ quân dân miền biển của Trần Văn Cẩn
- Công nhân cơ khí của Nguyễn Đỗ Cung
- Một buổi cày của Lưu Công Nhân
- Bên bờ giếng của Lương Xuân Nhị
- Mùa gặt Mai Châu của Nguyễn Lương Tiểu Bạch
- Chiến lũy của Lê Anh Vân
- Tây tiến của Văn Đa
- Xứ bình Yên của Thanh Hồ
Tranh sơn mài: Nghệ thuật sơn mài thời kỳ này đã có những bước tiến và
phát triển đột biến vế bảng màu. Không chỉ là những gam “màu nóng” đã làm nên giá
trị nghệ thuật tranh sơn mài. Sự xuất hiện của những “gam lạnh” đã tạo bước đột phá
về bảng màu trong sơn mài nghệ thuật, không những không làm mất đi giá trị mà còn
mang lại vẻ đẹp đặc thù của chất liệu mang danh truyền thống dân tộc.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Tình quân dân của Sĩ Ngọc
- Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng
- Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan kế An
- Bình minh trên nông trang của Nguyễn Đức Nùng
- Tre của Trần Đình Thọ
- Tổ đổi công miền núi của Hoàng Tích Chù
- Từ trong bóng tối của Lê Quốc Lộc
- Trái tim và nòng sung của Huỳnh Văn Gấm
- Nghỉ chân bên đồi của Tô Ngọc Vân
- Nhà tranh gốc mít của Nguyễn Văn Tỵ
Tranh lụa: cảm xúc , cảm quan về một hiện thực đổi mới đòi hỏi sự đổi mới
về ngôn ngữ và hình thức nghệ thuật, bố cục sử lý không gian, ánh sáng, xây dựng
nhân vậtSự chính xác về hình không làm mất đi sự huyền ảo, thơ mộng của chất
liệu lụa. Vẫn phát huy những vẻ đẹp đặc thù của chất liệu như: sự óng ả, bình dị.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hành quân mưa của Phan Thông
- Làng ven núi của Nguyễn Thụ
- Đi chợ vùng cao của Mai Long
- Góp thóc vào kho của Tạ Thúc Bình
- Qua sông Nhật Lệ của Vũ Giáng Hương
- Thiếu nữ Giao đỏ của Linh Chi.
Tranh khắc : Tranh khắc hiện đại khá đa dạng về chất liệu : gỗ, đá, thạch
cao, đồng, kẽm.đã thực sự làm phong phú về hình thức, phong cách của tranh khắc
hiện đại. Nhưng trong đó vẫn mang trong mình nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Quang Trung vào Thăng Long của Phạm Văn Đôn
- Đánh bi của Lê Toàn
7
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Lê Trường Bảo
- Thả diều của Trần Khánh Chương
- Phong cảnh Sài Sơn của Công Văn Chung
- Hội ý của Trần Đình Thọ
- Ông cháu của Trần Huy Oánh
- Chợ quê của Vũ Duy Nghĩa
Bản sắc dân tộc trong thời kỳ này đã thực sự mang một sắc thái mới. Các họa
sĩ đã mở rộng hơn về đề tài và tiếp thu những nét mới của nghệ thuật Thế Giới.
Nhưng bản sắc nghệ thuật dân tộc vẫn luôn được phát huy. Từ đó định hình một
phong cách nghệ thuật hiện thực, cách mạng, truyền thống và hiện đại.
Thời kỳ mới 1985 đến nay.
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập, mở cửa, giao lưu văn hóa nghệ
thuật. Tư duy đổi mới, các họa sĩ được tự do sáng tác, tự do công bố, tiêu thụ, tạo nên
một diện mạo mới trong đời sống Mỹ thuật. Các triển lãm cá nhân, nhóm được tổ
chức liên tục tạo ra nhiều sự giao lưu giữa các họa sĩ, các phong cách, các trường
phái trong mỹ thuật đương đại.
Nhưng bản sắc dân tộc của các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ này chưa thực sự
định hình rõ ràng bởi quá nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới phong cách của
người họa sĩ. Một khi đường biên nghệ thuật được mở ra để hội nhập, cùng với nền
kinh tế thị trường phát triển mạnh thì bản sắc dân tộc cũng bị ảnh hưởng. Đó là một
sự thật cần sớm nhận thức và khắc phục không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Để làm
được điều đó chúng ta cần phải cùng lúc quan tâm cả hai lĩnh vực là “lý luận” và
“thực tiễn sáng tác”. Chỉ khi nào mỗi người họa sĩ xác định được một quan niệm
đúng đắn về bản sắc dân tộc, khi đó các sáng tác mới đạt được giá trị đích thực của
nghệ thuật dân tộc.
III. Kết luận:
Theo các nhà nghiên cứu thấy cái dùng để đi từ chân lý đời sống đến chân lý nghệ
thuật là một lọat gồm bốn bình diện thẩm mỹ sau :
-Bình diện trường thẩm mỹ
-Bình diện tư tưởng sáng tạo
-Bình diện nguyên tắc sáng tác
-Bình diện phong cách sáng tạo
Bốn bình diện thẩm mỹ này được coi là phần làm nên sự vận động của phương
pháp- là các giải pháp để khắc phục các trở ngại trên con đường sáng tác.
Khi bàn về phong cách, ta thấy tính dân tộc và tính thời đại là hai điểm quan
trọng hình thành phong cách.
Tính dân tộc được biểu hiện qua phong cách dân tộc-đó là nhận thức về
phạm trù “dân tộc”theo quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử trong mối quan hệ
8
NHẬN DIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC MỸ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM
Lê Trường Bảo
“dân tộc- thế giới- thời đại” mối quan hệ mang tính chất hai chiều, biện chứng về
nhiều mặt.
Dân tộc là một phạm trù lịch sử, nó hình thành và phát triển, biến hóa theo
sự vận động của lịch sử- lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Phong cách dân tộc cũng
hình thành và phát triển theo qui luật ấy.
Phong cách hiện đại gắn liền với tính hiện đại, là một phạm trù chỉ cái gì
cực kỳ mới mẻ, tiến bộ, sáng tạo, thể nghiệm những ý tưởng mới trong những nội
dung mới mẻ diễn ra trong đời sống xã hội hiện tại.
Qua đây có thể thấy rằng, bản sắc dân tộc trong mỹ thuật tạo hình luôn được
định hướng, kế thừa và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của mỹ thuật Việt Nam.
Phát triển những tinh hoa của nền nghệ thuật dân tộc luôn được các nghệ sĩ ưu
tiên hàng đầu trong sáng tạo nghệ thuật. Không chỉ những nghệ sĩ tạo hình mà ngay
cả các nghệ nhân cũng luôn luôn chú trọng đến bản sắc riêng, độc đáo của nghệ thuật
truyền thống dân tộc.
Lịch sử mỹ thuật cho thấy ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi thời đại nghệ thuật
rất khác nhau. Ngay cả các nghệ sĩ cùng thời cũng luôn tạo cho mình một phong cách
riêng biệt. Các họa sĩ thế hệ sau luôn biết kế thừa tinh hoa của những bậc đàn anh đi
trước. Sự giao lưu, học hỏi hòa nhập với Thế giới nhằm phát huy những sáng tạo
mới.
Nghệ thuật thăng hoa từ cội nguồn dân tộc. Đó chính là mảnh đất để bám rễ,
vươn lên và chính là cơ sở cho sự phát triển bản sắc nghệ thuật riêng mình.
Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là
nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong
những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và
sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.
Văn học, nghệ thuật Việt Nan thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và hội nhập quốc tế phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu
sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Phấn đấu sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ
thuật có giá tr