Lý do chọn đề tài: Trong thời gian học tập và nghiên cứu bộ môn Tài chính doanh nghiệp tại trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có những quan tâm đến vấn đề cấu trúc vốn, một vấn đề tuy cũ nhưng không ngừng gây ra những tranh luận khiến nhiều nhà kinh tế lớn trên thế giới phải bỏ công sức nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng cho những lý thuyết đang cạnh tranh nhau hiện tại. Và qua quá trình tìm hiểu thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp của chúng ta dường như không chú trọng lắm đến vấn đề xây dựng cấu trúc vốn phù hợp với doanh nghiệp mình trong khi đối với các doanh nghiệp ở những nước phát triển thì đây là vấn đề đầu tiên quyết định đối với việc hình thành và phát triển của một doanh nghiệp. Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay thì việc các doanh nghiệp Việt nghĩ đến việc xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu hợp lý cho mình là một vấn đề bức thiết để có thể hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới cạnh tranh khốc liệt. Nhưng muốn xây dựng được một cấu trúc vốn phù hợp thì các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ mình đang ở trong điều kiện như thế nào, cấu trúc vốn của mình đang chịu sự tác động của những nhân tố nào. Chính vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường Việt Nam” với hy vọng có thể góp phần giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu.
Vấn đề nghiên cứu: Đề tài này chúng tôi tập trung vào bốn nội dung chính sau:
Thứ nhất, khát quát các lý thuyết cấu trúc vốn để thấy được tầm quan trọng của một cấu trúc vốn tối ưu hợp lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.
Thứ hai, tìm hiểu các nhân tố có tác động đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp đang được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra phân tích và tranh cãi để thấy được chiều hướng tác động của các nhân tố này đối với cấu trúc vốn của một doanh nghiệp.
Thứ ba, tìm hiểu thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam và tiến hành kiểm định tác động của một số nhân tố tiêu biểu đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ tư, đưa ra các kiến nghị giúp các doanh nghiệp xây dựng cấu trúc vốn tối ưu.
57 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3262 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
2.1 Tổng quan cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
Năm 2006 - 2010 là giai đoạn chứng kiến nhiều sự biến động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy mà cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong thị trường cũng có nhiều biến động do tác động của nền kinh tế. Trong giai đoạn này, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tính theo giá trị sổ sách (tỷ lệ nợ dài hạn trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần) nhìn chung dao động trong khoảng 10% – 15% và sự biến động giữa các năm không quá lớn. Tuy nhiên, cấu trúc vốn tính theo giá trị thị trường (tỷ lệ nợ dài hạn trên giá trị thị trường của vốn cổ phần) có sự biến động rất lớn giữa các năm và phản ánh rõ nét hơn các tác động của nền kinh tế đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Dù tính bằng giá trị số sách hay giá trị thị trường thì nhìn chung cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ nợ dài hạn không quá cao (dưới 15%). Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng vốn góp của chủ sở hữu (vốn cổ phần) hơn là vay nợ.
Biểu đồ 2.1: Cấu trúc vốn thị trường Việt Nam
Nguồn: nhóm tự tổng hợp
Năm 2006 - 2007 là thời kỳ phát triển thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm lần lượt là 8,17% và 8,48%, kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất cơ bản của thời kỳ này là 8,25%. Đây là thời kỳ phát triển rất thuận lợi của hầu hết các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam. Đặc biệt là trong năm 2006 và 2007 này, có rất nhiều doanh nghiệp tiến hành IPO thành công, bán hết 100% số lượng cổ phiếu phát hành và thu được thặng dư cổ phần rất lớn. Điều này tạo ra động lực rất lớn thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng vốn cổ phần nhiều hơn là nợ nên đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm. Tính theo giá trị sổ sách, tỷ lệ nợ dài hạn năm 2006 là 14,21% và năm 2007 là 12,77%. Tính theo giá trị thị trường, tỷ lệ nợ dài hạn năm 2006 và 2007 lần lượt là 9,91% và 8,1%.
Sau giai đoạn phát triển thịnh vượng, năm 2008 mang đến cho thị trường Việt Nam nhiều “sóng gió” với sự khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho người dân các nước hạn chế chi tiêu khiến cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu điêu đứng. Đồng thời, lạm phát trong nước gia tăng (22,97%), lãi suất cơ bản vì thế cũng tăng theo (12% - 14%) và tốc độ tăng trưởng GDP giảm (6,23%). Do các nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-INDEX tụt dốc thảm hại (từ đỉnh cao là 1100 điểm năm 2007, VN-INDEX đã rớt xuống mức 286 điểm năm 2008). Cổ phiếu mất giá khiến các doanh nghiệp không thể sử dụng lợi thế của vốn cổ phần mà cũng không thể vay nợ vì lãi suất biến động liên tục do sự điều hành chính sách vĩ mô của chính phủ để ổn định nền kinh tế.
Thể hiện rõ nét nhất sự mất giá của vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán là tỷ lệ dài hạn tính bằng giá trị thị trường. Tỷ lệ nợ dài hạn trung bình tính bằng giá trị thị trường năm 2008 tăng cao đột biến trong số các năm quan sát (17,06%). Nguyên nhân của sự tăng cao đột biến này là do vốn cổ phần mất giá khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều nhà đầu tư rút vốn hoặc bán đổ bán tháo dẫn đến sự sụp đổ của thị trường.
Năm 2008 cũng đã mở đầu cho giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp sau đó. Năm 2009 và năm 2010, nhờ có các gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay của chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tái cấu trúc vốn theo hướng thâm dụng nợ thay vì thâm dụng vốn cổ phần như trước đây. Cũng trong năm 2009 và 2010, thị trường chứng khoán tuy vẫn chưa thật sự hồi phục hoàn toàn nhưng đã có những biến chuyển tích cực, vì vậy mà tỷ lệ nợ dài hạn tính theo giá trị thị trường không còn cao quá mức như năm 2008.
Nhìn chung, trong 5 năm quan sát (2006 – 2010), tỷ lệ nợ dài hạn tính theo giá trị thị trường luôn thấp hơn tỷ lệ nợ dài hạn tính theo giá trị sổ sách vì giá trị thị trường của vốn cổ phần thường cao hơn giá trị sổ sách của nó do sự phản ánh kỳ vọng của thị trường vào tương lai tăng trưởng của doanh nghiệp. Riêng chỉ có năm 2008 là tỷ lệ nợ dài hạn tính theo giá trị thị trường cao hơn giá trị sổ sách do năm này vốn cổ phần tụt giá vì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau đây là phần phân tích các thành phần của cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).
2.2 Tổng quan thành phần cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
Biểu đồ 2.2: Thành phần cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam (ĐVT: triệu đồng)
Nguồn: nhóm tự tổng hợp
Năm
Vay ngân hàng ngắn hạn
Vay ngân hàng dài hạn
Trái phiếu
Cổ phần thường
Cổ phần ưu đãi
Lợi nhuận giữ lại
Tổng
2006
21.21%
12.26%
0.69%
57.89%
0.58%
7.37%
100%
2007
20.53%
12.35%
2.32%
55.35%
1.15%
8.30%
100%
2008
22.20%
12.88%
1.77%
50.81%
1.79%
10.54%
100%
2009
20.44%
21.49%
5.34%
48.57%
1.95%
2.20%
100%
2010
20.02%
14.78%
5.71%
46.74%
1.63%
11.12%
100%
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng vốn cổ phần thường để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn cổ phần thường chiếm khoảng 46,74% - 57,89% tổng nguồn vốn được sử dụng.
Nguồn tài trợ tiếp theo được sử dụng lần lượt là vay ngân hàng ngắn hạn (chiếm khoảng 20% - 21% tổng nguồn vốn), vay ngân hàng dài hạn (chiếm khoảng 12% - 15% tổng nguồn vốn), lợi nhuận giữ lại (chiếm khoảng 7% - 11% tổng nguồn vốn), trái phiếu (chiếm khoảng 1% - 5% tổng nguồn vốn) và cuối cùng là cổ phần ưu đãi (chiếm khoảng 1% - 2% tổng nguồn vốn).
Trong số các nguồn tài trợ được sử dụng, vốn cổ phần thường nhiều gấp 2,5 lần lượng vay ngân hàng ngắn hạn và gấp 3,5 lần lượng vay ngân hàng dài hạn. Lợi nhuận giữ lại gần bằng 1/3 của tổng nợ vay ngân hàng. Trái phiếu và cổ phần ưu đãi rất ít được sử dụng.
2.2.1 Cổ phần thường
Tổng giá trị sổ sách cổ phần thường của 84 doanh nghiệp đang nghiên cứu trong năm 2010 là gần 40.000 tỷ VNĐ (tương đương với 4 tỷ cố phiếu thường đang lưu hành trên thị trường). Giá trị sổ sách vốn cổ phần thường của các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng đều đặn qua các năm với tốc độ gia tăng bình quân là 23,84%/năm. Tuy nhiên, với sự biến động không ngừng của nền kinh tế trong thời gian 2006 – 2010, giá trị sổ sách của vốn cổ phần thường không phản ánh rõ nét những sự thay đổi quan trọng này của nền kinh tế.
Biểu đồ 2.3: Vốn cổ phần thường tính theo giá trị sổ sách và giá trị thị trường (ĐVT:triệu đồng)
Nguồn: nhóm tự tổng hợp
Nếu xem xét vốn cổ phần thường của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2010 tính bằng giá trị thị trường, ta có thể nhận thấy rất rõ những biến động của nền kinh tế tác động như thế nào đến nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần thường của doanh nghiệp. Năm 2006 và 2007, thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng nóng, nguồn vốn cổ phần có giá trị rất lớn. Giá trị thị trường vốn cổ phần năm 2006 là 100.000 tỷ VNĐ, xấp xỉ nguồn vốn cổ phần năm 2009 và 2010. Trong khi đó, giá trị thị trường của vốn cổ phần đạt đỉnh điểm trong năm 2007 với tổng giá trị là trên 140.000 tỷ VNĐ. Trong năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những biến đổi bất lợi trong môi trường kinh tế vĩ mô như sự tăng cao của lãi suất và lạm phát đã làm cho thị trường chứng khoán sụp đổ, cổ phiếu mất giá, khiến tổng giá trị thị trường của vốn cổ phần thường giảm xuống chỉ còn khoảng 40.000 tỷ đồng, đạt giá trị thấp nhất trong 5 năm quan sát. Năm 2009 và 2010, với sự nỗ lực của chính phủ và bản thân các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán được khôi phục, tuy chưa hoàn toàn hồi phục nhưng tổng giá trị thị trường của vốn cổ phần đã khả quan hơn, tiến gần tới mức 120.000 tỷ VNĐ.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ vốn cổ phần thường trong tổng nguồn vốn của thị trường
Chính vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và sự biến động của thị trường chứng khoán mà tỷ lệ cổ phần thường trong tổng nguồn vốn của thị trường giảm dần qua các năm với tốc độ giảm trung bình hàng năm là 5,5%/năm.
2.2.2 Vay ngân hàng ngắn hạn
Nguồn tài trợ được sử dụng phổ biến sau vốn cổ phần thường là vay ngân hàng ngắn hạn. Nợ vay ngân hàng ngắn hạn tăng trưởng nhanh với tốc độ khá cao trong giai đoạn 2006 - 2010 (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 28,78%/năm). Tổng nợ vay ngân hàng ngắn hạn toàn thị trường năm 2010 trên 14.000 tỷ VNĐ. Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam vay ngân hàng ngắn hạn chủ yếu để tài trợ cho vốn luân chuyển đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn.
Biểu đồ 2.5: Giá trị vốn vay ngân hàng ngắn hạn toàn thị trường(ĐVT: Triệu đồng)
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ vốn vay ngân hàng ngắn hạn trong tổng nguồn vốn của thị trường
Nguồn: nhóm tự tổng hợp
Tuy tổng trị giá các khoản vay ngân hàng ngắn hạn gia tăng qua các năm (2006 – 2010) nhưng tỷ lệ vay ngân hàng ngắn hạn trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm qua các năm do sau khủng hoảng kinh tế lãi suất cho vay tăng cao làm hạn chế việc vay nợ của phần lớn các doanh nghiệp.
2.2.3. Vay ngân hàng dài hạn
Nguồn tài trợ tiếp theo được sử dụng phổ biến là vốn vay ngân hàng dài hạn. Tổng vốn vay ngân hàng dài hạn thường thấp hơn vốn vay ngân hàng ngắn hạn. Năm 2009 có sự gia tăng đột biến trong vốn vay ngân hàng dài hạn (từ 6.000 tỷ VNĐ năm 2008 tăng lên 10.000 tỷ VNĐ trong năm 2009). Điều này là do năm 2009 chính phủ thực hiện gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp trị giá 1 tỷ USD (tương đương 18.000 tỷ VNĐ tại thời điểm đó) đã khuyến khích các doanh nghiệp vay nợ dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất vượt qua khủng hoảng kinh tế. Năm 2010, lãi suất cho vay tăng cao (12% - 14%) nên nhu cầu vay nợ dài hạn của doanh nghiệp có sự sụt giảm so với năm 2009.
Biểu đồ 2.7: Giá trị vốn vay ngân hàng dài hạn của toàn thị trường(ĐVT: triệu đồng)
Cùng với sự gia tăng trong trị giá của các khoản vay ngân hàng dài hạn, tỷ lệ vay ngân hàng dài hạn trong tổng nguồn vốn cũng gia tăng mà đỉnh điểm là năm 2009 chiếm 20% tổng nguồn vốn do gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay của chính phủ. Tuy nhiên, sang năm 2010, tỷ lệ vay ngân hàng dài hạn giảm xuống do lãi suất năm này tăng cao (có lúc lên gần 20%/năm) và không ổn định khiến cho doanh nghiệp không dám vay nợ vì sợ không trả được lãi với lãi suất quá cao như vậy.
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ vốn vay ngân hàng dài hạn trong tổng nguồn vốn của thị trường
Nguồn: nhóm tự tổng hợp
2.2.4 Lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại là nguồn tài trợ thứ tư được ưu tiên sử dụng. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận giữ lại từ 2006 – 2008 rất đều đặn (trung bình khoảng 61,63%/năm). Tuy nhiên, lợi nhuận giữ lại của năm 2009 là thấp nhất trong 5 năm quan sát (gần 1.000 tỷ VNĐ, chiếm 2% tổng nguồn vốn). Nguyên nhân là do năm 2008 chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với sự gia tăng của lãi suất và lạm phát khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên lợi nhuận tạo ra của năm 2008 rất thấp, dẫn đến lợi nhuận giữ lại cho năm 2009 cũng sụt giảm theo. Tuy nhiên, sang năm 2009, các doanh nghiệp nhanh chóng tái cấu trúc vốn và thay đổi chiến lược tài chính, chuyển sang tích lũy lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này là do trong tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, với sự phục hồi yếu kém và chậm chạp của thị trường chứng khoán khiến cho cổ phiếu mất giá, cùng với sự gia tăng của lãi suất cho vay quá cao làm cho việc sử dụng vốn cổ phần thường hay vay nợ trở nên mất hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp muốn sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho doanh nghiệp của mình hơn là sử dụng các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Chính vì điều này mà lợi nhuận giữ lại trong năm 2010 tăng cao đến mức kỷ lục trong 5 năm quan sát, đạt 8.000 tỷ VNĐ (chiếm 10% tổng nguồn vốn).
Biểu đồ 2.9: Giá trị lợi nhuận giữ lại của toàn thị trường (ĐVT: triệu đồng)
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trong tổng nguồn vốn thị trường
Nguồn: nhóm tự tổng hợp
2.2.5 Trái phiếu
Trong năm 2006 – 2010, các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng phát hành trái phiếu, mặc dù tổng trị giá của số trái phiếu phát hành không quá lớn. Năm 2010 tổng trị giá trái phiếu phát hành là lớn nhất trong 5 năm quan sát (khoảng 4.000 tỷ VNĐ, chiếm 5,71% tổng nguồn vốn) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với lượng vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng và lợi nhuận giữ lại.
Trái phiếu doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam không hấp dẫn các nhà đầu tư đặc biệt là trong tình trạng nền kinh tế ảm đạm hiện nay và phát hành trái phiếu cũng không được các doanh nghiệp ưa chuộng vì chi phí phát hành trái phiếu rất cao, làm giảm tính hiệu quả của việc huy động vốn. Tuy nhiên, trong năm 2009 và 2010, do cổ phiếu mất giá và lãi suất tăng cao, ngoài lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu.
Biểu đồ 2.11: Giá trị trái phiếu của toàn thị trường(ĐVT: triệu đồng)
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ trái phiếu trong tổng nguồn vốn của thị trường
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
2.2.6 Cổ phần ưu đãi
Cổ phần ưu đãi là nguồn tài trợ ít được các doanh nghiệp sử dụng nhất. Tuy nhiên, trong 5 năm quan sát thì cổ phần ưu đãi tăng trưởng khá đều đặn qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 20%/ năm. Vào năm 2010, tổng trị giá cổ phần ưu đãi của toàn thị trường đạt giá trị cao nhất trong số 5 năm quan sát là 1.200 tỷ VNĐ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nguồn tài trợ khác.
Biểu đồ 2.13: Giá trị cổ phần ưu đãi của toàn thị trường(ĐVT: triệu đồng)
Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ cổ phần ưu đãi trong tổng nguồn vốn của thị trường
Tuy trị giá của vốn cổ phần ưu đãi tăng nhưng tỷ lệ của nó trong tổng nguồn vốn lại có sự sụt giảm trong năm 2010 (từ tỷ lệ đỉnh điểm của năm 2009 là 1,95% xuống còn 1,63% trong năm 2010).
Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng vốn cổ phần thường để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cổ phần thường chiếm khoảng 50% - 60% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và có xu hướng giảm qua các năm quan sát (2006 – 2010) do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tình trạng ảm đạm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nguồn vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn cũng được sử dụng khá nhiều. Vốn vay ngân hàng ngắn hạn chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn, thường được các doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn vay ngân hàng dài hạn chiếm khoảng 14% tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm qua các năm vì lãi suất tăng cao làm ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của doanh nghiệp.
Trong khi đó lợi nhuận giữ lại của các doanh nghiệp (chiếm khoảng 8% tổng nguồn vốn) có xu hướng tăng qua các năm do nhu cầu sử dụng nguồn vốn nội bộ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn từ khủng hoảng tài chính.
Trái phiếu và cổ phần ưu đãi ít được các doanh nghiệp sử dụng do tính kém hấp dẫn trong việc đầu tư của các loại nguồn vốn này. Trái phiếu chỉ chiếm khoảng 5% và cổ phần ưu đãi chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng nguồn vốn của thị trường.
Sau đây là phần phân tích thành phần cấu trúc vốn của một số ngành tiêu biểu trong thị trường Việt Nam. 8 ngành được chọn để quan sát là: ngành chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng tổng hợp, sản xuất kinh doanh điện, dược phẩm, công nghệ và thiết bị viễn thông, thương mại, dịch vụ xăng dầu và bất động sản.
Các ngành được lựa chọn dựa trên các đặc trưng về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, tài sản cố định hữu hình và tình hình hoạt động có những nét đặc trưng khác biệt với các ngành còn lại để có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt trong từng thành phần cấu trúc vốn của các ngành này.
2.3 Đặc điểm thành phần cấu trúc vốn của một số ngành tiêu biểu trong nền kinh tế
2.3.1 Ngành chế biến thủy sản
Ngành chế biến thủy sản chủ yếu sử dụng nguồn tài trợ từ vốn vay ngân hàng ngắn hạn (trung bình chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn của ngành). Vốn vay ngân hàng ngắn hạn của ngành này cũng tăng trưởng khá đều đặn từ 2006 – 2010 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 18,59%/năm. Từ năm 2008 trở về sau tuy ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chưa chấm dứt hẳn nhưng nhu cầu về vốn vay ngân hàng ngắn hạn của ngành chế biến thủy sản vẫn tăng trưởng đều đặn và dường như không chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng.
Biểu đồ 2.15: Thành phần cấu trúc các doanh nghiệp ngành thủy sản
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
Trong khi vốn vay ngân hàng ngắn hạn vẫn tăng trưởng đều qua các năm thì vốn cổ phần thường của ngành chế biến thủy sản lại có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ vốn cổ phần thường trong tổng nguồn vốn của ngành giảm từ 58% năm 2006 xuống còn khoảng 35% trong các năm còn lại.
Ngành chế biến thủy sản cũng sử dụng tài trợ bằng trái phiếu (chiếm khoảng 5% - 7% tổng nguồn vốn của ngành). Tính bền vững trong thu nhập và kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai của ngành đã hấp dẫn được các nhà đầu tư trái phiếu.
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của ngành này khá thấp (khoảng 4% - 5% tổng nguồn vốn). Năm 2009 lợi nhuận giữ lại của ngành bị âm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm doanh thu xuất khẩu của năm 2008. Nhưng sang năm 2010, tình hình lợi nhuận giữ lại của ngành đã được cải thiện đáng kể.
Vốn vay ngân hàng dài hạn có xu hướng gia tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ lệ không lớn (khoảng 3% - 4% tổng nguồn vốn). Ngành này không sử dụng cổ phần ưu đãi.
2.3.2 Ngành vật liệu xây dựng tổng hợp
Ngành này chủ yếu sử dụng nguồn tài trợ từ vốn cổ phần thường. Vốn cổ phần thường của ngành có xu hướng giảm qua các năm với tốc độ giảm trung bình là 10,19%/năm. Vốn cổ phần thường chiếm khoảng 48% - 60% tổng nguồn vốn của ngành.
Biểu đồ 2.16: Thành phần cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng tổng hợp
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
Ngành vật liệu xây dựng tổng hợp cũng sử dụng một lượng lớn vốn vay ngân hàng ngắn hạn (chiếm khoảng 20% - 30% tổng nguồn vốn của ngành). Vốn vay ngân hàng dài hạn cũng được sử dụng nhưng chủ yếu trong năm 2009 và năm 2010 sau khi có gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay của chính phủ.
Lợi nhuận giữ lại của ngành này tương đối ổn định nhưng rất thấp (dưới 5% tổng nguồn vốn của ngành). Ngành vật liệu xây dựng tổng hợp không sử dụng trái phiếu và cổ phần ưu đãi.
2.3.3 Ngành sản xuất kinh doanh điện
Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh điện chủ yếu sử dụng nguồn tài trợ từ vốn cổ phần thường. Vốn cổ phần thường của ngành này chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngành (khoảng 81% - 88%) và khá ổn định từ 2006 - 2010. Nguyên nhân khiến cho vốn cổ phần thường chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của ngành điện là vì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện phải đầu tư vào tài sản cố định hữu hình rất lớn như xây dựng nhà máy phát điện, đập thủy điện, trụ điện v.v. Việc đầu tư các tài sản ban đầu này rất tốn kém, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn.
Biểu đồ 2.17: Thành phần cấu trúc vốn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
Ngành sản xuất kinh doanh điện sử dụng rất ít vốn vay ngân hàng. Tỷ lệ vốn vay ngân hàng ngắn hạn chiếm khoảng 2% - 3,5% tổng nguồn vốn của ngành, vốn vay ngân hàng dài hạn chiếm khoảng 6% - 9% tổng nguồn vốn của ngành.
Lợi nhuận giữ lại của ngành rất thấp, chiếm khoảng 8% tổng nguồn vốn của ngành. Việc mua, bán và phân phối điện tại thị trường Việt Nam đều do tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) độc quyền nên giá mua điện vào cũng như giá bán điện đến người tiêu dùng đều do tập đoàn này quyết định. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự thương lượng giá bán điện của các doanh nghiệp sản xuất điện với EVN. Lợi nhuận thấp và thị trường do EVN độc quyền mua, bán, phân phối điện là nguyên nhân làm giảm sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp mới muốn tham gia vào ngành điện lực cũng như giảm năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang sản xuất điện hiện nay. Ngành này không sử dụn