Đề tài Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức đối với con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá

Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua những khó khăn, bước vào giai đoạn mới, nên kinh tế thị trường đang từng bước hình thành nó có tác dụng làm biến đổi xã hội. Đó là những biến đổi tích cực về kinh tế, sự biến đổi về mặt xã hội và sự ổn định về mặt chính trị. Kéo theo đó là sự biến đổi thang bậc, chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội . Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế thị trường, nền kinh tế có sự mở cửa, tự do cạnh tranh. Những điều kiện đó cho phép nước ta co điều kiện đón nhận và giao lưu với nhiều nền văn hoá nước ngoài, qua đó người việt nam được mở rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết về kinh tế, văn hoá giáo dục Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường mang đến nhiều mặt trái như: Sự thay đổi tiêu cực trong lối sống, sự lãng quên các giá trị chuẩn mực truyền thống, học đòi và tôn sùng lối sống phương tây ngày càng nhiều, đặc biệt diễn ra ở thế hệ trẻ. Đứng trước thực trạng đó Đảng và nhà nước đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể về việc giữ gìn bảo vệ văn hoá truyền thống đặc biệt là giữ gìn đạo đức trong gia đình. Hiện nay gia đình là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong gia đình thì vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái là rất quan trọng. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con người, quyết định đến sự hình thành và hoàn thiện đạo đức nhân cách của con người. Giáo dục đạo đức gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục xã hội. Nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ cho con cái trong gia đình có được quan tâm hay đã giảm xút. Vì lý do này tôi đã chọn đề tài “nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá”

doc43 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức đối với con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức đối với con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá LỜI MỞ ĐÂU 1. Lý do chọn đề tài Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua những khó khăn, bước vào giai đoạn mới, nên kinh tế thị trường đang từng bước hình thành nó có tác dụng làm biến đổi xã hội. Đó là những biến đổi tích cực về kinh tế, sự biến đổi về mặt xã hội và sự ổn định về mặt chính trị. Kéo theo đó là sự biến đổi thang bậc, chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội . Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế thị trường, nền kinh tế có sự mở cửa, tự do cạnh tranh. Những điều kiện đó cho phép nước ta co điều kiện đón nhận và giao lưu với nhiều nền văn hoá nước ngoài, qua đó người việt nam được mở rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết về kinh tế, văn hoá giáo dục…Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường mang đến nhiều mặt trái như: Sự thay đổi tiêu cực trong lối sống, sự lãng quên các giá trị chuẩn mực truyền thống, học đòi và tôn sùng lối sống phương tây ngày càng nhiều, đặc biệt diễn ra ở thế hệ trẻ. Đứng trước thực trạng đó Đảng và nhà nước đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể về việc giữ gìn bảo vệ văn hoá truyền thống đặc biệt là giữ gìn đạo đức trong gia đình. Hiện nay gia đình là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong gia đình thì vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái là rất quan trọng. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con người, quyết định đến sự hình thành và hoàn thiện đạo đức nhân cách của con người. Giáo dục đạo đức gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục xã hội. Nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ cho con cái trong gia đình có được quan tâm hay đã giảm xút. Vì lý do này tôi đã chọn đề tài “nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo dức cho con cái nhằm mục đích chỉ ra thực trạng các bậc cha mẹ đã hiểu biết và có những phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái như thế nào qua đó đưa ra các kiến nghị để giúp các bậc cha mẹ có được sự nhận thức đúng đắn nhất về giáo dục đạo đức cho con cái. 3. Khách thể nghiên cứu Các bậc cha mẹ trong xã Thạch Bình là (200 người). 4. Phạm vi nghiên cứu * Không gian nghiên cứu xã Thạch Bình - Huyện Thạch Thành- Thanh Hoá. * Thời gian nghiên cứu: Tháng 03 năm 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp phân tích tài liệu: trong quá trình viết báo cáo tôi có sử dụng một số bài viết về vấn đề giáo dục đạo đức trên các sách báo tạp chí…phục vụ cho nghiên cứucủa mình. 2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: chúng tôi tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn qua bảng hỏi gồm 15 câu hỏi đã có phương án trả lời sẵn. 3. Phương pháp quan sát: tôi tiến hành quan sát và ghi chép những thông tin cần thiết qua thái độ và cách thức người được phỏng vấn trả lời. 4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 bậc cha mẹ ở xã Thạch Bình – nơi tôi nghiên cứu nhằm mục đích thu thập được những thông tin chi tiết chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu có kết quả tốt nhất. 5. Phương pháp sử lí số liệu. Số liệu thu được qua điều tra được sử lí bằng cách tính ra %. Số phiếu lựa chọn X 100. Tổng số phiếu 6. Giả thiết nghiên cứu 1. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì nhận thức của các bậc cha mẹ ở xã Thạch Bình - Thạch Thành về giáo dục đạo đức cho con cái đã được nâng cao hơn. 2. Sự biểu hiện của nhận thức về giáo dục đạo đức cho con cái là tương đối phong phú. 3. Sự nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế giaó dục, vai trò quản lý của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là sự tự nhận thức của các bậc cha mẹ. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN MÁC XÍT Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là nguyên tắc phương pháp luận cơ bản cho mọi khoa học nói chung và tâm lý học nói riêng. Vận dụng tổng hợp những lý luận này chúng tôi tuân theo các nguyên tắc sau. - Tuân thủ nguyên tắc lịch sử cụ thể: Nghiên cứu vấn đề trong điều kiện lịch sử cụ thể và không gian, thời gian, vùng miền, khu vực. Những sự kiện hiện tượng trong thế giới - Xem xét các sự vật hiện tượng xã hội phải hướng tới cái bản chất, không hướng tới cái ngẫu nhiên, bất bình thường. Tôi nghiên cứu đề tài mà mình đã chọn một cách khách quan đặt trong mối liên hệ với nhiều hiện tượng xã hội khác. Thêm vào đó đặt hiện tượng này trong bối cảnh lịch sử cụ thể để hướng tới cái bản chất của hiện tượng. II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1. Khái niệm đạo đức Theo các nhà tâm lý học thì đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội thể hiện ỏ thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của cả xã hội. Thái độ đánh giá này hàm chứa trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội (Trong kinh tế, văn hoá, giáo dục…) Nhưng thể hiện rõ rệt và tiêu biểu nhất trong quan hệ giữa người và người (Quan hệ đồng bào, đồng chí, quan hệ gia đình, bạn bè, vợ chông con cái). Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể hay tòan xã hội. Theo các nhà đạo đức học thì định nghĩa: Đạo đức là một hiện tượng xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần bao gồm hệ thống quan điểm, quan niệm, quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi ứng sử giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con người với tự nhiên được thực hiện do sức mạnh của phong tục tập quán, dư luận xã hội và lương tâm của chính mỗi con người cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội. - Cấu trúc của đạo đức. Cấu trúc của đạo đức là tổmg số những liên hệ của các yếu tố hợp thành hệ thống đạo đức. Đạo đức tồn tại và hình thành như một hệ thống tương đối độc lập trong đời sống xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu chúng chúng ta phải nắm vững cấu trúc của đạo đức. Trong đạo đức học thì quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức được coi là những thành tố cấu tạo nên đạo đức xã hội. + Ý thức đạo đức: Đó là sản phẩm của nhận thức đạo đức. Nó bao gồm một hệ thống các yếu tố về tư tưởng, quan điểm, lý tưởng, các quy tắc chuẩn mực, giá trị đạo đức cùng với những trạng thái đạo đức, tình cảm đạo đức khác nhau liên hệ chặt chẻ với nhau phản ánh sâu sắc hiện tượng đạo đức gắn với nhu cầu xã hội. Ý thứ đạo đức có vai trò quan trọng, nó điều chỉnh giá trị hệ thống hành vi của mỗi con người. Trong hệ thống đạo đức có tư tưởng đạo đức là hệ thống lý luận chung bao gồm các khái niệm cơ bản và các phán đoán duy lý. Nó chính là chất liệu để xây dựng nên các thành tố khác. Còn lý tưởng đạo đức chính là các tư tưởng về tương lai của đạo đức, là những cái cần có hoàn thiện, hoàn mỹ, nó bao gồm các hệ thống các mục đích để đạt tới mục tiêu và ý tưởng cao cả. Trong ý thức đạo đức còn có yếu tố chuẩn mực đạo đức là các quy tắc hành vi xác định mẫu hành vi mà con người phải theo, khảng định lợi ích xã hội trong hiện thực là cơ sở để xác định các phương án hoạt động phù hợp với hiện tượng đạo đức. Ý thức đạo đức nó còn có yếu tố đánh giá đạo đức, đó là thao tác nhận thức nhằm xác định các giá trị đạo đức của đối tượng được đánh giá và nó rút ra các giá trị cảm xúc phản ánh đời sống đạo đức. Nó đáp ứng được cả yêu cầu khách quan và yêu cầu chủ quan của chủ thể đạo đức và trực tiếp tạo ra động cơ để thúc đẩy chủ thể đạo đức thực hiện. + Quan hệ đạo đức: Là một loạt các hệ thống các quan điểm xã hội là quan hệ giữa người và người, giữa các cá nhân và xã hội về mặt đạo đức. Là yếu tố tạo nên tính hiện thực của đạo đức, là phương thức tồn tại của đạo đức. Quan hệ đạo đức nó được tạo nên bởi ba thành tố cơ bản: Chủ thể, đối tượng và liên hệ hay tương tác giữa hai yếu tố trên. Quan điểm đạo đức có hai loại: Quan hệ tinh thần đạo đức và quan hệ thực tiễn đạo đức nó là những khâu trung gian để gắn kết chủ thể và đối tượng. Quan hệ đạo đức là cấu trúc đặc chưng của đạo đức, trong đó quan hệ tinh thần đạo đức được quy định bởi quan hệ đạo đức và thực tiễn đạo đức. + Thực tiễn đạo đức: Là những hành vi của con người được điều chỉnh bằng ý thức đạo đức, là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong cuộc sống, nó hợp thành đời sống đạo đức của con người. Qua hoạt động thực tiễn đạo đức đem lại lợi ích xã hội, ngăn ngừa cái ác và nhân đạo đời sống hóa đời sống xã hội. Vì vậy nó tham gia cải tạo con người và làm giầu cho nhân cách đạo đức của con người. Đạo đức có vai trò lớn lao giúp con ngưới sáng tạo hạnh phúc và gìn giữ bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của xã hội và những phẩm giá của con người. Những giá trị đạo đức cao cả, có sức rung cảm sâu sắc làm thức tỉnh những tình cảm cao đẹp và lâu bền trong con người. Đạo đức có chức năng giáo dục. Đạo đức hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản. Nhờ đó con người có khẵ năng lựa chọn đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội, vì thế trong giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc hình thành phát triển nhân cách của con người. 2. Khái niện giáo dục và giáo dục đạo đức Giáo dục theo nghĩa rộng thì bao gồm cả giáo dục và tự giáo dục diễn ra trong các hình thức giáo dục nhà trường gia đình và xã hội nhăm tác động và hình thành nhân cách của con người. Giáo dục đạo đức thì cần cung cấp những hiểu biết về đạo đức, đối với chúng ta là đạo đức xã hội chủ nghĩa. Trong giáo dục đạo đức xét đến cùng chủ yếu là phải tổ chức hoạt động hành vi đạo đức với động cơ và ý thức đạo đức tương ứng. Có hoạt động mới tạo ra hoàn cảnh có tính đạo đức và cải tạo hoàn cảnh vô đạo đức. Cùng với lương tâm, lòng tự trọng, danh dự cá nhân là những phẩm chất cần giáo dục cho mỗi con người. 3. Khái niệm về nhận thức Nhận thức trong cuốn “Từ điển tiếng việt” định nghĩa: Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. Nhận thức là một khái niệm trừu tượng vì vậy mỗi ngành khoa học có sự tiếp cận, sử dụng khác nhau khái niệm nhận thức trong tâm lý học: Nhận thức là quá trình cá nhân phản ánh và tái hiện thực vào trong tư duy. Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức, tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức tình cảm, hành động là ba mặt cơ bản trong đời sống tâm lý con người. Trong quá trình hoạt động con người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh và cải thiện hiện thực của bản thân mình. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp nhất là nhận thức cảm tính bao gồm: Cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh những cái bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan con người. Mức độ cao là nhận thức lí tính, còn gọi là tư duy trong đó con người phản ánh những cái bản chất bên trong, nhưng mối quan hệ có tính quy luật. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người. VI Lê nin đã vạch rõ quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là: Con đường biện chứng của sự nhận thức hiện thực khách quan. 4. Khái niệm chung về gia đình a. Định nghĩa: Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình: Gia đình là một nhóm người quan hệ với nhau dựa trên dòng dõi máu mủ, họ hàng của nhau. Hoặc gia đình là một nhóm người liên kết với nhau thông qua hôn nhân, máu mũ và nhận con nuôi tạo thành các hộ riêng lẽ giao tiếp với nhau ở từng vai trò xã hội tạo nên một nền văn hoá chung. Trong tâm lý học gia đình thì định nghĩa gia đình có cùng chung những giá trị vật chất và tinh thần hình thành các đặc chưng tâm lý giữa các thành viên trong gia đình và ổn định trong một thời điểm lịch sử nhất định. b. Vai trò xã hội của gia đình. Gia đình là một môi trường giáo dục đầu tiên có ý nghĩa bảo đảm sản xuất ra những con người và nuôi dạy con ngườicó đủ những phẩm chất năng lực, sức khoẻ, bản lĩnh để thay thế cho thế hệ đi trước. c. Các chức năng của gia đình: được biến đổi theo sự phát triển của xã hội: Chức năng tâm lý, chức năng xã hội hoá, chức năng kinh tế, chức năng tái sản xuất ra con người và chức năng giáo dục III. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Gia đình là một đối tượng nghiên cứu cả nhiều ngành khoa học khác nhau: Tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học…..những vấn đề trong gía đình trở thành một đề tài được nhiều tác giã trong và ngoài nước nghiên cứu từ trước đến nay. Được nghiên cứu mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2: Gia đình trong mối liên hệ nội bộ gia đình, các thành viên trong gia đình là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học gia đình nhưng không đưa ra được các giải pháp. Ở nước ngoài có rất nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học gia đình, đến năm 1970 của thế kỷ 20 ở mỹ môn tâm lý học gia đình rất phát triển, nó đi từ nguyên lý cho rằng sự tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình được xem là nguyên nhân nảy sinh ảnh hưởng tâm lý. Như vậy gia đình được xem là một hệ thống tổng thể. Ở việt nam gia đình được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau như từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại ngày nay với nhiều tác phẩm nghiên cứu như “gia đình Việt nam truyền thống”. Ngày nay do môi trường xã hội biến đổi, thể chế chính trị biến đổi cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế, cơ chế thị trường mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, gia đình đã có sự biến đổi đặc biệt là nhận thức của cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái cũng có biến dổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Điều này thôi thúc tôi tìm hiểu nghiên cứu, do có nhiều hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và năng lực của bản thân, báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giáo dục đạo đức là một phần cốt lõi rất quan trọng trong giáo dục gia đình. Giáo dục đạo đức càng quan trọng hơn với lứa tuổi trẻ bắt đầu hình thành nhân cách và đang mò mẫm tiềm hiểu nhận thức mọi điều. Giáo dục đạo đức là quan trọng như vậy, nhưng các bậc cha mẹ thì nhận thức hiểu biết vấn đề này như thế nào: Họ nhận thức am hiểu về tầm quan trọng, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái ra sao. Những kết quả nghiên cứu, số liệu cụ thể sau đây sẽ cho ta thấy rõ vấn đề này. I. NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI Vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình cho con cái là rất quan trọng và cần thiết. Khi nghiên cứu về vấn đề nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái chúng ta thu được kết quả thể hiện trong bảng sau. Bảng 1: Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho con cái. Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lượng 173 27 0 Tần xuất 86,5 13,5 0 Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy có 86,5% những người được hỏi cho là giáo dục đạo đức cho con cái là việc làm rất cần thiết, 13,5% còn lại cho rằng: “Cần thiết”. Qua số liệu cho ta thấy đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái. Với giáo dục cho con cái tuổi nhỏ thì vai trò của gia đình là rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục đạo đức, giáo dục cách cư sử, lòng nhân ái khi trẻ còn nhỏ. Khi được hỏi là tại sao ông (Bà) cho là giáo dục đạo đức cho con cái lứa tuổi nhi đồng là cần thiết. Chúng tôi đã thu được kết quả sau: Có 50 người cho rằng “đây là lứa tuổi cần được giáo dục đạo đức” và có một số lớn khách thể cho rằng “Các cháu như tờ giấy trắng, như cái cây đang còn non cho nên chúng ta phải uốn nắn ngay từ lứa tuổi còn nhỏ. Dạy các cháu học ăn học nói học gói học mở…”; Có 70 bậc cha mẹ cho là trẻ em là tương lai của đất nước, trẻ cần được giáo dục toàn diện mà giáo dục đạo đức là cốt lõi trong nhân cách. Qua đây cho chúng ta thấy nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho con cái là rất tốt và họ cũng lý giải điều trên bằng nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên tất cả họ đều nhận định rằng, giáo dục đạo đức là quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và đây là lứa tuổi dễ uốn nắn và dễ dậy bảo các em làm theo lời hướng dẫn của cha mẹ. Giáo dục đạo đức là rất quan trọng trong giai đoạn mà trẻ đang mò mẫm mọi thứ, học tập mọi điều, học cách cư sử giao tiếp với những người sung quanh, đối với thế giới sung quanh là điều mới lạ. Vì vậy khi cha mẹ nhận thức được cách giáo dục đối với trẻ là họ thấy rằng trẻ cần phải biết những cách cư sử cần thiết để sau này ra xã hội trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ khi giao tiếp với mọi người trong xã hội . Cũng bằng câu hỏi trên nhưng với con cái ở lứa tuổi lớn hơn, cụ thể là lứa tuổi thiếu niên thì chúng tôi cũng thu được những ý kiến sau: Lứa tuổi này đa số các em đã lớn, đã có suy nghĩ nhận thức tương đối tốt, các em không phải là trẻ con nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn. ở lứa tuổi này các em rất thích chở thành người lớn và do đó các em thường bắt trước những hành động của người lớn trong đó có những hành động không tốt như bắt chước hút thuốc lá, uống rượu… Vì vậy ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ vẩn phải chú ý giáo dục đạo đức cho con em mình. Qua đó chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ đã nhận thức tương đối chính xác về giáo dục đạo đức cho con em ở lứa tuổi thiếu niên. Theo các nhà tâm lý học thì lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi khó giáo dục nhất “lứa tuổi bất trị”. Do lứa tuổi này về tâm sinh lý có những biến đổi “Sự mất cân bằng tạm thời” do đó trong giáo dục đạo đức chúng ta phải giáo dục những phẩm chất và năng lực để các em luôn luôn tự giác thực hiện những hành động có đạo đức. Đề tìm hiểu về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức chúng tôi còn đt câu hỏi: Có ý kiến cho rằng cha mẹ cần phải học làm cha mẹ, ông (Bà) có đồng ý với ý kiến trên không? Về vấn đề này kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy có: 91% khách thể cho rằng đồng ý. 6% khách thể còn phân vân chưa biết có cần phải học cách làm cha mẹ không. 3% người được hỏi trả lời không đồng ý với ý kiến trên. Qua kết quả trên cho chúng ta thấy: Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái, vì họ đã cho rằng “ Cần phải học làm cha mẹ và hầu hết họ đều lý giải rằng: “Ngoài bẩm sinh làm cha mẹ, cần phải học hỏi thêm cách làm cha mẹ để nuôi day và định hướng cho con”. Cũng bởi vì, không phải ai sinh ra cũng biết cách làm cha mẹ. Đây là giải thích của khách thể cho câu trả lời “Đồng ý là phải học cách làm cha mẹ”. Qua đó cho chúng ta thấy họ đều nhận thức được là cần phải học làm cha mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một số 6% là phân vân không biết có phải học làm cha mẹ không. Họ trả lời là “Phân vân” và họ giải thích là tôi cũng chưa biết là có cần phải học không, tuy nhiên có lẽ học thì sẽ có cách giáo dục tốt hơn. Còn có 3% cho rằng “Không đồng ý” phải học làm cha mẹ, họ giải thích là làm cha mẹ là bẩm sinh cần gì phải học. Tuy nhiên đây không phải là số đông đêu cho là như vậy, chỉ là thiểu số. Chứng tỏ vẫn còn tồn tại những con người có cách nghĩ sai lệch về giáo dục cho con cái, họ cho là cần gì phải học cũng vẫn giáo dục con nên người. Nhưng giáo dục đạo đức hiện nay là một vấn đề quan trọng, khi mà nhiều giá trị đạo đức không được coi trọng. Vì vậy chúng ta những bậc làm cha làm mẹ rất cần phải biết và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái. Vì đây là lứa tuổi rất thuận lợi để giáo dục đạo đức khi mà chúng còn chưa biết, chưa va vấp xã hội. Chúng ta quay lại phân tích ý kiến đa số hầu hết khách thể đều nhận thức được cần phải học cách làm cha mẹ, có như vậy mới giáo dục con cái được tốt và có hiệu quả cao. 70 người họ còn cho rằng “Giáo dục đạo đức cho trẻ là cả một nghệ thuật, một khoa học” không ai không học mà có cách giáo dục tốt được, hay
Luận văn liên quan