Trong hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, công cuộc đổi mới đất nước đã được thực hiện thành công và đem lại cho đất nước một bộ mặt mới, đó là: Kinh tế, văn hoá, xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, nền kinh tế thị trường còn chứa đựng nhiều mặt trái và làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề xã hội phức tạp, gây khó khăn, cản trở cho đất nước về mọi mặt.
Một trong những vấn đề xã hội khiến nhiều người quan tâm và đáng lo ngại nhất hiện nay là tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng. Ma tuý xâm nhập vào tất cả các quốc gia trên thế giới, trở thành hiểm hoạ của xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Các tổ chức chính quyền, cơ quan, đoàn thể xã hội đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma tuý. Đầu năm 1990, cộng đồng quốc tế đã triển khai “Cuộc chiến chống đại dịch ma tuý trên toàn cầu” nhưng tệ nạn ma tuý vẫn tăng mạnh theo từng năm. Nhiều nước ở phương Tây đã trải qua thời kỳ “đại dịch tiêm chích ma tuý” trong những năm cuối thập kỷ 60 và kéo dài tới thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX.
Tại Việt Nam, ma tuý cũng là vấn đề gây nhức nhối toàn xã hội và đang thâm nhập vào thế hệ trẻ theo chiều hướng gia tăng.
Đến cuối năm 2009, cả nước có tới 146.000 người nghiện ma tuý, trong đó có 70 % người nghiện ma tuý trong độ tuổi thanh niên. Người ta đã sử dụng cụm từ “Ma tuý học đường” một cách phổ biến để nói lên tình trạng lạm dụng ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay.
Tệ nạn ma tuý gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng với người nghiện, với gia đình và là hiểm hoạ của toàn xã hội: Nó làm biến dạng các quan hệ xã hội, thay đổi các định hướng giá trị theo chiều hướng tiêu cực, làm suy giảm đạo đức, nhân cách của con người, làm gia tăng bạo lực, tham nhũng và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. Một trong số đó phải kể đến nguyên nhân về nhận thức. Số người nghiện ma tuý là thanh niên, sinh viên chiếm tỉ lệ cao, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu kỹ năng sống, không nhận thức được đầy đủ tác hại của ma tuý.
Sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên nói riêng, mặc dù được trang bị những tri thức cơ bản về ma tuý, tác hại của ma tuý và cách phòng tránh ma tuý qua một số môn học nhưng không phải ai cũng có nhận thức đầy đủ, đúng đắn.Vẫn còn nhiều sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề ma tuý.
Trước tệ nạn ma tuý đang là một hiểm hoạ xã hội, chúng ta không thể thờ ơ mà phải hành động để xây dựng một môi trường xã hội nói chung và môi trường Sư phạm nói riêng trong sạch, lành mạnh. Vì vậy, cần giúp sinh viên có những hiểu biết đúng đắn về ma tuý, để bảo vệ bản thân và góp phần tích cực vào việc bài trừ ma tuý ra khỏi cuộc sống.
Kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của những đề tài trước cùng với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý, từ đó giúp sinh viên có kỹ năng phòng, tránh ma tuý.
103 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3425 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Thị Chúc. Sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, đầy tinh thần trách nhiệm của cô đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Tâm lý – Giáo dục, trường ĐHSP – ĐHTN đã góp ý và tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp GDTC K44B và lớp GDTC K45C, trường ĐHSP – ĐHTN đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra.
Do điều kiện và năng lực còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn góp ý để đề tài này hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2011.
Tác giả đề tài.
Nguyễn Thị Lương.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BGD : Bộ giáo dục.
- ĐHSP : Đại học Sư phạm.
- ĐHTN : Đại học Thái Nguyên.
- GDTC : Giáo dục thể chất.
- NVSP : Nghiệp vụ sư phạm.
- STT : Số thứ tự.
- SYK : Số ý kiến.
- TCN : Trước công nguyên.
- TDTT : Thể dục thể thao.
- THCS : Trung học cơ sở.
- THPT : Trung học phổ thông.
- TNCS : Thanh niên cộng sản.
MỤC LỤC
Trang.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức
1.1.1. Nhận thức là gì?
1.1.2. Các giai đoạn nhận thức
1.1.3. Vài nét về đặc điểm nhận thức của sinh viên
1.2. Ma túy
1.2.1. Khái niệm về ma túy
1.2.2. Nguồn gốc của các chất ma tuý
1.2.3. Phân loại ma tuý
1.2.4. Một số chất ma tuý thường gặp
1.2.5. Tác hại của ma tuý
1.2.6. Khái niệm nghiện ma tuý
1.2.7. Một số biểu hiện của người nghiện ma tuý và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
1.2.8. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
1.2.9. Biện pháp phòng, chống ma túy
1.3. Nhận thức về vấn đề ma tuý
1.3.1. Nhận thức về khái niệm ma tuý
1.3.2. Nhận thức về tác hại của ma tuý
1.3.3. Nhận thức về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
1.3.4. Nhận thức về nguyên nhân gây nghiện ma tuý
1.3.5. Nhận thức về các biện pháp phòng, chống ma tuý
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ VẤN ĐỀ MA TUÝ
2.1. Vài nét về khách thể điều tra
2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý
2.2.1. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về sự cần thiết phải hiểu biết về ma tuý
2.2.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về khái niệm ma tuý
2.2.3. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các chất ma tuý
2.2.4. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về tác hại của ma túy
2.2.5. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
2.2.6. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
2.2.7. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các biện pháp phòng, tránh ma tuý.
2.3. Các nguồn thông tin giúp sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN có hiểu biết về ma tuý
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Ý kiến đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TẬP HÌNH ẢNH MỘT SỐ CHẤT MA TÚY THƯỜNG GẶP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng với sự nỗ lực to lớn của toàn dân, công cuộc đổi mới đất nước đã được thực hiện thành công và đem lại cho đất nước một bộ mặt mới, đó là: Kinh tế, văn hoá, xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, nền kinh tế thị trường còn chứa đựng nhiều mặt trái và làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề xã hội phức tạp, gây khó khăn, cản trở cho đất nước về mọi mặt.
Một trong những vấn đề xã hội khiến nhiều người quan tâm và đáng lo ngại nhất hiện nay là tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng. Ma tuý xâm nhập vào tất cả các quốc gia trên thế giới, trở thành hiểm hoạ của xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Các tổ chức chính quyền, cơ quan, đoàn thể xã hội đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma tuý. Đầu năm 1990, cộng đồng quốc tế đã triển khai “Cuộc chiến chống đại dịch ma tuý trên toàn cầu” nhưng tệ nạn ma tuý vẫn tăng mạnh theo từng năm. Nhiều nước ở phương Tây đã trải qua thời kỳ “đại dịch tiêm chích ma tuý” trong những năm cuối thập kỷ 60 và kéo dài tới thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX.
Tại Việt Nam, ma tuý cũng là vấn đề gây nhức nhối toàn xã hội và đang thâm nhập vào thế hệ trẻ theo chiều hướng gia tăng.
Đến cuối năm 2009, cả nước có tới 146.000 người nghiện ma tuý, trong đó có 70 % người nghiện ma tuý trong độ tuổi thanh niên ( truy cập ngày 20 / 11 / 2010). Người ta đã sử dụng cụm từ “Ma tuý học đường” một cách phổ biến để nói lên tình trạng lạm dụng ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay.
Tệ nạn ma tuý gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng với người nghiện, với gia đình và là hiểm hoạ của toàn xã hội: Nó làm biến dạng các quan hệ xã hội, thay đổi các định hướng giá trị theo chiều hướng tiêu cực, làm suy giảm đạo đức, nhân cách của con người, làm gia tăng bạo lực, tham nhũng và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. Một trong số đó phải kể đến nguyên nhân về nhận thức. Số người nghiện ma tuý là thanh niên, sinh viên chiếm tỉ lệ cao, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu kỹ năng sống, không nhận thức được đầy đủ tác hại của ma tuý.
Sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên nói riêng, mặc dù được trang bị những tri thức cơ bản về ma tuý, tác hại của ma tuý và cách phòng tránh ma tuý qua một số môn học nhưng không phải ai cũng có nhận thức đầy đủ, đúng đắn.Vẫn còn nhiều sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề ma tuý.
Trước tệ nạn ma tuý đang là một hiểm hoạ xã hội, chúng ta không thể thờ ơ mà phải hành động để xây dựng một môi trường xã hội nói chung và môi trường Sư phạm nói riêng trong sạch, lành mạnh. Vì vậy, cần giúp sinh viên có những hiểu biết đúng đắn về ma tuý, để bảo vệ bản thân và góp phần tích cực vào việc bài trừ ma tuý ra khỏi cuộc sống.
Kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của những đề tài trước cùng với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý, từ đó giúp sinh viên có kỹ năng phòng, tránh ma tuý.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý. Trên cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý và cách phòng tránh ma tuý.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành điều tra 115 sinh viên của 2 lớp: Lớp Giáo dục thể chất - K 44B, Lớp Giáo dục thể chất - K45C, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Cụ thể là:
- 45 sinh viên lớp Giáo dục thể chất - K44B.
- 70 sinh viên lớp Giáo dục thể chất - K45C.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý và cách phòng tránh ma tuý.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ma tuý là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nên trong phạm vi của một đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:
- Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về khái niệm ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về các chất ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
- Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng, chống ma túy.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tham khảo các tài liệu, giáo trình Tâm lý học, Giáo dục học, các báo, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với sinh viên để thu thập thông tin, làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng Anket: Chúng tôi xây dựng một hệ thống câu hỏi đóng và mở, tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý.
* Nhóm phương pháp toán học
Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu thu được, đảm bảo tính khách quan của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng Anket là phương pháp chủ yếu, các phương pháp khác đóng vai trò bổ trợ.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức
Nhận thức là gì?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhận thức.
- Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện vào trong tư duy, là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả nghiên cứu của quá trình đó”.[ 4, tr.882 ].
- Theo từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam: “Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể”. [ 8, tr. 589 ].
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã cho rằng: “Nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác của con người”. [ 7, tr.292 ].
- Theo chủ nghĩa duy tâm khách quan: “Nhận thức là sự hồi tưởng lại của linh hồn bất tử về thế giới các ý niệm mà nó đã từng chiêm ngưỡng được nhưng đã bị lãng quên”. [ 7, tr. 294 ] .
- Theo quan điểm của C.Mac và Ănghen: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người. Sự phản ánh đó không phải là một hành động nhất thời, máy móc, giản đơn và thụ động mà là một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực và sáng tạo”. [ 7, tr. 220 ].
- Theo V.I.Lênin: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người nhưng không phải là sự phản ánh đơn thuần, trực tiếp hoàn toàn. Quá trình này là cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành và sự hình thành nên các khái niệm, quy luật và chính các khái niệm, quy luật này lại bao quát một cách có điều kiện gần đúng tính quy luật phổ biến của thế giới tự nhiên vĩnh viễn vận động và phát triển”. [ 11, tr. 192] .
- Dưới góc độ Tâm lý học: Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý của con người (nhận thức – tình cảm – hành động ý chí). Nó có mối quan hệ chặt chẽ với hai mặt kia và với các hiện tượng tâm lý khác.
- Nhận thức là một quá trình, ở con người quá trình này gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật của hoạt động nhận thức là phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ của bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Nhận thức là một cơ chế tâm lý đi trước trong hành vi có ý thức, có mục đích của mỗi người. Nó là cơ sở để lựa chọn các cách thức hành động, hình thành tính tích cực, thế giới quan, niềm tin của mỗi người.
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhận thức. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi lấy khái niệm về nhận thức dưới góc độ Tâm lý học làm khái niệm công cụ.
Các giai đoạn của nhận thức
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Hoạt động nhận thức của con người bao gồm nhiều quá trình phản ánh hiện thực khách quan với những mức độ phản ánh khác nhau (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng) và mang lại cho ta những sản phẩm khác nhau (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm…).
Căn cứ vào tính chất phản ánh, có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
- Nhận thức cảm tính: Đây là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong hoạt động nhận thức của con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Nhận thức cảm tính bao gồm hai quá trình: Cảm giác và tri giác.
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh hoạt động của con người, giúp con người thích nghi với môi trường. Nó là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính: Là giai đoạn nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính. Nó phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ, quan hệ bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết. Nhận thức lý tính bao gồm hai quá trình: Tư duy và tưởng tượng.
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Nhận thức lý tính có vai trò rất quan trọng, là điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối, tác động trở lại nhận thức cảm tính, giúp con người nhận thức đúng đắn, đầy đủ về thế giới.
Từ mối quan hệ này, V. I.Lênin đã tổng kết thành quy luật của hoạt động nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”. [ 3, tr.189 ].
- Ngoài hai giai đoạn trên, hoạt động nhận thức còn có quá trình trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, đó là trí nhớ.
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.
Trí nhớ có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, nó phản ánh kinh nghiệm của con người ở mọi lĩnh vực, giúp con người đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cá nhân và của toàn xã hội.
Vài nét về đặc điểm nhận thức của sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ chữ Latinh “student” – những người làm việc, tìm kiếm, khai thác tri thức.
Sinh viên là những người có độ tuổi từ 18 đến 25, đang học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội, là lớp người đang được chuẩn bị cho hoạt động trong lĩnh vực nhất định. Họ là người có học vấn cao, bổ sung cho đội ngũ cán bộ của đất nước trong tương lai.
Đây là thời kỳ phát triển hoàn thiện về mặt thể chất cũng như nhận thức, trí tuệ. Sinh viên là lớp người đang từng bước tích luỹ tri thức về mọi lĩnh vực. Sinh viên có thể xử lý các vấn đề của hiện thực khách quan bằng nhận thức lý tính nhiều hơn nhận thức cảm tính nên hiệu quả cao hơn.Trong thời kỳ này, sinh viên có sự biến động mạnh mẽ về động cơ, thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp.
Nhận thức của sinh viên diễn ra từ mức độ thấp là cảm giác đến mức độ cao là tư duy. Nét đặc trưng cho hoạt động nhận thức của sinh viên là họ có thể hoạt động trí tuệ tập trung, có thể tiến hành hoạt động tư duy với sự phối hợp của nhiều thao tác: Phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá…. Họ đi sâu vào tìm hiểu những môn học, những chuyên nghành khoa học cụ thể để nắm vững đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó với mục đích trở thành các chuyên gia về các lĩnh vực nhất định.
Khả năng nhận thức của sinh viên phát triển mạnh, thể hiện ở tốc độ phản ánh và khả năng định hướng hoạt động tăng. Nhiều sinh viên khi được giao các nhiệm vụ nhận thức đã nhanh chóng định hướng được các hoạt động thông qua việc xác định mục đích, yêu cầu và tìm kiếm cách thức tiến hành hợp lý. Năng lực nhận thức, sự tự tin và phản ứng nhanh được coi là hạt nhân cơ bản về khả năng nhận thức của sinh viên.
Tính độc lập, sáng tạo ở các quá trình nhận thức của lứa tuổi sinh viên đạt mức độ cao hơn nhiều so với các giai đoạn lứa tuổi trước. Sinh viên đã xác định cho mình một hướng đi tương lai, bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh viên có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội đánh giá và có khả năng tự đánh giá mình, mong muốn tự hoàn thiện mình.
Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản về nhận thức của sinh viên, ta có thể khẳng định rằng: Giáo dục đúng hướng sẽ giúp họ có nhận thức đúng đắn và hành động thích hợp với những vấn đề đặt ra trong hiện thực khách quan.
1.2. Ma tuý
Khái niệm về ma tuý
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về ma tuý.
- Theo từ điển Hán Việt: “Ma” là tê mê, “tuý” là say sưa. Ma tuý là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn.
- Theo tiếng Anh: Ma tuý - “Narcotic drug” dùng để chỉ các chất gây nghiện nói chung.
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Ma tuý là bất kỳ chất gì khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể.
- Theo tổ chức Liên Hợp Quốc (UNODC): Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây ra tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người đó lệ thuộc vào nó, dẫn đến tổn thương và gây nguy hại cho cá nhân, cộng đồng.
- Theo Hiến pháp Việt Nam:
+ Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý như sau: Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cola, heroine, cocaine, các chất ma tuý khác ở thể lỏng và ở thể rắn.
+ Luật phòng chống ma tuý được Quốc hội thông qua ngày 9/12/2000 có hiệu lực từ ngày 1/6/2000, tại điều 1 khoản 2 quy định: Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành.
+ Trong điều 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định một số chất ma tuý cụ thể thường gặp như: Heroine, cocaine, nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cola. Ngoài ra, trong điều luật còn quy định các chất ma tuý khác ở thể rắn hoặc thể lỏng mà không liệt kê cụ thể đó là chất gì. Vì vậy, cần phải hiểu các chất ma tuý khác là các chất được quy định cụ thể trong công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý mà Việt Nam đã tham gia.
- Theo pháp luật của Trung Quốc: Uỷ ban thường vụ quốc hội về việc chống ma tuý ngày 28/2/1990 quy định tại điều 1: Các chất ma tuý gồm thuốc phiện, heroine, morphine, marijuana, cocaine, các chất gây nghiện khác và các chất hướng thần đặt dưới sự kiểm soát của các quy định của quốc vụ viện.
Như vậy, ma tuý là một chất độc, gây nghiện và bị pháp luật cấm sử dụng, cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ.
Tóm lại, từ những điều đã trình bày trên, ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về ma tuý như sau: Ma tuý là bất kỳ chất gây nghiện khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm sinh lý của con người. Dùng nhiều lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần,