Dư luận xã hội là trạng thái, ý thức xã hội bao gồm thái độ của con người đối với các sự kiện và sự việc của hiện thực xã hội, đối với hoạt động của các nhóm và các tổ chức xã hội khác nhau. Đó chính là kết quả của quá trình thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận dài hay ngắn và theo hình thức nào tùy theo bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hoá và tính thuần nhất của mỗi quốc gia.
Nghiên cứu dư luận xã hội là nhu cầu không thể thiếu của Đảng và nhà nước ta cũng như nhiệm vụ quan trọng của các nhà xã hội học.
“An toàn giao thông là không tai nạn”, “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” khẩu ngữ này được treo ở khắp mọi nơi trên mọi nẻo đường như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Vậy mà hàng ngày, hàng giờ vẫn có những vụ tai nạn xảy ra, vẫn có nhiều người không đội mủ bảo hiểm, vẫn vượt đèn đỏ. Vấn đề giao thông đang là đề tài nổi cợm trong xã hội hiện nay. Đặc biệt ở các khu đô thị, thành phố lớn thì an toàn giao thông(ATGT) lại đáng được quan tâm hơn cả.
Vậy để biết dư luận xã hội đã nói gì về điều này, sau đây tôi xin tìm hiểu về “nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông tại TP Hồ Chí Minh” để phân tích dư luận xã hội về vấn đề này từ những suy nghĩ, thái độ, tình cảm và hành động của mọi người. Đồng thời thấy được những phản ứng khác nhau của một hiện tượng xã hội.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông tại TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC TIÊU 2
NỘI DUNG 3
Thực trạng giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3
Thực trạng các hành vi ứng xử khi tham gia giao thông đô thị hiện nay:..5
Tiến trình dư luận xã hội 6
Các cá nhân, các nhóm xã hội tiếp xúc với các hiện tượng xã hội, các sự kiện xã hội tạo nên cảm giác, cảm nghĩ ban đầu. 6
Trao đổi, bàn luận về các ý kiến xung quanh đối tượng dư luận. Lúc này các ý kiến cá nhân được chuyển dần thành ý kiến tập thể. 9
Các ý kiến khác nhau được thống nhất lại trên những quan điểm cơ bản để hình thành sự đánh giá chung các hiện tượng, các quá trình xã hội, những đánh giá này thỏa mãn được sự nhận định của đa số cộng đồng. 10
Nhóm hoặc cộng đồng người thống nhất với nhau về cách thức hành động. 12
KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN 14
Tài liệu tham khảo 16
MỤC TIÊU
Dư luận xã hội là trạng thái, ý thức xã hội bao gồm thái độ của con người đối với các sự kiện và sự việc của hiện thực xã hội, đối với hoạt động của các nhóm và các tổ chức xã hội khác nhau. Đó chính là kết quả của quá trình thảo luận xã hội. Quá trình thảo luận dài hay ngắn và theo hình thức nào tùy theo bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hoá và tính thuần nhất của mỗi quốc gia.
Nghiên cứu dư luận xã hội là nhu cầu không thể thiếu của Đảng và nhà nước ta cũng như nhiệm vụ quan trọng của các nhà xã hội học.
“An toàn giao thông là không tai nạn”, “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” khẩu ngữ này được treo ở khắp mọi nơi trên mọi nẻo đường như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Vậy mà hàng ngày, hàng giờ vẫn có những vụ tai nạn xảy ra, vẫn có nhiều người không đội mủ bảo hiểm, vẫn vượt đèn đỏ... Vấn đề giao thông đang là đề tài nổi cợm trong xã hội hiện nay. Đặc biệt ở các khu đô thị, thành phố lớn thì an toàn giao thông(ATGT) lại đáng được quan tâm hơn cả.
Vậy để biết dư luận xã hội đã nói gì về điều này, sau đây tôi xin tìm hiểu về “nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông tại TP Hồ Chí Minh” để phân tích dư luận xã hội về vấn đề này từ những suy nghĩ, thái độ, tình cảm và hành động của mọi người. Đồng thời thấy được những phản ứng khác nhau của một hiện tượng xã hội.
NỘI DUNG
Thực trạng giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Hiện nay do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thoả mãn cuộc sống của con người ngày càng cao. Điều đó dẫn đến các phương tiện tham gia giao thông của con người là không thể thiếu. Xe gắn máy là phương tiện tham gia giao thông(TGGT) thuận lợi và ít tốn kém nhất của cộng đồng người Việt. Điều đó ắt sẽ trở thành hệ lụy khi người tham gia giao thông ngày càng gia tăng. An toàn giao thông đã trở thành một vấn đề nan giải, trong đó đặc biệt là giới trẻ.
Tính cho tới thời điểm này toàn TP Hồ Chí Minh đã xảy ra 1.020 vụ tai nạn giao thông(TNGT), làm chết 856 người, bị thương 435 người, gây hư hỏng 1.462 phương tiện. So với cùng kỳ năm 2008, số vụ TNGT tuy có giảm 2 vụ nhưng số người chết và bị thương lại tăng vọt lên 69 người. Ngoài ra còn có gần 8.000 vụ va chạm làm bị thương nhẹ 8.760 người và gây hư hỏng hơn 11.100 phương tiện.
Các vụ TNGT xảy ra tập trung ở khu vực nội thành, kế đến là ngoại thành và cuối cùng là quốc lộ. Đối tượng gây tai nạn dẫn đầu là mô tô xe máy chiếm 70% số vụ, ô tô chiếm 22,6%, còn lại là các thành phần khác như khách bộ hành, xe 3 bánh gắn máy, xe đạp-xe đạp điện… Nếu như các lỗi phổ biến gây ra TNGT là phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia trước khi điều khiển xe, lưu thông không đúng phần đường… thì tình trạng ùn tắc giao thông lại là hậu quả tổng hợp của hàng loạt yếu tố: bùng nổ phương tiện cá nhân, diện tích đường quá ít, tổ chức phân luồng giao thông chưa hợp lý, hệ thống đèn tín hiệu giao thông chưa đầy đủ…
Với những người dân sống tại các đô thị lớn như TP.HCM thì ùn tắc giao thông đã trở nên quá quen thuộc. Cảnh tượng những ngã tư chật kín, hàng nghìn, hàng vạn xe cộ đủ loại chen chúc nhau, máy nổ ầm ĩ, khói xả mù mịt... được coi như “chuyện thường ngày”.
Vấn đề ùn tắc giao thông tại TP Hồ Chí Minh vẫn cứ diễn ra thường xuyên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều hoạt động kinh tế – xã hội. Theo thống kê năm 2008, TP Hồ Chí Minh đã xảy ra 48 vụ tắc đường hơn 30 phút, tăng 19 vụ so với năm 2007. Năm 2009, tình hình ùn tắc giao thông vẫn tiếp tục gia tăng. Từ sau Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009 đến nay, mặc dù các ngành chức năng có nhiều nỗ lực, tình hình ùn tắc giao thông tại TPHCM vẫn hết sức phức tạp. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Công an TP Hồ Chí Minh cho thấy tính đến cuối tháng 10-2009, TP đã xảy ra 69 vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng (thời gian ùn tắc kéo dài từ 30 phút trở lên), tăng 28 vụ so với cùng kỳ năm trước. Số vụ ùn ứ giao thông với thời gian ngắn hơn thì không thể nào đếm xuể bởi tần suất, mật độ xảy ra quá dày đặc! Chỉ trong vài ngày nghỉ lễ cuối tháng 12 năm 2010 vừa qua, tình trạng tắc đường nghiêm trọng lại xảy ra khắp nơi, nhất là các tuyến đường cửa ngõ ra vào thành phố và ở các bến xe, điểm vui chơi giải trí.
Thời gian gần đây, tại TPHCM lại liên tiếp xảy ra những “cuộc chiến đẫm máu” gây hậu quả nghiêm trọng chỉ vì những vụ va chạm giao thông rất nhỏ trên đường. Gần đây nhất là vụ va quẹt nhỏ giữa hai xe máy trên đường Cống Quỳnh (quận 1) vào đêm 06/08/2010. Chỉ vì va chạm nhỏ mà hai bên đã xảy ra ẩu đả, hậu quả là 2 người chết, 1 bị thương nặng.
Trước đó, ngày 1/6, một chiếc container đã va quẹt nhẹ vào một chiếc xe tải tại khu vực Suối Tiên (quận 9). Sau vài câu chửi bới, lái xe tải điều khiển xe đi tiếp. Ai ngờ lái xe container tăng tốc đuổi theo dù đường rất đông người. Đến gần cầu Đồng Nai thì tài xế container đuổi kịp xe tải và lao xuống dùng mã tấu truy sát tài xế xe tải. Đó chỉ là những vụ việ trong hàng trăm hàng ngàn vụ xô xác gây chết người vì những qua quẹt nhỏ trên đường.
Thống kê của Phòng CSGT đường bộ - Công an TP cho thấy, số người tham gia giao thông vi phạm ngày càng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu năm 2005, CSGT xử phạt khoảng 991.000 trường hợp vi phạm, với số tiền trên 50 tỉ đồng, thì đến năm 2006, con số vi phạm bị xử phạt lên đến gần 1,3 triệu trường hợp, với số tiền xử phạt trên 100 tỉ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn thành phố đã có gần 700.000 lượt vi phạm (tăng 130.000 vụ so thời điểm 2006).
Thực trạng trên khiến chúng ta không thể không nhìn lại văn hóa giao thông của người dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và người Việt nói chung.
Thực trạng các hành vi ứng xử khi tham gia giao thông đô thị hiện nay:
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, đi kèm
với nó là sự phát triển của quá trình đô thị hóa. Sự hình thành và phát triển các đô thị lại
dẫn tới sự bùng nổ về dân số và sự phát triển về kinh tế - xã hội. Các đô thị Việt Nam nói
chung và các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng,
Cần Thơ nói riêng đã và đang có rất nhiều cơ hội thu được những lợi ích tối đa từ sự phát
triển này, nhưng luôn đi kèm với nó là những nguy cơ, thách thức đang hiện hữu và tiềm
ẩn đặt ra, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể để hạn chế và khắc phục kịp thời.
Ngành giao thông vận tải cũng chịu nhiều tác động do quá trình đô thị hóa, nhu
cầu đi lại của thị dân tăng cao, làm cho số lượng phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt
là xe máy và ô tô con đang tăng lên rất nhanh, ùn tắc giao thông đô thị ngày càng nghiêm
trọng, tai nạn giao thông cũng đang diễn biến rất phức tạp....
Phát triển bền vững giao thông ở mỗi đô thị đều dựa trên ba yếu tố cơ bản là: hệ
thống cơ sở hạ tầng, hệ thống phương tiện và con người tham gia giao thông. Yếu tố con
người là nhân tố cơ bản, quyết định đến các hành vi ứng xử khi tham gia giao thông, nó thể hiện “văn hóa giao thông” của mỗi đô thị.
Hành vi ứng xử chủ yếu của mỗi người khi tham gia giao thông đường bộ trong
đô thị thường là: điều khiển phương tiện cơ giới, đi xe đạp, đi bộ, ứng xử với nhau khi có
va chạm và tai nạn xảy ra, chấp hành các hiệu lệnh của các lực lượng chức năng, đèn tín
hiệu…. Bên cạnh những hành vi ứng xử có “văn hóa giao thông”, chấp hành đúng quy
tắc giao thông đường bộ của một bộ phận cư dân thì thực tế hiện nay có rất nhiều và trở
thành phổ biến ở mỗi đô thị nước ta đó là tình trạng diễn ra các hành vi ứng xử không có
“văn hóa giao thông”, không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông như; chạy xe quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi
không đúng làn xe quy định, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định, lạm dụng việc sử
dụng còi, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia khi lái xe, đi xe thành nhiều hàng.
Người đi bộ thì đi tùy ý thích, cứ hiên ngang bước qua mũi xe máy, ôtô, không hề biết sợ,
qua đường không đúng nơi quy định, khi xảy ra va chạm thì cãi cọ, dẫn đến xô xát….
Vì vậy, việc phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp khắc phục các hành vi ứng
xử thiếu ý thức khi tham gia giao thông là rất cần thiết và cấp bách, đây là yếu tố cơ bản
để hình thành nếp “văn hóa giao thông” của mỗi đô thị ở nước ta hiện nay
Tiến trình dư luận xã hội
Các cá nhân, các nhóm xã hội tiếp xúc với các hiện tượng xã hội, các sự kiện xã hội tạo nên cảm giác, cảm nghĩ ban đầu.
Khoảng 100 bạn trẻ đã có mặt tại bàn tròn “Thanh niên TP và văn hóa giao tông”, do Hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM và Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức ngày 2-10.
Bạn Lường Minh Sơn (ĐH Luật TP.HCM) dẫn ra hai câu chuyện. Ở xứ người, một phụ nữ đi xe đạp sai luật bị ôtô đụng, thương tích rất nặng nhưng không được bồi thường mà còn bị chủ ôtô kiện vì làm anh ta chấn động tinh thần và hư xe. Ở ta, một người đi xe đạp đột ngột sang đường không ra hiệu trước và bị người đi xe máy đụng phải, không ai bị sao nhưng hai chiếc xe đều hỏng, cuối cùng người chủ xe máy phải đền cho người đi xe đạp.
Thông thường có vẻ như những người đi xe máy, xe đạp, đi bộ dễ bị nguy hiểm hơn người ngồi trong ô tô, nhưng họ lại không nghĩ thế, nên luôn có ý nghĩ rằng: xe ô tô đâm xe máy là ô tô phải đền, xe máy đâm xe đạp là xe máy phải đền… Vậy thì ở đây, vấn đề tiên quyết là dân trí. Vì những người hiểu biết, có học thường “ít” liều mình vô lý như thế.
Không ít người cố tình luồn lách bên phải, bên trái ô tô trong lúc chờ đèn đỏ hoặc đi chậm rồi càng xe máy bẻ quặt cái gương hậu ô tô ra đằng trước rồi thản nhiên đi tiếp! Người có ô tô không cần người đó đền hay bẻ lại, chỉ cần một cái ngoái đầu lại, giơ tay xin lỗi, vậy là cả 2 vui vẻ. Nhưng đừng có mơ nhé! Vậy thì ai sẽ “điên” đây?Như mọi người đều thấy, chúng ta đang phải “bon chen” trên những con đường quá thật hẹp. Và lỗi làm cho đường hẹp lại không phải lỗi của người có xe ô tô. Vì nếu đổ lỗi cho ô tô thì các bạn đổ lỗi cho công cuộc đổi mới của đất nước à?
Cùng hành vi nhưng hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau. Sơn kết luận: “Dường như có một thứ luật bất thành văn trong giao thông, đó là người đi xe lớn hơn phải bồi thường người điều khiển phương tiện nhỏ hơn, bất kể lỗi của ai. Sự đúng sai theo Luật giao thông chỉ là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mức đền bù”.
Dẫn chứng trên được nhiều bạn đồng tình. Bạn Nguyễn Tương Bình (ĐH Văn Hiến) kể một thí nghiệm nho nhỏ từng thử nghiệm lúc lưu thông trên đường. Khi đang dừng đèn đỏ, Bình đứng phía sau và thử bóp còi. Lập tức những người đứng trước cho xe chạy mà không cần nhìn đèn tín hiệu giao thông vẫn còn đang đỏ. Chưa kể khi có ai vi phạm và bị cảnh sát thổi phạt, người đó sẽ bị cho là xui xẻo chứ không nhận thức hết hành vi vi phạm dẫn đến phải chịu xử phạt.
Cũng chính vì ở những đô thị lớn như TPHCM ùn tắc diễn ra quá thường xuyên, khiến nảy sinh tâm lý tranh giành, chi phối hành vi ứng xử của nhiều người khi đi đường. Ngoài ra, cũng vì thường xuyên chịu ùn tắc, khó chịu vì bụi khói… khiến họ mang nặng tâm lý bực bội, ức chế nên dễ mất bình tĩnh khi tham gia giao thông.
Thạc sĩ Nguyễn Hải Nguyên (ĐH KHXH&NV TPHCM) cho rằng: “Một bộ phận người tham gia giao thông có suy nghĩ phải vượt qua điểm ùn tắc bằng mọi cách, bất chấp các quy định của luật lệ giao thông, thậm chí coi thường sự an toàn của người khác. Đây chính là hậu quả của tâm lý ích kỷ ở mỗi cá nhân”.
Tình hình lưu thông tại TP HCM khá lộn xộn, mạnh ai nấy chạy, bất chấp quy định của pháp luật. Nhất là ở những tuyến đường, giao lộ vắng bóng CSGT, tình trạng người điều khiển phương tiện ngang nhiên vi phạm giao thông ngày càng phổ biến, như một hiện tượng xã hội đáng báo động.
Những hình ảnh người tham gia giao thông cố tình vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, lấn tuyến, tìm mọi cách chèn lách để vượt lên trước phương tiện khác... diễn ra hầu hết ở mọi tuyến đường, giao lộ.
Bạn Phong, một bạn đọc sinh sống ở nước ngoài, cũng đóng góp ý kiến của mình: “ Là người Việt Nam sống ở nước ngoài nhưng tôi và nhiều người khác luôn quan tâm đến đời sống người dân trong nước mà trong đó việc nổi bật vẫn là vấn đề di chuyển. Tôi cũng như bao người Việt khác, một hay hai năm một lần về quê thăm thân nhân và gia đình, việc mà tôi nhận thấy trước mắt về vấn đề kẹt xe và tai nạn giao thông ở TPHCM hay các đô thị lớn nói riêng và cả Việt Nam nói chung không phải hoàn toàn do đường xá hay phương tiện mà nguyên nhân chính là do tinh thần trách nhiệm của người dân (hay người điều khiển phương tiện giao thông) quá thấp trong vấn đề chấp hành luật lê giao thông, từ người đi bộ cho đến người đi xe đạp, xe gắn máy rồi đến anh tài xế taxi và nói chung là tất cả đều không có một chút gì ý thức về vấn đề tôn trọng luật giao thông”.
Theo Thượng tá Phạm Văn Thịnh - Trưởng phòng CSGT đường bộ - Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết người vi phạm đều xuất phát từ việc ý thức chấp hành Luật Giao thông kém. Mọi người điều khiển phương tiện biết rõ các hành vị như: Vượt đèn đỏ, lấn tuyến, đi vào đường cấm... là vi phạm, song họ vẫn cố tình vi phạm. Việc người dân thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông chiếm 86% số vụ TNGT.
Trao đổi, bàn luận về các ý kiến xung quanh đối tượng dư luận. Lúc này các ý kiến cá nhân được chuyển dần thành ý kiến tập thể.
Thực tế cho thấy việc tham gia giao thông đòi hỏi hành vi xử lý rất năng động và nhanh nhạy, trong từng trường hợp có thể vi phạm mà tính mạng vẫn bảo toàn. Về quy định của pháp luật giao thông có thể bị xâm hại nhưng mục tiêu không để xảy ra tai nạn vẫn được kiểm soát. Vấn đề ở đây là ý thức người tham gia giao thông phải được trang bị như thế nào để đạt tới kỹ năng hoàn chỉnh và tự có thể bảo vệ mình trong mọi tình huống khi tham gia giao thông. Từ đây ta có thể xác định được trách nhiệm của hai đối tượng: người tham giao thông và người quản lý về hoạt động giao thông.
Lâu nay, khi đề cập đến ý thức của người tham gia giao thông, các cơ quan chức năng thường đưa ra nhận định khá nhẹ nhàng: "Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông còn hạn chế". Tại Nghị quyết 32 (ngày 29/6/2007), Chính phủ đã chỉ rõ: "Ý thức chấp hành pháp luật trật tự ATGT của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm trật tự ATGT rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm...".
Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông hiện nay rất kém, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tăng đột biến. Đặc biệt tại TPHCM - một thành phố lớn của cả nước - vấn đề ý thức của người dân đang trở thành một thực trạng đáng báo động. Ngày 28-12, phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 16 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Tình trạng TNGT tại Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay do hành vi của người TGGT không chỉ là vấn đề của riêng thành phố mà là vấn đề được người dân cả nước quan tâm, thậm chí kiều bào ta tại nước ngoài cũng bức xúc về vấn đề này. TNGT làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của cả nước”
Khi đề cập đến nhận thức của người tham gia giao thông, luật gia Dương Quang Thọ (Trưởng phòng Tuyên truyền - Sở Tư pháp) cho rằng, hiện nay đang hình thành một chân lý ngược đối với người tham gia lưu thông.
Những điều bình thường (đến đèn đỏ dừng lại, không đi vào đường cấm, không phóng nhanh vượt ẩu...) trở thành không bình thường; còn những điều không bình thường (vượt đèn đỏ, đi vào đường, lấn tuyến...) lại hoá ra bình thường (!?).
Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, từ năm 2003 đến nay, ngành GTCC đã lắp đặt tại các điểm nóng đông người (trường học, bệnh viện, chợ) khoảng 20 chốt đèn ưu tiên và gần chục cầu vượt bộ hành dành cho người đi bộ qua đường.
Nhưng trên thực tế, có đến 80-90% người dân không sử dụng hệ thống đèn ưu tiên hay cầu vượt, ngược lại họ vẫn vô tư trộn lẫn vào dòng xe cộ đang lưu thông, băng ngang rất nguy hiểm.
Hậu quả của việc thiếu ý thức bảo vệ tính mạng của chính mình đã dẫn đến không ít vụ tai nạn chết người đáng tiếc xảy ra.
Các ý kiến khác nhau được thống nhất lại trên những quan điểm cơ bản để hình thành sự đánh giá chung các hiện tượng, các quá trình xã hội, những đánh giá này thỏa mãn được sự nhận định của đa số cộng đồng.
Theo nhận định, nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình tai nạn và ùn tắc giao thông chưa “tháo gỡ” là do ý thức chấp hành luật của người khi tham gia giao thông chưa tự giác, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh gấp nhiều lần so với tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng; vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt vẫn diễn biến phức tạp...
Để giải quyết tình hình TNGT và từng bước: “nâng cao nhận thức cũng như cải thiện hành vi của người TGGT”, việc đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động giữ vai trò quyết định, song khó có thể chỉ mong đợi vào tính tự giác mà cần hơn cả là những biện pháp quyết liệt có tính răn đe mạnh của các ngành chức năng và chính quyền các địa phương. Theo T.S Chu Công Minh (ĐH Bách khoa TP.HCM): “Để việc đi lại của người dân được thuận lợi nhất, chính quyền thành phố nên cung cấp một hệ thống thông tin giao thông thực tế bao gồm hiện trạng giao thông trên đường và các điểm đậu xe”.
Theo LTS Dân trí - Bên cạnh luật pháp nghiêm còn hàng loạt các yếu tố khác liên quan làm cho người tham gia giao thông từ chỗ không có ý thức cũng phải trở thành có ý thức. Chẳng hạn như bảo hiểm, mức bảo hiểm nhà cung cấp chấp nhận cho bạn tham gia sẽ phụ thuộc vào chính bạn. Nếu bạn vi phạm luật giao thông thì mức đóng bảo hiểm của bạn sẽ phải cao, đó là điều dễ hiểu. Khi bạn phạm luật giao thông bạn có thể sẽ phải đi học lại luật, ra tòa án và thậm chí ngồi tù. Các thủ tục này cực kỳ tốn thời gian và tiền bạc, vì thế khi bạn đã lâm vào mức độ này thì bạn sẽ tốn hàng nghìn USD (tối thiểu bạn phải chi phí các khoản: cho luật sư, tiền tham gia học lại luật để có chứng chỉ trình trước toàn án...).
Chưa dừng lại ở đó, bạn có thể sẽ bị treo bằng tới 6 tháng hoặc hơn nữa, như vậy trong thời gian đó bạn đi làm bằng cách nào? dường như các hoạt động của bạn sẽ bi ảnh hưởng rất nhiều. Quay trở lại nước ta, theo tôi để giải quyết hoặc hạn chế được các vấn nạn thì việc nâng cao ý thức người tham gia giao thông thông qua những biện pháp xử phạt nghiêm minh là việc quan trọng nhất. Việc quy hoạch đô thị và phân luồng giao thông cũng phải được tiến hành hợp lý, tránh việc tập trung quá mau các trung tâm hành chính, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm trong khu vực giao thông còn nhiều hạn chế...
Muốn giải quyết cơ bản những vấn nạn giao thông hiện nay thì phải có những biện pháp cơ bản và đồng bộ như đóng góp ý kiến của tác giả bài viết trên các báo đài cũng như nhiều bạn đọc khác. Tuy nhiên chúng ta không chờ đến khi đất nước giàu lên và trình độ văn minh của người dân đã được nâng cao, mà ngay từ bây giờ, cần áp dụng ngay biện pháp khả thi, kể cả những biện pháp tình thế, để giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông, nhất khắc phục những tai nạn giao thông gây tổn hại nhiều về kinh tế, thậm chí cả sinh mạng con người.
Nhóm hoặc cộng đồng người thống nhất với nh