Đề tài Nhân vật chèo từ truyền thống đến hiện đại dưới góc nhìn văn hoá

Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một hai thế kỷ mà nhiều thế kỷ; không phải một hai nơi mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó là kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là công trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn hướng tới chân - thiện - mỹ. Từ thập kỷ văn hóa những năm 80 của thế kỷ XX, người ta thường nhắc đến văn hóa như là một động lực để phát triển xã hội và đòi hỏi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống của hoạt động con người một chất lượng, một trình độ văn hóa hay nói đúng hơn là trên mọi lĩnh vực đều cần có một sự đòi hỏi được văn hóa hóa. Hơn một nửa thế kỷ qua, ngành Chèo đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật Chèo một cách sâu sắc. Tuy nhiên việc nghiên cứu Chèo chủ yếu vẫn dừng lại xung quanh những vấn đề của nghệ thuật Chèo (tìm hiểu, khảo sát Chèo với tư cách là một nghệ thuật.) cũng có một vài nhà nghiên cứu mở rộng phạm vi tìm hiểu của mình theo xu thế của thập kỷ văn hóa, chẳng hạn nghiên cứu Chèo dưới góc nhìn triết học, đạo đức học nhưng mới chỉ là tiểu luận lẻ tẻ mà chưa có một chuyên luận tìm hiểu Chèo dưới góc nhìn văn hóa. Lý do của hiện tượng này có thể là giới nghiên cứu đã mặc nhiên coi Chèo là một loại hình văn hóa (nghệ thuật), một lý do khác rất ngẫu nhiên là các nhà nghiên cứu chưa hoặc là không quan tâm đến vấn đề này, và điều đó đã tạo nên một khoảng trống khiến cho chúng tôi là người nghiên cứu đi sau bước đầu mạnh dạn đi vào tìm hiểu. Bởi vì, khi nói đến những vấn đề mà người đi trước đã nói thì rất khó mà tìm kiếm phát hiện ra những điểm mới. Và trong quá trình nghiên cứu về Chèo đặc biệt là những vở Chèo hiện đại, chúng tôi thấy là có một số vở diễn cần phải xem xét và bàn bạc trên khía cạnh văn hóa, đúng hơn là trên những yếu tố văn hóa phi nghệ thuật như triết học, đạo đức học, mỹ học. chính vì thế mà công trình này đã mạnh dạn ra đời. Trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội, Chèo cần phải đổi mới sáng tạo, nhưng để sáng tạo cách tân đạt được hiệu quả mong muốn thì ngoài việc nhận thức đúng, quan điểm đúng, cần phải có một bản lĩnh văn hóa vững vàng. Là người đã từng theo dõi thực tế nghệ thuật Chèo nhiều năm, lại đã từng thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu Chèo truyền thống, tôi nhận thấy rất rõ rằng, cần phải tiếp cận hiện tượng Chèo từ góc nhìn văn hóa mới có khả năng đi sâu thấu hiểu, thâm nhập vào ý nghĩa bên trong và các giá trị đích thực của đối tượng nghiên cứu (Chèo). Từ đó thấy rõ được phương hướng động lực phát triển trong Chèo hôm nay. Bởi thế, việc nghiên cứu nghệ thuật Chèo dưới góc nhìn văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết đến cấp thiết.

doc136 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhân vật chèo từ truyền thống đến hiện đại dưới góc nhìn văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde tai NCKH - chinh thuc.doc
  • docBIA 2007.doc
  • docBIA- 2007.doc
  • docde tai NCKH - chinh thuc1.doc
  • docMuc luc.doc
  • docMuc luc1.doc
  • docTom tat de tai NCKH.doc
Luận văn liên quan