1. Cơ sở nghiên cứu của đề tài:
Nhập siêu (hay thâm hụt cán cân thương mại), vẫn thường được nhắc đến như một dấu hiệu không tốt của một nền kinh tế. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở mức trầm trọng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng, chẳng hạn như ở Mê-hi-cô trong thập kỷ 80 và Braxin, Achentina trong những năm gần đây. Mức thâm hụt cán cân thương mại sẽ được cải thiện nếu như luồng nhập khẩu hiện tại tạo mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững trong tương lai (trường hợp của các NICs châu Á, đặc biệt là Singapore và Hàn Quốc trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước).
Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (từ năm 1996 đến năm 2006), cán cân thương mại Việt Nam liên tục bị thâm hụt. Năm 1996, nhập siêu đạt mức kỷ lục so với giai đoạn trước (3,888 tỷ USD), sau đó giảm dần đến mức thấp nhất (81 triệu USD) vào năm 1999, rồi lại liên tục tăng dần qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003 và đạt đỉnh vào năm 2004 (5,572 tỷ USD), sau đó có giảm trong năm 2005 (4,658 tỷ USD), nhưng lại có dấu hiệu tăng nhẹ vào năm 2006 (4,805). Vì vậy, nhập siêu đã trở thành một trong những vấn đề kinh tế được quan tâm đặc biệt, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, và đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nhằm phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006: sự biến đổi của kim ngạch nhập siêu qua các năm, các thị trường và mặt hàng nhập siêu chính, nguyên nhân và ảnh hưởng của nhập siêu tới nền kinh tế. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và điều tiết nhập siêu trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ lý thuyết cũng như các điều kiện thực tế khác, bản khóa luận này tập trung vào giải quyết các câu hỏi sau:
- Nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 diễn biến như thế nào?
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu giai đoạn qua là gì?
- Mức độ ảnh hưởng của nhập siêu tới nền kinh tế như thế nào?
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và mức nhập siêu, không bao hàm xuất nhập khẩu dịch vụ.
- Giới hạn không gian đối tượng nghiên cứu: Việt Nam.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: giai đoạn 1996-2006.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh giữa lý thuyết về nhập siêu, thực tiễn của các nước với tình hình cụ thể của Việt nam để đánh giá thực trạng, các nguyên nhân và ảnh hưởng của nhập siêu tới nền kinh tế.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu kết quả tính toán và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhập siêu
Chương II: Tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006: Nguyên nhân và ảnh hưởng
Chương III: Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp điều chỉnh nhập siêu trong thời gian tới
94 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở nghiên cứu của đề tài:
Nhập siêu (hay thâm hụt cán cân thương mại), vẫn thường được nhắc đến như một dấu hiệu không tốt của một nền kinh tế. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở mức trầm trọng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng, chẳng hạn như ở Mê-hi-cô trong thập kỷ 80 và Braxin, Achentina trong những năm gần đây. Mức thâm hụt cán cân thương mại sẽ được cải thiện nếu như luồng nhập khẩu hiện tại tạo mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững trong tương lai (trường hợp của các NICs châu Á, đặc biệt là Singapore và Hàn Quốc trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước).
Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (từ năm 1996 đến năm 2006), cán cân thương mại Việt Nam liên tục bị thâm hụt. Năm 1996, nhập siêu đạt mức kỷ lục so với giai đoạn trước (3,888 tỷ USD), sau đó giảm dần đến mức thấp nhất (81 triệu USD) vào năm 1999, rồi lại liên tục tăng dần qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003 và đạt đỉnh vào năm 2004 (5,572 tỷ USD), sau đó có giảm trong năm 2005 (4,658 tỷ USD), nhưng lại có dấu hiệu tăng nhẹ vào năm 2006 (4,805). Vì vậy, nhập siêu đã trở thành một trong những vấn đề kinh tế được quan tâm đặc biệt, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, và đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nhằm phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006: sự biến đổi của kim ngạch nhập siêu qua các năm, các thị trường và mặt hàng nhập siêu chính, nguyên nhân và ảnh hưởng của nhập siêu tới nền kinh tế. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và điều tiết nhập siêu trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ lý thuyết cũng như các điều kiện thực tế khác, bản khóa luận này tập trung vào giải quyết các câu hỏi sau:
- Nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 diễn biến như thế nào?
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu giai đoạn qua là gì?
- Mức độ ảnh hưởng của nhập siêu tới nền kinh tế như thế nào?
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và mức nhập siêu, không bao hàm xuất nhập khẩu dịch vụ.
Giới hạn không gian đối tượng nghiên cứu: Việt Nam.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: giai đoạn 1996-2006.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh giữa lý thuyết về nhập siêu, thực tiễn của các nước với tình hình cụ thể của Việt nam để đánh giá thực trạng, các nguyên nhân và ảnh hưởng của nhập siêu tới nền kinh tế.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu kết quả tính toán và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhập siêu
Chương II: Tình hình nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006: Nguyên nhân và ảnh hưởng
Chương III: Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp điều chỉnh nhập siêu trong thời gian tới
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHẬP SIÊU
1. Một số thuật ngữ
1.1. Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự mua bán/trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, giữa nước xuất khẩu (bán) và nước nhập khẩu (mua). Trong lịch sử, thương mại quốc tế được tiến hành theo cách thức hàng đổi hàng (barter trade). Ngày nay, thương mại quốc tế được tiến hành thông qua tiền. Về bản chất, thương mại quốc tế là một quá trình liên kết người bán và người mua từ các quốc gia khác nhau sử dụng các ngôn ngữ khác biệt, hệ thống luật pháp khác biệt, tập quán kinh doanh khác biệt, và mạng lưới giao dịch, chuyển giao hàng hóa, dịch vụ phức tạp. Mạng lưới này liên quan tới chính sách thuế và thủ tục hải quan, hệ thống đo lường tiêu chuẩn chất lượng, bảo hiểm vận chuyển, và các quy định hành chính khác.
Điểm khác biệt căn bản giữa thương mại quốc tế (hay ngoại thương) và nội thương là việc sử dụng các loại tiền tệ khác nhau và các luật lệ khác nhau của các chính phủ khác nhau như thuế suất, các biện pháp hạn chế nhập khẩu và các biện pháp kiểm soát tỷ giá hối đoái.
1.2. Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế (International balance of payment) là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế trong một nền kinh tế mở.
Cán cân thanh toán quốc tế là bảng thống kê tất cả những giao dịch kinh tế giữa những người cư trú của một nước vói những người cư trú của các nước khác trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Các giao dịch kinh tế là sự trao đổi tự nguyện quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính giữa những người cư trú và những người cư trú. Người cư trú là những thể nhân hoặc pháp nhân cư trú ở quốc gia đang được xem xét lâu hơn một năm, không phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Tuy nhiên các nhà ngoại giao, các chuyên gia quân sự ở bên ngoài lãnh thổ của họ cũng như các tổ chức quốc tế không phải là người cư trú của nước nơi họ đang làm việc.
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm nhiều tài khoản khác nhau, biểu thị sự di chuyển giữa các dòng hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ và tài sản tài chính giữa những người cư trú và những người không cư trú. Theo truyền thống, cán cân thanh toán quốc tế bao gồm hai tài khoản chính : cán cân tài khoảng vãng lai (gọi tắt là tài khoản vãng lai - current account) và cán cân tài khoản vốn (gọi tắt là tài khoản vốn - capital account).
1.3. Cán cân tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai (current account) ghi nhận tất cả các giao dịch có liên quan đến việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, thu nhập từ đầu tư và dịch chuyển đơn phương giữa những người cư trú và những người không cư trú. Tài khoản vãng lai bao gồm các hạng mục như xuất khẩu, nhập khẩu và dịch chuyển đơn phương ròng.
1.4. Cán cân thương mại
Cán cân thương mại (balance of trade) là một trong những vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô, là một bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán và được phản ánh cụ thể trong cán cân tài khoản vãng lai. Về mặt kỹ thuật, cán cân thương mại là cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Cán cân thương mại là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa (thường được tính theo giá FOB) với tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa (thường được tính theo giá CIF) của một nước với nước ngoài trong một thời kỳ xác định, thường là một năm.
Về ý nghĩa kinh tế, tình trạng của cán cân thương mại (thâm hụt hay thặng dư) thể hiện trạng thái của nền kinh tế. Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung và cầu tiền tệ của một quốc gia. Thứ hai, dữ liệu trên cán cân thương mại có thể được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một nước. Thứ ba, thâm hụt hay thặng dự cán cân thương mại có thể làm tăng khoản nợ nước ngoài hoặc gia tăng mức dự trữ ngoại tệ, tức là thể hiện mức độ an toàn hoặc bất ổn của nền kinh tế. Thứ tư, thâm hụt hay thặng dư cán cân thương mại phản ứng hành vi tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế. Như vậy, cán cân thương mại thể hiện một cách khá tổng quát các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô như chính sách thương mại, chính sách tiền tệ (tỷ giá, lãi suất), chính sách cơ cấu, chính sách đầu tư và tiết kiệm, chính sách cạnh tranh.
1.5. Nhập siêu (thâm hụt cán cân thương mại)
Nhập siêu (Trade deficit) hay tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, là sự mất cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu, tức là nhập khẩu vượt quá xuất khẩu. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở mức trầm trọng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kém trong điều tiết kinh tế vĩ mô và hậu quả đối với nền kinh tế rất trầm trọng, chẳng hạn như ở Mexico trong thập kỷ 80 và Braxin, Achentina trong những năm gần đây. Mức thâm hụt cán cân thương mại sẽ được cải thiện nếu như luồng nhập khẩu hiện tại tạo mức tăng trưởng xuất khẩu bền vững trong tương lai (trường hợp của các NICs châu Á, đặc biệt là Singapore và Hàn Quốc trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước). Thông thường nhập siêu của một nước phải bù đắp bởi nguồn dự trữ ngoại tệ của chính phủ hoặc các khoản vay khác.
2. Mối quan hệ và ảnh hưởng của nhập siêu tới các biến số kinh tế vĩ mô
2.1. Nhập siêu và tỷ giá hối đoái
Cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ.
Khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu (có nhập siêu), nghĩa là cung đồng tiền quốc gia đó có khuynh hướng vượt cầu trên thị trường hối đoái nếu các yếu tố khác không thay đổi. Và như vậy, có thể suy đoán rằng đồng tiền nội tệ của nước đó sẽ bị sức ép giảm giá so với các đồng tiền khác.
Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá, sẽ làm tăng giá trị nhập khẩu tính bằng đồng tiền nước này. Giá tăng nên với cùng một số tiền không đổi chi cho nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu sẽ phải giảm. Tuy số lượng nhập khẩu giảm, nhưng giá trị nhập khẩu có thể tăng. Sau khi đồng tiền giảm giá, chi tiêu bằng đồng nội tệ cho nhập khẩu có thể tăng, song do giá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm đã kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, do đó không làm cho cán cân thương mại xấu đi. Tuy giá nhập khẩu tăng, nhưng việc điều chỉnh hàng thay thế cần phải mất một thời gian nhất định. Do đó có thẻ nói rằng, cầu trong ngắn hạn có độ giãn thấp hơn cầu trong dài hạn. Điều này lại càng đúng với đường cầu nhập khẩu, bởi lẽ đường cầu nhập khẩu được bắt nguồn từ đường cung và đường cầu hàng hóa của một nước, mà đường cung và đường cầu hàng hóa của một nước thường không co giãn trong ngắn hạn, do đó, khoảng cách giữa đường cung và đường cầu càng không co giãn trong ngắn hạn. Vì vậy, sau khi đồng tiền giảm giá, tuy giá hàng hóa nhập khẩu tăng, nhưng người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục mua hàng nhập khẩu, bởi 2 lý do: (1) Người tiêu dùng vẫn chưa điều chỉnh ngay việc ưu tiên mua hàng nội thay vì mua hàng nhập khẩu (vì đường cầu nhập khẩu là đường không co giãn) và (2) Các nhà sản xuất trong nước cần có thời gian nhất định mới sản xuất được hàng thay thế nhập khẩu (vì đường cung cũng là đường không co giãn). Như vậy, chỉ sau khi nhà sản xuất trong nước thực sự cung cấp hàng thay thế nhập khẩu và người tiêu dùng quyết định ưu tiên dùng hàng nội địa thay vì mua hàng ngoại thì cầu về nhập khẩu lúc này mới giảm.
Tương tự như vậy, sau khi đồng tiền giảm giá, việc mở rộng xuất khẩu chỉ trở thành hiện thực khi các nhà sản xuất đã sản xuất được nhiều hơn hàng hóa để xuất khẩu và người tiêu dùng nước ngoài đã thực sự chuyển hướng ưu tiên mua các hàng hóa trong nước.
Như vậy, nhập siêu có tác động nhất định tới tỷ giá hối đoái, làm đồng tiền nội tệ của một nước có khuynh hướng giảm giá, tuy nhiên trong dài hạn sự giảm giá của đồng nội tệ không có tác động xấu tới cán cân thương mại, do có tác dụng kích thích sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu.
2.2. Nhập siêu và khả năng cạnh tranh quốc gia trên thị trường quốc tế
Khi một quốc gia thường xuyên nhập siêu trong thời gian dài, nghĩa là cán cân thương mại của quốc gia đó liên tục bị thâm hụt, dữ liệu này báo hiệu các ngành sản xuất trong nước thiếu khả năng cạnh tranh quốc tế. Có nghĩa là tăng trưởng xuất khẩu không thể bù đắp được khoản nhập khẩu. Ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu không đủ để chi cho việc nhập khẩu. Điều này bắt buộc nhà nước phải huy động những nguồn tài chính khác để chi cho nhập khẩu : dự trữ ngoại tệ, kiều hối...
Tuy nhiên trong dài hạn, nếu một quốc gia chấp nhận nhập siêu máy móc, nguyên vật liệu ở thời điểm hiện tại để đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu trong tương lai một cách hợp lý thì có thể sẽ đạt được thặng dư thương mại, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Các quốc gia NICs đã áp dụng biện pháp này trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước và đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong thương mại quốc tế cũng như tăng trưởng kinh tế.
2.3. Nhập siêu và cán cân tài khoảng vãng lai, nợ nước ngoài, và ổn định kinh tế vĩ mô
Đây là ảnh hưởng lớn nhất của nhập siêu đối với nền kinh tế, và dựa vào đó người ta có thể điều chỉnh cán cân thương mại nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với các nước đang phát triển, khi xuất khẩu dịch vụ còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu, và các khoản chuyển giao còn chưa đáng kể, thì sự thâm hụt của cán cân thương mại quyết định tình trạng cán cân tài khoản vãng lai.
Nhập siêu thể hiện sự thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai. Để đánh giá khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu và thu nhập quốc dân, chỉ số nợ trên xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ mức lãi suất trả nợ trên mức tăng xuất khẩu. Chẳng hạn, chỉ số nợ trên xuất khẩu của một nước giảm dần theo thời gian phản ánh sự cải thiện cán cân tài khoản vãng lai. Ngược lại, nếu chỉ số nợ trên xuất khẩu có xu hướng tăng, điều này cho thấy tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai đang xấu đi. WB đưa ra chỉ số tuyệt đối là nếu chỉ số nợ lớn hơn 275%, tại thời điểm đó, một nước đang ở trong tình trạng khủng hoảng nợ. Hoặc nếu mức tăng xuất khẩu của một nước lớn hơn mức lãi suất trả nợ, nước đó có khả năng thanh toán các khoản nợ mà không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế.
Vì vậy, việc quản lý và kiểm soát nhập siêu trong một giới hạn hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô.
Như vậy, từ những phân tích tổng quan trên đây, có thể thấy rằng, sự thâm hụt của cán cân thương mại hay nhập siêu, có mối quan hệ và ảnh hưởng quan trọng tới các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, khả năng cạnh tranh quốc gia, cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán, hiệu quả đầu tư... Nhập siêu trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ nước ngoài, cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế, chính sách tiền tệ và đầu tư kém hiệu quả. Vì vậy, việc quản lý nhập siêu đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô ở nhiều quốc gia trên thế giới.
3. Các nhân tố tác động tới nhập siêu
3.1. Chính sách thương mại
Chính sách thương mại là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia. Điều chỉnh cán cân thương mại thường được thực hiện thông qua các biện pháp như khuyến khích xuất khẩu, quản lý nhập khẩu. Những điều chỉnh thương mại quan trọng là (i) chính sách thuế quan và phi thuế quan, (ii) tham gia các hiệp định thương mại khu vực, song phương và toàn cầu.
Theo các lý thuyết về thương mại quốc tế, các quốc gia buôn bán với nhau hoặc vì họ khác biệt về các nguồn lực, về công nghệ hoặc vì khác biệt về lợi ích kinh tế nhờ quy mô hoặc vì cả hai lý do đó. Trong bất kỳ môi trường nào, cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo, thương mại luôn mang lại lợi ích cho các nước tham gia và lợi ích này là tiềm tàng. Việc tiến hành thương mại gây tác động lên phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư trong nội bộ một nước và giữa các nước theo hướng một số người (hoặc nước) sẽ được lợi từ thương mại, trong khi một số nước khác sẽ bị thiệt hại từ hoạt động này. Đây chính là nền tảng để các chính phủ tham gia điều tiết hoạt động thương mại thông qua việc ban hành các chính sách.
Chính sách thương mại là chính sách quốc gia dùng để phân biệt đối xử với các nhà sản xuất nước ngoài và các nhà sản xuất nội địa. Nó bao gồm một hệ thống hoàn chỉnh các luật lệ, quy định, các chính sách và các tập quán của chính phủ có ảnh hưởng đến thương mại. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại bao gồm thuế quan nhập khẩn, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu về hàm lượng nội địa. Ngoài ra, các chính phủ còn sử dụng một số công cụ khác nữa để tác động tới hoạt động ngoại thương của mình như trợ cấp tín dụng xuất khẩu, các thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ thuật... Chúng có thể được phân chia làm hai loại là thuế quan và phi thuế quan. Mục đích của các công cụ này là nhằm phân biệt đối xử giữa các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài.
Điều tiết chính sách thương mại có ảnh hưởng tới tình trạng của nhập siêu. Nếu chính sách thương mại có khuynh hướng khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, sẽ góp phần làm hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, nếu thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu không hợp lý, tuy có thể làm giảm nhập siêu trong ngắn hạn, nhưng không tạo được động lực để sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, vì vậy trong lâu dài có thể tác động xấu tới nền kinh tế và gia tăng nhập siêu do hàng hóa sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, việc áp dụng một chính sách thương mại hợp lý không những góp phần làm cân bằng cán cân thương mại, và còn giúp thúc đẩy năng lực sản xuất của nền kinh tế, tạo điều kiện để kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.
3.2. Chính sách đầu tư
Các chính sách và biện pháp liên quan đến đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới cán cân thương mại, do đó có tác động tới nhập siêu.
Trước hết, đầu tư liên quan tới nhập khẩu. Nhiều nghiên cứu định lượng cho thấy nhập khẩu và đầu tư thường có mối liên hệ với nhau. Điều này là bởi các nước đang phát triển không có và không tự sản xuất đủ các nguyên liệu đầu vào cũng như các loại máy móc, thiết bị cần thiết để đầu tư cho sản xuất. Tất nhiên, mức độ của mối quan hệ này đến đâu còn tùy thuộc vào mức độ bảo hộ thương mại (ảnh hưởng tới việc hạn chế nhập khẩu) và chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn (tác động đến khả năng thay thế giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu). Thông thường, hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan hệ kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ, hoạt động đầu tư theo chiều sâu được tăng cường, thì sự biến động của đầu tư, dưới sự chi phối của các lực lượng thị trường, sẽ gây tác động nhất định đến nhập khẩu. Quan hệ giữa đầu tư và nhập khẩu nhất định sẽ có sự thay đổi.
Đầu tư liên quan đến nhập khẩu, hiệu quả đầu tư liên quan đến khả năng của hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Các luồng vốn đầu tư gián tiếp hoặc nguồn viện trợ từ nước ngoài, kiều hối cũng ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Những yếu tố nêu trên có thể có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại.
Trước hết, đầu tư trực tiếp (FDI) là bộ phận quan trọng của tài khoản vốn. Việc gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác dụng bù đắp thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tăng đầu tư nước ngoài vào các ngành thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu, do đó góp phần tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu trong dài hạn, từ đó hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài tăng, cũng sẽ kéo theo tăng nhập khẩu. Nếu chính sách bảo hộ thiên lệch đối với xuất khẩu sẽ làm thâm hụt cán cân thương mại. Hơn nữa, khi luồng