Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á vẫn tiếp tục phát triển sau một thời
gian dài tăng trưởng ngoạn mục.Nhưng nền kinh tế đột nhiên có những biến đổi
nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê thảm ở
Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới Hồng Kông,
Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng hoảng đã mang
tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy. Rất may, cùng với Trung Quốc,
Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các các nước ở Châu Á ít bị ảnh
hưởng nhất.
Dù đã hơn 10 năm trôi qua, đã có hàng nghìn trang sách về sự kiện này, tốn rất
nhiều giấy bút của các chuyên gia. Chính vì thế với vai trò là sinh viên năm 3 của khối
ngành kinh tế, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách chi tiết hơn về nguyên nhân, diễn
biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 -1998.
“Khủng hoảng như vậy do những nguy cơ nào? Việt Nam có hay không sự tồn
tại những nguy cơ ấy? Nếu có, thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng
trong một tương lai gần hay chăng?”. Đó là những câu hỏi cứ xuất hiện mãi trong đầu
chúng tôi. Nhằm giải quyết những câu hỏi gây tò mò này, nhóm nghiên cứu sẽ đi tìm
bản chất của cuộc khủng hoảng qua nhiều khía cạnh khác nhau để liên hệ cụ thể với
Việt Nam, từ khi nước ta tham gia vào quá trình hôi nhập. Đó cũng chính là những lí
do đề tài mang tên: “Nhìn nhận khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 – 1998.
Liên hệ Việt Nam trong quá trình hội nhập”
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhìn nhận khủng hoảng kinh tế - Tài chính Châu Á 1997 – 1998, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Đề tài môn Tài chính quốc tế:
Nhìn nhận khủng hoảng kinh tế - tài
chính châu Á 1997 – 1998. Liên hệ
Việt Nam trong quá trình hội nhập
Giáo viên hướng dẫn: Ts.Lê Tuấn Lộc
Nhóm 5-Rủi Ro Group-K09402B:
1. Nguyễn Sử Phương Anh K094020264
2. Nguyễn Hoàng Lệ Nga K094020318
3. Lương Thị Bích Ngọc K094020325
4. Cao Phan Quí K094020343
5. Nguyễn Cao Thế K094020354
6. Phan Tuấn K094020380
Mục lục
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 1
1.1 Khủng hoảng tài chính..................................................................................... 1
1.2 Một số loại khủng hoảng tài chính ................................................................... 1
1.3 Đầu cơ ............................................................................................................. 2
1.4 Bất động sản .................................................................................................... 2
1.5 Tăng trưởng nóng ............................................................................................ 2
Tóm tắt chương 1. ..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997-1998 ....... 4
2.1 Tiếp cận dưới góc nhìn cổ điển ........................................................................ 4
2.1.1 Nguyên nhân khủng hoảng........................................................................ 4
2.1.2 Diễn biến: ................................................................................................. 6
2.1.2.1 Thái Lan ............................................................................................. 6
2.1.2.2 Philippines ......................................................................................... 8
2.1.2.3 Hong kong ......................................................................................... 9
2.1.2.4 Hàn Quốc ........................................................................................... 9
2.1.2.5 Malaysia........................................................................................... 10
2.1.2.6 Indonesia .......................................................................................... 10
2.1.2.7 Nước Mỹ và Nhật Bản ..................................................................... 11
2.2 Cách tiếp cận theo hướng hiện đại ................................................................. 11
2.2.1 Mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh
tế - tài chính” ....................................................................................................... 11
2.2.2 Phát triển mô hình “các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng
hoảng kinh tế - tài chính” ở nước Thái Lan. ......................................................... 13
2.3 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998 ..................... 14
Tóm tắt chương 2: ................................................................................................... 16
Mục lục
iii
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC RÚT RA VÀ TẦM NHÌN VIỆT NAM TRONG GIAI
GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP ......................................................................................... 17
3.1 Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng ............................................................... 17
3.1.1. Đối với thế giới .......................................................................................... 17
3.1.2. Đối với Việt Nam ....................................................................................... 18
3.2 Những nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện tại ..................................................................................................... 19
3.2.1 Nguy cơ từ bên trong .............................................................................. 19
3.2.2 Nguy cơ từ bên ngoài: ............................................................................. 22
Tóm tắt chương 3: ................................................................................................... 24
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 25
Phần mở đầu
iv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á vẫn tiếp tục phát triển sau một thời
gian dài tăng trưởng ngoạn mục.Nhưng nền kinh tế đột nhiên có những biến đổi
nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê thảm ở
Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới Hồng Kông,
Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng hoảng đã mang
tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy. Rất may, cùng với Trung Quốc,
Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các các nước ở Châu Á ít bị ảnh
hưởng nhất.
Dù đã hơn 10 năm trôi qua, đã có hàng nghìn trang sách về sự kiện này, tốn rất
nhiều giấy bút của các chuyên gia. Chính vì thế với vai trò là sinh viên năm 3 của khối
ngành kinh tế, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách chi tiết hơn về nguyên nhân, diễn
biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 -1998.
“Khủng hoảng như vậy do những nguy cơ nào? Việt Nam có hay không sự tồn
tại những nguy cơ ấy? Nếu có, thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng
trong một tương lai gần hay chăng?”. Đó là những câu hỏi cứ xuất hiện mãi trong đầu
chúng tôi. Nhằm giải quyết những câu hỏi gây tò mò này, nhóm nghiên cứu sẽ đi tìm
bản chất của cuộc khủng hoảng qua nhiều khía cạnh khác nhau để liên hệ cụ thể với
Việt Nam, từ khi nước ta tham gia vào quá trình hôi nhập. Đó cũng chính là những lí
do đề tài mang tên: “Nhìn nhận khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 – 1998.
Liên hệ Việt Nam trong quá trình hội nhập”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 -1998
thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong đó bao gồm: nguyên nhân, diễn biến
và hậu quả của cuộc khủng hoảng.
- Từ cuộc khủng hoảng này, rút ra những bài học cho nền kinh tế trên thế giới và
những bài học cụ thể cho nền kinh tế Việt Nam.
- Phân tích nền kinh tế Việt Nam từ sau khi hội nhập WTO, để đánh giá nước ta
có tồn tại những nguy cơ gây ra khủng hoảng châu Á hay không. Nếu có sẽ dự đoán
khủng hoảng xảy ra như thế nào và tìm ra hướng giải quyết.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để mục tiêu nghiên cứu được rõ ràng và cụ thể hơn. Nhóm thực hiện đề tài đặt ra
những để giải quyết:
- Tồn tại những nguy cơ nào để dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
năm 1997?
- Cuộc khủng hoảng diễn ra như thế nào? Và hậu quả nó để lại là những gì?
- Bài học nào cho các nước trên Thế giới và Việt Nam sau cuộc khủng hoảng
châu Á 1997?
Phần mở đầu
v
- Nền kinh tế Việt Nam từ khi hội nhập có tồn tại những nguy cơ gây ra khủng
hoảng đó hay không? Nếu đúng là có sự tồn tại, thì dự đoán cuộc khủng hoảng tại Việt
nam sẽ hình thành như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á 1997 – 1998
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi lý thuyết: Đề tài tập trung vào các lý thuyết liên quan đến khủng hoảng
kinh tế. Những tài liệu về liên quan đến khủng hoảng dưới nhiều góc độ khác nhau.
+ Phạm vi thời gian: Tập trung vào thời trước 1997 – 1998 đối với các nước bị ảnh
hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng để phục vụ cho việc phân tích khủng hoảng.
Đồng thời, tập trung vào thời gian sau khi Việt Nam hội nhập để phân tích nền kinh tế
Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp thu thập thông tin: tìm kiếm nguồn thông tin phục vụ đề tài thông
qua dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Là nguồn tài kiệu quan trọng trong việc cung cấp khá nhiều thông tin về cuộc
khủng hoảng châu Á 1997 – 1998 dưới nhiều cách nhìn nhận khác nhau.
- Cung cấp các bài học cho nền kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới theo
quan điểm của tác giả.
- Dựa trên phân tích kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và so sánh đối
chiếu với những nguy cơ của khủng hoảng châu Á 1997, giúp có cái nhìn rõ hơn về
nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là góp phần nào để Việt Nam tránh được khủng
hoảng trong tương lai.
7. Tổng quan đề tài:
Về khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997 – 1998, đây không là vấn đề khá xa lạ
nựa nên đã có rất nhiều tài liệu nói đến vấn đề này dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Do
đó, đề tài này cũng tham khảo nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau dưới nhiều
khía cạnh và góc độ khác nhau của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Chằng hạn như
có khía cạnh của GS.Nguyễn Thiện Nhân khi nói về khủng hoảng 1997.
Tuy nhiên, ngoài mục đích là tìm hiểu cuộc khủng hoảng cuộc khủng hoảng dưới
nhiều cách nhìn khác nhau, mà còn là liên hệ với Việt Nam từ khi tham gia quá trình
hội nhập. Để dự đoán trong tương lai dựa trên cơ sở khoa học và quan điểm của tác giả
nên đây vẫn là một vấn đề khá mới và mang tính thực tiễn hiện nay.
Để giải quyết tất cả những vấn đề nêu ra,đề tài gồm 3 chương:
+ Chương 1: Nêu ra một số cơ sở lí thuyết liên quan đến khủng hoảng châu Á
1997-1998.
+ Chương 2: Tìm hiểu rõ nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng
hoảng dưới góc nhìn cổ điển và hiện đại.
Phần mở đầu
vi
+ Chương 3: Những bài học rút ra được sau cuộc khủng hoảng cho các nước
trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, phân tích kinh tế Việt Nam sau khi hội nhập để
so sánh với những nguy cơ gây ra khủng hoảng và xem xét nền kinh tế Việt Nam có
thể bị lâm vào khủng hoảng như vậy hay không.
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính (Financial Crisis) là tình trạng tài chính mất cân đối
nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ. Đặc trưng của mỗi quỹ cấu thành nên hệ
thống tài chính là các dòng tiền vào/ra, nhận/ thanh toán, hình thành tài sản có /tài sản
nợ. Khi xảy ra hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải
thanh toán về số lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài
chính. Như vậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho
mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ
phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó.
Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không
giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ nhiều năm nay.
1.2 Một số loại khủng hoảng tài chính
- Khủng hoảng ngân hàng:
Ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi, huy động vốn để cho vay lại nên rủi ro
rất lớn cả về mặt số lượng, thời hạn và chủng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vào
khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến nợ quá hạn cao
làm cho ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ đến hạn.
- Khủng hoảng nợ quốc gia:
Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài quá nhiều và sử dụng không hiệu quả nên
không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xóa nợ
hoặc xin tuyên bố vỡ nợ.
- Khủng hoảng tiền tệ:
Hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn hay đáp ứng nhu cầu
(cả thực tế và giả tạo do đầu cơ) buộc chính phủ phải dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy
trì tỷ giá hối đoái hoặc phá giá nội tệ làm cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng.
- Khủng hoảng thị trường tài chính:
Sự rối loạn nặng nề trên thị trường vốn. Ồ ạt rút tiền gửi từ các ngân hàng thương mại,
thu hẹp đáng kể quy mô tín dụng, tăng số vụ phá sản. Giá chứng khoán biến động
mạnh ngoài tầm kiểm soát hay do hiệu ứng “bầy đàn” làm cho chứng khoán bị bán đổ
bán tháo; thu hẹp phát hành. Xảy ra khi thị trường bị “đông cứng’ vì không có giao
dịch, tạo ra sự mất cân đối giữa tiền (chứng khoán) vào, ra thị trường chứng khoán.
- Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế: (Cán cân thanh toán vãng lai, cán cân
vốn)
Khủng hoảng xảy ra khi các cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và
không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân thanh toán vãng lai thường xảy ra khi
cán cân thương mại bị thâm hụt. Khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các luồng
ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào (tổng cán cân vãng lai và tài khoản vốn) gây nên
thâm hụt nặng nề.
- Khủng hoảng khả năng thanh khoản:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
2
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Phản ánh sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn và chủng loại của các giấy tờ có
giá và một số loại tài sản tài chính đặc thù.
- Khủng hoảng ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước thâm hụt kéo dài trong khi các nguồn bù đắp bị hạn chế hoặc
không thể lạm dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát.
1.3 Đầu cơ
Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài
sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,hàng hoá, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái
sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng. Vì hoạt động đầu cơ áp dụng
với các loại tài sản tài chính biến động như vậy cho nên đầu cơ là một kiểu kinh doanh
có rủi ro rất cao. Ngược lại với đầu cơ là việc mua và nắm giữ các tài sản tài chính để
tăng thu nhập thông qua cổ tức hoặc lãi suất, hay còn gọi là đầu tư.
Lợi ích của hoạt động đầu cơ là nó cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn,
làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho cho các nhà đầu tư khác dễ dàng
sử dung các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá để loại trừ rủi ro.
Tuy nhiên đầu cơ cũng gây ra những tác động tiêu cực. Khi có hoạt động đầu cơ giá lên
diễn ra, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột vượt quá giá trị thực
của nó, đơn giản vì việc đầu cơ đã làm gia tăng cái gọi là "cầu ảo". Giá tăng lại tiếp tục
làm các nhà kinh doanh khác nhảy vào thị trường này với hi vọng giá sẽ còn lên nữa.
Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị trường này trở nên rất nóng và ẩn
chứa rủi ro cao. Toàn bộ quá trình này được gọi là "bong bóng kinh tế", một khi trái
bong bóng này bị chọc thủng thì các nhà đầu cơ trên thị trường này có thể gặp những
tổn thất vô cùng nặng nề.
1.4 Bất động sản
Bất động sản (BĐS) theo nghĩa thông thường nhất được hiểu là đất đai và các
công trình xây dựng cố định trên đất đai. Theo điều 181 bộ Luật dân sự Việt Nam thì
BĐS là các tài sản không di dời được, bao gồm: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng
gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó, các tài
sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản do luật định.
Thị trường bất động sản là địa điểm, là nơi mà tại đó người bán và người mua tài
sản BĐS tác động qua lại lẫn nhau để xây dựng giá cả và số lượng hàng hóa BĐS được
thực hiện.
Bất động sản có vai trò khá quan trọng đối với thị trường tài chính. Đó là nguồn
vốn để phát triển thông qua hoạt động thế chấp. Thị trường bất động sản phát triển thì
một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy động. Theo thống kê, ở các nước phát triển lượng
tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp BĐSchiếm đến 80% tổng lượng vốn cho vay.
1.5 Tăng trưởng nóng
Tăng trưởng nóng là hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, vượt mức sản
lượng tiềm năng. Tại mức sản lượng tiềm năng các tiềm lực kinh tế được sử dụng một
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
3
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
cách hiệu quả nhất, tỷ lệ lạm phát vừa phải, thất nghiệp thấp nhất, tức là vẫn còn một tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên cho phép để ổn định nền kinh tế. Tăng trưởng nóng tạo nên một
số chỉ tiêu vượt bậc về kinh tế từ đó gây ra một số hệ quả không tốt cho nền kinh tế. Có
4 dấu hiệu chính để nhận biết một nền kinh tế tăng trưởng nóng là lạm phát và giá
chứng khoán tăng nhanh, đầu tư trong nước và nhập khẩu hàng tiêu dùng gia tăng
mạnh.
Tóm tắt chương 1.
Qua chương đầu tiên chúng ta đã biết được thế nào là khủng hoảng tài chính, các
loại khủng hoảng tài chính, bất động sản, đầu cơ và tăng trưởng nóng. Nguyên nhân,
diễn biến và hậu quả sẽ được trình bày trong chương 2.
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
4
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
CHƯƠNG 2. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997-1998
2.1 Tiếp cận dưới góc nhìn cổ điển
Đây là cách tiếp cận một cuộc khủng hoảng theo kiểu logic “nếu A thì B” hay nói cách
khác đi từ nguyên nhân A, B, C để dẫn đến kết cục D (khủng hoảng)
2.1.1 Nguyên nhân khủng hoảng.
Theo các chuyên gia thì đây là một cuộc khủng hoảng kép: Khủng hoảng tài chính, tiền
tệ – ngân hàng. Cuộc khủng hoảng này có mức độ lan truyền sâu rộng (với mức thiệt hại gấp 4
lần so với cuộc khủng hoảng 94-95 ở Mexico)
a.Dòng vốn nước ngoài vào ồ ạt.
Những yếu tố dẫn đến khủng hoảng ở Đông Á không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội địa mà
còn cả từ bên ngoài. Thế giới đánh giá quá cao tốc độ tăng trưởng của các nước Đông Á. Do
hiểu lầm về phép lạ kinh tế của Đông Á nên mới có phản ứng theo bầy là ồ ạt đầu tư vào khu
vực này, mà càng hồ hởi bao nhiêu thì càng hốt hoảng bấy nhiêu khi có biến động.
Từ năm 1991 đến 1996, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng nhanh từ
24,8 tỷ USD lên 65,8 tỷ USD.
Bảng: vốn tư nhân nước ngoài chảy vào 5 nước Đông Á 1991 – 1996
1991 1992 1993 1994 1995 1996
Vốn tư nhân ròng 24,8 29 31,8 36,1 74,2 65,8
Đầu tư trực tiếp ròng 6,2 7,3 7,6 8,8 7,5 8,4
Đầu tư chứng khoán ròng 3,2 6,4 17,2 9,9 17,4 20,3
Vay thương mại và đầu tư khác 15,4 15,3 7,0 17,4 49,2 37,1
Viện trợ chính thức ròng 4,4 2,0 0,6 0,3 0,7 -0,4
( Nguồn: NHTG, “World Economic Outlook”, 5/1998 và 3/2000)
Suất sinh lợi thấp ở các nền kinh tế phát triển, chênh lệch lãi suất giữa các nền kinh tế
Đông Á và các trung tâm tiền tệ quốc tế luôn ở mức dương, các chính sách mở rộng tiền tệ của
Hoa Kỳ, nới lỏng kiểm soát tài chính ở châu Âu…là những động lực thúc đẩy dòng vốn vận
chuyển từ Nhật Bản, Hoa Kì và EU tới các nền kinh tế Đông Á. Thêm vào đó lãi suất nước
ngoài thấp hơn lãi suất nội địa trong khi tỷ giá được cố định rõ ràng chính là nguyên nhân khiến
các tổ chức kinh doanh và nội địa đi vay nước ngoài.
Một điểm đáng lưu ý nữa là hàng loạt các khoản vay nước ngoài ngắn hạn được đầu tư dài
hạn. Thái Lan vay nước ngoài chủ yếu thông qua các ngân hàng và công ty tài chính. Ngân
hàng Hàn Quốc cũng vay nước ngoài. Chỉ có hai nước Malaysia và Philippines trong số năm
nước chịu khủng hoảng là có dự trữ ngoại tệ cao hơn nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn nước ngoài cao
hơn dự trữ ngoại tệ có nghĩa là trong thời gian ngắn nền kinh tế sẽ không có khả năng chi trả.
Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998
5
Rủi Ro Group-Nhóm 5_K09402B
Bảng: Nợ ngắn hạn vào quý II năm 1997
Nợ ngắn hạn nước
ngoài ( tỷ USD)
Dự trữ ngoại tệ
( tỷ USD)
Tỷ lệ nợ ngắn hạn
so với dự trữ
Hàn Quốc
Thái Lan
Indonesia
Malaysia
Philippines
70,18
45,57
34,66
16,27
8,29
34,07
31,36
20,34
26,59
9,8
2,06
1,45
1,70
0,61
0,85
( Nguồn: ADB, “Asian Development Outlook”, 1999)
b. Tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp, ngân hàng… và cả bộ máy công quyền tin rằng nhà
nước sẽ giăng lưới đỡ cho các công ty lỗ.
Từ đầu thập niên 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở hầu hết các
nền kinh tế Đông và Đông Nam Á. Khi các ngân hàng cho vay theo chỉ đạo của chính phủ thì
luôn tồn tại một giả định ngầm rằng chính phủ sẽ bảo lãnh và cứu giúp nếu khoản vay đó không
đòi được. Chính vì vậy, mặc dù không hề có sự bảo lãnh chính thức của chính phủ, nhưng các
tổ chức tài chính ở Đông Á, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước hay ngân hàng lớn, luôn coi
mình là “quá lớn nên không thể thất bại.
Tâm lý ỷ lại cũng