Đề tài: Nhu cầu của sinh viên về chỗ ở trong Kí túc xá trường đại học (Nghiên cứu trường hợp trường ĐHKHXH&NV)

Hiệnnay, hầuhếtKTX trườngđạihọcchỉđáp ứngđược 20-30% nhucầucủasinhviên. 70-80% cònlạiphảitrọ ngoàivớichi phíkháđắt đỏ. Chỉ10% cáctrườngđáp ứng được 100% chỗở tạiKTX chosinhviên(truờng an ninh, quânđội). -Do cầunhiềuhơn cungnênban quảnlýKTX củacác truờngđạihọcthuờngphảisắpxếpchỗở chosinhviên theothứtựưu tiên, diệnchínhsáchhoặcưu tiênsinhviên năm nhất

pdf33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Nhu cầu của sinh viên về chỗ ở trong Kí túc xá trường đại học (Nghiên cứu trường hợp trường ĐHKHXH&NV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Nhu cầu của sinh viên về chỗ ở trong Kí túc xá trường đại học (Nghiên cứu trường hợp trường ĐHKHXH&NV) Nhóm 3: Đào Thuý Hằng Phạm Thuỳ Linh Triệu Thị Hồng Vi Phương Hồng Vũ Thị Huệ Hà Thị Hương 1. Lý do chọn đề tài -Hiện nay, hầu hết KTX trường đại học chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu của sinh viên. 70-80% còn lại phải trọ ngoài với chi phí khá đắt đỏ. Chỉ 10% các trường đáp ứng được 100% chỗ ở tại KTX cho sinh viên (truờng an ninh, quân đội). -Do cầu nhiều hơn cung nên ban quản lý KTX của các truờng đại học thuờng phải sắp xếp chỗ ở cho sinh viên theo thứ tự ưu tiên, diện chính sách hoặc ưu tiên sinh viên năm nhất… -Trong khi đó, nhu cầu của sinh viên về chỗ ở trong KTX ngày càng tăng do giá trọ bên ngoài cao hơn nhiều lần trong KTX, dịch vụ đắt đỏ, vệ sinh và an toàn không đảm bảo bằng KTX… - Ngân sách nhà nuớc dành cho giáo dục nói chung tăng đều theo các năm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu CSVC - Để đảm bảo học tập và sinh hoạt cho sinh viên, nhất là những sinh viên ngoại tỉnh, KTX là một trong những cơ sở vật chất không thể thiếu . Đáp ứng nhu cầu về chỗ ở trong KTX truờng đại học cho sinh viên là một vấn đề mang tính cấp bách! 2. Câu hỏi nghiên cứu •Mức độ đáp ứng của KTX Mễ Trì đối với sinh viên nói chung như thế nào? (Số lượng) •Nhu cầu về chỗ ở của những sinh viên đang trọ ngoại trú như thế nào? (so sánh với cơ sở vật chất của KTX Mễ Trì) - Giá thuê/nguời/tháng - An ninh, vệ sinh, điện/nước, chỗ gửi xe… - Cơ sở vật chất phòng, công trình phụ... •Nhu cầu về chỗ ở trong kí túc xá Mễ Trì của sinh viên trong KTX Mễ Trì hiện nay như thế naò? - Nhu cầu về cảnh quan và khuôn viên trường. - Nhu cầu về nội thất phòng ở, khu công trình phụ, điện/nước… - Nhu cầu về cơ sở vật chất khác: nhà ăn, khu nhà để xe… - Nhu cầu về các yếu tố khác: an ninh, vệ sinh… •Mức độ đáp ứng cuả KTX Mễ Trì đối với những yêu cầu trên. 3. Ý nghiã khoa học và ý nghiã thực tiễn 3.1. Ý nghiã khoa học Vận dụng một số khái niệm, phương pháp nghiên cứu, các lý thuyết xã hội học nhằm nghiên cứu nhu cầu của họ về chỗ ở trong kí túc xá Mễ Trì. Kết quả của nghiên cứu có thể làm sáng tỏ luận điểm lý thuyết, cũng có thể bổ sung và hoàn chỉnh những luận điểm này. 3.2. Ý nghiã thực tiễn Nghiên cứu về nhu cầu của sinh viên về chỗ ở tại kí túc xá cho thấy mong muốn của họ về những điều kiện căn bản và tối ưu để đáp ứng cho quá trình sinh hoạt và học tập. Kết quả nghiên cứu này sẽ cho thấy nhu cầu và sự đáp ứng của xã hội đối với một vấn đề liên ngành giáo dục - quản lý đáng quan tâm. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu •Mục đích nghiên cứu: Nhằm thấy được nhu cầu của sinh viên về chỗ ở tại kí túc xá và mức độ đáp ứng các nhu cầu đó.. •Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu nhu cầu của sinh viên nội trú về cơ sở vật chất trong kí túc xá trường - Mô tả mức độ đáp ứng chỗ ở cho sinh viên đại học khoa học xã hội và nhân văn tại kí túc xá Mễ Trì. 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu của sinh viên về chỗ ở trong kí túc xá Mễ Trì, trường ĐHKHXH & NV - Khách thể nghiên cưú: sinh viên có nhu cầu về chỗ ở trong kí túc xá. - Phạm vi nghiên cứu: •Thời gian: Tháng 10 năm 2012 •Địa điểm: Kí túc xá Mễ Trì, 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội •Nội dung: Nhu cầu của sinh viên về chỗ ở tại kí túc xá trường đại học và mức độ đáp ứng nhu cầu của họ của nhà trường. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận Nghiên cứu nhu cầu của sinh viên duới cách tiếp cận của liên ngành của xã hội học giáo dục và quản lý gắn liền với phương pháp luận: duy vật biện chứng: xem xét sự vât hiện tượng trong quá trình phát triển và những mối liên hệ của chúng với những sự vật hiện tượng khác trong xã hội. 6.2 Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp quan sát • Phương pháp phân tích tài liệu • Phương pháp phỏng vấn sâu. Bảng: Cơ cấu mẫu PVS Sinh viên Năm Năm 2 Năm 3 Năm Tổng nhất cuối Ngoại trú 2 2 2 2 8 Nội trú 2 2 2 2 8 Tổng 4 4 4 4 16 7. Giả thuyết nghiên cứu - Kí túc xá Mễ Trì hiện nay chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số lượng nhất định sinh viên nói chung, đặc biệt là những sinh viên hiện đang trọ ngoại trú. - Sinh viên vẫn mong muốn cơ sở vật chất trong kí túc xá được liên tục cải thiện phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của họ. 8. Khung lý thuyết ĐIỀU KIỆN KINH TẾ_ VĂN HOÁ _XÃ HỘI Ngân sách của nhà nước dành cho giáo dục bậc đại học Cơ sở vật chất của KTX trường đại học (Số lượng, chất lượng) Nhu cầu của SV Nhu cầu của SV nội trú (Chất ngoại trú (Số lượng) lượng) II. Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1. Lí thuyết nhu cầu Con nguời cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản trước khi đáp ứng các nhu cầu bậc cao: nơi ăn, chỗ ở… 2. Một số khái niệm liên quan 2.1 Nhu cầu 2.2. Kí túc xá Kí túc xá (Campus) là khu khuôn viên của trường, cùng nằm chung hoặc có thể cách xa trường một khoảng cách ngắn và có thể ở trên cùng một diện tích là các học viện, thư viện, các sân chơi thể thao, các hội thể thao, các khu nhà ở. Nhờ đặc điểm này, sinh viên không phải mất thời giờ nhiều để di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác hoặc có thể thoải mái tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong khuôn viên của kí túc cũng như tham gia học ở thư viện thuận tiện hơn. 2.3 Sinh viên 2.4 Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước chi cho các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội bao gồm: phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường…Đối với giáo dục, ngân sách nhà nước chi cho các trường đại học được chia vào các hạng mục khác nhau tùy từng trường hợp như: cơ sở vật chất (Kí túc xá, trường-lớp, khuôn viên…), lương giáo viên, trang thiết bị giảng dạy… Chương 2: Kết quả nghiên cứu 2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.3 Kết quả nghiên cứu Theo Dự toán chi Ngân sách nhà nước của Bộ trưởng Bộ Tài Chính từ năm 2009 – 2012, Tổng chi cho Giáo dục – Đào tạo, dạy nghề/ Tổng chi ngân sách nhà nuớc như sau: Năm 2009: 81.709 tỷ đồng, chiếm 14.49 % tổng ngân sách nhà nước. Năm 2010: 104.975 tỷ đồng, chiếm 15.78 % tổng ngân sách nhà nuớc. Năm 2011: 110.130 tỷ đồng, chiếm 15.32 % tổng ngân sách nhà nước. Năm 2012: 166.094 tỷ đồng, chiếm 16.58 % tổng ngân sách nhà nước. -Dự toán chi ngân sách nhà nưóc cho giáo dục luôn ở mức cao, thực tế trong 5 năm trở lại đây, mức chi cho giáo dục luôn đạt nguỡng trên 20%/tổng chi ngân sách nhà nước. Như vậy nhìn chung, Việt Nam nằm trong nhóm nuớc có mức chi cho giáo dục cao nhất thế giới Thực trạng chỗ ở trong kí túc xá hiện nay dành cho sinh viên trường ĐHKHXH & NV: Nhu cầu về chỗ ở trong KTX của sinh viên ngày càng cao và mức độ đáp ứng nhu cầu của KTX vẫn còn hạn chế. 2.1 Đối với sinh viên ngoại trú: -Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo: hệ thống ký túc xá chỉ đáp ứng được khoảng từ 10% đến 20% nhu cầu chỗ ở của sinh viên.. - Trong năm học 2012-2013 vừa rôì, kí túc xá trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) chỉ dành 1050 suất cho HSSV QH-2012 mới nhập học. - Ông Lê Văn Liêm, Trưởng ban Quản lý KTX Mễ Trì cho biết: "Hiện tại KTX mới đáp ứng được khoảng 20% đến 30% chỗ ở cho sinh viên với 1.800 chỗ trọ. Mỗi năm, Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học KHXH&NV tuyển khoảng 3.000 sinh viên, nhưng chỉ đáp ứng được 500 chỗ ở. H: Theo bạn thì các KTX đã đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên chưa? Đ: Ký túc xá trường mình chưa đáp ứng đủ chỗ ở cho sinh viên trường mình, nhiều bạn có nhu cầu muốn vào ký túc xá nhưng có được đâu, chỉ những bạn thuộc diện chính sách – ưu tiên mới được vào ở thôi. Năm thứ nhất có vẻ dễ được vào hơn, còn năm cuối như mình thì cũng khó” (PVS 6, sinh viên năm 4, ngoại trú) “H: Vậy bạn đã bao giờ đăng ký vào ký túc xá Mễ Trì của trường chưa và bạn có được ở trong đó không? Đ: Có rồi bạn à. Năm thứ nhất mình được các bác tại ký túc cho vào ở vì đi cùng mẹ, nhà lại xa, chỗ ở vẫn còn thừa nên mình được ở trong ký túc xá. Năm thứ hai vì nhà mình không ở diện chính sách hay ưu tiên gì nên mình phải chuyển ra ngoài ở để nhường chỗ cho các em khoá sau.” (PVS 1, sinh viên năm 3, ngoại trú) Các yếu tố tác động tới nhu cầu của SV muốn vào KTX là: giá rẻ, điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ ưu đãi…hơn trọ -giá nhà trọ hiện đã tăng khoảng 20–30%. Một phòng trọ thuộc loại bình dân nhất cũng đã được cho thuê với giá 1 triệu đồng. Hầu hết các chủ nhà trọ đều tăng giá nước và điện so với giá chung nhà nước, 5.000-6.000 đồng/m³, 3.000-4.000 đồng một số điện. “H: Hiện tại bạn đang ở đâu? Giá cả nhà có hợp lí không? Đ: Nhà bọn em trọ 2 triệu 1 tháng/ phòng, 1 phòng có 4 người rộng khoảng 15m2. Hơi cao so với mặt bằng chung nhưng được cái gàn trường, điện nước cũng đầy đủ chỉ có điều hơi đắt 3 nghìn rưỡi 1 số mà cứ tăng liên tục. bà chủ nhà lại không cho bọn em nấu cơm nên phải ăn cơm ngoài cũng tốn kếm lắm chị ạ” (PVS 2, sinh viên năm 3, ngoại trú) “H: Hiện tại thì giá thuê căn phòng này là bao nhiêu hả cậu? Đ: Phòng này là 2 triệu 3 người, chưa kể tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh chung cậu à, nói chung là ở đây 1 tháng đóng nhiều khoản lắm.” (PVS 1, sinh viên năm 3, ngoại trú) Theo nhóm nghiên cứu thống kê về mức tiền cho 1 người tại KTX Mễ Trì từ năm học 2008-2009 đến 2012-2013, tuy mức tiền có tăng lên theo các năm học nhưng mức tăng không đáng kể và vẫn rất phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và bản thân sinh viên ngoại tỉnh. - Năm học 2008 – 2009 lệ phí nhà ở là 85.000đ/SV/tháng - Năm học 2010 - 2011, lệ phí nhà ở là 90.000đ/SV/tháng ( đối với phòng chuẩn). - Năm học 2011 -2012, giá phòng tùy loại, từ 90.000-200.000 đồng/tháng/SV. - Năm học 2012 - 2013, mức phí và lệ phí 120- 200.000đ/SV/tháng (loại chuẩn và loại chất lượng cao) Ngoài yếu tố trên, các yếu tố khác cũng tác động tới nhu cầu của sinh viên đối với chỗ ở tại KTX là: cơ sở vật chất; an ninh; vệ sinh; dịch vụ: căng –tin, nhà gửi xe, thư viện…,cảnh quan, nội thất phòng ở… “H: Theo như bạn tìm hiểu bạn cảm thấy điều kiện KTX như thế nào? Đ: Mỗi tháng ở KTX có chưa đầy 200.000 tiền phòng nhưng ở ngoài thì gấp mấy lần. Với lại ở KTX vừa tiện đường gần trường cũng có sân thể dục, khuôn viên KTX rộng đảm bảo vui chơi của các sinh viên. Ngoài ra thì sống trong môi trường đông sinh viên như thế sẽ thấy thích hơn.(cười) M ình còn thấy phòng của các bạn trong KTX cũng thoáng mát, rộng rãi, tuy không được nấu ăn ,nhưng có nhà ăn, còn nhà vệ sinh và nhà tắm đảm bảo vệ sinh an toàn. Hơn nữa ở đó mỗi người đều có không gian riêng và 1 chiếc tủ đựng đồ riêng. Mình thích ở KTX vì ở đó còn gần thư viện và có nhiều cây xanh, sân chơi thể dục thể thao rộng” (PVS 7, sinh viên năm 2, ngoại trú) “H: Bạn thấy kí túc xá có những ưu điểm gì so với ở trọ bên ngoài? Đ: Ký túc xá CSVC, phòng ở cũng khá tốt, an ninh trật tự đảm bảo, vệ sinh cảnh quan, khuôn viên bên ngoài tốt, giá cả phù hợp với sinh viên, ngoài ra ở đây có khu thư viện và khu học thể dục thuận tiện lắm” (PVS 5, sinh viên năm 4, ngoại trú) “H: Bạn thấy KTX có ưu/khuyết điểm gì so với trọ ngoại trú? Đ: Ở ktx giá rẻ hơn, được dùng mạng internet miễn phí ( nói nhỏ: mặc dù mạng chậm và thất thường lúc có lúc không), chế độ an ninh tốt hơn, nhiều hoạt động ngoại khóa, văn hóa, thể thao hơn, đông bạn bè hơn…” (PVS 2, sinh viên năm 3, ngoại trú) “H: hiện tại bạn có nhu cầu vào ở kí túc xá không? bạn thấy ktx có ưu, khuyết điểm gì so với trọ ngoài? Đ: có chứ ạ. Tuy trong ktx ở đông người hơn nhưng vui vẻ mà giá phòng giá điện lại rẻ. em thấy mấy bạn trong đó chỉ mất có hơn 200 nghìn 1 tháng ở thoải mái mà an ninh cũng ổn. thỉnh thoảng muốn tổ chức liên hoan hay tiệc tùng mời bạn bè đến cũng vui.không như bọn em ở ngoài hạn chế nhiều thứ lắm. tiền xin bố mẹ cũng gấp đôi các bạn ấy chứ!” (PVS 9, sinh viên năm 2, ngoại trú) Tuy vậy nhu cầu của sinh viên còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan như: sở thích, mong muốn cá nhân, điều kiện thực tế… của từng sinh viên. Bằng chứng là có những sinh viên đã lựa chọn trọ ở ngoài H : bạn có muốn một ngày nào đó được ở ktx trường mình ko? Đ : không mình vẫn muốn ở bên ngoài hơn H : tại sao lại vậy? Đ :vì mình cần không gian riêng nên mình nghĩ ở ngoài thoải mái hơn (PVS 10, năm 2, ngoại trú) “H: bạn có nhu cầu vào ktx không? bạn thấy ktx có ưu/ khuyết điểm gì so với ở trọ ngoài? Đ: nói thật là mình không có nhu cầu vào ktx. Còn về ưu điểm của ktx thì mình thấy ở trong đó giá phòng khá rẻ, điện nước cũng rẻ hơn ở ngoài, đời sống của sinh viên khá vui vẻ. Khuyết điểm thì ktx phải ở từ 8 đến 10 người nên không gian học tập có phần bị hạn chế, không được nấu cơm phải ăn cơm ngoài. Đây cũng là lí do khiến mình không chọn kí túc xá.” 2.2 Đối với sinh viên nội trú trong KTX Mễ Trì Nhóm nghiên cứu xét tới mức độ hài lòng và phản hôì của những sinh viên này về cơ sở vật chất trong KTX Mễ Trì hiện nay Về cảnh quan chung và không gian phòng “H: Theo mình được biết thì phòng chỉ có 1 gian chung là phòng ngủ và học tập, 2 nhà vệ sinh và 1 phòng tắm. Thì có cản trở quá trình sinh hoạt của các bạn không? Đ: Cũng bất tiện lắm, nhiều khi muốn yên tĩnh cũng khó, muốn tập trung học hành cũng không được vì 11 cái miệng hoạt động. Mỗi khi đi tắm thì lại phải chờ người này người kia, có khi cả phòng tắm xong cũng 11h đêm rồi (cười). H: Bạn có cảm thấy thoải mái trong không gian phòng của KTX không? Đ: Thật ra là không đâu, vì đông người quá đâm lại thấy chật chội, mà mình không có điều kiện ra ngoài ở riêng thì phải chấp nhận thôi! H:Bạn thấy thế nào về khuôn viên KTX nói chung? cảnh quan, cây xanh? Đ :(Nhún vai) Nói chung cũng có nhiều cây cối, thoáng mát, sạch sẽ, như công viên ý!” (PVS 3, sinh viên năm 4, nội trú) “H: Theo bạn không gian sinh hoạt trong phòng như vậy là tốt chứ ?diện tích nơi sinh hoạt chung,nhà tắm,nơi giặt đồ,nhà vệ sinh? Đ: nhìn chung tớ thầy như vậy là vừa phải rồi, khá rộng rãi tuy nhiên nhà tắm và nơi giặt đồ hơi chật” (PVS 13, sinh viên năm 1, nội trú) “H: Theo bạn Phòng KTX hiện nay có đủ rộng hay không? Đ: Phòng khác thì không biết nhưng phòng mình thì... mình thấy ở 4 năm trong ktx ở từ tầng 1 đến tầng 4, phòng ktx để sinh hoạt thì cũng vừa đủ thôi, không rộng để bạn có thể để thêm đồ đạc, nhưng cũng không quá chật để bạn không có lối đi lại.” (PVS 14, sinh viên năm 4, nội trú) “H: bạn thấy khuôn viên của ktx thế nào? quang cảnh, cây xanh, khu sân sinh hoạt chung? Đ: mình thấy nó rất tốt...khuôn viên thoáng mát, mỗi tội chỗ tập trung rác ngay trong sân nên nhiều lúc nó hơi có mùi. H: bạn có thấy đó là điều bất tiện ko? Đ: có! thực ra như thế thì hơi mất vệ sinh, nhất là khi có gió, hay trời nắng thì mùi càng nồng nặc. Mình không thể chơi thể thao, hay đi ngang qua là muốn đi qua thật nhanh” (PVS 15, sinh viên năm 1, nội trú) Qua PVS các sinh viên trong KTX có thể thấy rằng họ khá hài lòng với khuôn viên và cảnh quan của KTX hiện nay như (khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh, có sân thể dục và đuờng đi lối lại rộng rãi…). Tuy vậy về vấn đề vệ sinh chung trong KTX, vẫn có những phản ánh về vấn đề rác thải trong sân KTX chưa được xử lý kịp dẫn tới có mùi trong không khí gây ảnh huởng tới sinh viên sinh hoạt trong khuôn viên chung của trường. Trong khi đó, khi được hỏi về mức độ hài lòng đối với phòng ở hiện tại thì sinh viên chỉ có mức độ hài lòng tuơng đối đối với diện tích phòng hiện tại, theo họ phòng như vậy cũng chưa quá rộng, nhưng nhìn chung là tạm đủ và có thể thích nghi được. Về an ninh “H : An ninh trong ktx bạn thấy thế nào? tốt chứ? Đ: cũng tạm ổn. Vì đầu năm mình thấy có nhiều vụ mất máy tính, mất đồ đạc có giá trị mặc dù quan lí cũng khá là chặt chẽ tuy nhiên cũng 1 phần do ý thức mỗi người thôi, với lại người ra vào ktx cũng khá nhiều nên không kiểm soát đc vì còn có trường cấp 3 sv 2 trường và học thể dục quốc phòng ở sân ktx nữa.” (PVS 16, sinh viên năm 2, nội trú) “H: Bạn thấy an ninh trong KTX thế naò? Đ: Nói chung so với bên ngoài thì bọn mình khá yên tâm về an ninh nói chung: tức là ít đối tượng xấu vào KTX đánh nhau hay gì..thế nhưng đôi lúc mình vẫn thấy các bạn phòng bên hoặc có cả bạn mình nưã báo mất đồ, đôi khi chỉ là những đồ lặt vặt để bên cửa sổ hoặc gần cửa ra vào thôi…tức là trộm vặt ấy…Mình thì chưa bị bao giờ!” (PVS 11, sinh viên năm 3, nội trú) Về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong KTX sinh viên, ông Trần Nhật Thơ - Trưởng BQL KTX Mễ Trì - Trung tâm hỗ trợ sinh viên - ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “KTX Mễ Trì là một trong những khu KTX lớn của Hà Nội với 1.800 sinh viên. Ngoài ra, do khu KTX có sân giáo dục thể chất nên hàng ngày tại đây còn có hàng trăm sinh viên đến học tập khiến công tác quản lý ANTT khá phức tạp. Dù đã bố trí lực lượng bảo vệ trực cả ngày lẫn đêm song tại KTX vẫn không tránh khỏi tình trạng bị mất trộm, đặc biệt là vào thời điểm mới nhập trường đầu năm học. Các đối tượng thực hiện hành vi này không chỉ từ bên ngoài mà còn là chính các sinh viên trong trường. Việc xác định đối tượng là rất khó khăn, và ngay cả khi đã tìm được thủ phạm thì công tác xử lý cũng đòi hỏi phải khôn khéo, linh hoạt. Bên cạnh đó, dù tại mỗi khu nhà, Ban quản lý đã treo bảng ghi nội quy với những nội dung rất cụ thể. Tuy vậy nhiều em sinh viên đã không thực hiện nghiêm quy định này”. Về nội thất phòng “H: Theo bạn phòng ở tại KTX có đảm bảo về mặt chất lượng và đảm bảo cả về an toàn không? Đ: Phòng khác thì mình không rõ, nhưng ở tầng 1 phòng mình thì chân tường tróc hết rồi, do ẩm thấp, mà cũng ít khi được tu sửa nên nó thế. …. . Chưa kể hệ thống cấp thoát nước còn thường xuyên bị tắc nữa, hôi lắm ( lắc đầu) … H: Còn gì mà bạn cảm thấy chưa hài lòng về cơ sở vật chất của Ktx? Đ: Nói chung là ktx Mễ Trì đã được xây dựng từ lâu lắm rồi, mà lại ít được tu sửa nên có sự xuống cấp là điều đương nhiên, nếu bạn vào phòng mà cánh cửa sau của phòng mình tự nhiên rụng hẳn ra thì là chuyện thường ( cười lớn), nếu bạn đang ngồi quạt mà quạt tự nhiên ngắt thì đấy cũng là chuyện thường ngày ở ktx. (PVS 3, sinh viên năm 4, nội trú) “H: Phòng ở có được thường xuyên sửa chữa, và đồ dùng trong phòng hỏng hóc có được sửa chữa kịp thời không? Đ: Đồ đạc trong phòng cũng cũ rồi thường xuyên hỏng hóc, nhưng báo sửa chữa thì lâu, cũng vì trong ktx nhiều phòng báo sửa đồ” (PVS 12, sinh viên năm 2, nội trú) “H: Thế còn nội thất trong phòng thì sao? Các tủ đồ, cũng như giường ngủ có đáp ứng được nhu cầu của cá nhân bạn? Bạn thấy còn thiếu gì? Đ: Giường, tủ thì có đủ, nhưng mà mấy cái đấy cũng hay hỏng hóc lắm, như giường gẫy mất cái cọc mắc màn, tủ thì không thể nào đóng khít vào được, lúc nào cũng bung ra, báo ban quản lí thì cũng chỉ để đấy thôi, sửa thế nào được chứ. H: Phòng ở có được thường xuyên sửa chữa, và đồ dùng trong phòng hỏng hóc có được sửa chữa kịp thời không? Đ: Như mình đã nói ở trên hỏng hóc thì không riêng gì phòng mình, thường thì phải chờ từ 1-2 tuần ban quản lí mới cho người lên sửa chữa, còn nhiều thứ thì không sửa được” (PVS 8, sinh viên năm 3, nội trú) Theo ý kiến của các sinh viên được PVS, nội thất trong phòng nhìn chung là đủ đáp ứng cho họ, tuy nhiên họ vẫn mong muốn có không gian riêng lớn hơn. Bên cạnh đó là phản ánh của sinh viên về việc cơ sở vật chất trong phòng đã cũ kĩ, hay vật dụng trong phòng bị hỏng hóc vẫn chưa được ban quản lý KTX can thiệp và xử lý kịp thời gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sinh hoạt của sinh viên. Về cơ sở vật chất và dịch vụ khác (nhà xe, nhà ăn, bệnh xá, nuớc, mạng…) “H : tớ cũng đã thấy khá nhiều bạn có mong muốn vậy vì theo tớ được biết ở ktx là các bạn phải đi ăn cơm ngoài hoặc ở căng tin ,sinh hoạt đông cũng bất tiện Đ: vâng . Do ktx xuống cấp, với lại các bác quản lí sợ cháy nổ nên không cho phép nấu nướng như ktx đại học hà nội vẫn đc phép nấu nướng đấy thôi mình ăn cơm ngoài không quen, cũng thấy sợ sợ vì báo đài nói nhiều đến thực phẩm bẩn nên mình cũng sợ” (PVS 12, sinh viên năm 2
Luận văn liên quan