Đề tài Nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1. Lý do chọn đề tài: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đứng đầu cả nước về số lượng và qui mô các trường đại học. Hàng năm, số lượng sinh viên các tỉnh đổ về đây rất đông. Các bạn sinh viên chọn thành phố Hồ Chí Minh là nơi học tập vì trình độ đào tạo và điều kiện học ở đây rất tốt. Thậm chí sau khi ra trường, rất nhiều bạn sinh viên cũng lại chọn nơi đây để tiếp tuc phát triển sự nghiệp của mình. Cũng vì vậy mà dân số nơi đây ngày càng đông và số lượng sinh viên ra trường không tìm được việc làm cũng tăng theo thời gian và nhịp độ phát triển của thành phố. Hiện nay, mặc dù cùng với sự phát triển của thành phố thì các công ty, nhà máy xí nghiệp trong và ngoài nước mọc lên rất nhiều, tuy nhiên, số lượng sinh viên ra trường cũng tăng nhanh không kém. Chính vì người nhiều việc ít nên giữa các sinh viên tốt nghiệp luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ, ai cũng mong mình tìm đươc việc làm tốt trong xã hội để có cơ hội phát triển sự nghiệp và cuộc sống ở thành phố, nhất là đối với các sinh viên từ những tỉnh khác đến vì ai cũng muốn bản thân có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Chính vì phải luôn cạnh tranh với nhau nên các bạn sinh viên luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện bản thân để đạt được những thành tích thật tốt, giúp ích cho các bạn khi đi tìm việc làm.

pdf33 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh BÁO CÁO ĐỀ TÀI: NHU CẦU HỌC KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI: 1. Lý do chọn đề tài: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đứng đầu cả nước về số lượng và qui mô các trường đại học. Hàng năm, số lượng sinh viên các tỉnh đổ về đây rất đông. Các bạn sinh viên chọn thành phố Hồ Chí Minh là nơi học tập vì trình độ đào tạo và điều kiện học ở đây rất tốt. Thậm chí sau khi ra trường, rất nhiều bạn sinh viên cũng lại chọn nơi đây để tiếp tuc phát triển sự nghiệp của mình. Cũng vì vậy mà dân số nơi đây ngày càng đông và số lượng sinh viên ra trường không tìm được việc làm cũng tăng theo thời gian và nhịp độ phát triển của thành phố. Hiện nay, mặc dù cùng với sự phát triển của thành phố thì các công ty, nhà máy xí nghiệp trong và ngoài nước mọc lên rất nhiều, tuy nhiên, số lượng sinh viên ra trường cũng tăng nhanh không kém. Chính vì người nhiều việc ít nên giữa các sinh viên tốt nghiệp luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ, ai cũng mong mình tìm đươc việc làm tốt trong xã hội để có cơ hội phát triển sự nghiệp và cuộc sống ở thành phố, nhất là đối với các sinh viên từ những tỉnh khác đến vì ai cũng muốn bản thân có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Chính vì phải luôn cạnh tranh với nhau nên các bạn sinh viên luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện bản thân để đạt được những thành tích thật tốt, giúp ích cho các bạn khi đi tìm việc làm. Tìm được một việc làm tốt ở thành phố không phải là khó nhưng cũng không dễ dàng chút nào. Để có được việc làm ở đây, các bạn sinh viên không chỉ phải giỏi chuyên môn mà còn phải giỏi giao tiếp, ứng xử và phải là một người biết xử lý mọi tình huống phát sinh, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này đòi hỏi các bạn sinh viên 1 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải có cả “kỹ năng cứng” lẫn “kỹ năng mềm”. Kỹ năng cứng hiển nhiên bạn sinh viên nào cũng có sau khi tốt nghiệp, vì đây là kiến thức chuyên môn, là vấn đề cơ bản đòi hỏi các bạn cần phải có. Kỹ năng mềm là cách ứng xử, giao tiếp, thái độ, hành vi trong cách sống, cách làm việc của các bạn mà không phải ai cũng có được. Khi đi xin việc, không phải chỉ cần có được những tấm bằng loại giỏi thì các bạn có thể lọt vào mắt nhà tuyển dụng mà các bạn còn phải tự tin thể hiện mình trước các nhà tuyển dụng vì họ không chỉ đánh giá nhân viên qua bằng cấp mà còn qua những gì mà nhân viên thể hiện trong cách giao tiếp và xử lý vấn đề nữa. Để có được những kỹ năng đó, sinh viên cần phải học tập nhiều hơn những gì thuộc về chuyên môn của họ. Họ phải tập giao tiếp, tập quan hệ, tập giải quyết những vấn đề xung quanh để rèn luyện cho bản thân tự tin hơn và vững vàng hơn. Đa phần các bạn sinh viên đều hiểu được vấn đề này, vì vậy một số bạn cũng đã tìm đến với những lớp dạy kỹ năng để cải thiện kỹ năng của bản thân. Tuy nhiên, học kỹ năng mềm hiện nay vẫn chưa được phổ biến và thông thường, học phí một lớp học kỹ năng mềm khá đắt. Điều này gây trở ngại khá lớn cho các bạn sinh viên vì túi tiền của sinh viên thật sự không thể đáp ứng được mức học phí cao như thế này. Bên cạnh đó, các trường đại học cũng thật sự chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, vì vậy, kỹ năng mềm chưa hoàn toàn được đưa vào nhà trường để sinh viên dễ tiếp cận hơn. Một số trường cũng đã đưa vào chương trình học, tuy nhiên, đa phần là lồng ghép vào những môn học khác chứ chưa phải là môn học độc lập. Nhận thấy nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên là một nhu cầu cấp bách và cần thiết, chúng tôi đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này để có thể hiểu rõ hơn và đồng thời, chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến của nhiều bạn sinh viên để tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Nếu nhu cầu học của các bạn sinh viên cao như chúng tôi dự đoán, chúng tôi có thể kiến nghị với các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện nhiều hơn 2 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn sinh viên học kỹ năng mềm hoặc kiến nghị các trường đại học, cao đẳng đưa kỹ năng mềm vào chương trình học chính thức để đáp ứng nhu cầu cho các bạn sinh viên. 2. Mục tiêu của đề tài: 1. Nắm được tình hình tiếp cận với kỹ năng mềm hiện nay của sinh viên và nhu cầu của sinh viên muốn được học kỹ năng mềm. 2. Tìm hiểu về sự hiểu biết của các bạn sinh viên về kỹ năng mềm cũng như mức độ quan trọng của kỹ năng mềm trong nhận thức của sinh viên. 3. Tổng hợp ý kiến của các bạn sinh viên để tìm được hướng giải quyết đúng theo mong mỏi và nhu cầu của các bạn sinh viên. 4. Kiến nghị với các trường đại học và các cấp đoàn thể về nhu cầu của sinh viên để kỹ năng mềm có thể đến gần với các bạn sinh viên hơn nữa. 3. Ý nghĩa của đề tài: a) Đối với các bạn sinh viên: Giải quyết được vấn đề học kỹ năng mềm là giải quyết được lo lắng rất lớn trong các bạn sinh viên về vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Lo sợ thất nghiệp là nỗi lo chung và là nỗi lo lớn nhất luôn tồn tại trong các bạn sinh viên dù ở bất kỳ thời điểm nào. Lo lắng như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các bạn nhất là đối với những bạn sinh viên không có điều kiện tự học ở những trung tâm dạy kỹ năng mềm vì hoàn cảnh gia đình, vì thời gian hay vì lý do nào khác. Nếu tất cả các bạn đều được học thì các bạn sẽ chủ động hơn khi đi xin việc, vì khi đã được trang bị đầy đủ kỹ năng rồi thì có tìm được việc làm hay không là phụ thuộc vào bản thân bạn sinh viên đó có áp dụng tốt những điều mình đã được học hay không. Chúng tôi mong muốn qua đề tài này, các bạn sinh viên có thể hiểu được nhiều hơn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm và cố gắng trang bị cho bản thân họ những kỹ 3 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năng cần thiết, đồng thời, chúng tôi muốn tạo cơ hội để các bạn sinh viên mạnh dạn nói lên những mong muốn và đề xuất của mình với nhà trường nơi các bạn đang theo học. b) Đối với các trường đại học: Các trường đại học có thể yên tâm hơn về chất lượng sinh viên do trường mình đào tạo khi các sinh viên này có đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết. Hơn thế nữa, nếu trường đại học này có điều kiện đưa kỹ năng mềm tiếp cận sinh viên trước trường đại học cũng lĩnh vực khác thì cũng là cơ hội để nâng cao danh tiếng và chất lượng của trường vì sinh viên của họ hội đủ các yếu tố cần thiết. Qua đề tài này, các trường đại học có thể hiểu rõ hơn những mong muốn của sinh viên, từ đó, họ có thể đáp ứng đúng lúc, kịp thời, đúng chỗ cho những nhu cầu cấp bách này, giúp sinh viên an tâm hơn trong quá trình học tập. c) Đối với xã hội: Nếu tất cả các bạn sinh viên đều được trang bị tốt cả kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm thì sự cạnh tranh để có được việc làm giữa các bạn sẽ mạnh mẽ hơn, lúc này chất lượng sinh viên được đào tạo ra sẽ tốt hơn và hoàn thiện hơn. Xã hội sẽ có được những người tài giỏi hơn, không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà còn hoàn thiện trong cách sống, cách cư xử và làm việc. Điều này góp phần đưa đất nước phát triển và tiến bộ hơn. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: a) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề học kỹ năng mềm của sinh viên, chủ yếu là nhu cầu của sinh viên và mức độ được đáp ứng nhu cầu của sinh viên hiện nay. 4 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị nghiên cứu: Sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tập trung chủ yếu vào sinh viên các trường đại học trong khối đại học Quốc gia vì đây là trường đại học tiên phong và có quy mô lớn nhất thành phố. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi một sô trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện cho phép thực hiện. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010. b) Phương pháp nghiên cứu: - Nhận xét tình hình hiện nay của vấn đề, từ đó xác định đối tượng, đơn vị, phạm vi nghiên cứu. - Lập bảng câu hỏi gồm 4 câu về thông tin người được phỏng vấn và 13 câu về vấn đề đang cần phỏng vấn. - Điều tra thử nghiệm 10 người trước khi thực hiện chính thức cuộc khảo sát. - Tổng hợp ý kiến và sửa chữa bảng câu hỏi để có được bảng hỏi chính thức chính tốt hơn. - Tổng thể: bộc lộ ( tất cả các sinh viên hiện có ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh). Tổng thể này không đồng chất. - Số lượng mẫu: 150. Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện. - Dạng câu hỏi: câu hỏi mở, câu hỏi phân mức, câu hỏi liệt kê. - Phương pháp thu thập dữ liệu: phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi - Dữ liệu: Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. - Thang đo: thang đo định danh, thang đo khoảng, thang đo tỉ lệ. II. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: 5 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Khái niệm về kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là những khả năng về giao tiếp, ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người và con người với những sự vật, sự việc xung quanh. Kỹ năng mềm đòi hỏi con người phải biết cách cư xử mềm dẻo, đúng lúc, đúng chỗ, đúng phương pháp. Thật sự thì không có một phương pháp chung nào cho kỹ năng mềm cả, vì đã là “mềm” thì phải biết thay đổi và thích nghi một cách hợp lý trước những tình huống xảy ra không định trước được. Vì vậy có được kỹ năng mềm thì con người sẽ có thể chọn lựa được những cách giải quyết vấn đề tốt nhất và đối phó với những tình huống không lường trước một cách tự tin nhất. Kỹ năng mềm rất quan trọng đối với những người đi xin việc làm vì đó là một trong những yếu tố thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu bạn có chuyên môn tốt nhưng thiếu tự tin và không linh hoạt trong xử lý tình huống thì khó có thể tìm được sự tin cậy nơi các nhà tuyển dụng. Kỹ năng mềm giúp bạn năng động, tự tin, sáng tạo hơn trong công việc, thậm chí có thể chiếm được cảm tình của mọi người ngay lần tiếp xúc đầu tiên, tạo cho họ sự tin tưởng khi làm việc với bạn. Đó là lý do mà kỹ năng mềm trở nên quan trọng với tất cả mọi người muốn hoàn thiện mình, nhất là các bạn sinh viên. Theo những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu qua internet, có 7 kỹ năng mềm được xem là quan trọng và gần gũi với sinh viên trong thời gian còn đi học, đó là: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình (nói trước đám đông), kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng học và tự học, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lắng nghe. Chúng tôi xin nói sơ lược về từng kỹ năng như sau: - Kỹ năng làm việc nhóm: là khả năng bạn có thể làm việc và làm việc đạt hiệu quả với tất cả mọi người được giao cùng nhiệm vụ với bạn bất kể người đó là ai và tính cách như thế nào. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải 6 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xem công việc và hoàn thành nhiệm vụ là mục tiêu hàng đầu, không nên để tình cảm cá nhân chi phối. Đồng thời bạn phải biết sắp xếp và phân công công việc hợp lý sao cho mọi người đều hài lòng và tuân theo sự sắp xếp của bạn. Bạn phải hiểu tính cách và khả năng của từng người trong nhóm để giao công việc phù hợp, có như vậy hiệu quả làm việc mới có thể cao. Bạn còn phải hoà đồng với mọi người và phải biết giảng hoà cho mọi người khi trong nhóm xảy ra xung đột. Bạn phải giữ được không khí thân thiện cho mọi người trong nhóm. - Kỹ năng quản lý thời gian: là khả năng sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho bản thân để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất. Điều này đòi hỏi bạn phải thật sự có quyết tâm vì bạn không chỉ sắp xếp mà bạn còn phải chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện được những điều mà bạn vạch ra, tránh tình trạng “chạy đua”, làm việc theo kiểu nhiều thời gian thì làm kỹ, ít thời gian thì làm gấp gáp. - Kỹ năng thuyết trình: là khả năng nói trước đám đông của bạn. Dù bình thường bạn là người ăn nói lưu loát nhưng đứng trước đám đông chắc chắn bạn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, hiệu quả trong cách nói chuyện của bạn chắc chắn bị giảm sút. Vì vậy, kỹ năng này đòi hỏi bạn phải tự tin, dũng cảm, dẹp bỏ được gánh nặng tâm lý khi bước lên phát biểu trước lớp, trước tập thể. - Kỹ năng giải quyết vấn đề: là khả năng xử lý tình huống của bạn trước những biến cố xảy ra dù bạn có lường trước được hay không. Đây cũng là một kỹ năng khá quan trọng, nó giúp cho bạn đứng vững trước những tình huống xấu xảy đến với bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nó đòi hỏi bạn phải bình tĩnh, biết tư duy và tự tin vào quyết định của mình. 7 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Kỹ năng học và tự học: là khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp và tự nghiên cứu thêm của bạn. Bạn phải biết cách nào mang lại hiệu quả học tập tốt nhất cho bản thân bạn, bạn phải học như thế nào để có thể mở mang kiến thức chứ không phải để đối phó với kỳ thi. - Kỹ năng giao tiếp ứng xử: là khả năng nói chuyện và hành động gây được cảm tình cho người mà bạn tiếp xúc. Khi bạn giao tiếp với người khác thì cũng là lúc người ta có thể quan sát xem bạn là người như thế nào. Kỹ năng này giúp bạn chiếm được cảm tình của người khác, tạo cho người khác lòng tin ở bạn, giúp bạn thành công hơn trong công việc. - Kỹ năng lắng nghe: là khả năng lắng nghe, tiếp thu và sàng lọc thông tin của bạn. Bạn không nên bảo thủ ý kiến của mình nhưng cũng không nên ba phải theo ý kiến của người khác. Bạn phải biết lắng nghe những gì có lợi cho bạn, cân nhắc suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Lắng nghe cũng là một cách để gây cảm tình cho bạn khi tiếp xúc với người khác vì lắng nghe người nói là bạn cho họ biết bạn hiểu họ và tôn trọng những gì họ nói. 2. Phân tích dữ liệu: Mẫu 150 người, trong đó Nam là 38 người, chiếm 25.3%, Nữ là 112 người, chiếm 74.7%. Ta có: 56 sinh viên năm nhất (37.3%), 48 sinh viên năm 2 (32%), 39 sinh viên năm 3 (26%) và 7 sinh viên năm 4 (4.7%). Về thu nhập hàng tháng của từng người (kể cả tiền gởi của gia đình và tiền tự kiếm do làm thêm), ta có: 8 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Như vậy, thu nhập cá nhân trung bình là 1,338,000. Thu nhap hang thang (tien gd goi + lam them) Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 500000- 1000000 39 26.0 26.2 26.2 1000000- 1500000 54 36.0 36.2 62.4 1500000- 2000000 44 29.3 29.5 91.9 tu 2000000 tro len 12 8.0 8.1 100.0 Total 149 99.3 100.0 Missin g 0 1 .7 Total 150 100.0 9 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Câu 1: Theo Anh/Chị, kỹ năng mềm có quan trọng không? Mức độ Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng 1 2 3 4 5 Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng Theo Anh/Chi, ky nang mem co quan trong khong Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid binh thuong 13 8.7 8.7 8.7 quan trong 56 37.3 37.3 46.0 rat quan trong 81 54.0 54.0 100.0 Total 150 100.0 100.0 Mean = 4.45 Me = 5 Mod = 5 Tứ phân vị : Q1 = 4 Q2 = 5 Q3 = 5 Độ lệch chuẩn = 0.65 Dữ liệu tập trung tốt xung quanh giá trị trung bình  Kỹ năng mềm được đánh giá là rất quan trọng đối với sinh viên. Câu 2: Anh/Chị từng biết thông tin về kỹ năng mềm qua phương tiện nào? (có thể chọn nhiều đáp án) 1. Báo, đài, các phương tiện đại chúng 2. Internet 3. Bạn bè 4. Nhà trường 10 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 5. Khác (ghi rõ).. Dữ liệu định tính, thang đo danh nghĩa. Có 81 người biết về kỹ năng mềm qua báo đài, phương tiện đại chúng. Có 81 người biết về kỹ năng mềm qua internet. Có 74 người biết về kỹ năng mềm qua bạn bè. Có 88 người biết về kỹ năng mềm qua nhà trường. Ngoài ra không có phương tiện nào khác. => Sinh viên được tiếp xúc với thông tin về kỹ năng mềm một cách đa dạng và đầy đủ. Nhìn chung, sinh viên có hiểu biết khá tốt về kỹ năng mềm. Câu 3: Anh/Chị hãy đánh giá theo suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng (sự cần thiết) đối với từng kỹ năng mềm dưới đây: Mức độ Kỹ năng Hoàn toàn không quan trọng (hoàn toàn không cần thiết) Không quan trọng (không cần thiết) Bình thường Quan trọng (cần thiết) Rất quan trọng (rất cần thiết) Làm việc nhóm 1 2 3 4 5 Quản lý thời gian 1 2 3 4 5 Thuyết trình 1 2 3 4 5 Giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5 Học và tự học 1 2 3 4 5 Giao tiếp ứng xử 1 2 3 4 5 Lắng nghe 1 2 3 4 5 Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng. 1. Kỹ năng làm việc nhóm: 11 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tam quan trong cua ky nang lam viec nhom Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hoan toan khong quan trong 3 2.0 2.0 2.0 khong quan trong 1 .7 .7 2.7 binh thuong 18 12.0 12.0 14.7 quan trong 87 58.0 58.0 72.7 rat quan trong 41 27.3 27.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 Mean = 4.08 Me = 4 Mod = 4 Tứ phân vị: Q1 = 4 Q2 = 4 Q3 = 5 Độ lệch chuẩn = 0.77 Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.  Kỹ năng làm việc nhóm được đánh giá là quan trọng đối với sinh viên, mặc dù vẫn còn khoảng 2.7% các bạn sinh viên xem nhẹ kỹ năng này và cảm thấy không cần thiết phải có. 2. Kỹ năng quản lý thời gian: 12 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tam quan trong cua ky nang quan ly thoi gian Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hoan toan khong quan trong 1 .7 .7 .7 khong quan trong 2 1.3 1.4 2.0 binh thuong 23 15.3 15.5 17.6 quan trong 65 43.3 43.9 61.5 rat quan trong 57 38.0 38.5 100.0 Total 148 98.7 100.0 Missin g 0 2 1.3 Total 150 100.0 Có 2 người không trả lời câu hỏi, mẫu được tính trên 148 người. Mean = 4.18 Me = 4 Mod = 4 Tứ phân vị: Q1 = 4 Q2 = 4 Q3 = 5 Độ lệch chuẩn = 0.78 Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.  Kỹ năng quản lý thời gian được đánh giá quan trọng đối với sinh viên, có khoảng 2% cho rằng kỹ năng này không cần thiết. 3. Kỹ năng thuyết trình: 13 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tam quan trong cua ky nang thuyet trinh Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hoan toan khong quan trong 1 .7 .7 .7 khong quan trong 4 2.7 2.7 3.3 binh thuong 19 12.7 12.7 16.0 quan trong 82 54.7 54.7 70.7 rat quan trong 44 29.3 29.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 Mean = 4.09 Me = 4 Mod = 4 Tứ phân vị: Q1 = 4 Q2 = 4 Q3 = 5 Độ lệch chuẩn = 0.76 Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.  Kỹ năng thuyết trình được đánh giá là quan trọng đối với sinh viên, có khoảng 3.4% cho rằng kỹ năng này không cần thiết. 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề: 14 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tam quan trong cua ky nang giai quyet van de Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hoan toan khong quan trong 1 .7 .7 .7 khong quan trong 1 .7 .7 1.3 binh thuong 17 11.3 11.3 12.7 quan trong 60 40.0 40.0 52.7 rat quan trong 71 47.3 47.3 100.0 Total 150 100.0 100.0 Mean = 4.33 Me = 4 Mod = 5 Tứ phân vị: Q1 = 4 Q2 = 4 Q3 = 5 Độ lệch chuẩn = 0.75 Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.  Kỹ năng giải quyết vấn đề được đánh giá khá quan trọng đối với sinh viên, 47.3% cho rằng nó rất quan trọng, trong khi đó có khoảng 1.4% cho rằng nó không cần thiết. 5. Kỹ năng học và tự học: 15 Nghiên cứu nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tam quan trong cua ky nang hoc va tu hoc Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid hoan toan khong quan trong 1 .7 .7 .7 binh thuong 22 14.7 14.8 15.4 quan trong 53 35.3 35.6 51.0 rat quan trong 73 48.7 49.0 100.0 Total 149 99.3 100.0 Missin g 0 1 .7 Total 150 100.0 Có 1 người không trả lời, mẫu được tính trên 149 người. Mean = 4.32 Me = 4 Mod = 5 Tứ phân vị: Q1= 4 Q2 = 4 Q3 = 5 Độ lệch chuẩn =
Luận văn liên quan