Đề tài Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội

Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, đó càng là một nhu cầu cần thiết đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội, là nhóm đối tượng được thu nhận và nuôi dưỡng trong Trung tâm, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Do đó, người già ở đây thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của Trung tâm. Bên cạnh đó, mỗi con người sống trong môi trường nhất định thì luôn có những mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh, có mối quan hệ với con người xung quanh, nhờ đó mà loài người đã tạo ra xã hội của mình. Người già cô đơn, không nơi nương tựa sống trong Trung tâm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Họ cần có mối quan hệ tình cảm với con người và môi trường xung quanh mình. Được nuôi dưỡng tập trung, người già cô đơn trong Trung tâm luôn có những mối quan hệ tình cảm gắn bó với Trung tâm, với cán bộ nhân viên cơ sở và những người cùng môi trường chung sống. Đặc biệt, ở người già xuất hiện những mối quan hệ tình cảm khác giới đặc biệt. Tuy nhiên, những mối quan hệ tình cảm này không phải lúc nào cũng mang tính bền vững mà thường rất phức tạp và có thể để lại nhiều hệ quả khó lường. Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu về quan hệ tình cảm cho người già cần quan tâm ngăn chặn và giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới này. Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già cô đơn tại các Trung tâm bảo trợ xã hội cần có sự phối kết hợp, giúp đỡ từ nhiều phía như gia đình, người thân, chính quyền địa phương, Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Thực tế, hiện tại Trung tâm chưa có một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nào làm việc và hỗ trợ trong lĩnh vực này. Đặc biệt, Trung tâm bảo trợ xã hội là nơi đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như: tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hoàn trả các đối tượng xã hội về gia đình và địa phương, đối với tất cả các loại đối tượng xã hội gồm người già, trẻ em, người tàn tật. Do đó, Trung tâm chưa thể tập trung quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể của các đối tượng xã hội, nhất là việc đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm của người già cô đơn, không nơi nương tựa. Hiện nay, chính sách nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, nuôi dưỡng về mặt vật chất mà chưa quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu xã hội khác đối với những đối tượng xã hội được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Điều này cho thấy, vấn đề đáp ứng nhu cầu tinh thần và quan hệ tình cảm cho người già cô đơn, không nơi nương tựa cần có sự quan tâm của Nhà nước, Trung tâm nuôi dưỡng, các tổ chức xã hội, cá nhân và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội” với mong muốn đi sâu tìm hiểu về nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm; tìm ra những trở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già. Đồng thời, tìm hiểu vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.

doc60 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu với đề tài “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Trung tâm, các thầy cô và bạn bè. Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S. Mai Tuyết Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong đoàn thực tập đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi xây dựng đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc, cán bộ nhân viên và kiểm huấn viên cũng như người già đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Sinh viên MỤC LỤC Phần I. MỞ ĐẦU………………………………………………………….……..4 Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….….…4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu………………………….……6 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………...…….…..6 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu………………………………7 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………8 Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………...11 Phần II. NỘI DUNG…………………………………………………………...13 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn…………………………………………13 Cơ sở lý luận………………………………………………………………...13 1.1. Lý thuyết vận dụng………………………………….…………………13 1.2. Khái niệm công cụ………………………………….…………………..14 Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………...15 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu…………………………………………15 2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu…………………………………….16 Chương II: Nội dung và kết quả nghiên cứu…………………………...…….22 Nhu cầu về quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội là một vấn đề cần được xã hội, Trung tâm và các tổ chức quan tâm, đáp ứng……………………………………………….....…22 Nhu cầu quan hệ chung…………………………………………………22 Nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới…………………………………...25 Thực trạng các mối quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội…………………...………..26 Các mối quan hệ tình cảm của người già cô đơn tại Trung tâm………...26 Rào cản và hệ quả từ những mối quan hệ tình cảm của người già……...32 Vai trò can thiệp trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội ……………….34 Những kinh nghiệm về đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn tại Trung tâm…………………………………………………………………..…..34 Vai trò của Nhân viên công tác xã hội……………………………………..35 2.1. Vai trò can thiệp, trợ giúp trực tiếp………………………………….…..35 2.2. Vai trò tác động và hoàn thiện chính sách xã hội……………………….36 IV. Trường hợp điển cứu………………………………………………………37 1. Giới thiệu trường hợp……………………………………………………….37 2. Tiếp cận trường hợp dưới phương pháp CTXH cá nhân………………...38 Chương III. Lượng giá kết quả và những bài học kinh nghiệm…………….43 1.Lượng giá kết quả thực tập………………………………………………….43 2.Những bài học kinh nghiệm…………………………………………………44 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………45 1. Kết luận………………………………………………………………………45 2. Khuyến nghị………………………………………………………………….45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….......47 PHỤ LỤC……………………………………………………………………….48 Phần I. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, đó càng là một nhu cầu cần thiết đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội, là nhóm đối tượng được thu nhận và nuôi dưỡng trong Trung tâm, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Do đó, người già ở đây thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của Trung tâm. Bên cạnh đó, mỗi con người sống trong môi trường nhất định thì luôn có những mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh, có mối quan hệ với con người xung quanh, nhờ đó mà loài người đã tạo ra xã hội của mình. Người già cô đơn, không nơi nương tựa sống trong Trung tâm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Họ cần có mối quan hệ tình cảm với con người và môi trường xung quanh mình. Được nuôi dưỡng tập trung, người già cô đơn trong Trung tâm luôn có những mối quan hệ tình cảm gắn bó với Trung tâm, với cán bộ nhân viên cơ sở và những người cùng môi trường chung sống. Đặc biệt, ở người già xuất hiện những mối quan hệ tình cảm khác giới đặc biệt. Tuy nhiên, những mối quan hệ tình cảm này không phải lúc nào cũng mang tính bền vững mà thường rất phức tạp và có thể để lại nhiều hệ quả khó lường. Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu về quan hệ tình cảm cho người già cần quan tâm ngăn chặn và giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới này. Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già cô đơn tại các Trung tâm bảo trợ xã hội cần có sự phối kết hợp, giúp đỡ từ nhiều phía như gia đình, người thân, chính quyền địa phương, Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Thực tế, hiện tại Trung tâm chưa có một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nào làm việc và hỗ trợ trong lĩnh vực này. Đặc biệt, Trung tâm bảo trợ xã hội là nơi đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như: tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hoàn trả các đối tượng xã hội về gia đình và địa phương,… đối với tất cả các loại đối tượng xã hội gồm người già, trẻ em, người tàn tật. Do đó, Trung tâm chưa thể tập trung quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể của các đối tượng xã hội, nhất là việc đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm của người già cô đơn, không nơi nương tựa. Hiện nay, chính sách nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, nuôi dưỡng về mặt vật chất mà chưa quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu xã hội khác đối với những đối tượng xã hội được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Điều này cho thấy, vấn đề đáp ứng nhu cầu tinh thần và quan hệ tình cảm cho người già cô đơn, không nơi nương tựa cần có sự quan tâm của Nhà nước, Trung tâm nuôi dưỡng, các tổ chức xã hội, cá nhân và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội” với mong muốn đi sâu tìm hiểu về nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm; tìm ra những trở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già. Đồng thời, tìm hiểu vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu * Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận sâu sắc. Thông qua nghiên cứu này, có thể nhìn nhận vấn đề nhu cầu quan hệ của người già tại các Trung tâm bảo trợ xã hội từ góc độ khoa học, mô tả và đánh giá vấn đề bằng những lý thuyết của khoa học công tác xã hội. Đồng thời, những kiến thức từ thực tế được bổ sung làm phong phú thêm kho tàng kiến thức lý thuyết Công tác xã hội trong lĩnh vực này. * Ý nghĩa thực tiễn: Công tác xã hội là một khoa học mang tính ứng dụng cao, thông qua mô hình trường hợp điển cứu trong nghiên cứu có thể thấy Công tác xã hội giúp ích nhiều cho quá trình cải thiện những vấn đề xã hội trong thực tiễn, hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu quan hệ nói chung và quan hệ tình cảm cho người già cô đơn, không nơi nương tựa. Đồng thời, từ thực trạng những vấn đề về nhu cầu quan hệ của người già tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, nhân viên Công tác xã hội đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các cơ quan chức năng chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện chính sách xã hội đối với nhóm đối tượng này. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào những mục đích chính sau: Tìm hiểu về nhu cầu quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm của người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá và định hướng công tác xã hội trong can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa đang sống tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Tiến hành mô tả và phân tích, đánh giá thực trạng những mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ tình cảm của người già tại Trung tâm nhằm tìm ra những khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu về quan hệ tình cảm cũng như tìm hiểu được các nguyên nhân dẫn đến hệ quả trong các mối quan hệ tình cảm khác giới của người già; giúp đưa ra giải pháp can thiệp hỗ trợ cho nhân viên cơ sở và đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Tìm hiểu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa; nhằm tìm ra tiềm năng phát triển và khả năng ứng dụng vào thực tế của khoa học Công tác xã hội trong lĩnh vực này. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại các Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của công tác xã hội trong lĩnh vực này. Đối tượng khảo sát: Được xác định là những người già cô đơn, không nơi nương tựa; có sức khoẻ, tâm trí bình thường; bao gồm cả nam và nữ, còn khả năng hoặc đã mất khả năng lao động, đang được quản lý và nuôi dưỡng lâu dài trong Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội. * Khách thể nghiên cứu: Khách thể của nghiên cứu được xác định bao gồm các thành phần sau: + Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội + Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV + Người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được quản lý và nuôi dưỡng lâu dài trong Trung tâm bảo trợ xã hội IV + Gia đình hay người thân, chính quyền địa phương, người dân sinh sống xung quanh Trung tâm + Thân chủ, bà V.T.T + Tài liệu lưu nội bộ, hồ sơ liên quan đến thân chủ * Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu về nhu cầu quan hệ, những mối quan hệ tình cảm của người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội, những khó khăn và trở ngại trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ và vai trò can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quan hệ, giải quyết hệ quả từ những mối quan hệ tình cảm cho người già của Nhân viên công tác xã hội. + Phạm vi không gian và thời gian: - Không gian: Nghiên cứu giới hạn phạm vi về không gian chỉ tập trung trong Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội. - Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp luận chung: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận chung là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Công tác xã hội là một ngành khoa học xã hội, có nền tảng là triết học Mác – Lênin, do đó mọi phương pháp tiếp cận vấn đề của khoa học này đều dựa trên nền tảng là phương pháp luận khoa học cơ bản nhất. Phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử được vận dụng trong nghiên cứu thể hiện là: Vấn đề nghiên cứu được tìm hiểu và xem xét luôn đặt vào trong mối tương quan với môi trường xung quanh, đối chứng với những vấn đề xã hội khác, đồng thời xem xét vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định, gắn với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn. b. Phương pháp nghiên cứu Xã hội học: Công tác xã hội là một khoa học thực hành xã hội, có quan hệ tương trợ và ứng dụng nhiều hệ thống lý thuyết từ các ngành khoa học xã hội khác như: Tâm lý học, Luật học, Gia đình học,… đặc biệt có quan hệ mật thiết với Xã hội học. Do đó, nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học như: phương pháp quan sát có tham dự, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu. * Phương pháp quan sát có tham dự: Phương pháp quan sát có tham dự là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát, ghi chép những vấn đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu, có tính hệ thống, có kế hoạch và đặc trưng riêng của phương pháp này. Trong nghiên cứu, phương pháp này được vận dụng để thu thập những thông tin về các mối quan hệ liên quan đến đối tượng, cách ứng xử giữa các đối tượng được khảo sát, quan sát môi trường sống, nếp sinh hoạt và các hoạt động của đối tượng khảo sát. * Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp. Người điều tra đặt câu hỏi cho đối tượng khảo sát, sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, hoặc người phỏng vấn ghi âm lại cuộc phỏng vấn sau đó nghe lại và phân tích thông tin thu được. Ở đây người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ngoài ra, phỏng vấn sâu là phương pháp kỹ thuật chuyên sâu được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn đề liên quan. Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành với các đối tượng sau: + Người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội (nhóm đối tượng này có đặc điểm về sức khoẻ tâm trí bình thường, còn hoặc không có gia đình hay người thân nhưng đã mất liên hệ vì một lý do nào đó, có nguyện vọng sống lâu dài tại Trung tâm) + Cán bộ quản lý, người nuôi dưỡng các đối tượng người già tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV. * Phương pháp phân tích tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin xã hội học phổ biến bằng cách thu thập và phân tích, đánh giá những thông tin được ghi chép trong tài liệu. Phương pháp này được sử dụng để phân tích và đánh giá những tài liệu hồ sơ, phiếu lưu liên quan đến đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra các mối liên hệ xã hội của khách thể nghiên cứu, giúp ích cho việc xác định các nhu cầu quan hệ và mối quan hệ tình cảm của thân chủ. Ngoài ra, những tài liệu Báo cáo của Trung tâm bảo trợ xã hội IV, tài liệu báo chí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng được thu thập và phân tích. C. Phương pháp Công tác xã hội đặc thù: Những phương pháp công tác xã hội đặc thù được sử dụng trong nghiên cứu gồm: tham vấn, phương pháp công tác xã hội với cá nhân. * Tham vấn cá nhân: Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó, nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình. Được sử dụng để làm việc trực tiếp với thân chủ, nhằm giúp thân chủ hiểu về nhu cầu và thực trạng những mối quan hệ tình cảm của thân chủ. Đồng thời, giúp thân chủ thay đổi nhận thức và cái nhìn với môi trường sống, định hướng kế hoạch trong tương lai. * Phương pháp công tác xã hội với cá nhân: Là một tiến trình làm việc giữa nhân viên công tác xã hội với cá nhân hoặc môi trường xung quanh cá nhân đó, nhằm giải quyết vấn đề của một cá nhân. Được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp, ứng dụng trong tiến trình can thiệp cá nhân nhằm giúp cá nhân tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề nhu cầu quan hệ thông qua các bước của tiến trình công tác xã hội cá nhân. 6. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu: Nhu cầu quan hệ , đặc biệt là quan hệ tình cảm là nhu cầu cần thiết đối với người già cô đơn không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội, nhưng chưa được Trung tâm cũng như xã hội quan tâm đáp ứng. Người già cô đơn không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ, nhất là khó khăn trong quan hệ tình cảm. Bên cạnh đó, những mối quan hệ tình cảm khác giới nảy sinh giữa người già thường phức tạp, và có thể làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh; do đó rất cần có sự can thiệp và kiểm soát của nhân viên cơ sở. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong can thiệp nhằm hỗ trợ người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm giải quyết những khó khăn hướng tới đáp ứng nhu cầu quan hệ cho họ. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội chính là người trung gian, làm nhiệm vụ kết nối các nguồn lực để hỗ trợ cho việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già cô đơn đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu định tính với hệ thống câu hỏi sau: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho đối tượng người già cô đơn, không nơi nương tựa) Ông (bà) đã sống ở đây bao lâu? Ông (bà) cảm thấy môi trường sống ở đây như thế nào? Ông (bà) thường xuyên tiếp xúc với mọi người như thế nào? Hàng ngày ông (bà) thường hay chia sẻ tâm sự với ai? Ông (bà) cảm thấy mọi người đối xử với mình như thế nào? Ông (bà) có thể kể đôi nét về gia đình hoặc người thân của mình? Ông (bà) có mong muốn gì về sự quan tâm của mọi người trong tương lai? BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho cán bộ, nhân viên quản lý cơ sở) Anh (chị) đã làm việc ở đây bao lâu? Anh (chị) cảm thấy môi trường sống của người già cô đơn ở Trung tâm như thế nào? Anh (chị) thấy nhu cầu quan hệ của người già cô đơn không nơi nương tựa ở Trung tâm như thế nào? Anh (chị) có kinh nghiệm gì trong việc phát hiện và giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới giữa người già cô đơn? Anh (chị) có ý kiến gì về việc đáp ứng nhu cầu quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm cho người già cô đơn tại Trung tâm? Phần II. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lý thuyết vận dụng Nghiên cứu vận dụng hai hệ thống lý thuyết trong quá trình tiếp cận và mô tả cũng như xây dựng cơ chế can thiệp công tác xã hội đối với vấn đề. * Lý thuyết nhu cầu của Mavslow: Nội dung chủ yếu của Lý thuyết đề cập đến nhu cầu của mỗi con người, cho rằng mỗi cá nhân đều có 5 bậc thang nhu cầu cơ bản nhất là: Nhu cầu cơ bản (basic needs) Nhu cầu về an toàn (safety needs) Nhu cầu về xã hội hay nhu cầu được yêu thương (social needs/love/belonging needs) Nhu cầu được quý trọng (esteem needs) Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) Trong những trường hợp cụ thể khác nhau thì cá nhân cần đạt được những nhu cầu khác nhau, và nhu cầu ưu tiên đối với các cá nhân là không giống nhau. Trong nghiên cứu này, lý thuyết nhu cầu được sử dụng như một công cụ để tìm hiểu và xác định nhu cầu ưu tiên của người già cô đơn, không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm bảo trợ xã hội. * Lý thuyết hệ thống sinh thái: Lý thuyết này khẳng định con người luôn sống trong một môi trường nhất định (bao gồm cả môi trường xã hội và môi trường tự nhiên), và chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của môi trường đó. Mỗi con người đều phải gia nhập vào những môi trường sống mới khác nhau trong suốt cuộc đời, ở họ có thể hình thành những khả năng thích nghi để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trường sống đó có thể thay đổi để phù hợp với họ thì cá nhân đó mới có thể tồn tại. Lý thuyết hệ thống sinh thái được sử dụng để tìm hiểu và phân tích các yếu tố trong môi trường sống của đối tượng được khảo sát, từ đó phát hiện những khó khăn và rào cản trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa. Tìm hiểu về sự tác động ảnh hưởng của các mối quan hệ, những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới tới đời sống của người già cô đơn. Trên cơ sở đó, giúp đối tượng thích nghi với môi trường sống đó hoặc đề ra biện pháp để cải thiện môi trường sống cho nhóm đối tượng này. 1.2. Khái niệm công cụ Các khái niệm chủ yếu: Khái niệm “ Người già”: Theo định nghĩa về người cao tuổi Việt Nam thì: “ người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên, là người từng trải, có kinh nghiệm và uy tín; là nguồn lực nội sinh quý giá của dân tộc cần được tiếp tục phát huy; là người mà thể chất, sức khoẻ và tinh thần ngày c
Luận văn liên quan