Đề tài Những ảnh hưởng của độc quyền ngành điện đối với kinh tế - xã hội

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chính vì vậy chúng ta cần có những thay đổi lớn trong công tác quản lý cũng như điều hành kinh tế. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn ưu ái qua nhiều cho một số nghành đã dẫn tới việc độc quyền tạo ra những tổn thất không nhỏ cho xã hội. Chính sự độc quyền này góp phần không nhỏ trong việc làm chậm quá trình tăng trưởng cũng như phát triển của Việt Nam. Chúng không tạo ra động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nghành đó điển hình ở Việt Nam chính là nghành điện, đại diện cho nghành điện chính là tập đoàn điện lực việt nam EVN. Có thể nói EVN tuy đã một mình một chợ nhưng vẫn khóc. Trong thời gian gần đây, càng lúc lại càng nghe nhiều hơn về việc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) không ngừng than thiếu vốn, bị lỗ và luân phiên cúp điện nhiều nơi như là giải pháp không thể tránh khỏi. Vậy tại sao lại có tình trạng này xảy ra ? và khi EVN luân phiên cúp điện như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và sản xuất? đâu là lối đi cho nghành điện Việt Nam? Trong phạm vi bài làm nhóm nghiên cứu mong muốn tìm ra được những nguyên nhân và ảnh hưởng của độc quyền ngành điện đối với kinh tế - xã hội cũng như có vài ý kiến đề xuất mong tìm ra hướng khắc phục cho nghành điện Việt Nam.

doc17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những ảnh hưởng của độc quyền ngành điện đối với kinh tế - xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Nhận xét của giáo viên trang 2 Mở Đầu Trang 3 I. Cơ Sở Lý Thuyết Trang 4 1. Thế nào là độc quyền ? Trang 4 2. Các hình thức của độc quyền là gì ? Trang 4 a. Độc quyền thường Trang 4 b. Độc quyền tự nhiên Trang 4 3. Tổn thất khi có độc quyền? Trang 4 a. Đối với độc quyền thường Trang 4 b. Đối với độc quyền tự nhiên Trang 4 4. Liệu có cần sự can thiệp của chính phủ hay không? Trang 5 II. Thực trạng của ngành điện và những tác động của độc quyền điện tới nền kinh tế–xã hội Trang 6 1. Tổng quan về ngành điện Việt Nam Trang 6 2. Thực trạng hoạt động của ngành điện trong những năm qua Trang 6 3. Những tác động từ hành vi độc quyền ngành điện tới kinh tế xã hội Trang 10 a. Ảnh hưởng của việc tăng giá và cúp điện đối với người tiêu dùng Trang 10 b. Ảnh hưởng của việc tăng giá điện đối với các ngành sản xuất Trang 11 4. Một số giải pháp của chính phủ nhằm giảm bớt tác động của độc quyền ngành điện hiện nay Trang 14 5. Một số đề xuất của nhóm đối với ngành điện Việt Nam Trang 15 III. Kết Luận Trang 16 Tài liệu tham khảo Trang 17 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chính vì vậy chúng ta cần có những thay đổi lớn trong công tác quản lý cũng như điều hành kinh tế. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn ưu ái qua nhiều cho một số nghành đã dẫn tới việc độc quyền tạo ra những tổn thất không nhỏ cho xã hội. Chính sự độc quyền này góp phần không nhỏ trong việc làm chậm quá trình tăng trưởng cũng như phát triển của Việt Nam. Chúng không tạo ra động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nghành đó điển hình ở Việt Nam chính là nghành điện, đại diện cho nghành điện chính là tập đoàn điện lực việt nam EVN. Có thể nói EVN tuy đã một mình một chợ nhưng vẫn khóc. Trong thời gian gần đây, càng lúc lại càng nghe nhiều hơn về việc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) không ngừng than thiếu vốn, bị lỗ và luân phiên cúp điện nhiều nơi như là giải pháp không thể tránh khỏi. Vậy tại sao lại có tình trạng này xảy ra ? và khi EVN luân phiên cúp điện như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và sản xuất? đâu là lối đi cho nghành điện Việt Nam? Trong phạm vi bài làm nhóm nghiên cứu mong muốn tìm ra được những nguyên nhân và ảnh hưởng của độc quyền ngành điện đối với kinh tế - xã hội cũng như có vài ý kiến đề xuất mong tìm ra hướng khắc phục cho nghành điện Việt Nam. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Thế nào là độc quyền? Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và có nhiều người mua. Đồng thời xí nghiệp độc quyền sản xuất ra một loại sản phẩm riên biệt không có sản phẩm thay thế. Các hình thức của độc quyền là gì? Độc quyền bao gồm độc quyền thường và độc quyền tự nhiên. Độc quyền thường: Độc quyền thường là loại độc quyền mà nguyên nhân xuất hiện của nó là do nó độc quyền về tài nguyên chiến lược, do luật định hay độc quyền về bằng phát minh sáng chế. Độc quyền tự nhiên: Loại này xuất hiện khi có những nghành càng mở rộng qui mô càng có hiệu quả, chi phí trung bình càng giảm. Do đó chỉ có một xí nghiệp hoật động là có hiệu quả tạo ra độc quyền tự nhiên . Tổn thất khi có độc quyền? Đối với độc quyền thường: Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng hoá ở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu). Doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền. Đối với độc quyền tự nhiên: Chi phí sản suất ra một đơn vị sản phẩm giảm dần theo quy mô nên chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình. Mặt khác để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên. Khi đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi phí biên. Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất do độc quyền giống như độc quyền thường. Nhưng điểm khác của nó so với độc quyền thường, đó là khi bị điều tiết để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền thường vẫn có lợi nhuận thì trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền sẽ bị lỗ vì giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí trung bình. Liệu có cần sự can thiệp của chính phủ khi có độc quyền hay không? Từ việc phân tích ảnh hưởng của độc quyền kể trên ta có thể thấy rằng sự dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả của bàn tay vô hình trong điều kiện có độc quyền là không thể xảy ra. Chính vì vậy cần có sự can thiệp của chính phủ trong việc điều tiết các doanh nghiệp độc quyền. Chính phủ có thể sử dụng các công cụ của mình như thuế hay các biện pháp hành chính để đưa thị trường về điểm hiệu quả hơn. Thực Trạng Của Ngành Điện Và Những Tác Động Của Độc Quyền Điện Đối Với Kinh Tế Xã Hội. Tổng quan về ngành điện Việt Nam Ngành điện Việt Nam chủ yếu do EVN cung cấp, sản lượng của EVN chiếm 74% lượng điện sản xuất, chiếm 100% về truyền tải và 94% về phân phối điện trên cả nước. Do đó EVN chính là một ví dụ điển hình của độc quyền tự nhiên. EVN tham gia ở cả bốn khâu gồm phát điện, truyền tải, phân phối điện và điều độ quốc gia. ở việt nam chưa hề có đối thủ canh tranh các công ty sản xuất điện khác nếu có đều phải bán điện cho EVN với giá áp đặt đã tạo ra tình trang độc quyền một cách nghiêm trọng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất và tiêu dùng. Hình 1: Thuỷ điện Hoà Bình Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet Thực trạng hoạt động của ngành điện trong những năm qua. Trong những năm qua ngành điện Việt Nam luôn hoạt động trong tình trạng độc quyền dưới sự kiểm soát của tập đoàn EVN là một tập đoàn kinh tế của Nhà Nước. Do có tình trạng độc quyền của EVN trong ngành điện ở nước ta nhiều năm qua nên thủ tiêu động lực sản xuất ngành điện của tập đoàn EVN. Chính vì thế tình trạng thiếu điện ở VN những năm qua hết sức nghiêm trọng, tới mức nhiều người bắt đầu ví von rằng sau 20 năm phát triển kinh tế thì Việt Nam lại quay lại tình trạng phải liên tục cắt điện như thời còn bao cấp. Theo EVN – ông trùm của ngành điện Việt Nam – thì việc thiếu điện là do tốc độ tăng trưởng tiêu dung điện quá nhanh. Điều này không khác nào EVN đổ hết lỗi cho người tiêu dùng chứ không phải do lỗi của EVN. Cũng theo EVN, lý do quan trọng nữa là việc Chính phủ VN (CP) không cho phép tăng giá điện. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, giá điện đã tăng từ mức 600 đồng một KW hồi năm 1997 lên tới mức hiện tại là 860 đồng một KW. Như vậy trung bình giá điện chỉ tăng có 43% trong hơn 10 năm. Nếu điều chỉnh theo lạm phát thì giá điện thực tế thậm chí đã giảm. EVN cho rằng do không thể tăng giá điện, họ không có đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng năng lực phát điện mới. Và như thế, lỗi thiếu điện chung quy lại là tại chính phủ. Thực chất ngành điện không hề thiếu vốn và lợi nhuận cũng không hề thấp. Bằng chứng là EVN vẫn có khả năng đầu tư mạnh vào những ngành thâm dụng vốn mà đặc biệt là kinh doanh thêm viễn thông, là ngành có chi phí rất lớn và có môi trường cạnh tranh cao tại sao ngành điện không dùng khoản vốn này để đầu tư vào việc thực hiện các dự án điện nâng cao cơ sở hạ tầng,hay cho đường dây truyền tải điện vốn đã xuống cấp nghiêm trọng? Hình2 : Đường dây điện sinh hoạt của người dân (Nguồn: Theo báo Vietnamnet) Chúng ta đã quá quen thuộc với những quảng cáo của EVN Telecom với những chi phí mà khi người sử dụng dùng nó thì gần như được cho không với chi phí cực rẻ, cho không thiết bị đầu cuối, chứng tỏ Viễn thông điện lực có tài chính rất lớn, vậy EVN tại sao luôn kêu ca là thiếu vốn. Ngành điện vừa ở vào thế độc quyền, vừa chưa có những báo cáo minh bạch về tình hình tài chính nội bộ, nên việc tăng giá điện có thể bắt nguồn chủ yếu từ sức mạnh độc quyền đặt giá, thay vì những khó khăn thật sự về tài chính như vẫn được nêu ra. Việc sản lượng không tăng đủ nhanh để đáp ứng kịp nhu cầu cũng như tốc độ mở rộng sản xuất chậm có thể bắt nguồn từ hiệu quả tổ chức - quản lý thấp do thiếu cạnh tranh trong nội bộ ngành, chứ không phải vì giá điện thấp. Việc đẩy giá điện trong nước lên ngang bằng khu vực là chưa hợp lý vì trong cấu trúc chi phí của ngành, có nhiều loại chi phí thấp hơn các nước khác trong khu vực (như giá nhân công, nguyên liệu) Có thể nói EVN là tập đoàn có độc quyền kinh doanh điện. Nó sở hữu hệ thống đường dây tải điện trên cả nước, hệ thống các công ty bán lẻ như Công ty Điện lực Hà Nội hay Công ty Điện lực TP HCM. EVN cũng sở hữu khoảng 85% năng lực sản xuất điện toàn quốc (số còn lại do các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp). EVN mua điện của các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp này qua các hợp đồng dài hạn. Nó có ưu thế có thể ép giá các nhà cung ứng độc lập vì nó là người mua duy nhất. Nó cũng không gặp tổn hại gì nếu hoạt động không hiệu quả. Trên thực tế, nó ít có động cơ phải hoạt động hiệu quả hơn trừ phi Chính phủ ép buộc nó phải làm. Một ví dụ về phi hiệu quả là thất thoát trên đường truyền và trong phân phối của ngành điện là 12,2% năm 2004 (theo số liệu của World Bank), 11,02% năm 2006 - ở mức cao so với các nước trong khu vực. Con số giảm khiêm tốn từ năm 2004 tới năm 2006 là do sức ép của thủ tướng CP yêu cầu ngành điện phải cắt giảm thất thoát xuống dưới mức 8%. Tuy nhiên, EVN cũng thường khẳng định là khó lòng có thể giảm xuống thấp hơn. Gần như độc quyền trên thị trường bán buôn, độc quyền bán lẻ và đường dây tải, EVN không có lý do gì phải làm hài lòng khách hàng. Người dùng điện hoặc phải tìm đến với nó, hoặc tự sản xuất điện. Là một nhà độc quyền, EVN có quyền xác định lượng điện phải cung cấp là bao nhiêu, tối thiểu cũng tới mức làm cung – cầu cân bằng. Nói cách khác, nếu nó sản xuất được 10 MW, nó sẽ tăng giá tới mức mà nhu cầu dùng điện chỉ còn đúng 10 MW. Thậm chí nó có thể đóng cửa một số nhà máy điện không hiệu quả để tiếp tục giảm nguồn cung điện xuống và gây sức ép tăng giá lên hơn nữa. Bằng chứng là hầu như không có năm nào EVN không đề nghị chính phủ cho tăng giá. Tháng 5, 1997, EVN yêu cầu chính phủ cho tăng giá thêm 13%. Tháng 6, 1998, EVN đòi tăng giá 32% từ 689 đồng/kw lên 910 đồng/kw. Tháng 9, 1999, EVN lại đòi tăng giá thêm 6% cho khu vực hộ gia đình và 10-12% cho công nghiệp. Tháng 7, 2000 tăng 10%. Tháng 10, 2002 tăng 12-13%. Cuối 2003 tăng 5.4%... Hiện nay EVN đang đề nghị chính phủ cho tăng giá từ 860 đồng lên 917 đồng. EVN dựa vào lý do cần vốn cho đầu tư dài hạn để tăng giá. Tuy nhiên phần lớn các đề nghị này bị chính phủ từ chối Hoạt động thiếu hiệu quả và liên tục đòi tăng giá này không phải là sản phẩm tất yếu của độc quyền. Một nhà độc quyền thường bòn rút khách hàng tới tận xương trừ khi anh ta bị ngăn cấm làm điều đó. Nhưng ngay cả khi bị cấm, một nhà độc quyền vẫn có thể tìm ra cách để tư lợi cho mình. Phương pháp cổ truyền là đẩy chi phí lên cao bằng nhiều cách, trong đó có việc tăng lương cho nhân viên lên cao hơn hẳn mặt bằng chung hoặc thường xuyên bỏ tiền vào các khoản chi không phải phục vụ cho việc sản xuất. Lỗi thiếu điện hiện nay phải được nhìn từ phía quản lý điều hành ngành điện của chính phủ. Việc thiếu điện hiện nay gợi nhớ cho chúng ta thời kỳ thiếu gạo những năm 80. Rõ ràng Việt Nam hồi đó không thiếu khả năng sản xuất gạo, cũng như bây giờ chúng ta không thiếu khả năng sản xuất điện. Vấn đề là động cơ để sản xuất. Động cơ chỉ tồn tại trong những cơ chế thích hợp. Chính phủ đã không tạo ra một cơ chế thích hợp để ngành điện phát triển mới chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền như hiện nay. Những tác động từ hành vi độc quyền ngành điện tới kinh tế xã hội. Thiếu điện như hiện nay là kết quả của tình trạng độc quyền của ngành điện, còn hành vi của độc quyền được biểu hiện là việc cúp điện cũng như tăng giá điện càng ngày càng nhiều và điều này khiến cả xã hội lẫn kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và càng lúc càng hỗn loạn.Vậy nó ảnh hưởng như thế nào tới người tiêu dùng và tới các doanh nghiệp khi mà EVN thực hiện việc tăng giá điện? Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu ở đây là gì ? Ảnh hưởng của việc tăng giá và cúp điện tới người tiêu dùng: Khi EVN thực hiện việc tăng giá điện điều này làm cho ngân sách hộ gia đình bị giảm đi tương đối. Tiếp theo nữa là việc tăng giá điện cũng sẽ dẫn đến sự tăng lên của tất cả các ngành sản xuất có điện là đầu vào, làm cho các mặt hàng này cũng tăng giá theo. Ảnh hưởng chung tới sự tiêu dùng của người dân cũng như tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Hơn nữa việc EVN cúp điện luân phiên đã tạo ra một sự lãng phí lớn người Để đề phòng việc cắt điện đột xuất ảnh hưởng tới buôn bán, người dân, và các hộ kinh doanh thường mua dự phòng máy phát điện chạy bằng dầu diesel,điều này gây ra sự lãng phí không những về tiền bạc mà còn gây ra lãng phí về năng lượng cũng như tạo ra ô nhiễm tiếng ồn khi họ sử dụng. Gây ra tổn thất về môi trường,ngoài ra khi cắt điện tràn lan còn có thể gây ra hiện tượng kẹt xe đặc biệt vào giờ cao điểm. Ở một địa bàn nào, nếu bị cắt điện, các hệ thống đèn giao thông không hoạt động, các phương tiện giao thông không được điều tiết dễ dẫn đến tình trạng kẹt xe. Khi kẹt xe xảy ra không chỉ gây thiệt hại về vật chất cho người dân mà còn làm mất quỹ thời gian của họ. Đối với các công sở thì việc cắt điện khiến cho công chức bỏ công sở với công việc cần giải quyết đi ngồi uống nước tại các quán gây nên tình trang việc thì nhiều mà giải quyết thì chẳng được bao nhiêu gây ra những tổn thất về thời gian cũng như tiền bạc cho xã hội. Đối với học sinh sinh viên việc tăng giá điện có ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập và sinh hoạt của sinh viên khi ở trọ. Việc cắt điện cũng làm ảnh hưởng tới việc học và ôn thi của học sinh sinh viên nhất là trong những ngày cao điểm. Ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới các ngànhsản xuất: Việc tăng giá điện của EVN có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều ngànhnghề của sản xuất. Thiệt hại gây ra của việc tăng giá điện là rất lớn. Điển hình vào ngày 4/7/2008, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Ðồng, từng phải triệu tập một cuộc họp bất thường để yêu cầu Công Ty Ðiện Lực Lâm Ðồng giải thích rõ vì sao thường xuyên cúp điện đột ngột. Chỉ trong một tháng, từ 2 tháng 6 đến 2 tháng 7, Công Ty Ðiện Lực Lâm Ðồng đã thực hiện 351 lần cúp điện, trong đó có nhiều lần cúp điện gần như trên toàn tỉnh. Thời gian cúp điện có lúc 7 phút nhưng không ít lần kéo dài đến 15 tiếng mà không hề thông báo trước, điều này đang gây thiệt hại lớn đến sản xuất, kinh doanh của cả ngành du lịch lẫn ngành chế biến nông sản, nhiều nhà máy chế biến trà đã phải đổ bỏ nhiều mẻ trà do bị cúp điện đột ngột khi đang sơ chế. Còn tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng đang trong tình trạng “sống dở, chết dở” vì cúp điện “vô tội vạ”. Hiệp hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn cho ông Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng phụ trách ngành điện, yêu cầu chính phủ chỉ đạo ngành điện phải ưu tiên cung cấp điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở miền Tây. Tình trạng cúp điện như hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang hết sức bất bình trước tình trạng thiếu điện trầm trọng. Ðiện áp trồi sụt, cắt mở bất thường nhiều lần trong ngày đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp của VASEP, đồng thời còn ảnh hưởng đến tốc độ thu mua, chế biến cá tra nguyên liệu, gây thiệt hại cho nông dân. Còn đối với Tập Ðoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), than: “Chúng tôi không thể tính được thiệt hại là bao nhiêu khi điện cúp đột ngột, lúc máy dệt và máy nhuộm đang vận hành. Cúp điện kiểu đó không thể bảo đảm chất lượng của sản phẩm, do vậy chúng tôi phải đổ bỏ tất cả những sản phẩm đang làm dang dở. Chưa kể thời gian cúp điện ngày càng dài đã tạo ra áp lực lớn vì thời hạn giao hàng ngắn lại”. Tổng Công Ty Thép Việt Nam cũng khẳng định: “Thiệt hại lớn tới mức không thể tính được nếu ngành điện tiếp tục cúp-mở vô tư như thế này”, chính vấn đề cấp điện vô tư như vậy nhiều giới doanh nghiệp, cùng với sự tham gia của hàng loạt giám đốc sở công thương các tỉnh, thành phố như: Ðồng Nai, Hải Phòng, Cần Thơ, Ðà Nẵng...đã gởi đơn kiện tố cáo tập đoàn điện lực EVN. Dù điện càng ngày càng thiếu song EVN mới vừa thông báo sẽ đình hoãn khoảng 500 công trình vì thiếu vốn đầu tư, bất kể điều này sẽ khiến tình trạng thiếu điện càng lúc càng trầm trọng. Ngoài hành vi cúp điện thì hành vi tăng giá điện trong thời gian qua cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề về kinh tế nước ta, khi mà kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn suy giảm kinh tế do ảnh của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm (trưởng nhóm nghiên cứu), cho biết nhóm đã nghiên cứu cả ba kịch bản tăng giá điện với các mức 0%, 10% và 20%. Cụ thể, với cả phương án tăng khu vực tiêu dùng 20%, giữ nguyên khu vực sản xuất, tăng khu vực tiêu dùng 20%, khu vực sản xuất 10%; và phương án tăng trung bình 20% cho cả khu vực tiêu dùng và sản xuất, kết quả tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đều giảm và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng. khi giá điện tăng trong bối cảnh nền kinh tế cần có sự kích thích, chúng ta có thể đặt câu hỏi là liệu hành động tăng giá trên là mâu thuẫn hay tương thích với các chính sách hiện thời. Theo một vài số liệu thống kê nhờ việc tăng giá theo quyết định 21/2009/QĐ-TT, thì lợi nhuận của EVN sẽ đạt khoảng 4.500 tỉ trong năm 2009, trong đó khoảng 550 tỉ đến từ sự tăng giá. Đồng thời, doanh số của EVN sẽ tăng khoảng 16.000 tỉ, trong đó 4.800 tỉ đến từ sự tăng giá. Những số liệu thống kê này cho phép chúng ta lồng ghép ảnh hưởng của việc tăng giá điện vào bức tranh kinh tế vĩ mô lúc này. Ảnh hưởng thứ nhất là tăng giá điện sẽ hút khỏi nền kinh tế khoảng 4.800 tỉ đồng cho tiêu dùng. Vì như số liệu thống kê, việc tăng giá điện khiến nền kinh tế (cả hộ gia đình và cơ sở sản xuất) phải tăng chi tiêu thêm khoảng 4.800 tỉ cho ngành điện. Điều ấy tương đương làm giảm cơ hội chi tiêu cho các sản phẩm khác một khoản tương ứng. Để hiểu quy mô của 4.800 tỉ đối với nền kinh tế, xin lấy một ví dụ như sau. Giả sử Chính phủ muốn kích thích tiêu dùng thông qua giảm thuế, và lựa chọn phương án giảm (chứ không phải giãn) một nửa thuế thu nhập cá nhân cho tất cả đối tượng nộp thuế trong một năm (2009). Vì số thu thuế nhu nhập hiện nay ở nước ta là khoảng hơn 8.000 tỉ, việc giảm thuế như vậy sẽ giải phóng một khoản thu nhập hơn 4.000 ti để kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, do giá điện tăng, một khoản tiền nhiều hơn như vậy (4.800 tỉ) sẽ phải chi trả cho ngành điện, do đó, hoàn toàn trung hoà ảnh hưởng của chính sách kích cầu nêu trên. Ảnh hưởng thứ hai là việc tăng giá điện sẽ tác động đến chi phí sản xuất. Mặc dù theo quyết định 21, mức tăng giá đối với điện sản xuất có thấp hơn mức điện tiêu dùng, nhưng theo tính toán của TS Nguyễn Đức Thành việc tăng gia điện sẽ làm giảm GDP một lượng nhất định. Theo dự báo của nhiều tổ chức và chuyên gia, năm 2009 sẽ là năm có tăng trưởng thấp vì chúng ta đang ở vào đáy của một chu kỳ kinh tế. Vì thế, việc tăng giá điện lúc này là tạo ra một đóng góp cùng chiều với sự suy giảm của nền kinh tế. Ảnh hưởng tiếp theo của việc tăng giá điện theo Quyết định 21/2009/Q
Luận văn liên quan