Đề tài Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách (Lời nói đầu, Luật Hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2000). Có nhiều cơ sở để xác lập nên một gia đình, trong đó hôn nhân là yếu tố chủ đạo. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội ra đời mang tính lịch sử, cùng với sự xuất hiện của xã hội có giai cấp, chế độ tư hữu và Nhà nước. Vì vậy, như bất cứ một quan hệ xã hội nào, quan hệ hôn nhân và đình cũng chịu sự tác động, điều chỉnh của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật mà trước tiên phải kể đến là vấn đề kết hôn và đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn là một sự kiện pháp lý quan trọng tạo nên một tế bào mới cho xã hội, đồng thời thể hiện sự giám sát của Nhà nước đối với việc tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp nam nữ mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng đã chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, hoặc nhiều trường hợp nam nữ chỉ mong muốn chung sống như vợ chồng với suy nghĩ “sống thử”. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do phong tục, tập quán; do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đã góp phần mang văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam. Trong xu thế phát triển kinh tế, văn hóa của nước ta hiện nay, việc chung sống như vợ chồng vẫn sẽ tồn tại, thậm chí có thể có chiều hướng gia tăng. Điều này sẽ gây ra những tác động lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và những người có liên quan. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài khóa luận này nghiên cứu tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng với mong muốn chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến quan hệ vợ chồng - quan hệ giữa các bên chung sống, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng trong xã hội, bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

doc55 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5866 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách (Lời nói đầu, Luật Hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2000). Có nhiều cơ sở để xác lập nên một gia đình, trong đó hôn nhân là yếu tố chủ đạo. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội ra đời mang tính lịch sử, cùng với sự xuất hiện của xã hội có giai cấp, chế độ tư hữu và Nhà nước. Vì vậy, như bất cứ một quan hệ xã hội nào, quan hệ hôn nhân và đình cũng chịu sự tác động, điều chỉnh của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật mà trước tiên phải kể đến là vấn đề kết hôn và đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn là một sự kiện pháp lý quan trọng tạo nên một tế bào mới cho xã hội, đồng thời thể hiện sự giám sát của Nhà nước đối với việc tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp nam nữ mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng đã chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, hoặc nhiều trường hợp nam nữ chỉ mong muốn chung sống như vợ chồng với suy nghĩ “sống thử”. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do phong tục, tập quán; do xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đã góp phần mang văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam. Trong xu thế phát triển kinh tế, văn hóa của nước ta hiện nay, việc chung sống như vợ chồng vẫn sẽ tồn tại, thậm chí có thể có chiều hướng gia tăng. Điều này sẽ gây ra những tác động lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và những người có liên quan. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài khóa luận này nghiên cứu tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng với mong muốn chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến quan hệ vợ chồng - quan hệ giữa các bên chung sống, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng trong xã hội, bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu: khóa luận tập trung phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng tới việc thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; đưa ra quan điểm và đường lối xử lý về pháp lý; nêu một số kiến nghị giải quyết tình trạng này. Từ đó, góp phần hạn chế hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng diễn ra trong xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, của người thứ ba liên quan đến quan hệ này, đặc biệt là bảo đảm cho quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. - Phạm vi nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng dưới góc độ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và xã hội học đã được sử dụng. 4. Cơ cấu: khóa luận gồm: Phần mở đầu Chương 1. Khái quát về kết hôn và việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Chương 2. Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng và những giải pháp về mặt pháp lý. Phần kết luận CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ VIỆC CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 1.1. KHÁI NIỆM KẾT HÔN VÀ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 1.1.1. Khái niệm kết hôn Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân là cơ sở của gia đình, là tế bào của xã hội, nó thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” (năm 1884), Ănghen đã nhấn mạnh: Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. [1, tr.44] Như vậy, hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, phát sinh và phát triển đồng thời với tiến trình phát triển của xã hội loài người. Cùng với sự thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội đã có nhiều hình thái hôn nhân và gia đình tồn tại và phát triển, hình thái gia đình thấp hơn bị thay thế bởi hình thái mới cao hơn: Ở thời đại mông muội, có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man, có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh, có chế độ một vợ một chồng được bổ sung bằng tệ ngoại tình và nạn mại dâm. Ở giai đoạn cao của thời đại dã man, thì giữa chế độ hôn nhân cặp đôi và chế độ một vợ một chồng, có xen kẽ sự thống trị của người đàn ông đối với nữ nô lệ và chế độ nhiều vợ. [1, tr.117] Chính vì mang tính lịch sử, quan hệ HN&GĐ phản ánh các đặc điểm, đặc trưng và có vai trò lịch sử nhất định đối với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Tất cả những điều đó được thực hiện thông qua các chức năng xã hội cơ bản của gia đình: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế. Việc duy trì tốt các mối quan hệ trong gia đình mà nền tảng là quan hệ hôn nhân không những góp phần mang lại những lợi ích của bản thân các thành viên trong gia đình mà còn gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của toàn xã hội. Nhà nước luôn phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh các khía cạnh của quan hệ HN&GĐ. Sự điều chỉnh này ở mỗi Nhà nước, mỗi chế độ là khác nhau. Nó có thể là sự quy định rõ ràng bằng quy phạm pháp luật hoặc thừa nhận bằng tập quán. Nhà nước đã kiểm soát được quyền tự do kết hôn của công dân bằng cách đặt ra các quy định công dân phải xác lập quan hệ vợ chồng như thế nào, tuân thủ những điều kiện, thủ tục gì. Điển hình trong các quy định đó chính là quy định về kết hôn và điều kiện kết hôn. Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định về chế định kết hôn nhưng không giải thích cụ thể về thuật ngữ “kết hôn”. Khắc phục điều này, Luật HN&GĐ năm 2000 đã đưa ra định nghĩa “kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” (khoản 2, Điều 8). Việc xác lập quan hệ vợ chồng phải dựa trên yếu tố tình cảm thương yêu, gắn bó giữa hai bên nam, nữ; họ mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc với nhau. Như vậy, bên cạnh các điều kiện về nội dung: tuổi kết hôn, đảm bảo sự tự nguyện của hai bên nam và nữ, không vi phạm điều khoản cấm kết hôn…, còn có điều kiện về hình thức kết hôn. 1.1.2. Quy định về việc đăng ký kết hôn Hiện tại chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa hay giải thích cho thuật ngữ “đăng ký kết hôn”. Từ điển Tiếng Việt có giải thích “đăng ký là ghi vào sổ của Cơ quan quản lý để chính thức được công nhận cho hưởng quyền lợi hay làm nghĩa vụ”. Theo đó, có thể hiểu đăng ký kết hôn là thủ tục do các bên nam nữ thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, từ đó sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trước pháp luật. Pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay quy định khá đầy đủ về việc đăng ký kết hôn. Cụ thể là, Điều 11 Luật HN&GĐ năm 1959, Điều 8 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý. Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn. Sở dĩ, Nhà nước ta quy định đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý bắt buộc khi hai bên nam, nữ muốn xác lập quan hệ vợ chồng bởi những lí do sau: - Thứ nhất, thông qua việc đăng ký kết hôn, Nhà nước sẽ kiểm soát việc tuân theo pháp luật của công dân, xét xem họ có tuân thủ các điều kiện kết hôn theo quy định hay không, do đó có thể hạn chế được các trường hợp kết hôn trái pháp luật như: tảo hôn; vi phạm chế độ Hôn nhân một vợ, một chồng; kết hôn do một bên bị ép buộc hoặc lừa dối,… - Thứ hai, đăng ký kết hôn là một trong các hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về công tác hộ tịch (khai sinh; khai tử; nhận cha, mẹ, con…) Bởi vậy thực hiện tốt việc đăng ký kết hôn sẽ góp phần giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý công tác hộ tịch ở địa phương. - Thứ ba, việc cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật HN&GĐ giữa vợ và chồng, bao gồm các quan hệ về nhân thân và tài sản. Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng. Mọi nghi thức kết hôn khác như tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc kết hôn theo phong tục tập quán, tiến hành theo nghi lễ tôn giáo tại nhà thờ mà không có Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì không được công nhận là hợp pháp. Như vậy, việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký kết hôn thì mới có giá trị pháp lý, hai bên nam nữ mới phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau. Về thủ tục đăng ký kết hôn, Điều 14 Luật HN&GĐ quy định: Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo đó, việc đăng ký kết hôn được quy định tại Mục 2, Chương II như sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn (Điều 17) Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải nộp tờ khai và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ thì hai bên nam nữ sẽ được ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn nói trên có thể được kéo dài không quá 5 ngày. (Điều 18) 1.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 1.2.1. Hành vi chung sống như vợ chồng của nam nữ Nam nữ chung sống như vợ chồng là hành vi của hai bên nam nữ, tuy không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau và coi nhau là vợ chồng. Họ liên kết với nhau trên cơ sở tự nguyện và không đăng ký kết hôn. Qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hôn nhân, kết hôn và đăng ký kết hôn ở phần trên, chúng ta có thể khẳng định một nguyên tắc, đó là việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý khi hai bên nam nữ tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không được công nhận là vợ chồng trước pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, các bên chung sống vẫn coi nhau là vợ chồng và mọi người xung quanh vẫn cho rằng họ là vợ chồng của nhau. Chung sống như vợ chồng có thể được chia làm hai dạng cơ bản: chung sống như vợ chồng không trái pháp luật và chung sống như vợ chồng trái pháp luật. - Chung sống như vợ chồng không trái pháp luật: là việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn mặc dù có đủ điều kiện kết hôn. Có nhiều trường hợp nam, nữ thực sự muốn là vợ chồng của nhau, muốn được yêu thương, chăm sóc và thực hiện nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau nhưng họ lại không đăng ký kết hôn vì nghĩ là không cần thiết. Ngoài ra, những năm gần đây nổi lên tình trạng “sống thử” của giới trẻ, hay còn có tên gọi khác là “hôn nhân thử nghiệm”. Những người này có đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn mà chung sống như vợ chồng với quan niệm “thử” là vợ chồng, nếu hợp nhau thì đăng ký kết hôn, không hợp thì chia tay. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận nam nữ thanh niên có đủ điều kiện kết hôn nhưng không mong muốn là vợ chồng mà chỉ chung sống với nhau nhằm thỏa mãn một số lợi ích nhất định. Những hình thức chung sống như vợ chồng như trên đã trực tiếp hay gián tiếp làm mất dần đi thuần phong mỹ tục của người Việt từ xưa tới nay. - Chung sống như vợ chồng trái pháp luật: là việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn và không có đủ điều kiện để được kết hôn. Trong thực tế, có những trường hợp vì nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau mà nam nữ muốn kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp này thì họ thường tổ chức “cưới chui”. Bởi vì, bản thân nam nữ và gia đình biết rằng nếu có yêu cầu đăng ký kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn cũng sẽ từ chối việc đăng ký kết hôn cho họ. Hoặc có thể nam nữ cũng đã yêu cầu được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nhưng đã bị từ chối. Cũng có thể là từ phía cha mẹ già muốn cho con yên bề gia thất để khi nhắm mắt xuôi tay được yên lòng nên họ đã tổ chức lễ cưới cho con khi con chưa đến tuổi kết hôn. Có thể, có trường hợp gia đình ít người, muốn có người để phụ giúp việc nên đã lấy vợ, lấy chồng cho con khi con chưa đến tuổi kết hôn. Khi tổ chức lễ cưới, có thể nam nữ hoặc gia đình có ý nghĩ rằng tổ chức lễ cưới trước rồi khi nào đủ tuổi kết hôn sẽ đi đăng ký sau. Nhưng sau khi cưới, hai bên nam nữ lại không có ý định đi đăng ký kết hôn nữa. Như vậy, chính họ đã coi quan hệ của mình là vợ chồng, và bạn bè, hàng xóm cũng mặc nhiên coi họ là vợ chồng của nhau. Trước khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn thì được coi là “hôn nhân thực tế”, gọi là “hôn nhân” tức là Nhà nước đã thừa nhận đó là quan hệ vợ chồng. “Hôn nhân thực tế” là thuật ngữ chỉ quan hệ hôn nhân được xác lập trên cơ sở các bên nam, nữ không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng có đủ các điều kiện kết hôn. Dù không có Giấy chứng nhận kết hôn, các bên nam, nữ vẫn chung sống với nhau như vợ chồng, thực hiện các quyền, nghĩa vụ với gia đình và xã hội. Theo quan điểm của nhà làm luật Việt Nam, đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý bắt buộc, song trong một số trường hợp vẫn phải thừa nhận “hôn nhân thực tế” xuất phát từ những lí do như: do tác động của điều kiện lịch sử trong thời gian đất nước có chiến tranh; do ảnh hưởng của tôn giáo, phong tục, tập quán….Với những lí do này mà nhiều đôi nam nữ đã về chung sống như vợ chồng với nhau mà không thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Việc Nhà nước công nhận “hôn nhân thực tế” giữa những người này là để bảo vệ cho những quyền lợi về nhân thân và tài sản giữa họ, hơn nữa là bảo vệ cho quyền lợi của phụ nữ và trẻ em “phòng khi” cuộc hôn nhân không đạt được mục đích tốt đẹp của nó, các bên không thể sống chung với nhau nữa và có yêu cầu ly hôn, chấm dứt quan hệ giữa họ. Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời đã không công nhận vấn đề “hôn nhân thực tế” đối với các trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi (ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực) là dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhất định. “Hôn nhân thực tế” là một hiện tượng xã hội mà phần nhiều do yếu tố khách quan lịch sử quy định, cho đến thời điểm Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thì các yếu tố khách quan này đã thay đổi. Thực tế cho thấy, sự phát triển của đời sống xã hội và pháp luật đã từng bước đi vào đời sống nhân dân, đã khiến cho vấn đề “hôn nhân thực tế” được nhìn nhận lại. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ban hành ngày 09/06/2000 của Quốc hội thì những trường hợp nam nữ chung sống trước ngày 03/01/1987 vẫn được công nhận là hôn nhân thực tế. Cơ sở lý luận của việc không thừa nhận “hôn nhân thực tế” xuất phát từ vai trò của việc đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn tạo ra một trật tự pháp lý ổn định trong việc xác lập mối quan hệ vợ chồng, thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ vợ chồng. Tất cả những điều đó đã khẳng định đăng ký kết hôn là một chế định pháp lý có tính chất bắt buộc để công nhận một cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý, và Luật HN&GĐ năm 2000 đã không công nhận vấn đề “hôn nhân thực tế” đối với các trường hợp chung sống như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở về sau. Cơ sở thực tiễn của việc không thừa nhận “hôn nhân thực tế” là do sự biến đổi nhiều mặt của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước những năm qua đã đem lại nhiều tác động to lớn, khiến cho việc đăng ký kết hôn có điều kiện thực hiện thuận lợi: nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, do đó trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng cũng được nâng cao; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng hơn đã góp phần đưa các quy định của pháp luật tới gần với nhân dân, ý thức làm theo pháp luật của người dân được cải thiện;... Xuất phát từ các cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 khẳng định: “nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.” Như vậy, quan điểm không công nhận là vợ chồng theo pháp luật đối với các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ sau ngày 01/01/2001 là hoàn toàn đúng đắn, xét trên các góc độ: - Thứ nhất, nếu thừa nhận hôn nhân thực tế, tức là cho phép xác lập quan hệ vợ chồng mà không cần đăng ký kết hôn thì các quy định về việc đăng ký kết hôn sẽ không bảo đảm được hiệu lực thi hành, tức là không bảo đảm được tính pháp chế xã hội chủ nghĩa - Thứ hai, việc thừa nhận hôn nhân thực tế sẽ gây ra những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản phát sinh từ quan hệ HN&GĐ, làm cho tính thống nhất trong việc xét xử của Tòa án không được đảm bảo. - Thứ ba, việc thừa nhận “hôn nhân thực tế” sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch; việc quản lý hộ tịch và nhân khẩu ở địa phương sẽ không tránh khỏi tình trạng lơi lỏng, bị bỏ xót. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã hoàn toàn có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để không thừa nhận hôn nhân thực tế và bắt buộc thực hiện quy định về đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì bên cạnh quan điểm nhất quán cũng cần phải thực hiện nhiều biện pháp mang tính hỗ trợ thiết thực như: không ngừng tuyên truyền, giáo dục, giải thích về ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn, tạo mọi điều kiện để việc đăng ký kết hôn được dễ dàng, thuận lợi, đặc biệt là đối với nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 1.2.2. Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam hiện nay * Thực trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn giai đoạn trước khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực Theo kết quả điều tra 8 năm thực hiện Luật HN&GĐ năm 1986 do Bộ tư pháp tiến hành và số liệu điều tra của các cơ quan chức năng có liên quan cho thấy thực trạng chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn ở nước ta đã trở thành một hiện tượng xã hội khá phổ biến và hiện ngày càng có xu hướng phát triển phức tạp cả về số lượng và tính chất quan hệ. Theo Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành Luật HN&GĐ năm 1986, số liệu đã thống kê được như sau: - Số lượng cặp vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn nhiều nhất ở hai dân tộc H’mông và Dao tại Lào Cai, có tới 90% trên tổng số cặp vợ chồng không đăng ký. - Tại An Giang, Hà Tây, một số xã vùng sâu của tỉnh Tiền Giang có tỉ lệ nam nữ chung sống khá cao, chiếm khoảng 50% trên tổng số các cặp vợ chồng. - Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1986 đến tháng 06/1995 ước tính có khoảng 12.712 đôi vợ chồng chung sống với nhau sau đó mới đi đăng ký kết hôn. Có khoảng 10.418 trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. - Tại tỉnh Kiên Giang có khoảng 12.285 trường hợp chung sống như vợ chồng. - Tại tỉnh Long An có khoảng 9.514 cặp vợ chồng không đăng ký. Trên đây là một vài con số minh họa cho tình trạng nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trong giai đoạn trước năm 2000, khi Luật HN&GĐ có hiệu lực. Chắc
Luận văn liên quan