Thị trường chứng khoán Mỹ: Chỉ số bình
quân công nghiệp Dow Jones, Chỉ số
Nasdaq và Chỉ số Standard & Poor’s 500
Thị trường chứng khoán Nhật: chỉ số Nikkei
Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Chỉ
số Shanghai Composite và Shenzhen 300
Thị trường chứng khoán Hongkong: chỉ số
Hang Seng, HIS
Thị trường chứng khoán Singapore: chỉ số
Straits Times
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biến động của thị trường chứng khoán quốc tế trong thời gian gần đây và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Nhóm 12:
Trần Minh Thắm
Lê Thị Thanh Uyên
Bùi Thị Bích Tuyền
Trần Hà Minh Thắng
Nguyễn Phú Tặng
A. NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
Một số chỉ số chứng khoán cơ bản
trên các thị trường:
Thị trường chứng khoán Mỹ: Chỉ số bình
quân công nghiệp Dow Jones, Chỉ số
Nasdaq và Chỉ số Standard & Poor’s 500
Thị trường chứng khoán Nhật: chỉ số Nikkei
Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Chỉ
số Shanghai Composite và Shenzhen 300
Thị trường chứng khoán Hongkong: chỉ số
Hang Seng, HIS
Thị trường chứng khoán Singapore: chỉ số
Straits Times
Những biến động trên thị trường
chứng khoán (TTCK) thế giới:
Theo nhận định của TBKT Việt Nam:
“Chứng khoán thế giới
– một năm sóng gió”
Chứng khoán Trung Quốc:
Tháng 1/2007, số nhà đầu tư mới đăng ký
thêm kinh doanh CK lên đến trên 154.000
hộ. Riêng trong tháng 1/2007, có đến
341.000 nhà đầu tư.
Ngày 27/2/2007, sau khi chính phủ TQ
thông báo quyết tâm truy quét các hoạt
động đầu tư bất hợp pháp thì chỉ số giá
chứng khoán bất thình lình sụt giảm nghiêm
trọng, đây là đợt "rơi thẳng đứng" mạnh
nhất trên TTCK Trung Quốc kể từ tháng
02/1997.
Những biến động trên TTCK thế giới
Sự sụt giảm giá chứng khoán
nhanh chóng lan sang Mỹ,
châu Âu và nhiều nước châu Á,
trong nỗi lo về tốc độ phát triển
kinh tế trì trệ trên toàn cầu,
đặc biệt là Mỹ.
Những biến động trên TTCK thế giới
Yếu tố quan trọng “khởi nguồn sóng gió”
cho TTCK thế giới là thị trường Mỹ:
Từ tháng 8/2006, thị trường sụt giảm mạnh, lãi
suất tăng đưa đến việc người có lương thấp
mất khả năng chi trả tiền vay mua nhà, đồng
thời hãm phanh việc giá nhà tăng, giá nhà
giảm và tiếp tục giảm.
Người có chứng khoán bán tháo đẩy giá
xuống theo. Các công ty môi giới đi vay để
cho vay không còn khả năng chi trả. Những
người bỏ tiền vốn vào các quỹ đầu tư rủi ro
cao đòi tiền lại, dẫn đến tình trạng nhiều quỹ
lớn mất khả năng chi trả.
Những biến động trên TTCK thế giới
Tác động của cuộc khủng hoảng lan cả
ra ngoài lĩnh vực nhà đất và làm gián
đoạn thị trường tài chính toàn cầu.
Ngày 15/08/2007, chỉ số Dow Jones giảm
xuống dưới mức 13.000 từ mức 14.000 đạt
được hồi tháng 7, chỉ số S&P 500 sụt giảm
ở mức chưa từng có.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở hầu
khắp các thị trường trên toàn thế giới,
trong đó thị trường Brazil và Hàn Quốc bị
tác động mạnh nhất.
Những biến động trên TTCK thế giới
Hiện tượng chỉ số chứng khoán có mức giảm
lớn trong ngày trở thành phổ biến, chẳng hạn
KOSPI giảm khoảng 7% chỉ trong 1 ngày.
Lo sợ sẽ xuất hiện chính thức một cuộc khủng
hoảng tài chính, giới đầu tư đã tìm cách tháo
chạy, bán đổ bán tháo cổ phiếu, tạo tâm lý đầy
bi quan ở hầu khắp các thị trường khu vực
châu Á. 16h00 chiều 28/82007, chỉ số châu Á -
Thái Bình Dương của Morgan Stanley Capital
International giảm 0,2%, xuống còn 149,69
điểm. Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật giảm 0,1%,
xuống còn 16.292,07 điểm.
Những biến động trên TTCK thế giới
Thị trường chỉ bắt đầu khôi phục trở lại sau
ngày 16/8/2007, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ
(FED) quyết định giảm lãi suất chiết khấu
xuống còn 5,75%/năm nhằm phát tín hiệu sẵn
sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng.
Ngày 18/09/2007, FED cắt giảm lãi suất đồng
USD từ 5,25% xuống 4,75%, chỉ số công
nghiệp Dow Jones đã tăng điểm mạnh.
Ngày 19/9/2007, TTCK châu Á và châu Âu
đồng loạt lên điểm.
Chỉ số Nikkei 225 tăng vọt thêm 579,74 điểm
(3,7%), đóng cửa ở mức 16.381,54 điểm.
Chỉ số Hang Seng còn tăng mạnh hơn 977,79
điểm (3,98%) lên 25.554,64 điểm.
Những biến động trên TTCK thế giới
Sự thất thoát vì nợ xấu cho lĩnh vực cho vay cầm cố
tăng nhanh và chưa có dấu hiệu kết thúc. Quý
IV/2007, FED đã 2 lần cắt giảm lãi suất cơ bản đối
với đồng USD (ngày 31/10: 4,75% -> 4,5% & ngày
11/12: 4,5% -> 4,25%). Đến nay, FED tiếp tục chính
sách này thêm 2 lần nữa (22/01/2008: từ 4,25% ->
3,5% & 31/01/2008: từ 3,5% -> 3%) và bơm thêm
tiền vào nền kinh tế.
Ứng với mỗi lần điều chỉnh lãi suất của FED, TTCK
châu Á, Âu đều có những phản ứng khởi sắc, tuy
nhiên TTCK Mỹ đã không phản ứng tích cực sau lần
cắt giảm lãi suất mạnh ngày 22/012008, chỉ số chứng
khoán tiếp tục giảm và lan sang các thị trường châu
Á, Âu.
Theo thống kê, sự “lao dốc” của TTCK thế giới đã làm
giảm của các thị trường tổng số tiền 7.300 tỷ USD
(tính đến ngày 23/01/2008).
Những biến động trên TTCK thế giới
Với tình hình hiện nay, hoạt động kinh tế
Mỹ khó có thể khởi sắc dù FED tiếp tục
tung tiền cứu các quỹ đầu tư rủi ro và
giảm lãi suất để bảo vệ thị trường địa ốc,
tuy nhiên giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến
chính sách chống lạm phát và khả năng
thu hút tiền từ nước ngoài để bù đắp cán
cân thanh toán. Đồng tiền Mỹ tiếp tục mất
giá so với các đồng tiền mạnh khác.
Điều này là một câu hỏi khó cho xu hướng
TTCK thế giới năm 2008.
Những biến động trên TTCK thế giới
B. THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Năm 2007, TTCK VN bùng nổ trong
3 tháng đầu năm, hạ nhiệt và điều
chỉnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp
đến là một đợt phục hồi trước khi
đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối
năm.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Biểu đồ VNINDEX năm 2007
Diễn biến thị trường 12 tháng qua
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Diễn biến thị trường 24 tháng qua
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giai đoạn thị trường bùng nổ
(3 tháng đầu 2007):
Thị trường phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng
vượt bậc trên tất cả các khía cạnh: chỉ số thị
trường, giá trị vốn hóa thị trường, giá cả các
loại CK, giá trị, khối lượng giao dịch và đặc
biệt là sự tham gia đông đảo của các nhà đầu
tư nước ngoài.
Chỉ số của cả 2 thị trường đều đạt mức đỉnh:
Vn-Index đạt 1.170,67 điểm (ngày 12.3.2007)
và HASTC Index đạt 459.36 điểm.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giai đoạn thị trường bùng nổ (tt)
Thị trường tăng trưởng 126% chỉ trong
vòng 3 tháng giao dịch. Giá trị giao dịch
trung bình của mỗi phiên: sàn TP.HCM
đạt trên 1.000 tỷ đồng và sàn Hà Nội là
300 tỷ đồng.
Giá trị vốn hóa của thị trường lên đến
398.000 tỷ đồng, chiếm 4/5 trong tổng số
492.900 tỷ đồng của cả năm 2007,
Giá cổ phiếu tăng mạnh: giá tất cả các
cổ phiếu đều tăng trên 50% giá trị so với
mức giá giao dịch cuối năm 2006.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giai đoạn hạ nhiệt và điều chỉnh: (5 tháng
tiếp theo)
- Ngay sau khi lên tới đỉnh vào giữa tháng
3.2007, thị trường niêm yết rơi vào tình
trạng lình xình, giao động hình răng cưa
quanh mốc 1000 điểm, còn thị trường
OTC đóng băng tới thời điểm này vẫn
chưa có dấu hiệu hồi phục
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giai đọan “thoái trào”:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
- Ngày 13/11/2007 “ngày thứ 3 đen tối” :
Trong phiên giao dịch ngày 13-11, VN-
Index không cầm cự nổi mức 1.000 điểm,
các nhà đầu tư đã ào ạt xả hàng, đẩy giá
chứng khoán thêm một phiên giảm mạnh...
(1) Hầu hết các CK của những đơn vị có kết
quả làm ăn và thông tin khá tốt, thuộc
những ngành tốt nhất trên thị trường như
ngân hàng, dược, bất động sản, cao su...
cũng đều rớt giá mạnh.
Giai đọan “thoái trào”:tt
(2) Hơn một nửa mã CK tại sàn TP.HCM đều
có dư mua bằng không, trong khi hầu hết
các mã đều dư bán với khối lượng lớn.
(3) 117 CK giảm giá, chỉ có 5 mã tăng giá và
4mã đứng giá, VN-Index kết thúc phiên này
mất đến 32,53 điểm (tương đương giảm
3,23%), xuống còn 973,59 điểm. Đây là
phiên thứ tám liên tiếp VN-Index mất điểm.
Nếu so với phiên đóng cửa cuối tháng mười,
VN-Index đã mất tổng cộng 91,5 điểm!Cận
cuối năm, chứng khoán tụt một mạch, phá
vỡ ngưỡng kháng cự 900 điểm, 850 điểm...
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giai đọan đầu năm 2008: tiếp tục điều chỉnh và
đầy biến động.
- Cùng với đà giảm giá của năm 2007, đầu
năm 2008 TTCK tiếp tục điều chỉnh sâu, VN-
Index trước khi nghỉ Tết là 859,62 điểm.
- Ngay sau Tết, thị trường chứng khoán lại
liên tục đi xuống với hiện tượng “đỏ sàn” 7/9
đợt khớp lệnh từ ngày 12 đến 14.2, chỉ hồi
phục nhẹ trong phiên giao dịch ngày 14.2,
báo hiệu một năm không mấy thuận lợi...
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giai đọan đầu năm 2008:
- 25/02/2008:VN-Index tăng mạnh 27,94 điểm,
lấy lại mức 715,04 điểm. Tổng khối lượng
giao dịch vọt lên tới gần 24 triệu đơn vị với
tổng giá trị trên 2.000 tỷ đồng.
- Tuy nhiên sang ngày 26/2 thị trường đã điều
chỉnh lại, niềm hy vọng của các nhà đầu tư
đột ngột vụt tắt khi Vn-Index phá vỡ ngưỡng
700 (đạt 692,91 điểm) và 136/153 mã đỏ
sàn.
- Hôm nay 27/2 VN-Index giảm tiếp 6,42
điểm, chỉ còn 686,49 điểm.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Nguyên nhân tăng trưởng:
VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO,
Luồng vốn của nhà ĐTNN đổ vào VN ngày càng nhiều.
Lượng hàng hóa gia tăng: nhiều công ty cổ phần niêm
yết mới, các cty niêm yết tiến hành tăng vốn qua các
đợt phát hành cổ phiếu…
Các cty công bố kết quả kinh doanh năm 2006 và
phần lớn đều đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu
và lợi nhuận so với năm trước.
Sức cầu của thị trường tăng đột biến và lượng vốn đổ
vào thị trường có xu hướng tăng mạnh do: kiều hối
chuyển về nước, nguồn vốn trong dân cư có xu
hướng dịch chuyển từ vàng, bất động sản sang TTCK.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Nguyên nhân của sự điều chỉnh giá sâu:
- Trong nước:
+Sự mất cân bằng cung cầu do các cty phát
hành thêm và hàng loạt các đợt IPO của các
đại gia như Đạm Phú, PVFC, VCB…
+ Chỉ thị 03.
+ Lạm phát cao với hàng loạt biện pháp nhằm
tác động lên thị trường tiền tệ…
+ Giá bất động sản “nóng”, giá vàng tăng vọt, giá
vàng tăng vọt.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
XU HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI:
Tình trạng lạm phát năm nay nhiều khả năng
tiếp tục ở mức cao. Chính phủ sẽ buộc phải
tăng cường kiềm chế lạm phát, hút tiền trong
lưu thông về và điều đó cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến thị trường chứng khoán. Ngoài ra, thị
trường bất động sản, thị trường vàng đã rất
“nóng” và tiếp tục có dấu hiệu bùng nổ, thu hút
quan tâm nhiều hơn của giới đầu tư cũng là
một yếu tố kéo thị trường chứng khoán đi
xuống.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
XU HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI:
Nhưng nhìn về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt
Nam vẫn có khả năng phát triển mạnh mẽ do hiện
nay, theo uỷ ban chứng khoán Nhà nước mới có
khoảng 300.000 tài khoản và chỉ khoảng một nửa
trong số này thực sự có hoạt động giao dịch. Mặc
dù đưa ra những đánh giá không mấy lạc quan về
ngắn hạn nhưng nhiều chuyên gia cũng cho rằng,
những đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán
vừa qua cũng là một thực tế khách quan. Nó loại
bỏ những nhà đầu tư không có tầm nhìn dài hạn,
non gan để giữ lại, thu hút những nhà đầu tư mới
có năng lực, kinh nghiệm, giàu bản lĩnh – những
người coi đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu
tư lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao chứ không
phải coi thị trường chứng khoán là nơi để “chơi”,
“lướt sóng”, đánh quả…
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
XU HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI:
Có thể nói nền kinh tế Việt Nam và thế giới
đã có sự liên thông rõ nét khi chính quyền
Tổng thống Bush vừa đặt vấn đề sẽ giảm
thuế 150 tỷ USD là lập tức TTCK Việt Nam
rục rịch tăng giá. Và khi giải pháp trọn gói
của ông Bush chính thức ban ra, chỉ số VN-
Index ngay phiên hôm sau đã tăng mãnh
liệt và tăng đến phiên cuối cùng của năm
Đinh Hợi, khi đó một bầu không khí lạc
quan đã lan tỏa trên thị trường.
Như vậy, cùng với đà hội nhập ngày càng
tăng, chứng khoán Việt Nam đã chịu ảnh
hưởng khá lớn từ chứng khoán toàn cầu,
đặc biệt là chứng khoán Mỹ và châu Á.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC
ANH/CHỊ ĐÃ LẮNG NGHE.