Đề tài Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài Nhận định chung cho rằng thế kỷ XIX là thế kỷ của than, thế kỷ XX là thế kỷ của dầu mỏ và trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chắc chắn loại nhiên liệu không thể tái sinh được này vẫn chưa thể bị thay thế bởi khí đốt, than, thuỷ điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, bởi hơn 80% năng lượng hiện nay được tạo ra bởi dầu mỏ. Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dầu thô (dầu mỏ chưa qua tinh chế) là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, luôn chiếm vị trí số một về giá trị kim ngạch xuất khẩu (tổng trị giá xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam tính từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2004 là 21331 triệu USD thì xuất khẩu dầu thô đạt 4600 triệu USD - tương đương 39,26% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu). Dự báo trong những năm tới mặt hàng dầu thô sẽ là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam. Việc khai thác và xuất khẩu hiệu quả mặt hàng này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng doanh thu xuất khẩu cho đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thị trường dầu thô thế giới biến động không ngừng do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy làm ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Giá dầu trên thế giới biến động lúc tăng, lúc giảm tạo ra những thuận lợi và cả những khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dầu của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam” để tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu dầu thô một cách hiệu quả nhất là một tất yếu khách quan. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới, nguyên nhân của những biến động, đồng thời chỉ ra những thuận lợi và khó khăn mà biến động đó tạo ra cho hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là thị trường dầu mỏ thế giới, đặc điểm cũng như những biến động trên thị trường này; những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu dầu mỏ Việt Nam do sự biến động này tạo ra. - Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam từ năm 1991 trở lại đây, đặc biệt là trong những năm gần đây: 2003 và 2004. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở đưa ra các giải pháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, đề tài gồm những phần sau: Chương I: Tổng quan chung về dầu mỏ và thị trường dầu mỏ Chương II: Tác động của sự biến động thị trường dầu mỏ thế giới đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam Chương III: Các giải pháp nâng cao híệu qủa hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam trước biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới