Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng
cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu vềvốn đang nổi lên nhưmột
vấn đềcấp bách. Đầu tưvà tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng
trưởng kinh tế, đểthực hiện chiến lược phát triển nền kinh tếtrong giai
đoạn hiện nay ởnước ta cần đến một lượng vốn lớn.
Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đềquan trọng và cấp
bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ởnước ta. Đương nhiên để
duy trì những thành quả đã đạt được của nền kinh tếnhờmấy năm đổi mới
vừa qua, giữvững nhịp độtăng trưởng kinh tếcao, tránh cho đất nước rơi
vào tình trạng lạc “tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và
trên thếgiới. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy
mọi nguồn vốn trong nước từbản thân nhân dân và việc sửdụng có hiệu
quảnguồn vốn đã có tại các cơsởquốc doanh. Nguồn nước ngoài từODA,
NGO và từ đầu tưtrực tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên cần thấy rõ nguồn
vốn trong nước là chủyếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú vừa chủ
động nằm trong tầm tay. Nguồn trong nước vừa là tiền đềvừa là điều kiện
để“ đón” các nguồn vốn từnước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài sẽkhông
huy động được nhiều và sửdụng có hiệu quảkhi thiếu nguồn vốn “bạn
hàng” trong nước.
Mặc dù điều kiện quốc tếthuận lợi đã mởra những khảnăng to lớn để
huy động nguồn vốn từbên ngoài, nhưng nguồn vốn ởtrong nước được
xem là quyết định cho sựphát triển bền vững và độc lập của nền kịnh tế.
Qua nghiên cứu thực tế, và với cơsởkiến thức đã tích luỹ được trong
thời gian qua em nhận thấy tầm quan trọng của việc huy động nguồn vốn
đầu tưtrong nước phục vụcho phát triển kinh tếViệt nam trong giai đoạn
hiện nay.
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Những biện pháp cơ bản để tăng
cường huy động vốn đầu tư trong nước phục
vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai
đoạn hiện nay”
MỤC LỤC
PHẦN I Cơ sở phương pháp luận để huy động nguồn vốn .
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT
NAM .................................................................... 2
II.CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VỐN TRONG NƯỚC. ............. 4
1.Huy động từ ngân sách Nhà nước.................................................. 4
2.Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp Nhà nước. ......................... 6
3.Nguồn vốn huy động từ trong dân cư. ........................................... 7
4.Thu hút từ vốn đầu tư nước ngoài. ................................................ 7
III.VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG NƯỚC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC. ....... 8
1.Vốn trong nước với vấn đề đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho phát
triển kinh tế. ................................................................................................. 8
2.Huy động vốn trong nước với vấn đề xã hội ................................ 10
IV.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ HUY ĐỘNG VỐN
ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC. ......................................................................... 11
1.Kinh nghiệm của Nhật Bản............................................................ 11
2.Kinh nghiệm của Hàn Quốc. ......................................................... 12
3.Kinh nghiệm của Anh. ................................................................... 13
4.Những bàI học vận dụng vào Việt Nam. ....................................... 13
PHẦN II Thực trạng của việc huy động vốn trong nước của Việt Nam
trong thời gian vừa qua.
I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC. ... 14
1.Tình hình chun ..................................................................................... 14
2. Sau cải cách kinh tế. ............................................................................ 15
II. HIỆU QỦA SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA.
...................................................................................... 15
1.Trong lĩnh vực nông nghiệp .......................................................... 15
2.Trong lĩnh vực công nghiệp . ......................................................... 16
3.Trong lĩnh vực dịch vụ................................................................... 16
4.Các chính sách được sử dụng để huy động nguồn vốn trong nước
thời gian qua...................................................................................... 16
III.KẾT LUẬN.................................................................................. 17
PHẦN III Định hướng và giảI pháp huy động vốn trong nước ở Việt
Nam trong thời gian tới.
I.MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI. ..... 20
II.NHU CẦU PHÁT TRIỂN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Ở NƯỚC
TA TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................... 21
III.PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
TRONG THỜI GIAN TỚI. ..................................................................... 23
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN
TRONG NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI. ......................................... 25
KẾT LUẬN………………………………………………….27
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng
cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một
vấn đề cấp bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng
trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn.
Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp
bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta. Đương nhiên để
duy trì những thành quả đã đạt được của nền kinh tế nhờ mấy năm đổi mới
vừa qua, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơi
vào tình trạng lạc “tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và
trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy
mọi nguồn vốn trong nước từ bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn đã có tại các cơ sở quốc doanh. Nguồn nước ngoài từ ODA,
NGO và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Tuy nhiên cần thấy rõ nguồn
vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn trong nước vừa phong phú vừa chủ
động nằm trong tầm tay. Nguồn trong nước vừa là tiền đề vừa là điều kiện
để “ đón” các nguồn vốn từ nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài sẽ không
huy động được nhiều và sử dụng có hiệu quả khi thiếu nguồn vốn “bạn
hàng” trong nước.
Mặc dù điều kiện quốc tế thuận lợi đã mở ra những khả năng to lớn để
huy động nguồn vốn từ bên ngoài, nhưng nguồn vốn ở trong nước được
xem là quyết định cho sự phát triển bền vững và độc lập của nền kịnh tế.
Qua nghiên cứu thực tế, và với cơ sở kiến thức đã tích luỹ được trong
thời gian qua em nhận thấy tầm quan trọng của việc huy động nguồn vốn
đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn
hiện nay. Cũng như xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, em chọn đề
tài: “Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư
trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế Việt nam trong giai đoạn
hiện nay”.
Nội dung của đề tài này bao gồm các nội dung sau:
PHẦN I: Cơ sở phương pháp luận để huy động nguồn vốn.
PHẦN II: Thực trạng huy động vốn trong nước trong thời gian qua ở
Việt nam.
PHẦN III: Định hướng và giải pháp huy động vốn trong nước ở Việt
nam trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS. Lưu Thị Hương đã tận tình
hướng dẫn em và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Vì
thời gian cũng như khả năng có hạn, cho nên bài viết này không tránh khỏi
những thiếu xót . Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và của các
bạn.
Hà nội, ngày 10/ 2/2003
Sinh viên thực hiện.
Đinh Thị Thu Huyền
PHẦN I:
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ HUY ĐỘNG NGUỒN
VỐN
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ VIỆT NAM.
Trước hết, vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sản xuất,
đồng thời là cơ sở để phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu qủa các hoạt
động kinh tế, nó bao gồm những nguồn vật tư và tài sản trong các doanh
nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài sản khác dự trữ trong dân. Vì vậy,
chính sách tạo vốn cơ bản phải tuân thủ nguyên tắc lợi ích của người có
vốn và do đó, việc sử dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả
kinh tế.
Mục tiêu của chính sách tạo vốn trước hết và chủ yếu là tạo ra môi
trường kinh tế và tiền đề pháp lý đẻe biến mọi nguồn tiền tệ thành tư bản
sinh lợi và tăng trưởng trong quá trình tái sản xuất xã hôị. Các nguồn chủ
yếu bao gồm :vốn đầu tư kinh tế của nhà nước, vốn tự có của các doanh
nghiệp, vốn bằng tiền và tiền nhàn rỗi của dân cư và vốn của các doanh
nghiệp và tổ choc tài chính quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay vốn là yếu tố vật chất quan trọng nhất cho
tăng trưởng. Để tao ra tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7-8% thì cần tích luỹ
một lượng vốn từ 20- 25% GDP. Nếu trong những năm tới mục tiêu tăng
trưởng kinh tế là hai con số trong vài thập niên tới thì cần thì tỷ lệ tích luỹ
vốn phải lên tới trên 30% GDP. Đây là một nhu cầu lớn cần phải giải
quyết để khai thác nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trong nước.
Vốn ngân sách nhà nước một thời gian giảm xuống nay đã bắt đầu
tăng lên. năm 1990 là 20% thì tới năm 1994 đã tăng lên là 44% ngân sách.
Để đạt được kết quả đó thì nguyên nhân cơ bản là chính sách thuế đã được
cải cách một cách toàn diện và thu được nhiều kết quả cho ngân sách.
Năm1990 thu ngân sách từ thuế phí chiếm 73,69%, năm 1993 phần thu đó
là 93,8%. Nếu so với GDP thì các tỷ trọng tương tự là 17,3% và 17,06%
vốn huy động từ các nguồn khác cũng có xu hướng tăng do chính sách
khuyến khích đầu tư, tư nhân và tạo dựng được môi trường đầu tư cho mọi
thành phần kinh tế phát triển. Điều mà ai cũng có thể đồng ý với nhau là
một nền kinh tế kém phát triển có thể cất cánh được nếu không có sự tham
gia của các nguồn vốn từ nước ngoài. Vai trò của nguồn vốn bên ngoài có ý
nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ khai thông những cản ngại, tạo sức bật cho
nền kinh tế phát triển. Vì vậy chúng ta nên nỗ lực huy động nguồn vốn từ
bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không nên
trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn từ bên ngoài. Trong việc huy động vốn để
đầu tư phát triển, chúng ta cần phải khẳng định vai trò của nguồn vốn
trong nước đóng vai trò quan trọng hay quyết định. Mặc dù nguồn vốn này
còn thấp so với vốn dài hạn ( cho thời kỳ 1996- 2000) vẫn còn khó huy
động trong hiện tại. Theo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước ,
cùng với kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy: Nguồn vốn
trong nước vẫn là nguồn vốn có tính chất quyết định, người dân trong nước
vẫn chưa dám bỏ vốn ra đầu tư thì người nước ngoài cũng chưa mạnh dạn
bỏ vốn dầu tư vào Việt nam.
Vấn đề đặt ra là không phải tìm mọi cách để huy động cho được các
nguồn vốn, mà phải coi trọng việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ấy cho
đầu tư phát triển sao cho có hiệu quả để nguồn vốn ấy sinh sôi nảy nở và
đạt được chiến lược hiệu quả kinh tế - xã hội đề ra.
Đầu tư phát triển phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Phải được tính bền vững trong đầu tư phát triển, tức là tự bản thân nó
phải có mầm mống cho tăng trưởng trong tương lai, nhằm sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý để không ngừng khai thác lợi thế so sánh của tiềm
năng đất nước.
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển phải có hiệu quả để tái tạo và
phát triển các nguồn vốn, tạo tiền đề cho việc huy động vốn ở giai đoạn
tiếp theo.
- Nền kinh tế Việt nam có xuất phát điểm thấp, thu nhập bình quân
đầu người khoảng 300 đô la/ năm, lại nằm trong khu vực ASEAN có tốc độ
tăng trưởng cao, nên Việt nam phảt duy trì tốc độ tăng trưởng cao để đuổi
kịp các nước trong khu vực trong vài thập niên, mặc dù chịu tác đông nhất
định của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực .
Vì vậy Chính phủ phải có kế hoạch,huy động vốn phù hợp với khả
năng phát triển của nền kinh tế, tập quán tiêu dùng và tiết kiệm của nhân
dân.
trong việc duy trì và phát triển nền kinh tế, nếu không có vốn thì mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thực hiện được.
. Vốn đầu tư:
- Khái niệm: Vốn đầu tư là những chi phí để tái sản xuất tài sản cố
định bao gồm các chi phí để thay thế những tài sản cố định bị thải loại để
tăng mới các tài sản cố định và để gia tăng các tài sản cố định tồn kho.
- Các hình thức đầu tư:
+ Đầu tư trực tiếp.
+ Đầu tư gián tiếp.
. Cơ cấu vốn đầu tư:
a. Nguồn vốn trong nước bao gồm các loại vốn chủ yếu sau:
- Vốn huy động từ ngân sách nhà nước.
- Vốn huy động trong dân cư.
- Vốn huy động từ tiết kiệm của các doanh nghiệp.
b. Nguồn vốn ngoài nước bao gồm:
- Vốn đầu tư trực tiếp
- Vốn đầu tư gián tiếp
- Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức.
II/ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VỐN TRONG NƯỚC.
1/ Vốn huy động từ ngân sách nhà nước
Là bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư, nó có vị trí rất
quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy
mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế
hoạch. Chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất
của một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đảm bảo theo đúng định
hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Nguồn ngân sách bao gồm: Nguồn thu trong nước và nguồn thu bổ
sung từ bên ngoài, chủ yếu thông qua nguồn vốn ODA và một số ít là vay
nợ của tư nhân nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước cần có những sửa đổi trong chính sách đầu tư.
Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước:là các nguồn tàI
chính có khả nămg tạo lập nên quỹ ngân sách nhà nước do kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước mang lại.
-Nguồn thu được hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất.
-Nguồn thu được thực hiện trong khâu lưu thông-phân phối.
-Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ.
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản:
-Thuế ,phí và lệ phí.
-Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.
-Thu lợi tức cổ phần của Nhà nước.
-Các khoản thu khác theo luật định.
Trong các khoản thu trên, thuế là khoản thu quan trọng nhất. Thuế không
chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm
mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân.
Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên
qua các năm, bình quân từ 13,1% GDP (thời kỳ1986- 1990) lên 20,5% (
thời kỳ 1991- 1995) ngân sách nhà nước từ chỗ thu không đủ chi đến nay
đã có một phần tích luỹ dành cho đầu tư phát triển từ 2,3% GDP năm 1991
tăng lên 6,1% GDP vào năm 1996 ( nếu cả do khấu hao cơ bản).
Nguyên nhân chủ yếu của nó là:
- Ngân sách nhà nước đã điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm tạo ra các
tiền đề thu hút vốn đầu tư.
- Chi của ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển chủ yếu tập
trung vào cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội.
- Ngân sách nhà nước không còn bao cấp cho các xí nghiệp nhà nước
thông qua cổ phần hoá và tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp- lâm nghiệp.
Mục tiêu của huy động vốn ngân sách nhà nước phải dành khoảng từ
20- 25% tổng số chi ngân sách cho đầu tư phát triển hàng năm. Khai thác
có hiệu quả tín dụng nhà nước đầu tư phát triển, đồng thời phải đẩy mạnh
hình thức vay vốn trong nhân dân, cho đầu tư phát triển kinh tế là quốc
sách hàng đầu. Muốn đạt được các hiệu quả trên cần phải thực các biện
pháp sau:
Hình thành nguồn vốn đầu tư trong ngân sách: Các biện pháp quan
trọng nhất để tăng thu là thu đúng, thu đủ các khoản vay trong nước.
Thu ngân sách nhà nước trong sự phát triển bền vững, tức là thu
nhưng không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bổi dưỡng
phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó
nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý vừa đảm bảo NSNN có nguồn thu
cao, vừa đảm bảo để các đối tượng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục
phát triển. Xác định mức thu tại diểm “giới hạn tối ưu”này không đơn giản
mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu
thuộc khu vực kinh tế quốc doanh và có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi
dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp về khoa học kỹ
thuật, công nghệ và nhân lực... trong một chừng mực không bao cấp.
Không tận thu NSNN quá mức để bao cấp trong cấp phát mà chỉ thu
trong chừng mực tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu chi của Nhà nước. Đối
với những ngành , những địa phương có thất thu lớn thì cần tăng cường thu
và tận thu, nhưng quan điểm bao trùm thì không phải là tận thu-Vì điều đó
sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.
+ Cải tiến các hệ thống thuế, làm cho diện thu thuế tăng lên, nhưng
thuế xuất đơn giản hoá. Kết quả là: giảm được tỷ lệ trốn lậu thuế, tăng
nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và chi
cho đầu tư phát triển, đồng thời tránh được các khoản lạm thu, gây khó
khăn phiền hà đến sinh hoạt và các hoạt động khác của đời sống dân cư.
+ Quản lý tốt vấn đề nợ, đảm bảo đúng đối tượng trả nợ và tính kỹ các
điều kiện trả trước khi ký hợp định khung vay vốn, và hiệp định vay cho
từng công trình, chương trình dự án đầu tư.
Các chính sách về ngân sách nhằm huy động vốn dàI hạn cho phát triển
kinh tế -xã hội cần thường xuyên đổi mới cảI tiến các hình thức huy động,
đặc biệt là hệ thống thuế.
- Phân bổ và sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
+ Tăng quy mô đầu tư từ ngân sách nhà nước và sử dụng đúng hướng
nguồn vốn này với biện pháp bao chùm là chống thất thu và tiết kiệm chi
thường xuyên để tăng quy mô nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
+ Từng bước xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp trong lĩnh vực cấp phát
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn của nhà nước.
+ Tăng cường công tác quản lý sau dự án. Những dự án này dùng nguồn
vốn nhà nước thường có quy mô vốn rất lớn, hiện nay việc thẩm định các
dự án là tương đối chặt chẽ thì trái lại việc quản lý sau dự án lại bị buông
lỏng dẫn đến tình trạng chi tiết trên danh nghĩa nhưng lại lãng phí trên thực
tế. Sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để quản lý vốn, với nguồn vốn nhà
nước được thông qua vay nước ngoài với điều kiện ưu đãi thì tiến hành cho
vay lại để tạo điều kiện bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và tái tạo
nguồn vốn. Tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách hiện vẫn là một khả năng rất
lớn cần tận dụng, bởi lẽ so với các nước tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân
vào ngân sách nhà nước là tương đối cao. Tỷ lệ thuế ở các nước so với
GDP là tương đối cao ( thường đạt mức dưới 20% ).
2/ Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp nhà nước.
Trong chiến lược ổn định kinh tế Việt nam đến năm 2000, Đảng ta đã
chỉ rõ “ chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc huy động vốn và sử
dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân” . Tạo vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là một vấn
đề mà Đảng và các doanh nghiệp nhà nước luôn quan tâm. Bởi có huy động
được vốn mới tiến hành được quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất
nước.
Đối với doanh nghiệp, chính sách tài chính hướng vào các việc mở
rộng khả năng hoạt động mạnh mẽ có hiệu quả cao của các đơn vị sản xuất
kinh doanh, đó là những tế bào tài chính; làm cho các nguồn vốn chu
chuyển nhanh và linh hoạt, đồng thời tạo ra cơ sở để nhà nước có khả năng
kiểm soát được nền tài chính quốc gia.
Trong lĩnh vực đầu tư cho khu vực doanh nghiệp nhà nước cần phải
thực hiện một số giải pháp và chính sách sau:
-Các doanh nghiệp nhà nước thuần tuý kinh doanh tự huy động nguồn
vốn trong xã hội hoặc tín dụng ngân hàng để đảm bảo được điều kiện đầu
tư bình đẳng với các thành phần kinh tế của doanh nghiệp.
-Sớm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số doanh
nghiệp thật cần thiết, còn cho phép chuyển đổi hình thức sở hữu, với sở
hữu đan xen, cổ phần hoá" Đồng thời trong cơ chế chính sách cần đảm bảo
sự bình đẳng tối đa, cùng loại hình hoạt động, nếu như không có các quy
chế đặc biệt thì đều có cơ chế về thuế, tín dụng và lãnh thổ.
- Cùng với quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế, cần xây dựng cơ
chế chính sách đồng bộ để tránh tình trạng thêm tầng lớp trung gian, gây
khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các bộ
chuyển nhanh sang các chức năng quản lý nhà nước và chuyển nhanh về cơ
chế Bộ chủ quản để các doanh nghiệp tự chủ trong bảo bảo toàn và phát
triển nguồn vốn.
- Hiện nay nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Bởi
lẽ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả còn thấp, công nghệ
chưa được đổi mới, chất lượng của sản phẩm chưa cao, nên khả năng tiết
kiệm cho đầu tư chưa nhiều. Mặt khác vốn khấu hao chưa được quản lý
nghiêm ngặt và khấu hao đủ. Vì vậy để huy động được nguồn vốn lớn
trong doand nghiệp nhà nước thì đòi hỏi nhà nước phải tiến hành sửa đổi và
ban hành các chính sách để khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu , để
có thể đầu tư phát triên sản xuất.
- Trong giai đoan 1996- 2000 vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu
tư khoảng14-15% tổng số của toàn xã hội. Mở rộng quyến tự chủ của các
doanh nghiệp theo hướng cơ cấu lại vốn sản xuất và tài sản của doanh
nghiệp một cách hợp lý, tính đầy đủ giá trị quyền sử đất vào vốn vào tài
sản tại doanh nghiệp.
3/ Nguồn vốn huy động từ trong dân cư:
Theo ước tính của các chuyên gia về kinh tế tài chính nguồn vốn trong
dân cư có khoảng 6 tỷ USD được sử dụng qua điều tra của bộ kế hoach kế
hoạch đầu tư và tổng cục thống kê như sau:
- 44% để dành của dân là dùng để mua vàng và ngoại tệ
- 20% để dành của dân được dùng để mua nhà đất và cải thiện đời
sống sinh hoạt.
- Tuy