Đề tài Những biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ của quận Hải Châu năm 2005

Dịch vụ là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế. Thực tế cho thấy không có quốc gia nào trên thế giới mà trong nền kinh tế của mình lại thiếu ngành dịch vụ. Ở nước ta cũng vậy, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước, sản xuất chỉ có thể phát triển, đời sống tiêu dùng của nhân dân chỉ được nâng cao khi mà dịch vụ phát triển tương ứng. Ngược lại dịch vụ cũng chỉ có thể phát triển được khi tồn tại một nền kinh tế sản xuất phát triển và có nhu cầu tiêu dùng cao. Dịch vụ là một ngành tổng hợp nhiều phân ngành khác nhau, trong đó dịch vụ thương mại đóng vai trò rất quan trọng vì nó điều tiết nền kinh tế làm tiền đề cho sự phát triển. Quận Hải Châu là một quận nằm ở trung tâm Thành phố Ðà Nẵng nên hoạt động thương mại dịch vụ phát triển mạnh nhưng không vì vậy mà ngành thương mại dịch vụ ở quận không được quan tâm mà chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa để khai thác tốt nhất tiềm năng của ngành giúp cho quận có một thị trường thương mại rộng lớn và tăng thêm khả năng giao lưu với các nước trong khu vực, khi mà Thành phố Ðà Nẵng trở thành đô thị loại I. Vì vậy em chọn đề tài: “Những biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển Thương mại - dịch vụ của quận Hải Châu năm 2005” làm báo cáo tốt nghiệp. Nội dung của đề tài được trình bày như sau: Phần I. Những vấn đề cơ bản về ngành thương mại - dịch vụ. Phần II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ của quận Hải Châu năm 2002 - 2004. Phần III. Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ năm 2005.

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ của quận Hải Châu năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu Dịch vụ là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế. Thực tế cho thấy không có quốc gia nào trên thế giới mà trong nền kinh tế của mình lại thiếu ngành dịch vụ. Ở nước ta cũng vậy, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước, sản xuất chỉ có thể phát triển, đời sống tiêu dùng của nhân dân chỉ được nâng cao khi mà dịch vụ phát triển tương ứng. Ngược lại dịch vụ cũng chỉ có thể phát triển được khi tồn tại một nền kinh tế sản xuất phát triển và có nhu cầu tiêu dùng cao. Dịch vụ là một ngành tổng hợp nhiều phân ngành khác nhau, trong đó dịch vụ thương mại đóng vai trò rất quan trọng vì nó điều tiết nền kinh tế làm tiền đề cho sự phát triển. Quận Hải Châu là một quận nằm ở trung tâm Thành phố Ðà Nẵng nên hoạt động thương mại dịch vụ phát triển mạnh nhưng không vì vậy mà ngành thương mại dịch vụ ở quận không được quan tâm mà chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa để khai thác tốt nhất tiềm năng của ngành giúp cho quận có một thị trường thương mại rộng lớn và tăng thêm khả năng giao lưu với các nước trong khu vực, khi mà Thành phố Ðà Nẵng trở thành đô thị loại I. Vì vậy em chọn đề tài: “Những biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển Thương mại - dịch vụ của quận Hải Châu năm 2005” làm báo cáo tốt nghiệp. Nội dung của đề tài được trình bày như sau: Phần I. Những vấn đề cơ bản về ngành thương mại - dịch vụ. Phần II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ của quận Hải Châu năm 2002 - 2004. Phần III. Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ năm 2005. Ðể hoàn thành được đề tài này, ngoài sự nổ lực của bản thân là sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của các cô chú phòng kinh tế và của quý thầy cô, đặc biệt là thầy Nguyên Cao Luân. Do việc tiếp xúc với thực tế còn hạn chế nên trong quá trình xây dựng đề tài còn hạn chế và thiếu sót. Kính mong được sự thông cảm của cô chú phòng kinh tế Quận Hải Châu và thầy cô. PHẦN I. NHỮNG VẤN ÐỀ CƠ BẢN VỀ NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ. 1.1. Khái quát chung: 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về ngành TM - DV: 1.1.1.1. Nội thương: Nội thương là một ngành kinh tế độc lập chuyên về tổ chức lưu thông hàng hóa tức là chuyên mua bán hàng hóa trên thị trường. Công thức chung của thương mại là: T - H - T’. Lúc này tiền đóng vai trò là phương tiện tổ chức lưu thông hàng hoá. Nó đã làm thay đổi bản chất của hoạt động lưu thông hàng hóa (H - T - H) Lưu thông hàng hóa được thực hiện dưới hình thức lưu chuyển hàng hóa. Ðây là quá trình vận động sản phẩm vật chất từ sản xuất đến tiêu dùng thông qua thị trường và tiền tệ. Lưu chuyển hàng hóa được thực hiện dưới 2 hình thức: + Lưu chuyển hàng hóa bán buôn là một phạm trù của lưu chuyển hàng hóa phản ánh việc giao dịch mua bán hàng hóa nhằm mục đích chuyển bán. Bán cho các doanh nghiệp tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu. + Lưu chuyển hàng hóa bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa, hàng hóa kết thúc quá trình vận động chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang tiêu dùng cá nhân thông qua hoạt động mua bán trực tiếp. 1.1.1.2. Ngoại thương: Ðây là ngành kinh tế độc lập, thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa giữa một quốc gia với các quốc gia khác, đồng thời kèm theo các dịch vụ sửa chữa, bảo hành, thanh toán... 1.1.2. Nhiêm vụ và chức năng của ngành thương mại - dịch vụ: 1.1.2.1. Nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển TM - DV bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt, dễ dàng trong cả nước, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của đời sống. Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước: vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong lĩnh vực TM - DV nói riêng. Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh. chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả, hàng kém phẩm chất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội và người lao động. Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động TM - DV , đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. 1.1.2.2. Chức năng của ngành dịch vụ: Dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại. Đối với nước ta hiện nay, dịch vụ có chức năng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Sự phát triển công nghiệp nảy sinh những nhu cầu rất lớn trong việc thông tin để giữ liên lạc với những nơi cung cấp nguyên liệu và thực hiện ở xa cùng với những thông tin thị trường về các loại giá cả hàng hoá, đặc biệt với thị trường xuất khẩu, những nhu cầu vận tải thường xuyên với các loại nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá, những nhu cầu về vốn vượt xa nguồn vốn riêng của chủ doanh nghiệp ... Sự phát triển của công nghiệp dẫn tới phát triển của đô thị, tập trung dân cư vào đô thị sẽ kéo theo các dịch vụ cần thiết của dân cư và lực lượng lao động công nghiệp. Sự phát triển của dịch vụ cũng là kết quả tiến bộ của lực lượng sản xuất và chuyên môn hoá lao động trong nền kinh tế quốc dân, dẫn đến tách thành một lĩnh vực kinh doanh làm tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Sự bùng nổ và phát triển thông tin càng làm tăng thêm vai trò của lĩnh vực dịch vụ và thúc đẩy quá trình quốc tế hoá. Với tư cách là lĩnh vực kinh doanh ngày càng phát triển, ngành dịch vụ đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. ở nhiều nước phát triển cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tãú - dịch vụ với quy mo lớn, tốc độ cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tãú. Chẳng hạn, tỷ trọng của dịch vụ trong GDP ở Anh là trên 60%, ở Nhật, Pháp là 60%, Cộng hoà Liên bang Đức gần 50%, ở các nước mới công nghiệp hoá là từ 50 - 60%. Ở Mỹ hiện nay số lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 73%, trong công nghiệp là 25% và trong nông nghiệp chỉ chiếm 2%. Cùng với sự phát triển chung của cả nước và thành phố Đà Nẵng nói riêng thì quận Hải Châu cũng có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân là 12 - 13% năm trong thời kỳ 1991 - 1995, đưa tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 35,7% (năm 1991) lên 42,4% (năm 1995) và dự kiến tỷ trọng của nó là 45 - 46% với tốc độ tăng trưởng bình quân 12 - 13%. Tóm lại dịch vụ có chức năng: - Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. - Thúc đẩy kinh tế phát triển. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hợp lý. - Giải quyết công ăn việc làm . - Là cầu nối giữa các ngành, các lĩnh vực sản xuất, giữa sản xuất trong nước với nước ngoài. 1.1.3. Vị trí và đặc điểm của ngành thương mại - dịch vụ: 1.1.3.1. Vị trí: - Về phương diện kinh tế: Thương mại - dịch vụ giải quyết mâu thuẫn giữa các tổ chức kinh tế, tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế thế giới và các nước xích lại gần nhau hơn làm cho kinh tế thế giới ngày càng phát triển bền vững. - Về phương diện tổ chức kinh doanh thương mại: Thương mại là một ngành đảm bảo các yếu tố vật chất để thực hiện các chương trình, kế hoạch, các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Thương mại chuyển giá trị hàng hoá thành giá trị sử dụng và tiêu dùng. 1.1.3.2. Đặc điểm: Công thức chung của thương mại : T - H - T’. Với đặc điểm này, tiền đóng vai trò là phương tiện, đồng thời là mục đích của quá trình trao đổi hàng hoá trong thương mại. Do vậy ngành thương mại phải làm sao phục vụ tốt nhất cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nhưng đồng thời phảidbru đem lại lợi nhuận để cho hoạt động thương mại có thể tồn tại và phát triển. Về thị trường các yếu tố: vốn, hàng hoá đầu vào, hàng hoá đầu ra. Trong đó vốn đóng vai trò là trung tâm cho hoạt động kinh doanh thương mại, thương mại dùng sử dụng vốn của mình mua hàng hoá vào và bán ra với giá cao hơn để thu lợi nhuận ở phần chênh lệch giá. Về mục đích của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại. Mục đích của các doanh nghiệp thương mại là giá trị thặng dư. Do đó các chủ thể tham gia các ngành thương mại luôn luôn cạnh tranh gay gắt với nhau. 1.2. Nội dung kế hoạch hoá phát triển ngành TM - DV: 1.2.1. Quy trình xây dựng kế hoạch: Nội dung cua 1 bản kế hoạch TM gòm 3 phần: * Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của thời kỳ kế hoạch trước. - Đối với thương mại trong nước thì cần đánh giá các hoạt động sau: + Tình hình hoạt động của ngành thương mại như tình hình lưu thông hàng hoá , tổng mức bán hàng hoá, giá cả... + Vấn đề quản lý thị trường của ngành TM (như thị trường ở nông thôn, thị trường kinh tế ngoài quốc doanh). + Đánh giá các công trình hỗ trợ cho ngành TM. + Đánh giá vấn đề hoàn thiện hệ thống thông tin, giá cả. - Đối với TM quốc tế thì cần đánh giá các hoạt động sau: + Tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian qua. + Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. + Đánh giá các chính sách xuất khẩu. Từ những đánh giá nhận xét đó chúng ta có thể biết được những mặt nào ta làm tốt, những gì chưa làm được còn tồn tại và yếu kém từ đó rút ra những nguyên nhân để chúng ta làm tốt hơn những cái ta đã làm được khắc phục những cái chưa làm được. * Xây dựng các quan điểm các mục tiêu phát triển ngành TM cho thời kỳ kế hoạch. - Đối với thương mại trong nước. + Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu trong hoạt động TM. + Mục tiêu ổn định thị trường, giá cả một số sản phẩm chủ yếu trong ngành TM. - Đối với thương mại quốc tế cần xây dựng. + Hướng xuất khẩu, nhập khẩu trong thời kỳ tới. + Hướng đầu tư nhằm tăng cơ sở vật chất cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. + Các chính sách khuyến khích xuất khẩu. + Hướng tiếp cận thị trường. * Xây dựng các giải pháp thực hiện: 1.2.2. Phương pháp xây dựng kế hoạch: 1.2.2.1. Căn cứ xây dựng kế hoạch: Căn cứ vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc bệit là định hướng phát triển ngành thương mại. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch phát triển ngành thương mại. Căn cứ vào các cấp xây dựng kế hoạch và thời gian xây dựng kế hoạch. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch ngành thương mại trong thời kỳ kế hoạch trước. Căn cứ vào khung định hướng kế hoạch và một số cân đối lớn cũng như một số thông tin cần thiết của cơ quan kế hoạch cấp trên. 1.2.2.2. Phương pháp xây dựng kế hoạch lưu chuyển hàng hoá: - Xây dựng kế hoạch bán hàng. - Xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá . - Xây dựng kế hoạch nhập hàng. 1.2.3. Sự cần thiết phải xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thương mại - dịch vụ: Ngành Dịch vụ - Thương mại thu hút được nhiều lao động tham gia, nhưng trong thời gian qua, ngành dịch vụ này của quận phát triển không đồng đều. còn thiếu những ngành dịch vụ có chất lượng công nghệ cao, các dịch vụ công cộng (trừ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông). phục vụ đời sống dân cư hiệu quả chưa cao, các dịch vụ sản xuất phát triển chậm. Vì vậy để cho ngành Thương mại - Dịch vụ phát triển mạnh mẽ thì cần phải xây dựng hệ thống và giải pháp để đẩy mạnh phát triển các dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ - tin học vào lĩnh vực này. Và khi xây dựng hệ thống các giải pháp thì nó sẽ định hướng cho mình thực hiện kế hoạch được tốt hơn. PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ CỦA QUẬN HẢI CHÂU NĂM 2002 - 2004. 2.1. Một số nét khái quát về Quận Hải Châu: 2.1.1. Lịch sử hình thành quận: Quận Hải Châu được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 23/01/197 của Chính phủ bao gồm 12 phường, với tổng diện tích tự nhiên 2.373ha. Là Quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Qua thời gian xây dựng và phát triển, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn quận diễn ra trong điều kiện quận mới thành lập, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn chung của đất nước do chịu sự tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, những biến cố về chính trị kinh tế của thế giới và thiên tai khắc nghiệt. Song nhờ sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Thành uỷ, UBND thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là sự nổ lực phấn đấu cùng chung sức chung lòng của đảng bộ và nhân dân quyết tâm vượt qua khó khăn chủ động khắc phục khó khăn đưa kinh tế quận phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 2.1.2. Vị trí địa lý: Quận Hải Châu có vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng nằm sát trên trục giao thông Bắc - Nam và là cửa ngõ ra biển Đông có quốc lộ 14B đi ngang qua, có các Cảng sông (trong đó có cảng cá chuyên dùng), nằm sát cảng biển, có nhà ga, sân bay quốc tế. 2.1.3. Địa hình: Quận Hải Châu là vùng đất thấp ven biển, thấp dần từ Tây sang Đông và có nhiều vùng trũng. Tần suất ngập lụt một số vùng thấp trũng ven sông Hàn, sông Cẩm Lệ tại phường Khuê Trung và Hoà Cường là 8 - 10%. 2.1.4. Khí hậu: Khí hậu của quận giống như khí hậu chung của toàn thành phố, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng mưa ẩm phong phú. Nhiệt độ trung bình năm là 250C, mùa đông nhiệt độ ít khi xuống dưới 120C mùa hè nhiệt độ trung bình là 280C - 300C. Độ ẩm trung bình của không khí trung bình là 82%, lượng mưa trung bình là 2066ml. 2.1.5. Dân số: Dân số trung bình quận Hải Châu năm 2003 là 204.872 người. Tốc độ tăng dân số bình quân là 15,35% trong đó tăng tự nhiên là 10,79%. 2.1.6. Lao động và nguồn nhân lực: Theo kết quả điều tra dân số 01/4/1999 dân số trong độ tuổi lao động của quận là 109.375 người chiếm 58,4% dân số, chủ yếu là lao động trẻ dưới 40 tuổi chiếm gần 87%. Đến cuối năm 2002 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 99.410 người. Trong đó: Chỉ tiêu  2002  2003  Ước 2004    SL (người)  %  SL (người)  %  SL (người)  %   Tổng số LĐ làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân  91.928  100  96.828  100  99.410  100   Trong đó:         - LĐ trong ngành nông lâm thuỷ sản  3.217  3,5  1.982  2,05  1.760  1,77   - LĐ trong ngành công nghiệp xây dựng  16.087  17,48  20.558  21,23  22.616  22,75   - LĐ trong ngành TM-DV  72.624  79,02  74.288  76,72  75.034  75,48   Lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh giảm mạnh do các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp lại sản xuất kinh doanh. Lao động trong khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài tăng cao, đặc biệt là tăng trong ngành TM - DV. Lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng tăng nhanh. Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý công nhân lành nghề đang sinh sống và làm ăn trên địa bàn quận khá đông đảo, quận có ưu thế thu hút chất xám cao hơn các địa phương khác ở miền Trung, đây là một lợi thế về nguồn nhân lực để thúc đẩy quá trình phát triển quận. + Thu nhập và đời sống dân cư: GDP bình quân đầu người tăng nhanh. GDP bình quân đầu người tăng bình quân hàng năm (theo giá so sánh) trong thời kỳ 1997 - 2001 là 10,98%/ năm. GDP bình quân đầu người năm 2001 đạt khoảng 962USD/ người/năm. Quận đã hoàn thành mục tiêu xoá đói giẻm nghèo theo tiêu chuẩn mới đến cuối năm 2001 là 1.167 hộ chiếm 2,94% so với tổng số hộ. Nhiều công trình giao thông được nâng cấp và xây dựng mới, các hẻm kiệt được bêtông hoá ngày càng nhiều, các công trình dân sinh như điện, nước sạch, hệ thống thoát nước đã được các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân quan tâm đầu tư, hưởng ứng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình góp phần tạo ra không gian đô thị mới đẹp hơn, sạch hơn, sáng hơn thuận tiện cho việc sinh hoạt sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống nhân dân. 2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quận Hải Châu năm 2002 - 2004: 2.2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội của quận: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn quận Hải Châu TT   ĐVT  2002  2003  Ước 2004   1  Tổng sản phẩm Q.Nội GDP theo giá thực + Nông lâm - thuỷ sản + Công nghiệp -xây dựng + Thương mại - dịch vụ  Tỷ đồng // // //  2407 33 1924 1450  2903 38 1072 1793  3282 41 1205 2036   2  Tổng SP quốc nội GDP (theo giá 1994) + Nông lâm - thuỷ sản + Công nghiệp -xây dựng + Thương mại - dịch vụ  Tỷ đồng // // //  1547 18 613 916  1773 19 675 1079  2007 21 735 1251   3  Cơ cấu GDP theo giá thực tế + Nông lâm - thuỷ sản + Công nghiệp -xây dựng + Thương mại - dịch vụ  % // // //  100 1,37 38,39 60,24  100 1,31 36,93 61,76  100 1,25 36,72 62,03   4  GDP bình quân đầu người + Nông lâm - thuỷ sản + Công nghiệp -xây dựng + Thương mại - dịch vụ  Tr/ng Tr/ng USD/ng  12,74 7,825 940  14,463 8,833 962  16,02 9,796 1065   Theo biểu trên cho ta thấy GDP và GDP/người của quận qua các năm 2002, 2003, 2004 ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng qua các năm so với hai ngành Nông lâm thuỷ sản và công nghiệp xây dựng và đây cũng chính là ngành phát triển mạnh mẽ nhất của quận. Và cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp - dịch vụ. Tuy nhiên giá trị của ngành nông nghiệp thuỷ sản của quận vẫn tăng lên qua các năm. 2.2.2. Hiện trạng phát triển ngành Thương mại - dịch vụ: Đến cuối năm 2004 trên địa bàn quận có 66 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có 22 doanh nghiệp của địa phương gồm kinh doanh nội thương là 12 doanh nghiệp, kinh doanh XNK 2 doanh nghiệp và 8 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, 44 doanh nghiệp thuộc TW và 843 doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ trọng 83,22% trên tổng số doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn quận. Ngoài ra có 2 Hợp tác xã và 10.452 cơ sở kinh doanh hộ cá thể. Quận Hải Châu có tất cả là 14 chợ lớn nhỏ trong có có 4 chợ loại 1, 6 chợ bán kiên cố và còn lại là chợ tạm. Công ty quản lý chợ của Thành phố Đà Nẵng trực tiếp quản lý 4 chợ kiên cố, số chợ còn lại do cấp phường quản lý. Ngành TM- DV của quận thu hút khoảng 75.667 người chiếm 78,15% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân của quận (vào năm 2002). Hàng năm số lao động tham gia vào ngành TM - DV đều tăng lên. Điều đó chứng tỏ hoạt động TM - DV có sức thu hút lao động và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn quận cũng như toàn thành phố. 2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành TM - DV năm 2002 - 2004: 2.3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch: 2.3.1.1. Kết quả hoạt động thương mại: Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có hệ thống giao thông, thông tin liên lạc khá phát triển, đây là điều kiện thuận lợi để quận mở rộng giao lưu với cả nước và quốc tế. Là trung tâm hành chính và là trung tâm thương mại dịch vụ phát triển nhất của thành phố. Trước đây quận đã từng có vị trí là trung tâm phát luồng hàng hoá cho toàn miền Trung và trung chuyển hàng hoá cho hai đầu đất nước nên quận có nhiều lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư, doanh nhân và du khách. Với những ưu thế hiện có đồng thời nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu nhân sinh, các nhà doanh nghiệp cũng như các hộ tư thương đã từng bước tập trung đầu tư lớn, mang tính chiến lược lâu dài hơn, phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới như các trung tâm tài chính, tính dụng, dịch vụ bưu chính viễn thông, các dịch vụ công nghiệp. Bên cạnh đó hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú, nhiều mẫu mã nhiều chủng loại, giá tương đối ổn định vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng và thu hút sức mua ngày càng tăng cao. Tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội trên địa bàn quận Hải Châu - TPĐN. ĐVT: triệu đồng  Tổng mức bán ra  Mức bán lẻ    2002  2003  Ước 2004  2002  2003  Ước 2004   Tổng mức  15015542  15643318  16300880  3129702  3269673  3238340   A. Kinh tế trong nước 
Luận văn liên quan