Để giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động nhưng cũng có những biện pháp chỉ manh tính chất hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm. Các biện pháp mang tính hỗ trợ cho giải quyết việc làm như khuyến khích đầu tư, lập các chương trình việc làm, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm, cho vay từ các quỹ chuyên dụng Các biện pháp trực tiếp giải quyết việc như đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, khuyến khích tuyển dụng lao động và tự do hợp đồng.
17 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm (Bài tập lao động học kỳ số 14 K33 Đại học luật Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A) Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm:
I) Chương trình việc làm:
II) Quỹ giải quyết việc làm:
III) Tổ chức giới thiệu việc làm:
IV) Dạy nghề gắn với việc làm:
V) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
B) Giải quyết tình huống:
I) Nếu muốn sa thải chị H và buộc chị H phải trả số tiền 34 triệu, công ty M phải làm như thế nào?
II) Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai?
III) Giả sử công ty M đã ra quyết định sa thải đối với chị H (trong tình huống trên), chị H cần gửi đơn yêu cầu đến những cơ quan nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
A) Những biện pháp pháp lí nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm:
Để giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động nhưng cũng có những biện pháp chỉ manh tính chất hỗ trợ cho việc giải quyết việc làm. Các biện pháp mang tính hỗ trợ cho giải quyết việc làm như khuyến khích đầu tư, lập các chương trình việc làm, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm, cho vay từ các quỹ chuyên dụng… Các biện pháp trực tiếp giải quyết việc như đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, khuyến khích tuyển dụng lao động và tự do hợp đồng.
I) Chương trình việc làm:
Chương trình việc làm là một trong những biện pháp để Chính phủ thực hiện vấn đề bảo đảm việc làm, hạn chế thất nghiệp.
Theo quy định của pháp luật lao động, hàng năm, Chính phủ có trách nhiệm lập chương trình quốc gia về việc làm trình Quốc hội quyết định : UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chương trình giải quyết việc làm ở địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Việc lập chương trình việc làm nhằm đảm bảo cho mọi người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Nội dung chương trình gồm mục tiêu, chỉ tiêu việc làm mới, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lí chương trình. Bộ Lao động – thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính trình Chính phủ chương trình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lí điều hành họat động quỹ quốc gia về việc làm. Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ tài chính, Bộ lao động – thương binh và xã hội lập kế hoạch các nguồn tài chính hàng năm và năm năm cho Chương trình quốc gia về việc làm ( Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP ). Đối với chương trình giải quyết việc làm của địa phương sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Lao động – thương binh và xã hội và Bộ kế hoạch và đầu tư ( Điều 4 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ). Mục tiêu cụ thể của chương trình là định ra chỉ tiêu tạo ra chỗ làm việc mới hàng năm, chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Nguồn lực dành cho chương trình là số kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác được dùng cho mục tiêu giải quyết việc làm, được thực hiện qua cơ chế tài chính quỹ quốc gia về việc làm. Chương trình việc làm được triển khai trên 2 hướng cơ bản sau :
Tạo việc làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Đây là hướng được xác định cơ bản và quan trọng nhất.
Duy trì, bảo đảm việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
II) Quỹ giải quyết việc làm:
Theo quy định của pháp luật, hiện nay ở nước ta có 3 loại quỹ việc làm, đó là quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm ở địa phương và quỹ việc làm cho người tàn tật.
Quỹ quốc gia về việc làm là biện pháp pháp lí quan trọng của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Nguồn quỹ bao gồm : ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích : cho vay vốn theo dực án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng, cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp, hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức, giới thiệu việc làm và các họat động phát triển thị trường lao động.
Quỹ giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ các nguồn ngân sách địa phương do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ này được sử dụng theo đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương.
Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn : ngân sách địa phương, quỹ quốc gia về việc làm, khoản thu từ các doanh nghiệp nộp hàng tháng do không nhận đủ số lao động tàn tật theo quy định, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trợ giúp và các nguồn thu khác. Quỹ việc làm cho người tàn tật được sử dụng vào mục đích : cấp để hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp cho một số cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tàn tật; các họat động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật.
III) Tổ chức giới thiệu việc làm:
Việc thành lập các tổ chức giới thiệu việc làm được coi là một trong những biện pháp nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua họat động của các tổ chức này mà các quan hệ lao động có điều kiện và khả năng được hình thành. Tổ chức giới thiệu việc làm theo Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP bao gồm các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí họat động. Các trung tâm này được Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, được hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước về trang thiết bị, cơ sở vật chất tài chính và được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp chuyên họat động về giới thiệu việc làm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và có giấy phép họat động giới thiệu việc làm. Điều kiện, thủ tục thành lầp và họat động của tổ chức giới thiệu việc làm được quy định tại Nghị định của Chính phủ số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005.
Các tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng vào giúp tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động, có quyền dạy nghề gắn với tạo việc làm.
IV) Dạy nghề gắn với việc làm:
Dạy nghề và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có nghề nghiệp (tay nghề) là điều kiện tiên quyết đối với người lao động để có thể nhanh chóng tìm được việc làm và có chỗ làm ổn định. Hiện này, nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ lao động – thương binh và xã hội nhằm thực hiện sự gắn kết liên thông vấn đề đào tạo nghề với nhu cầu của sản xuất, của thị trường lao động nhằm giải quyết việc làm. Chính phủ cũng đã thành lập Tổng cục daỵ nghề thuộc Bộ lao động – thương binh và xã hội.
Theo Luật dạy nghề (năm 2006), các trình độ đào tạo trong dạy nghề bao gồm: trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp dạy nghề, trường cao đẳng dạy nghề phải được thành lập dưới các dạng công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Có hình thức dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuân lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh thế xã hội của đất nước. Mục tiêu của dạy nghề là: đào tạo nhân lực kĩ thuật trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
V) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:
Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động thông qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Nước ta đã hợp tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ những năm 1980. Từ năm 1991 đến nay, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế thị trường, Nhà nước chủ yếu làm chức năng quản lý, mở thị trường, các doanh nghiệp kí hợp đồng và trực tiếp đưa, quản lí người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2006, Quốc hội ban hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, có đủ sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận, không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam thì được đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức: hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp họat động dịch vụ, với tổ chức sự nghiệp được phép họat động trong lĩnh vực này; hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài hoặc tổ chức cs nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm ở nước ngoài; hợp đồng theo hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp kí với người sử dụng lao động nước ngoài.
Họat động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực này phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đưa lao động đi làm việc tại các công trình, dự án mà doanh nghiệp trúng thầu, nhân thầu ở nước ngoài. Tổ chức cá nhân được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sử sản xuất kinh doanh do họ thành lập. Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong trường hợp thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thực hiện thỏa thuận quốc tế do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kí với bên nước ngoài và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ lao động-thương binh và xã hội quyết định. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức sự nghiệp là họat động phi lợi nhuận. Để được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài, NLĐ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, có đủ sức khỏe và đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kĩ thuật tay nghề….
Có thể thấy rằng việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong thời gian qua đã trở thành ngành kinh tế đối ngoại đặc thù, có những đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh thế quốc gia, trở thành kên quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và trình độ nghề nghiệp cho hàng chục vạn lao động và chuyên gia.
Ngoài các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm nói trên, Nhà nước (thông qua pháp luật) còn có chính sách khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, khuyến khích sử dụng lao động và tự do hợp đồng. Cho phép các đơn vị sử dụng lao động được quyền tự do tuyển dụng lao động trên cơ sở nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Người lao động được quyền tự do thiết lập quan hệ lao động trên cơ sở hợp đồng. Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích đầu tư (đầu tư trong nước vầ đầu tư nước ngoài) nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động.
B) Giải quyết tình huống:
I) Nếu muốn sa thải chị H và buộc chị H phải trả số tiền 34 triệu, công ty M phải làm như thế nào?
Dựa vào tình huống trên, ta thấy chị H là nhân viên của công ty M theo hợp đồng lao động 1 năm (01/2005 đến 01/2006), sau khi hết hạn hợp đồng chị vẫn tiếp tục làm việc cho công ty M đến tận năm 2007. Như vậy, căn cứ vào Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động thì hợp đồng lao động giữa chị H và công ty M đã giao kết trước đó đương nhiên trở thành hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do đó, chị H vẫn là nhân viên của công ty và vẫn phải tuân theo nội quy lao động của công ty.
Khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động quy định: “1- Hình thức xử lý kỉ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.”
Như vậy, hình thức kỉ luật sa thải chị H chỉ được áp dụng khi chị H có một trong các hành vi thuộc Điều khoản trên.
*) Nếu muốn sa thải chị H, công ty M phải tiến hành các việc sau:
Việc đầu tiên công ty cần làm là đưa ra được căn cứ xử lý kỷ luật đối với chị H vì đó là cơ sở mang tính pháp lý mà dựa vào đó NSDLĐ quyết định xử lý hay không xử lý kỷ luật đối với NLĐ:
Căn cứ vào quy định tại Điều 82, Điều 84 BLLĐ sa thải là một hình thức xử lý người vi phạm kỷ luật lao động được thể hiện chủ yếu trong nội quy lao động. Như vậy, công ty quảng cáo M cần dựa trên nội quy lao động của công ty (nếu có) quy định về những hành vi của NLĐ bị kỷ luật sa thải. Nếu không có nội quy hoặc nếu có nhưng không được quy định trong nội quy thì phải chứng minh được hành vi của chị H là hành vi không tuân thủ yêu cầu về tinh thần trách nhiệm do vị trí của chị H là nhân viên thu ngân của công ty gây ra.
Công ty M cần có căn cứ chứng minh có hành vi vi phạm kỷ luật lao động và lỗi của chị H trong trường hợp này:
Hành vi vi phạm kỷ luật: Biểu hiện bên ngoài của hành vi vi phạm kỷ luật là NLĐ không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ được giao mà đáng ra họ phải thực hiện hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nghĩa vụ. Các hành vi này còn phụ thuộc vào vị trí lao động của NLĐ trong doanh nghiệp.
Chị H là nhân viên thu ngân thu tiền của đơn vị thuê quảng cáo, viết hóa đơn nhưng lại không vào sổ thu tiền và chuyển cho phòng kế toán. Công ty M cần thành lập tổ thanh tra nội bộ hoặc “yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật” đối với chị H (điểm 3a, khoản 2, Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP của Chính phủ).
Ngoài ra, công ty M cũng phải chứng minh được lỗi của chị H trong quá trình xử lý kỷ luật (Điều 87 Bộ luật lao động). Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi vi phạm và hậu quả do hành vi đó gây ra và đó là yếu tố bắt buộc trong việc xử lý kỷ luật lao động. NLĐ bị coi là có lỗi khi họ có đầy đủ các điều kiện và khả năng thực hiện nghĩa vụ được giao nhưng họ đã không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ được giao. Chị H thực hiện hành vi để chiếm đoạt 34 triệu đồng của công ty trong trạnhg thái hòan toàn bình thường và vẫn nhận thấy hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố ý thực hiện. Do đó lỗi của chị H trong trường hợp này là lỗi cố ý.
Căn cứ vào Nghị định 41/CP của Chính phủ ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất và Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 41/CP của Chính phủ ngày 6/7/1995 thì khi người lao động vi phạm kỉ luật lao động, công ty phải tiến hành giải quyết bằng một “phiên họp xử lý kỷ luât lao động”, dựa trên kết quả của phiên họp, người sử dụng lao động sẽ đối chiếu với các quy định của Bộ luật lao động, từ đó đưa ra hình thức kỷ luật lao động tương ứng. Do đó, trong trường hợp trên nếu muốn sa thải chị H công ty M phải tiến hành một phiên họp xử lý kỷ luật lao động để từ đó xem xét hình thức kỷ luật sa thải có phù hợp với chị không.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: Với hình thức lỷ luật sa thải thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải là NSDLĐ và chỉ được uỷ quyền khi NSDLĐ đi vắng và phải bằng văn bản (Điều 10 Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính phủ; khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP của Chính phủ).
Để thực hiện phiên họp này, trước hết công ty M phải tập hợp toàn bộ các bằng chứng, tài liệu có liên quan đến vụ việc để lập một bộ “ Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động”. Căn cứ vào Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH quy định thì bộ hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao gồm: - Bản tường trình của người lao động được nộp cho người sử dụng lao động tối đa 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày người sử dụng lao động yêu cầu (Mẫu số 6 kèm theo Thông tư này).
- Các tài liệu có liên quan như:
+ Biên bản sự việc xảy ra.
+ Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có).
- Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ.
+ Trường hợp đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần (Mẫu số 7 kèm theo Thông tư này).
+ Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ được coi là có lý do chính đáng;
Thành phần tham gia phiên họp xử lý kỷ luật lao động tối thiểu phải có đầy đủ các thành phần sau: + Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền là người chủ trì.
+ Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị.
+ Đương sự (trừ trường hợp đang thi hành án tù giam).
+ Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp nếu đương sự là người dưới 15 tuổi.
+ Người làm chứng (nếu có).
+ Người bào chữa cho đương sự (nếu có).
+ Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có).
Về trình tự, phiên họp xử lý kỷ luật lao động có trình tự như sau:
- Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.
- Nội dung phiên họp gồm có:
+ Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp không có bản tường trình của người lao động thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc (ghi rõ lý do không có bản tường trình).
+ Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật.
+ Người làm chứng trình bày (nếu có).
+ Người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa trong nội quy lao động.
+ Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động.
+ Kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động.
+ Thông qua và ký biên bản. Biên bản phải có đầy đủ các nội dung được quy đinh tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Quyết định kỷ luật: phải được lập thành văn bản và phải qua trao đổi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban chấp hành Công đoàn sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, đại diện hợp pháp của công ty M báo cáo với Sở lao động - thương binh và