Đề tài Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Kontum trong giai đoạn hiện nay

Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, mọi quốc gia trên thế giới đang đứng trước những cơ hội và thách thức chủ yếu: - Khoa học - công nghệ phát triển với những bước tiến nhảy vọt đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức. - Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của mỗi dân tộc. Những đặc trưng mang tính khách quan nêu trên đã tác động và làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có giáo dục. Sự biến đổi đó được thể hiện trước hết ở quan niệm mới về mẫu hình nhân cách người học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực xã hội trong bối cảnh chung nói trên. Nhưng vì giáo dục lại là yếu tố cơ bản để phát triển con người, tạo nguồn lực cho phát triển KT-XH, cho nên cũng vì các yêu cầu mới về nguồn nhân lực xã hội đã dẫn đến sự tất yếu phải đổi mới về giáo dục và quản lý giáo dục. Xét về bản thân hoạt động giáo dục, thì nguồn nhân lực giáo dục nói chung và trong đó đội ngũ nhà giáo lại là một trong các nhân tố đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục. Nói cách khác, phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục”; tiếp đó ngày 11/ 01/ 2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010. Như vậy, nâng cao chất lượng nhà giáo là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhưng không ít khó khăn đối với các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương. Một trong các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này. Trong HTGDQD Việt Nam,Giáo dục tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển của toàn hệ thống. Nó đóng vai trò "nền tảng" nhằm đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con ngư¬ời, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [29, tr. 21]. Để đạt được mục tiêu nói trên cần có sự nỗ lực của toàn xã hội, của nhiều lực lượng , trong đó đội ngũ GVTH “giữ vai trò quyết định”. Vì vậy, công tác bồi dưỡng GVTH để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay lại càng có ý nghĩa hơn. KonTum là một tỉnh miền núi, nằm ở cực bắc Tây nguyên, KT-XH của Tỉnh chậm phát triển. Chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học của Tỉnh còn chưa cao. Đội ngũ GVTH của Tỉnh không đồng đều về trình độ chính trị, chênh lệch về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, nhất là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Điều đó đã đặt ra những vấn đề hết sức khó khăn trong việc nâng cao chất l-ượng GDTH. Bởi vậy, việc nâng cao trình độ của đội ngũ này là một yêu cầu cấp bách và hết sức nặng nề trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

doc70 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Kontum trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH KONTUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, mọi quốc gia trên thế giới đang đứng trước những cơ hội và thách thức chủ yếu: - Khoa học - công nghệ phát triển với những bước tiến nhảy vọt đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức. - Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của mỗi dân tộc. Những đặc trưng mang tính khách quan nêu trên đã tác động và làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có giáo dục. Sự biến đổi đó được thể hiện trước hết ở quan niệm mới về mẫu hình nhân cách người học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực xã hội trong bối cảnh chung nói trên. Nhưng vì giáo dục lại là yếu tố cơ bản để phát triển con người, tạo nguồn lực cho phát triển KT-XH, cho nên cũng vì các yêu cầu mới về nguồn nhân lực xã hội đã dẫn đến sự tất yếu phải đổi mới về giáo dục và quản lý giáo dục. Xét về bản thân hoạt động giáo dục, thì nguồn nhân lực giáo dục nói chung và trong đó đội ngũ nhà giáo lại là một trong các nhân tố đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục. Nói cách khác, phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục”; tiếp đó ngày 11/ 01/ 2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010. Như vậy, nâng cao chất lượng nhà giáo là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhưng không ít khó khăn đối với các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương. Một trong các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ này. Trong HTGDQD Việt Nam,Giáo dục tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển của toàn hệ thống. Nó đóng vai trò "nền tảng" nhằm đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [29, tr. 21]. Để đạt được mục tiêu nói trên cần có sự nỗ lực của toàn xã hội, của nhiều lực lượng , trong đó đội ngũ GVTH “giữ vai trò quyết định”. Vì vậy, công tác bồi dưỡng GVTH để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay lại càng có ý nghĩa hơn. KonTum là một tỉnh miền núi, nằm ở cực bắc Tây nguyên, KT-XH của Tỉnh chậm phát triển. Chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học của Tỉnh còn chưa cao. Đội ngũ GVTH của Tỉnh không đồng đều về trình độ chính trị, chênh lệch về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, nhất là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Điều đó đã đặt ra những vấn đề hết sức khó khăn trong việc nâng cao chất lượng GDTH. Bởi vậy, việc nâng cao trình độ của đội ngũ này là một yêu cầu cấp bách và hết sức nặng nề trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trong những năm gần đây, Dự án Phát triển GVTH của Bộ Giáo dục và đào tạo đã nghiên cứu đề xuất chuẩn đội ngũ GVTH và các biện pháp nhằm thực hiện các chuẩn đó. Đây có thể xem như cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVTH. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTH; Đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này đối với sự nghiệp phát triển GDTH của tỉnh Kon Tum. Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh KonTum trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn cuối khoá học. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Đề xuất những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở tỉnh Kon Tum, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH, đặng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học của Tỉnh trong giai đoạn hiện nay. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 3.1. Khách thể nghiên cứu. Công tác bồi dưỡng ĐNGV các trường tiểu học của tỉnh KonTum trước yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học đối với công tác bồi dưỡng GVTH ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV các trường tiểu học. 4.2. Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV các trường tiểu học tỉnh KonTum trong khoảng 3-5 năm gần đây. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý chủ yếu của hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTH trong tỉnh KonTum. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Hiện nay đội ngũ GVTH ở tỉnh KonTum tuy đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực hiện quá trình giáo dục; nhưng đứng trước yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay của tỉnh KonTum thì chất lượng của đội ngũ này còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường tiểu học phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục của KonTum thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ GVTH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTH. 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Khảo sát công tác bồi dưỡng ĐNGV của Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh KonTum từ năm học....dến năm học. - Nghiên cứu biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GVTH của Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh KonTum từ năm ....đến nay. 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong nghiên cứu đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Bằng việc nghiên cứu hệ thống các văn kiện của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục về đường lối, chính sách phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục tiểu học nói riêng trong giai đoạn cách mạng hiện nay; đồng thời nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đến quản lý và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, ,... phương pháp này được sử dụng với mục đích chỉ ra các cơ sở lý luận chủ yếu về hoạt động bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Bằng việc người nghiên cứu quan sát (tiếp cận và xem xét hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường tiểu học), khảo sát (xây dựng các tiêu chí và hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc, nội dung chủ định của người nghiên cứu để xin ý kiến của các đối tượng điều tra), xin ý kiến chuyên gia (bằng các phiếu hỏi); nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ GVTH, thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVTH tỉnh KonTum; đồng thời xem xét mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý. 7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác. Bằng việc sử dụng một số thuật toán, phần mềm tin học; nhóm phương pháp này nhằm mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, , ...). 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được cấu trúc trong 3 chương sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu; 30 trang, từ trang 6 đến trang 35. - Chương 2: Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học tỉnh KonTum; 37 trang, từ trang 36 đến trang 72. - Chương 3: Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học tỉnh KonTum; ... trang, từ trang ... đến trang ... Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục; Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1. Tình hình bồi dưỡng giáo viên ở một số nước trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng giáo viên là vấn đề phát triển cơ bản trong phát triển giáo dục. Việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người có cơ hội học tập suốt đời, học tập thường xuyên để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động phù hợp với sự phát triển KT-XH là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục. Tại Pakistan, có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do nhà nước quy định trong thời gian 3 tháng, gồm các nội dung như giáo dục nghiệp vụ dạy học, cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét học sinh, , ... đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề chưa quá 3 năm. Ở Philippin, công tác bồi dưỡng cho giáo viên không tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dưỡng vào các khoá học trong thời gian học sinh nghỉ hè. Hè thứ nhất bao gồm các nội dung môn học, nguyên tắc dạy học, tâm lý học và đánh giá trong giáo dục; hè thứ hai gồm các môn về quan hệ con người, triết học giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục; hè thứ ba gồm nghiên cứu giáo dục, viết tài liệu trong giáo dục và hè thứ tư gồm kiến thức nâng cao, kĩ năng nhận xét, vấn đề lập kế hoạch giảng dạy, viết tài liệu giảng dạy sách giáo khoa, sách tham khảo, … Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Tùy theo thực tế của từng đơn vị cá nhân mà các cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định. Cụ thể là mỗi trường cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học. Tại Thái Lan, từ 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kĩ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội. Triều Tiên là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên. Tất cả đội ngũ giáo viên đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội dung chương trình về nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Nhà nước đã đưa ra hai chương trình lớn được thực thi hiệu quả trong thập kỉ vừa qua; đó là: “Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới” để bồi dưỡng giáo viên thực hiện trong 10 năm và “Chương trình trao đổi” để đưa giáo viên đi tập huấn tại nước ngoài. 1.1.2. Khái quát hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Việt Nam. Ngay sau năm 1975, việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên nói chung được thực hiện trong bối cảnh cả nước phải khắc phục hậu quả khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, nên gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình đào tạo giáo viên ở các vùng miền được tổ chức theo các hình thức khác nhau, nội dung đào tạo khác nhau dẫn tới trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cũng khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu của cải cách giáo dục, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương cấp bách để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo nhiều loại hình khác nhau đặc biệt là đội ngũ GVTH như: đào tạo chính quy, tại chức, ngắn hạn và cấp tốc theo các hệ khác nhau 4 + 3, 7 + 2, 7 + 3, 9+3, 10 + 2, ... dẫn đến trình độ của GVTH không đồng đều. Từ năm 1986, cả nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng phát triển giáo dục nhằm tạo động lực phát triển KT-XH. Bắt đầu từ đây, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã có những chuyển biến tích cực nhằm dần dần chuấn hoá đội ngũ này, mặc dù nguồn ngân sách giáo dục còn rất hạn hẹp. Hai chu kì bồi dưỡng thường xuyên 1992-1996 và 1997-2000 đã cho phép đúc rút được những kinh nghiệm bổ ích về hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung và GVTH nói riêng; đồng thời cũng bộc lộ nhiều điều bất cập về nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất, tài liệu, thời gian, ... và đặc biệt cho thấy những hạn chế trong các công tác quản lý của các cấp, dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên chưa cao, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển giáo dục. Do đó vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên nói chung và GVTH nói riêng còn cần phải tiếp tục nghiên cứu để đề ra những biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 1.2.1. Quản lý. Thuật ngữ "Quản lý" lột tả bản chất hoạt động điều khiển các hoạt động của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.” [52, tr. 800]. Trong thực tiễn, đã có nhiều cách hiểu và biểu đạt về khái niệm quản lý, tuỳ theo mục đích tiếp cận khác nhau của mỗi tác giả. - Frederich Wiliam Taylor (1856-1915) người Mỹ cho là: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất ”; còn theo Paul Hersey và Ken Blanc Hard: “Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức”. [32,tr.12]. - Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: "Quản lý là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức". [5, tr.11]. Xem xét nội hàm của một số khái niệm quản lý trên, chúng tôi cho là: Quản lý chính là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả như mong muốn. Hoạt động quản lý thể hiện qua sơ đồ đơn giản sau: Công cụ Quản lý Môi trường quản lý Mục tiêu Quản lý Khách thể Quản lý Chủ thể Quản lý Phương pháp Quản lý Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lý Theo mô hình trên, hiệu quả quản lý phụ thuộc và các yếu tố: chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm, hay một tổ chức; còn khách thể quản lý là một người hay một nhóm người bị quản lý; công cụ quản lý là phương tiện tác động của CTQL tới khách thể quản lý; phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể đến khách thể. Mục tiêu quản lý là trạng thái tương lai của tổ chức sau khi có các tác động quản lý của CTQL. 1.2.2. Chức năng quản lý. Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về chức năng của quản lý. Thí dụ: “Chức năng quản lý là dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [34,tr 58]; hoặc “chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đã đề ra”[47, tr 141], ... Theo chúng tôi chức năng quản lý là khái niệm mô tả về phương thức, nội dung và quy trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình quản lý. Quản lý có các chức năng cơ bản như sau: - Kế hoạch hoá là việc dựa trên những thông tin thực trạng bộ máy tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để vạch ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), phân bổ thời gian, huy động các phương tiện và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu. - Tổ chức là việc thiết lập cấu trúc bộ máy, bố trí nhân lực và xây dựng cơ chế hoạt động; đồng thời ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận và cá nhân; huy động, sắp xếp và phân bổ nguồn lực nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã có. - Chỉ đạo là việc hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên, kích thích, giám sát các bộ phận và mọi cá nhân thực hiện kế hoạch theo dụng ý đã xác định trong bước tổ chức. - Kiểm tra là việc theo dõi và đánh giá các hoạt động bằng nhiều phương pháp và hình thức (trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuyên hoặc định kỳ, ...) nhằm so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định để nhận biết về chất lượng và hiệu quả các hoạt động mà từ đó tìm ra những sai lệch và ban hành các quyết định điều chỉnh. Các chức năng cơ bản nêu trên luôn luôn được CTQL thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lý. Trong chu trình đó, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện khi thực hiện các chức năng . Mối liên hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế hoạch hóa Kiểm tra Tổ chức THÔNG TIN QUẢN LÝ Chỉ đạo Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý 1.2.3. Biện pháp quản lý. “Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”. [52, tr. 64] ; hoặc “biện pháp là cách thức giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một chủ trương" [27 , tr. 61]. Tựu trung lại có thể hiểu: Biện pháp là cách làm, cách thức thực hiện tiến hành, giải quyết một công việc, hoặc là phương pháp làm việc để thực hiện một chủ trương nào đó . Vận dụng vào quản lý, thì biện pháp quản lý là cách làm, cách thức thực hiện tiến hành, giải quyết một công việc, hoặc là phương pháp làm việc để thực hiện một chủ trương nào đóđể đạt tớimục tiêu quản lý. 1.2.4. Quản lý giáo dục (QLGD). QLGD là một loại hình quản lý xã hội, tức là quản lý hoạt động giáo dục trong xã hội. Đã có một số định nghĩa tiêu biểu về QLGD như sau: - P.V. Khuđôminxky cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ”. [24, tr. 50]; còn M.I.Kônđakôp khẳng định: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”. [25 , tr. 17]. - Theo PGS. TS. Đặng Quốc Bảo “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân”. [1, tr. 31]; còn theo cố GS. TS. Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [34, tr. 7]. Như vậy, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục được quản lý, vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các mục tiêu giáo dục đề ra. 1.2.5. Quản lý trường học. Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt của bất kỳ hệ thống giáo dục ở cấp nào (từ trung ương đến địa phương). Trường học là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục. Nó là tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục con người. Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý nói trên, lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Các cấp quản lý giáo dục tồn tại không phải vì bản thân chúng, mà trước hết là phải vì chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường học. Thành tíc
Luận văn liên quan