Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới. Khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, WTO là sân chơi thương mại toàn cầu và là xu thế chung của thời đại.
WTO có ít nhất 3 đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế thế giới. Thứ nhất, nó bảo vệ các nước nhỏ và yếu trước các hành động về chính sách thương mại mang tính phân biệt của những nước lớn và có quyền lực. Thứ hai, các nền kinh tế lớn có xu hướng khai thác quyền lực ảnh hưởng của mình để đánh thuế lên thương mại của họ với các quốc gia khác. Đóng góp thứ ba và có lẽ là quan trọng nhất của WTO là nó yêu cầu các chính phủ nói không với các nhóm lợi ích trong nước đòi bảo hộ và những ưu đãi đặc biệt khác.
Như vậy, tham gia vào WTO cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ được bảo vệ bởi và hưởng những lợi ích to lớn mà WTO mang đến cho các nước thành viên. Là một nước có nền kinh tế nhỏ bé và phụ thuộc, việc các thị trường lớn nhất thế giới phải mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tạo ra một cơ hội phát triển lớn cho chúng ta nhưng cũng không loại trừ nhiều khó khăn, rào cản.
Vì lẽ đó, em xin trình bày đề tài: “Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Sinh viên Việt Nam cần phải làm những gì?”
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5280 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới. Khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, WTO là sân chơi thương mại toàn cầu và là xu thế chung của thời đại.
WTO có ít nhất 3 đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế thế giới. Thứ nhất, nó bảo vệ các nước nhỏ và yếu trước các hành động về chính sách thương mại mang tính phân biệt của những nước lớn và có quyền lực. Thứ hai, các nền kinh tế lớn có xu hướng khai thác quyền lực ảnh hưởng của mình để đánh thuế lên thương mại của họ với các quốc gia khác. Đóng góp thứ ba và có lẽ là quan trọng nhất của WTO là nó yêu cầu các chính phủ nói không với các nhóm lợi ích trong nước đòi bảo hộ và những ưu đãi đặc biệt khác.
Như vậy, tham gia vào WTO cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ được bảo vệ bởi và hưởng những lợi ích to lớn mà WTO mang đến cho các nước thành viên. Là một nước có nền kinh tế nhỏ bé và phụ thuộc, việc các thị trường lớn nhất thế giới phải mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tạo ra một cơ hội phát triển lớn cho chúng ta nhưng cũng không loại trừ nhiều khó khăn, rào cản.
Vì lẽ đó, em xin trình bày đề tài: “Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Sinh viên Việt Nam cần phải làm những gì?”
Phần II: Nội dung
I. Giới thiệu về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO:
1. Thông tin cơ bản:
- WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
- Trụ sở: Geneva, Thụy Sĩ.
- Ngày thành lập: 01/01/1995.
- Sáng lập bởi: Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994)
- Thành viên: 153 (tính đến 23/06/2008)
- Ngân quỹ: 189 triệu franc Thụy Sĩ (năm 2009).
- Người đứng đầu: Tổng Giám đốc Pascal Lamy.
- Website:
2. Quá trình hình thành:
WTO được thành lập ngày 1-1-1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay.
Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.
Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11-1947 đến 23-4-1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1-1948.
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15-4-1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1-1-1995.
3. Chức năng:
Mục đích quan trọng của WTO là hỗ trợ cho sự trao đổi suôn sẻ, tự do, công bằng và có thể dự đoán trước của thương mại thế giới, thông qua:
Quản lý các hiệp định thương mại của WTO
Là diễn đàn cho các đàm phán thương mại
Giải quyết các tranh chấp thương mại
Xem xét chính sách thương mại của các quốc gia
Hỗ trợ các nước đang phát triển trong các vấn đề về chính sách thương mại, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và chương trình huấn luyện.
Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
4. Cơ cấu tổ chức:
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.
4.1. Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.
4.2. Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).
Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.
4.3. Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa.
Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
4.4. Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
5. Các nguyên tắc nền tảng của WTO:
- Tối huệ quốc (nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên khác).
- Đãi ngộ quốc gia (hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hóa, dịch vụ cùng loại trong nước).
- Mở cửa thị trường.
- Cạnh tranh công bằng.
II. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam:
Tháng 01 năm 1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc)
Tháng 08 năm 1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”. Đây là văn bản ngoại giao trình bày lịch sử một vấn đề để tranh thủ dư luận hay làm cơ sở cho bang giao. Khi VN gia nhập WTO, bước gửi bị vong lục cho ban thư Ký WTO là bước thứ 3 mà VN phải tiến hành trong quá trình gia nhập tổ chức này. Bị vong lục này sẽ là nền tảng cho việc xem xét của Ban công tác xét duyệt. Các cuộc họp tiếp theo của Ban công tác xét duyệt sẽ xem xét các câu hỏi đặt ra bởi các thành viên WTO đối với thông tin của bị vong lục và các trả lời của chính phủ xin gia nhập. Bị vong lục thực chất là bản tóm tắt toàn bộ hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại của Việt Nam. Bị vong lục không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp các thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ.
Từ 1998 đến 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
Trong tháng 7 năm 2000, Việt Nam đã ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ
Tháng 12-2001: BTA có hiệu lực
Tháng 4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
Từ 2002 đến 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng:
+ Tháng 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất
+ Tháng 5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
Ngày 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.
Tháng 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007.
III. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO:
1. Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO:
1.1. Những cơ hội cho Chính phủ Việt Nam:
Thứ nhất, việc gia nhập WTO sẽ góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,... Các đối tác kinh tế, thương mại đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực Ðông - Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao. Ðặc biệt, việc trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Thuế nhập khẩu vào các nước thành viên sẽ giảm đáng kể. Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập vì là nước đang phát triển.
Thứ ba, gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực lớn từ những nước phát triển là thành viên của WTO.
Thứ tư, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với các thành viên và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký.
Ngoài ra, gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội hoàn thiện các chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, tuân thủ quy chế WTO với tiêu chí tự do hóa thương mại, kiên quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ thống chính sách minh bạch làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài.
1.2. Những cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam:
Vì các doanh nghiệp là trung tâm của hội nhập, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động vươn lên, có chiến lược phát triển sản phẩm, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để mở rộng thị trường quốc tế và chiếm lĩnh thị trường trong nước, với sự hỗ trợ cần thiết của Chính phủ.
Gia nhập WTO, xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị bó hẹp trong các hiệp định song phương và khu vực mà sẽ có thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp và hàng hóa của ta sẽ không bị phân biệt đối xử so với doanh nghiệp và hàng hóa của các nước khác theo điều kiện đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Thí dụ, ngành dệt may Việt Nam đang có chiến lược tǎng tốc, nhưng Hiệp định dệt may (ATC) đến ngày 1-1-2005 sẽ hết hạn. Nếu Việt Nam không phải là thành viên WTO, thì sẽ không được hưởng chế độ không có hạn ngạch. Khi đó, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khǎn.
Mặt khác, hệ thống kinh tế - thương mại dựa trên các nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh, sẽ làm cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các Doanh nghiệp dễ dàng hơn với một nước đang phát triển như Việt Nam.
1.3. Những cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam:
Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, hàng hóa các nước sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển. Điều này khiến cho người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi nhiều hơn trước.
Mặt khác, việc gia nhập WTO hỗ trợ việc gia tăng cạnh tranh trong mọi ngành kinh tế. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ là những người hưởng lợi trực tiếp khi cạnh tranh mang lại nhiều sự lựa chọn hơn, giá cả thấp hơn và chất lượng cao hơn. Nền kinh tế Việt Nam sẽ có lợi từ sự phát triển của ngành dịch vụ - bảo hiểm, tài chính, phân phối - mà các công ty nước ngoài muốn đưa vào Việt Nam sau khi nước này gia nhập WTO. Cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ kích thích ngành dịch vụ trong nước, mang lại cho các công ty nội địa và người tiêu dùng thêm nhiều sự lựa chọn. Nguồn lực phân bổ hiệu quả hơn, người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa dịch vụ đa dạng hơn, giá cạnh tranh hơn. Hai lĩnh vực mà người tiêu dùng có thể cảm nhận rõ nhất là viễn thông - điện thoại và hàng điện tử. Bây giờ, một người có thu nhập chưa cao, vẫn có thể mua được điện thoại đẹp. Tốc độ giảm giá của những hàng hóa, dịch vụ này rất mạnh.
1.4. Những cơ hội cho người lao động Việt Nam:
Khi gia nhập WTO, cơ hội việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn trong toàn bộ nền kinh tế do thị trường mở rộng, xuất khẩu tăng, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngày một nhiều, đặc biệt là các khu vực: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu (dệt may, giầy dép, chế biến thủy sản,...), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch... Nền kinh tế Việt Nam tham gia vào hệ thống này theo quy luật của thị trường; cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ dẫn đến cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động thay đổi tương ứng, từ đó làm tăng di chuyển lao động trong và ngoài nước, giữa các vùng miền, giữa các doanh nghiệp.
Khi Việt Nam là thành viên của WTO, chúng ta có điều kiện mở rộng hợp tác, khai thác hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên đất đai, tài nguyên biển và rừng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, mang lại cơ hội giảm nghèo cho người dân. Ngoài ra, còn có thể tăng cường việc xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất và dịch vụ phát triển, nâng cao thu nhập cho người lao động.
2. Những thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO:
2.1. Những thách thức cho Chính phủ Việt Nam:
Cần nỗ lực hơn nữa trong việc hoạch định chính sách và nâng cao hiệu quả hoạt động: hệ thống WTO là cơ sở cho nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường.
Hiện tại chỉ có 2 thành viên là Trung Quốc và Việt nam phải áp dụng những điều khoản về nền kinh tế phi thị trường nhất định trong văn kiện gia nhập WTO. Trong khi Trung Quốc đã chấp nhận các cam kết cụ thể, không chỉ giới hạn trong các biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp đối kháng, mà còn liên quan đến các biện pháp tự vệ và cơ chế theo dõi đặc biệt, các cam kết của Việt Nam được coi là có lợi thế hơn so với của Trung Quốc do chỉ giới hạn áp dụng đối với các biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp đối kháng.
Đoạn 254 trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO quy định: “Một số thành viên lưu ý rằng Việt Nam đã và đang tiếp tục chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường toàn diện. Do đó, trong một số hoàn cảnh, hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào các nước thành viên khác có thế gặp phải một số khó khăn trong việc xác định chi phí và quyết định mức giá tương đương trong quá trình điều tra chống bán phá giá và trợ cấp. Trong những trường hợp đó, nước nhập khẩu có thể cân nhắc rằng việc so sánh chi phí và giá cả trong nước của Việt Nam có thể không phản ảnh đúng thực tế.”
Việt Nam đã chấp nhận tuân thủ các quy định về cơ chế nền kinh tế phi thị trường trong trường hợp áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp và đối kháng tương tự như các quy định áp dụng đối với Trung Quốc. Tuy nhiên đối với Việt Nam thì quy chế này sẽ được thực hiện trong 12 năm và hết hiệu lực vào ngày 31/12/2018 so với thời gian thực hiện của Trung Quốc là 15 năm. Tuy nhiên thời hạn thực hiện của Việt Nam có thể được rút ngắn đối với một số thành viên nhất định nếu Việt Nam chứng minh được rằng mình đã áp dụng đầy đủ