Đề tài Những định hướng của chính sách công nghiệp hóa

Về các chỉ tiêu kinh tế, Việt Nam hiện vẫn là một trong các quốc gia kém phát triển nhất khu vực. Để có thể vươn lên đạt trình độ phát triển ngang hàng với các quốc gia khác, Việt Nam cần phải đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế và bền vững trong thời gian tương đối dài: nếu tốc độ tăng trưởng trong những năm sắp tới của các nước ASEAN và Níe châu á sẽ vào khoảng 75 năm, thì Việt Nam sẽ phải đạt tới tốc độ cao hơn trên 10%. Tốc độ này đã là thực tế ở một số nước châu á, đặc biệt là Trung Quốc. Thậm chí các tỉnh ven biển phía Nam Trung Quốc đã đạt tới tốc độ tăng trưởng trên 20% năm. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phải tìm ra các giải pháp thích hợp để đạt tới tốc độ tăng trưởng cao, ền vững. Từ năm 1991 đến 1995, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 8,3%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế đó là sự khởi động của các cơ chế thị trường, sự giải phóng cho các thành phần kinh tế và mở cửa cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. Những nhân tố này trong những năm tới vẫn tiếp tục có tác động tốt. Song phải thừa nhận là chỉ với những tác động đó khó có thể đạt tới mức tăng trưởng mạnh mẽ như ta có. Để có tốc độ tăng trưởng cao hơn, nền kinh tế Việt Nam cần có một lực đẩy mạnh mẽ - lực đẩy đó chỉ có thể có nhờ đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá đất nước, tạo ra một sự chuyển đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Vậy Việt Nam sẽ lựa chọn mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng nào, những ngành công nghiệp nào sẽ có vị trí quan trọng, các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và tư bản nước ngoài sẽ có vai trò gì trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ? . Đó là những vấn đề sẽ được bàn tới trong phần này.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những định hướng của chính sách công nghiệp hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan