1. Một số khái niệm về vấn đề công nghiệp hóa:
Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hóa khác nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất thì, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, công nghiệp hóa là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, theo phương pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất.[1, trang 91]
2. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa:
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Một là, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành có điều kiện nhảy vọt.
Hai là, công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa là tất yếu đối với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hóa có thể khác nhau. Ở nước ta công nghiệp hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ba là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hóa hiện nay khác với công nghiệp hóa trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung - hành chính, bao cấp, công nghiệp hóa được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa. Nhưng công nghiệp hóa không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường.
Bốn là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, vì thế mở cửa kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp hóa và kinh tế tri thức ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG
VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ KINH TẾ TRI THỨC
Công nghiệp hóa:
Một số khái niệm về vấn đề công nghiệp hóa:
Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hóa khác nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất thì, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, công nghiệp hóa là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, theo phương pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất.[1, trang 91]
Những đặc điểm chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa:
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Một là, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành có điều kiện nhảy vọt.
Hai là, công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa là tất yếu đối với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hóa có thể khác nhau. Ở nước ta công nghiệp hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ba là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hóa hiện nay khác với công nghiệp hóa trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung - hành chính, bao cấp, công nghiệp hóa được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa. Nhưng công nghiệp hóa không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường.
Bốn là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, vì thế mở cửa kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta.
Vai trò của công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Công nghiệp hóa chính là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất đó cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hóa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng xuất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao vai trò của người lao động - nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, củng cố và phát triển khối liên minh công - nông - trí, tăng cường sức mạnh và hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Công nghiệp hóa tạo điều kiện vật chất xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý, tạo tiền đề cho sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.
Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn. Chính vì vậy mà công nghiệp hóa kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế tri thức:
Một số khái niệm về tri thức và kinh tế tri thức:
Tri thức là hình thái đặc biệt quan trọng của ý thức xã hội. Đó là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức, quá trình đi sâu vào bản chất của thế giới.[5, trang 7]
Xuyên suốt tiến trình phát triển của nhân loại, tri thức là yếu tố cấu thành nền tảng của xã hội và là cái phân biệt ranh giới giữa các trình độ phát triển khác nhau. Do đó, tri thức có vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội, tri thức nảy sinh trong quá trình phát triển xã hội và là động lực của xã hội. Xã hội phong kiến phương Đông rất xem trọng tri thức, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, tiến bộ khoa học kỹ thuật dần trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của kinh tế, đã có nhiều cách nói về nền kinh tế tương lai. Ông Z.K.Bazinki gọi đó là “thời đại kỹ thuật điện tử”, Daniel Bell gọi là “thời đại hậu công nghiệp”…
Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do tổ chức OPCD nêu ra: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, khái niệm trên gây ra sự hiểu nhầm dẫn đến một số nước quá tập trung vào phát triển công nghệ cao mà không quan tâm đầy đủ đến ứng dụng tri thức vào tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Năm 2000, OECD và APEC đã điều chỉnh lại: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.[4, trang 11]
Đặc điểm chủ yếu của kinh tế tri thức:
Kinh tế tri thức phát triển trên cơ sở tri thức, trí lực và sự đầu tư vốn vô hình nên nó có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Hai là, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng; có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng gia tăng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức: ngành công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, nghiên cứu phát triển công nghệ…
Ba là, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện khắp cả nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế.
Bốn là, nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên với mọi người và phát triển con người thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.
Năm là, mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Vai trò của kinh tế dựa vào tri thức trong thời đại ngày nay:
Nhìn lại lịch sử phát triển kinh lâu dài của nhân loại ta có thể khẳng định “Phi trí bất hưng”, năng lực phát minh và canh tân chính là nhân tố làm nên sự phát triển của con người. Trên cơ sở phân tích nền tảng đại công nghiệp máy móc của sức sản xuất tư bản, Karl Marx đã chỉ ra khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp. Ông nhận xét
“Thiên nhiên không chế tạo máy móc… tất cả những cái đó là những cơ quan của bộ óc con người, do con người tạo ra, đều là sức mạnh vật hóa của tri thức. Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp”.[6, phần II]
Tri thức mang tính xã hội, do vậy nó thuộc về ai có khả năng biết và sử dụng nó. Trong Báo cáo trình đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2000, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thừa nhận: “Tri thức là của chung nhân loại không thể bị chiếm hữu riêng được”.
Sự sáng tạo ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh, quy mô lớn cộng với việc sử dụng kiến thức khoa học - công nghệ vào sản xuất đã trở thành nhu cầu tương đối thường nhật của xã hội, việc sử lý và chuyển giao kiến thức nhanh chóng, rộng khắp nhờ vào sự phát triển vượt bậc của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò quyết định. Đó là những dấu hiệu rõ rệt khẳng định vai trò của kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức như một lực lượng sản xuất, chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến kiến trúc thượng tầng của xã hội, đến quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, và sẽ dẫn đến những biến động to lớn trong xã hội loài người.[7, trang 49]
Như vậy, kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. Công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng xã hội. Muốn như vậy phải làm chủ được tri thức, biết vận dụng tri thức mới để đảm bảo phát triển bền vững.
Hiện nay, các nước phát triển đang có nhiều lợi thế về nắm bắt tri thức, từ đó chi phối nền kinh tế thế giới. Khoảng cách về thông tin tri thức, sự chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng giữa các nước, thậm chí giữa các nhóm người trong cùng một nước đang gia tăng nhanh chóng. Nhưng chính kinh tế tri thức là chiếc chìa khóa vàng để các nước đang phát triển vươn lên bằng trí tuệ của mình để tránh tụt hậu và bắt kịp xu hướng phát triển chung của toàn cầu.
Phát triển công nghiệp hóa gắn liền với kinh tế tri thức tại Việt Nam
Ngay từ khi khởi thảo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã chỉ ra rằng trong điều kiện thế giới đang tiến nhanh vào giai đoạn mới của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và qua tình hình thực tế ở nước ta, càng thấy rõ sự bức bách phải làm cho khoa học kỹ thuật thật sự trở thành một động lực to lớn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Qua các kỳ đại hội, vấn đề này càng được nhấn mạnh, cụ thể ở đại hội Đảng lần thứ IX xác định: Phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.[1, trang 89]
Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định
Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.[2, trang 87]
Trong xu thế toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đang làm thay đổi mạnh mẽ những bước đi của quá trình công nghiệp hóa, đòi hỏi những nước đi sau như Việt Nam phải thực hiện đồng thời cả hai quá trình: vừa xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại, vừa phải phát triển kinh tế tri thức. Một mặt, phải phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp cơ bản, mặt khác, phải phát triển những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao.
Là một nước đi sau, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có lợi thế về nguồn nhân lực, Việt Nam có điều kiện học tập và trau dồi vốn tri thức, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước đi trước trong khu vực và trên trường quốc tế như Singapore, các nước công nghiệp mới NICs…
Nói tóm lại, kinh tế tri thức là thời cơ mà chúng ta dứt khoát phải tận dụng để đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa mang tính đặc thù của Việt Nam, tăng cường năng lực nội sinh, chủ động hội nhập quốc tế là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của công nghiệp hóa rút ngắn dựa vào tri thức ở Việt Nam.
Chương 2:
NHỮNG THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
Sơ lược về công nghiệp hóa ở Việt Nam trong giai đoạn trước đổi mới:
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và nhân dân ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thống nhất đất nước, đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Bước đầu đạt một số thành tựu quan trọng: hoàn thành kế hoạch 5 năm trong vòng 4 năm 3 tháng,… Đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nặng, trong khi đất nước ta vừa mới giành được độc lập là một mục tiêu quá sức, thêm vào đó tình trạng nhân công thiếu tay nghề, không được đào tạo, không tạo được sức bậc cho nền kinh tế.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn nhiều bất cập, hàng sản xuất năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, do tâm lý ỷ lại của công nhân. Nền kinh tế èo uột do thiếu mất động cơ lợi ích.
Quản lý lỏng lẻo, một số đảng viên thoái hóa đạo đức, tham nhũng, tiêu cực, làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Công nghệ cao hầu như không phát triển, nền kinh tế dựa vào viện trợ và vay nợ.
Thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thiết lập chế độ tem phiếu, bao cấp, ngăn sông cấm chợ,… thêm vào đó nước ta bị cấm vận kéo dài nên nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng.
Nhận thấy tình hình đất nước đang bên bờ vực thẳm, Đại hội Đảng năm 1986 quyết định đưa đất nước ta vào giai đoạn mới: đổi mới.
Thực trạng phát triển công nghiệp hóa và kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới:
Những con số cụ thể:
Trong gần hai thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành quả rất đáng mừng, nhất là tốc độ tăng trưởng cao, tạo nền tảng quan trọng sự phát triển kinh tế tri thức cũng như công nghiệp hóa, thể hiện ở các mặt sau:
Về cơ cấu kinh tế, bước đầu đã hình thành một số ngành công nghiệp có tính chất chủ lực, tạo tiền đề cho phát triển nhanh nền kinh tế với tốc độ cao. Chỉ tính trong 10 năm, sản lượng dầu thô tăng gấp 6,1 lần, điện gấp 3 lần, thép cán gấp 14 lần…Xuất hiện một số ngành mới sử dụng công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm như lắp ráp ô tô, chế tạo đèn hình ti vi, có giá trị xuất khẩu.
Về kết cấu hạ tầng cơ sở, hệ thống giao thông vận tải được mở rộng, các trục giao thông liên vùng đã cơ bản nâng cấp; cải tạo nâng cấp nhiều cảng biển, cả nước hiện có 92 cảng, tổng chiều dài là 24.000m cầu tầu, hơn 3,2 triệu m2 kho bãi; mở rộng sân bay quốc tế ở cả ba miền, cả nước có 52 sân bay với nhiều máy bay hiện đại như Boeing 767, 777… và các đường bay trực tiếp sang châu Âu, Hoa Kỳ, các nước châu Á…
Đến năm 2002, cả nước có khoảng 5,7 triệu thuê bao điện thoại cố định, 19 triệu thuê bao di động, 92% số xã có điện thoại; số hộ sử dụng điện lưới quốc gia tăng từ 58,6% năm 1990 lên 77% năm 2001, đạt 100% số xã vùng nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng có điện.
Về mặt giáo dục, đã hình thành được đội ngũ lao động có tri thức, một số lĩnh vực đạt trình độ quốc tế, số lao động có trình độ đại học cao đẳng tăng gấp 2,3 lần năm 1989.
Về quan hệ quốc tế, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 14; gia nhập OPEC, WTO, ký hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ… đã có quan hệ trao đổi thương mại với hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Bước đầu hình thành những ngành sản phẩm có ý nghĩa chủ lực, năng lực cạnh tranh ngày càng rõ nét; việc chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm được xác định để phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ, các vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn. Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương …
Thế nhưng hiệu quả kinh tế, chất lượng tăng trưởng còn rất thấp, nhiều vấn đề bức xúc về xã hội chưa được giải quyết, đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững.
Nền kinh tế nước ta đang còn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động tay chân, năng suất thấp, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm trên 70%, tỷ lệ nguồn nhân lực lao động có trình độ cao còn rất thấp, chỉ có 5% lao động có trình độ đại học, trên 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chỉ có 1,5% lực lượng lao động được qua đào tạo.
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do vốn với tỷ lệ là 64%, TFP chỉ đóng góp có 19%. Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, thuộc loại cơ cấu kinh tế kém hiệu quả của các nước đang phát triển. Năm 2006 trong GDP tỷ lệ nông nghiệp còn chiếm đến 20,36%, công nghiệp 41,56%, dịch vụ chỉ 38,08%. Trong khi đó, tính bình quân trên toàn thế giới năm 1998, tỷ lệ nông nghiệp là 5%, công nghiệp 34%, dịch vụ 61%.
Sức cạnh tranh còn thấp, đầu tư kém hiệu quả. Theo đánh giá của WB, năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2001 xếp thứ 62, năm 2002 xếp thứ 60 trong 80 nước tham gia xếp hạng. Hệ số ICOR trong những năm gần đây lên đến 5,1; có xu hướng là nền kinh tế vay mượn. Giá thành một số sản phẩm còn cao, không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, chẳng hạn, giá xi măng sản xuất trong nước cao gấp 1,2 - 1,3 lần giá xi măng quốc tế; các ngành sản xuất giấy, da giầy, công nghiệp chế biến,… mẫu mã kém, thấp thua so các nước khác.
Giá trị xuất khẩu tuy khá cao nhưng kém hiệu quả. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản ít qua chế biến và nguyên liệu thô dẫn đến sản lượng nông sản tăng mạnh nhưng doanh thu xuất khẩu nông sản giảm. Năng suất một số cây trồng còn thấp, ví dụ: lúa đạt 55,3 tạ/ha (Trung Quốc: 62,5 tạ/ha, Hàn Quốc: 62 tạ/ha), ngô đạt 31,1 tạ/ha (Trung Quốc: 54 tạ/ha, Úc: 80 tạ/ha). Tỷ lệ sản phẩm chế biến chỉ chiếm 24%, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lớn: lúa 13 - 15%, rau quả 25 - 30%, lương thực 13 %, đường thủ công 30-40 %...
Bảng 2 - Số liệu về hệ thống đổi mới
Các chỉ số
G7
Hàn Quốc
Trung Quốc
Malai-xia
Thái Lan
Inđônêxia
Việt Nam
FDI/GDP, %
-
0,67
4,09
5,53
4,08
1,71
7,17
Chỉ số tđ công nghệ
-
0,67
0,3
0,4
0,34
0,3
0,2
TM CNchế biến/GDP%
33,9
56,0
36,1
166,0
81,5
83,2
24,3
Cán bộ R&D /1 vạndân
35
16
6,5
4
5
6
6
Tạp chí KH/ 1 vạn dân
6,15
4,6
2,11
2,65
1,94
1,15
0,6
CN cao/SP chế biến,%
22,1
32
17
59
32
59
-
Tổng chi R&D/GDP,%
2,27
2,82
0,66
0,24
0,13
0,22
0,4
Bảng 3 - Số liệu về nguồn nhân lực
Các chỉ số
G7
Hàn Quốc
Trung Quốc
Malaixia
Thái Lan
Inđônêxia
Việt Nam
Tỷ lệ biết chữ, %
99,0
97,6
83,5
87,0
95,3
95,0
93,1
Tỷ lệ đi học Trung học, %
109
100
62
98
88
77
61
Tỷ lệ đi học ĐH,CĐ, %
59,6
66
6
11
30
28
11
Số SV ĐH, CĐ/1 vạn dân
2096
2981
404
Bảng 4 - Số liệu về chỉ số công nghệ thông tin và truyền thông
Các chỉ số so sánh
G7
Hàn Quốc
Trung Quốc
Malaixia
Thái Lan
Inđônêxia
Việt Nam
Số ĐThoại/1nghìn dân
7,2
6,94
5,15
6.02
4,87
4,8
3,3
Số TV /1 nghìn dân
6,48
5,89
5,68
5,16
5,67
4,7
5,21
Số báo chí/1 nghìn dân
5,48
5, 97
-
5,06
4,14
4,37
1,39
Số PC/ 1 nghìn dân
5,7
5,2
2,5
4,23
3,12
2,83
2,19
Số internet host/1nghìn dân
5,97
4,62
0,52
3,35
2,29
1,17
0,52
Chỉ số sẵn sàng điện tử
4,88
3,1
4,29
3,53
3,27
2,42
Nguồn WB (2001)
Chỉ số phát triển kinh tế tri thức theo phương pháp đánh giá của WB là 1,9 rất thấp so với các nước trong khu vực. Lượng truy cập mạng viễn thông và Internet của Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới. Mạng viễn thông đường trục và liên tỉnh, mạng viễn thông quốc tế… tuy đã được mở rộng nhưng giá cả còn khá cao so với thu nhập của người dân. Phần lớn các thuê bao Internet tập trung chính tại các thành phố, tốc độ và chất lượng mạng còn rất thấp, trang web tiếng Việt còn ít, không hấp dẫn. Công nghiệp phần cứng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở lắp ráp máy tính sử dụng các linh kiện nhập